[Funland] Uống cafe nói chuyện đồ gỗ

bỉnh khiêm

Xe tải
Biển số
OF-489289
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
312
Động cơ
193,887 Mã lực
Tuổi
27
Các cụ trong giới cho e hỏi là 1 bộ trắc 6 món mà gỗ kiểu như ảnh thì giờ giá bao nhiêu là hợp lý ạ?

 

giatin

Xe đạp
Biển số
OF-167853
Ngày cấp bằng
21/11/12
Số km
27
Động cơ
345,508 Mã lực
Các cụ trong giới cho e hỏi là 1 bộ trắc 6 món mà gỗ kiểu như ảnh thì giờ giá bao nhiêu là hợp lý ạ?
Các cụ trong giới cho e hỏi là 1 bộ trắc 6 món mà gỗ kiểu như ảnh thì giờ giá bao nhiêu là hợp lý ạ?
Nhà cháu thấy đầu mỏ ghép mà hở thế kia là không chuẩn rồi. Móc mỏ chơi rất hay. Bụi chỉ cần lấy chổi phủi qua là sạch. Cũng không mất mốt. Giờ thợ ghép bộ mỏ chuẩn cháu thấy vơi dần rồi.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,988
Động cơ
524,245 Mã lực
Mục 3:
- Cẩm Lai, Cẩm đất, Cẩm thị...làm gì có ai gọi là Cẩm vân và Cẩm tím? chắc làng nghề ăn gỗ Cẩm nguồn gốc Châu phi mới gọi như thế
Có Cẩm Vân nhưng là ca sỹ Cẩm Vân vợ ông Khắc Triệu nhiều râu, có bài tủ: "Có một bài quên không bao giờ ca"hay thôi dồi
- Gỗ Cẩm Lai nhiều vân, càng xoắn xuýt càng già, làm gì có chuyện gỗ Cẩm lai có nhiều vân là gỗ non???
Cụ phán chuẩn, em nhớ thời bao cấp, gỗ Cẩm lai còn nhiều, rất nhiều nhà đóng giường, tủ, sa lông kiểu mô đéc,, cái vân của gỗ cẩm lai nó sáng vàng long lanh khi chiếu sáng vào giống như cái đèn xi nhan ấy.
 

duytrong

Xe lăn
Biển số
OF-41559
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
11,352
Động cơ
536,188 Mã lực
Chào các cụ, lại là em - Cường Bô thợ mộc đây.

Lần trước viết một bài chia sẻ về kinh nghiệm mua sắm đồ nội thất cho nhà cửa, mà mới chỉ tập trung nhiều vào đồ gỗ công nghiệp chủ yếu dành cho nhà chung cư.
Vậy hôm nay em xin mạn phép biên một bài hầu các cụ về dòng đồ gỗ cao cấp nhất, mà chỉ có số ít người Việt Nam mới đủ khả năng "chơi". Nói "chơi" vì ở tầm giá trị đấy, đồ gỗ không còn chỉ là vật vô tri chỉ để chúng ta ngồi lên, nằm lên,... nữa.
Kinh nghiệm của em chưa nhiều, nếu có chỗ nào các cụ thấy sai sót, xin mạnh dạn góp ý để mình cùng học hỏi. Vì biển học vô bờ, gỗ trên đời thì muôn hình muôn vẻ, kiến thức học được đa phần đều từ truyền miệng và kinh nghiệm làm nghề lâu năm mà ra. Chứ cũng chả có mấy công trình khoa học nào cả.
Cafe và Vodka để sẵn trên bàn, mời các cụ ngồi ta cùng nhâm nhi.

Nói đến đồ gỗ cao cấp, thì phải tính đến đầu tiên là chất liệu. Đồ làm bằng gỗ gì, tay nghề của thợ chỉ làm tôn lên vẻ đẹp và giá trị của cục gỗ đấy mà thôi, vậy nên mới có câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn."

1. Vương mộc : Hoàng Đàn
Loại này gần như không có ở Việt Nam, theo em biết thì nơi nhiều nhất là Ấn Độ, giá trị thì tương đương với vàng hoặc hơn. Vì chưa diện kiến bao giờ nên mình cũng chỉ có thể cưỡi ngựa xem hoa thôi, cụ nào hiểu biết về loại này xin mời chỉ dạy, em xin dựa cột lắng nghe.

2. Sưa (Hoàng Hoa Lý)
Loại này thì phổ biến hơn, nhưng vẫn thuộc vào hàng quốc bảo. Sưa được chia làm Sưa Nam và Sưa Bắc, tùy vào mỗi quan niệm của mỗi người, có người bảo Sưa Nam thơm hơn, nhưng vân gỗ không đẹp bằng Sưa Bắc, và ngược lại.
Loại này thì em được tiếp xúc cũng khá nhiều, lần nào đến cửa hàng ông bạn Trung Quốc ở Kim Bảng, Bắc Ninh. Mình cũng đều ngồi lên bộ Minh Đế sưa của nhà lão ý, ván mặt chuẩn 9 li đậu không ghép. Bộ 2 ghế 1 đôn bán nhanh cũng gần tỏi.
Nói về gỗ sưa thì những công dụng xung quanh là không thể bàn cãi, rất nhiều bô lão lão làng trong nghề mộc đều quả quyết nằm lên giường bằng gỗ sưa thì đêm ngủ không cần mắc màn.
Đứng đầu trong Tứ Đại Danh Mộc, giá trị liên thành và sự sang trọng mà gỗ sưa mang lại là điều không thể bàn cãi.

Có thể nhiều cụ sẽ thắc mắc vì sao Sưa, Trắc, Cẩm, Hương mới là Tứ Đại Danh Mộc mà không phải là những loại gỗ khác. Để hiểu vì sao, chúng ta cùng nhìn lại một chút về lịch sử. Nơi bắt nguồn của nghề mộc - Trung Quốc.
Từ xa xưa, các vua chúa và quan lại quý tộc đã sử dụng sưa, trắc, cẩm, hương vào việc xây dựng cung điện, đền đài miếu mạo. Lý do là gì thì hẳn chúng ta đều rõ: trường tồn với thời gian, mùi hương thơm, và một điều mà chỉ khi dùng những đồ gỗ này chúng ta mới hiểu. Giá trị vô hình mà nó mang lại, em đã từng xem một cặp tủ cá gỗ trắc đỏ được dựng lên. Mới chỉ là hàng ngang, chưa gia công hoàn thiện, nhưng từ màu sắc, vân gỗ, nó toát ra một cái "thế" rất khó nói.
Lúc đấy em mới thực sự hiểu giá trị mà những cục gỗ vô tri kia mang lại một khi đã lên hàng. Đó là thế cho căn nhà, và cái "uy" cho gia chủ sở hữu nó.
Cũng như các đại gia thi nhau bày ngà voi, da hổ,... trong nhà như một cách để thể hiện sự giàu sang, thì những con hàng gỗ quý này cũng tăng thêm phần "thế", và "uy" - những thứ đôi khi không thể mua được bằng tiền.
Từ đó, theo chiều dài lịch sử, người Trung Quốc tin rằng muốn gia tăng sự sang trọng cho nhà mình, thì bắt buộc phải dùng các loại gỗ đó. Cũng như người Việt mình có quan niệm làm đồ thờ bằng gỗ gụ hay mít vậy.
Dân số ngày càng cao, nhu cầu ngày càng nhiều, nhưng để một cây gỗ sinh trưởng đủ lâu và đủ tiêu chuẩn không phải chỉ là chuyện vài năm hay vài chục năm. Gỗ ngày càng khan hiếm, giá gỗ ngày một tăng, giá trị đồ nội thất gỗ quý lại càng cao vọt.
Chuyện sở hữu được một bộ nội thất bằng gỗ sưa, nay chỉ còn có thể nghĩ trong mơ.

2. Gỗ trắc
Gỗ trắc đứng thứ hai trong Tứ Đại Danh Mộc, chia làm trắc đen và trắc đỏ.
Chất gỗ đanh, vân gỗ đẹp. Càng dùng lâu màu gỗ càng đẹp hơn, gỗ trắc đen có giá cao hơn trắc đỏ, gỗ không đen tuyền mà lại hơi có ánh xanh rêu, nếu gỗ xanh rêu rõ thì là do gỗ non, không đẹp bằng và giá thấp hơn.
Ông anh trai em thường thi thoảng tranh thủ nhặt nhạnh gỗ trắc để dành làm hàng, nói "nhặt nhạnh" thực sự không ngoa vì giá gỗ thực sự cao ngất ngưởng, làm nên hàng không phải khách nào cũng đủ lực để mua. Nên đa phần hàng làm ra để nhà dùng luôn, cũng giống như để một cục vàng trong nhà, vì gỗ trắc theo thời gian giá trị chỉ có tăng chứ không giảm, và cũng không chỉ tăng thêm một, hai lần.
Gỗ trắc đỏ nhìn vân rõ ràng, màu đỏ hồng, trông "bốc" hơn trắc đen, và cũng phổ biến hơn ở ngoài chợ gỗ. Nói phổ biến nhưng thực sự chợ gỗ trắc lớn nhất ở Việt Nam ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh cũng giống như một phiên chợ vùng cao, người bán người mua dậy từ sáng sớm. Ngồi bày bán dưới đất, dưới lán dựng bạt, trước mặt là vài miếng, cục gỗ, nhỏ thì bằng bàn tay, to thì bằng bắp đùi người lớn.
Các "cao thủ" gỗ trắc phất lên nhất là giai đoạn 2010-2014, giá gỗ trắc tăng vọt, nhà nào tích nhiều gỗ thì nhà đấy phất lên như diều gặp gió. Đấy là giai đoạn khởi sắc nhất của thị trường đồ gỗ quý Việt Nam, khách Tàu sang mua ào ạt, hàng làm ra không kịp bán, nhiều người xây nhà, mua đất cũng từ khoảng thời gian đó mà ra.
Thế mới biết, sức mạnh của gỗ lớn đến mức nào.

3. Gỗ cẩm
Gỗ cẩm đúng như tên gọi của nó, chất gỗ đa phần màu tím, có loại màu đỏ hồng như trắc, hoặc hơi vàng như hương, nhưng vân gỗ khác biệt nên người làm nghề lâu năm vẫn có thể phân biệt được. Nhưng cũng vì thế mà những người mới vào nghề, hoặc đôi khi nhầm lẫn, vẫn mua hoặc bán nhầm gỗ cẩm với gỗ trắc, hoặc gỗ hương với gỗ cẩm.
Cùng một cục gỗ với một kích thước, nhưng nếu so cẩm với hương sẽ cao hơn gấp 3 đến 4 lần, tương tự như trắc với cẩm.
Gỗ cẩm theo nhận định của em là chất gỗ đanh và rắn nhất, cầm cục gỗ thẩm cuốn vuông vức thả xuống nền gạch, nghe tiếng đanh như thép nguội. Đồ bền của gỗ cẩm cũng vì thế mà không phải bàn, ngoài ra vì chất gỗ tối màu, nên khi dính nước sẽ không bị mất mỹ quan so với hương.
Thường làm hàng sẽ chia làm hai loại: cẩm vân và cẩm tím. Cẩm vân là loại hàng dùng toàn bộ gỗ cẩm có vân, ưu điểm là đẹp mắt, vân gỗ uốn lượn rất "bốc", nhưng nhiều người không biết, gỗ cẩm có vân đa phần là gỗ non. Độ bền và chất gỗ kém hơn so với cẩm tím.
Cẩm tím chỉ có một màu tím nguyên thủy, làm bằng gỗ già nên chất lượng sẽ cao hơn cẩm vân.

4. Gỗ hương
Gỗ hương có mùi thơm rõ ràng, gỗ có màu vàng đặc trưng và vân gỗ đa dạng nhất(vân núi, vân sần, vân bông,...). Chất gỗ không đanh bằng gỗ cẩm, vân gỗ không "bốc" bằng gỗ trắc. Nhưng chỉ cần cả nhà dùng trọn bộ nội thất bằng gỗ hương, khi khách mở cửa bước vào nhà sẽ ngửi được mùi thơm cực dễ chịu.
Gỗ hương được nói đến thường là hương Lào là chuẩn và chất lượng nhất. Tất cả các loại gỗ hương có tên gì đó đi kèm thực chất không phải gỗ hương, mà chỉ là gọi tên hương cho sang mồm.
Hương thối, hương Nam Phi, hương đá,... thuộc vào loại như vậy, giá trị thua xa hương thật. Thậm chí hương thối nếu làm đồ nội thất mà không gia công kỹ, hôm nào nồm ẩm cả nhà sẽ có mùi khăm khẳm rất khó chịu.

Câu chuyện về đồ gỗ rất nhiều, bài biên của em vẫn còn sơ sài, rất mong các cụ vào chia sẻ và thảo luận để cùng nhau học hỏi. Cụ nào có thắc mắc trong khả năng của em em xin tận tình giải đáp, cả về nội thất chung cư hay nhà đất, gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên.
Kính các cụ!
Cao cấp quá,em toàn dùng gỗ thông đỏ,thùng thiết bị của Nha thôi.
 

A.Linh

Xe hơi
Biển số
OF-304267
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
180
Động cơ
305,800 Mã lực
Vào nghe các cụ đàm đạo cho thêm hiểu biết. Tiện thể có cụ nào có bộ ghế nào chán bán mềm cho e :D
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Từ 35 - 350 triệu/m3 tuỳ kích thước và độ đẹp lão anh nhá:D
Ví dụ như bộ bàn ghế liền tấm gỗ Hương Lào này giá tại Lào là 7,5k đô, về tới VN không dưới 200tr dù chỉ khoảng 0,5 m3 gỗ thôi

 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Mục 3:
- Cẩm Lai, Cẩm đất, Cẩm thị...làm gì có ai gọi là Cẩm vân và Cẩm tím? chắc làng nghề ăn gỗ Cẩm nguồn gốc Châu phi mới gọi như thế
Có Cẩm Vân nhưng là ca sỹ Cẩm Vân vợ ông Khắc Triệu nhiều râu, có bài tủ: "Có một bài quên không bao giờ ca"hay thôi dồi
- Gỗ Cẩm Lai nhiều vân, càng xoắn xuýt càng già, làm gì có chuyện gỗ Cẩm lai có nhiều vân là gỗ non???
Có cái khay gỗ cẩm lai vân vằn vện dùng hơn chục niên mà nghe lão thớt chém Cẩm vân cẩm tím và có vân là gỗ non, đang thẩm trà mà tý nữa thì quăng mẹ nó cái khay ra đường ngài ạ, keke...
Thằng em đang làm cho cái miếng Bách Xanh mắt phượng thơm phức vứt ở văn phòng dưới Hoài Đức, loại này dùng ổn không ngài?
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Cụ HuyArt cho e hỏi cái, e có đôi lộc bình cẩm lai để lâu phòng điều hòa hơi nứt cho e hỏi ở Hn có chỗ nào xử lý ko ạ. Nhà chật e định cho đi ở nên làm lại tý.
Nếu nhà cụ mạn phía nam HN thì nhờ các làng nghề mạn Thường Tín, nếu phía tây nhờ về Thạch Thất, nếu phía bắc thì về ĐA, trình độ phun đẹp chuẩn
Còn lười ko muốn mang đi thì gọi bọn sơn PU dạo, chất lượng cùi hơn
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Có cái khay gỗ cẩm lai vân vằn vện dùng hơn chục niên mà nghe lão thớt chém Cẩm vân cẩm tím và có vân là gỗ non, đang thẩm trà mà tý nữa thì quăng mẹ nó cái khay ra đường ngài ạ, keke...
Thằng em đang làm cho cái miếng Bách Xanh mắt phượng thơm phức vứt ở văn phòng dưới Hoài Đức, loại này dùng ổn không ngài?
Bách Xanh nhóm 1A cực quý hiếm đấy, dùng tốt quá ấy chứ
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
E đi kiếm bộ bàn ghế, thấy họ bảo có bộ gỗ Bách xanh đẹp lắm, đảm bảo thơm. Có cụ nào biết loại này ko, e thấy tên lạ quá
Em nghe cụ chụp ảnh mồm là biết nó gỗ gì rồi:D
Gỗ này khi mới nhập từ châu phi về họ gọi là Trắc Xanh, vì chất gỗ rất lì, vân đẹp và nặng như gỗ Trắc. Nhưng gọi là Trắc mà xanh lè như đuýt nhái hơi khê mồm. Đặc điểm nổi bật là nó lại rất thơm, lúc mới chế tác nó ngào ngạt thơm chả kém gì Bách xanh, thế nên làng nghề gọi mẹ nó là Bách xanh cho sang trọng ông người.
Tuy nó là hàng nhái bén, nhưng em đánh giá đây cũng là 1 loại gỗ quý, chất gỗ đanh và thơm, đáng sưu tầm, thực tế là sau 1 dạo nhập ào ạt về thì bây giờ cũng hiếm dần.
Hàng này đục tượng loại to bán chạy phết, khách hỏi cứ nói Bách xanh nhập khẩu nước ngoài nghe sướng lỗ tai, đại giả da cảm thấy mình thành đại gia hết:D
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,178
Động cơ
970,406 Mã lực
E lót dép hóng các cao thủ luận đàm ;)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top