[Funland] Ước gì bỏ tết âm lịch

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,403
Động cơ
481,306 Mã lực
Trước đây chỉ nghỉ từ 30 Tết đến hết mồng 2 (3 ngày). Sau đó lại đi làm bình thường. Nay nghỉ nhiều, áp lực về tiền cũng gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp, người làm công. Em cũng thấy Tết nay cũng ko còn ý nghĩa như xưa mà tạo ra nhiều áp lực nên cũng ko thích Tết
 

asa21

Xe hơi
Biển số
OF-485112
Ngày cấp bằng
20/1/17
Số km
157
Động cơ
194,295 Mã lực
Tuổi
37
Năm nay thấy vụ bỏ Tết được khơi ra nhiều nhỉ. Đặc biệt là trên facebook, thấy bàn tán nhiều.
 

MrChung74

Xe đạp
Biển số
OF-294468
Ngày cấp bằng
1/10/13
Số km
22
Động cơ
313,960 Mã lực
VN làm ngược so với thế giới mà cụ
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Tết nên nghỉ 3 ngày thôi.
Giỗ tổ cho nghỉ 3 ngày.
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực
Em nghĩ chỉ cần cho nghỉ Tết dương 10 ngày, nghỉ Tết âm 2 ngày là ổn hết !
 

3_banh

Xe điện
Biển số
OF-52404
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
3,265
Động cơ
479,337 Mã lực
Tết của dân an nam, cùng với vô số phogn tục tập quán khác, là bắt chước Tàu khựa, có éo gì mà vinh quang, vinh dự với chả truyền thống ngàn năm dân tộc, khắm bỏ con mẹ
Có điều nó là dịp kinh doanh, cứ để để còn bán rượu, bán bia, quần áo, xe cộ.... bỏ làm đ-éo gì, ngu bcm. Đang bán cây cảnh đắt hàng mấy con chóa lại vào bảo bỏ tết.
Tết ta là văn hóa lúa nước, bọn khựa nó cũng học mót ta đấy chứ.
 

Lão Long

Xe tăng
Biển số
OF-429416
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
1,700
Động cơ
227,996 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ĂN TẾT QUANH NĂM, SAO PHẢI XOẮN?

1, Một năm có bao nhiêu cái Tết?

Dạ có nhiều Tết lắm 12 cái Tết cơ ạ: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ... (Có liệt kê cụ thể ở phần dưới).

Theo cháu thì việc kiến nghị gộp Tết âm với Tết dương cũng không khiến đất nước phát triển được đâu. Có chăng là dẹp bỏ các loại lễ lạt, kỷ niệm diễn ra quanh năm suốt tháng đi thì đất nước mới phát triển được.

2, Vậy Tết là gì?

Tết tức là Tiết là khái niệm chỉ về thời gian
Cụ thể, theo Từ điển Bách khoa từ Tết không biết chính xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán. Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là "mấu tre". Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể. Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn - khí tượng trong năm, ví dụ như một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của Tết mà ta đang đề cập. Ngoài ra, tiết còn có nghĩa là bộ phận nhỏ của một chỉnh thể, khoảng, đoạn nhỏ, phẩm chất trong sạch, khảng khái...

Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iê khi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc), chiết biến thành chết... Tiết cũng vậy, biến thành Tết. Ngoài nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" như tết Khai hạ, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trùng cửu..., trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán hay sự nói gọn từ Tết Nguyên đán (Tết Cả) trong tiếng Việt.

12 Tết theo phong tục:

1. Tết Nguyên Đán

Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.

Theo phong tục cổ truyền VN, Tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết, nhà nhà làm lễ cúng "rước" gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vi tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà.

Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết.

Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu làm gì... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

2. Tết Khai hạ

Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn mùng, Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ, ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.

Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.
Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống.

Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng Gia tiên, cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.

3. Tết Thượng nguyên

Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

4. Tết Hàn thực

"Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).

5. Tết Thanh Minh

"Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

6. Tết Đoan ngọ

Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch).

7. Tết Trung nguyên

Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng:

8. Tết Trung thu

Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn...

9. Tết Trùng cửu

Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu.

10. Tết Trùng thập: Đây là Tết của các thầy thuốc.

11. Tết Hạ nguyên
Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. Ơở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.

12. Tết Táo quân

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

--COPY: NCK (news.zing)--
 

jude

Xe tải
Biển số
OF-315242
Ngày cấp bằng
9/4/14
Số km
289
Động cơ
296,861 Mã lực
Nhà thơ Trần Tế Xương có cám cảnh âu hóa, chữ quốc ngữ thay chữ Nôm; “Quẳng bút lông đi giắt bút chì” . Bây giờ các cụ thấy không có chữ quốc ngữ, không có văn minh phương tây thì đất nước này sẽ u mê trì trệ đến thế nào nữa? Việc cải cách bao giờ cũng vấp phải sự phản đối.

Cái gì cũng phải có sự bắt đầu, việc nhập tết Âm lịch sang tết Dương lịch sẽ là xu thế tất yếu. Việc dành ra một tuần làm kỳ nghỉ lễ trong năm là việc phải có. Tuy nhiên phải hòa mình vào nhân loại thay vì một mình làm một kiểu.

Lỗ Tấn bên Tàu có nói "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi"....
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Cái gì cũng quy ra tiền thì XH sẽ trở thành gì cccm nhỉ!:(
 

olobay

Xe tăng
Biển số
OF-148200
Ngày cấp bằng
5/7/12
Số km
1,565
Động cơ
369,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mặc dù tết cổ truyền ngày nay nhạt và giảm sự gắn kết hơn rất nhiều so với ngày xưa, nhưng cá nhân em vẫn mong và thấy tết có ý nghĩa lớn lao với mình và gia đình!
 

biba_bibo

Xe tải
Biển số
OF-112077
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
447
Động cơ
388,653 Mã lực
Phía phản đối bỏ có đến 95% là cánh tả quá khích mà cụ :D
Không hiểu ý cụ. Nhưng phàm là người việt nam sinh ra lớn lên trên dải đất hình chữ S này mà hô hào bỏ tết thì em nghĩ là phải có vấn đề
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,418
Động cơ
426,815 Mã lực
Bị phương Bắc nó đồng hóa hàng ngàn năm rồi, nên nhiều cái nó du nhập sang thì ôm vào coi là truyền thống. Khi mà còn nhiều cái đầu già cỗi thì khó bỏ lắm, còn lâu mới thoát Trung được.
 

iSurvive

Xe tăng
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
1,177
Động cơ
267,491 Mã lực
Nhà thơ Trần Tế Xương có cám cảnh âu hóa, chữ quốc ngữ thay chữ Nôm; “Quẳng bút lông đi giắt bút chì” . Bây giờ các cụ thấy không có chữ quốc ngữ, không có văn minh phương tây thì đất nước này sẽ u mê trì trệ đến thế nào nữa? Việc cải cách bao giờ cũng vấp phải sự phản đối.

Cái gì cũng phải có sự bắt đầu, việc nhập tết Âm lịch sang tết Dương lịch sẽ là xu thế tất yếu. Việc dành ra một tuần làm kỳ nghỉ lễ trong năm là việc phải có. Tuy nhiên phải hòa mình vào nhân loại thay vì một mình làm một kiểu.

Lỗ Tấn bên Tàu có nói "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi"....
Không so sánh với nhau được cụ ạ. Thái Lan, Cam, Lào nó cũng hòa mình vào nhân loại và nó vẫn có tết của riêng mình. Tết nó là văn hóa cụ ạ. Nước nào chẳng có Tết cổ truyền của mình? Có nên vì tình trạng biếu xén quà cáp mà bỏ Trung thu không? Có nên vì tổ chức lễ phục sinh, haloween cho trẻ con thay vì Trung thu không?
 

AAnh

Xe tải
Biển số
OF-438295
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
376
Động cơ
214,430 Mã lực
Sao chủ thớt không đề cập đến chỉ số tiêu thụ? Sản xuất giảm là đương nhiên vì là ngày nghĩ, nghĩ thì ai mà làm đòi năng suất cao?
 
Biển số
OF-483277
Ngày cấp bằng
10/1/17
Số km
124
Động cơ
194,950 Mã lực
Tuổi
35
Ngày xưa thời Hán Sở tranh hùng bên Tàu, ban đầu Hạng Vũ có rất nhiều người tài theo, nhiều quân sư, lắm tướng giỏi nhưng vì không biết dùng người tài nên Hạng Vũ cuối cùng cũng phải dùng kiếm đâm vào cổ mà chết.
Thế nên, thua trận thì trách tướng chứ đừng trách quân sư :))
e không hiểu sử lắm nhưng em nhớ trận xích bích tào tháo nghe lời bọn mưu sỹ nên thua đấy ah
trước giết chiến tướng
sau cột thuyền
......................
không phải do bọn mưu sỹ ngu mà ra ah, lúc đó tào tháo chẳng khóc thương thay phụng hiếu, tiếc thay phụng hiếu ..............đó hay sao. thương phụng hiếu mất sớm, tiếc sau phung hiếu tào tháo chẳng còn ai là mưu sỹ có thể đi cùng ra chiến trường mà phân ưu cùng mình
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
3,477
Động cơ
331,179 Mã lực
Ờ, nhập ngày giỗ bố cụ vào ngày cưới vợ/chồng cụ đi cho tiện. Văn mới chả minh.
Em thấy cụ thật quá đáng quá thể. Nên tôn trọng suy nghĩ của người khác. Nên tranh luận hơn là chửi rủa người ta. Như này trước là phạm quy diễn đàn sau là bị người ta cho rằng cụ thiếu đạo đức cũng như văn hóa. Cụ nghĩ sao nếu người ta cũng chủi rủa cụ nặng nề hơn nữa. DD này thành cái chợ sao ?. Nick mới hay có dấu mặt đi nữa cũng nên nói chuyện có văn hóa chút.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top