Hi cụ Hùng,
Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của cụ.
Như trường hợp của người nhà mình, hiện tại đã kết thúc 6 đợt hóa trị tổng lực ( hóa trị tấn công) và đang tiếp tục điều trị kéo dài ( hiện tại đã thêm 4 đợt). Mình có hỏi bác sỹ Thu Cúc nhiều lần, hóa trị kéo dài này đến bao giờ, thì nhận được câu trả lời cứ hóa trị cho tới khi có dấu hiệu " kém nhậy thuốc" hay còn gọi là " kháng thuốc". căn cứ vào đâu để bệnh nhân biết là kháng thuốc thì căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu, căn cứ vào các mẫu xét nghiệm, chụp chiếu và căn cứ biểu hiện của bệnh nhân khi đó có thể chuyển sang hình thức điều trị bước 2 là sử dụng điều trị bằng thuốc đích ( mặc dù xét nghiệm đột biến gen không có đột biến).
Quan điểm đó cụ nhận thấy có chính xác không? Bản thân mình theo dõi các đợt hóa trị tấn công và các đợt hóa trị về sau mình thấy người nhà sức khỏe khá tốt qua đó thấy cũng lạc quan hơn nhiều.
Mình khi tiếp xúc luôn động viên Ung thư không có gì là ghê gớm cả và dần dần mình điều trị như là một bệnh mãn tính .
Trước hết em xin lấy một ví dụ là bố của đứa em em hóa trị liên tục đến nay là hơn 2 năm rồi. Chưa lần nào nghỉ giữa các đợt hóa trị quá 1 tháng. Điều đó cho thấy là, cách thức hóa trị liên tục kéo dài là vẫn đang được áp dụng thực tế ở bệnh viện nhà nước.
Bản thân trên diễn đàn mình và các diễn đàn nước ngoài, các bệnh nhân vẫn điều trị dự phòng ĐỊNH KỲ bằng Alimta (như nhà Thienly) hoặc Avastin (như nhà cô Dambich).
Bác sĩ sẽ căn cứ vào các xét nghiệm, chụp chiếu để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp; giả sử bệnh nhân có thể áp dụng tất cả các phác đồ hóa trị thì tùy theo kết quả xét nghiệm để bác sĩ thay thuốc mới mạnh hơn hay dùng thuốc nhẹ hơn như thuốc đích hay thuốc hóa trị đời mới mà không kết hợp với phóng xạ. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào "kém nhậy thuốc" thì thôi nhưng thực chất là hết thuốc và chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng.
Thuốc đích dùng sau hóa trị có 2 xu hướng. Một là, bệnh nhân không còn đáp ứng được với các loại thuốc hóa trị, dùng thuốc đích chỉ là vớt vát và nó được chứng minh rằng kéo dài hơn được 1-2 tháng so với không dùng thuốc. Hai là, bệnh nhân đáp ứng tốt với hóa trị, bệnh tình thuyên giảm nhưng vẫn cần điều trị dự phòng vì vẫn còn tế bào ung thư. Việc dùng thuốc đích dự phòng này tương tự như dùng Alimta hay Avastin dự phòng.
Không biết nhà cụ có như vậy không nhưng thằng em em nói lại như thế này. Mỗi chu kỳ hóa trị là 21 ngày, vài ba ngày đầu mới vào hóa trị thì mệt mỏi, đau đớn nhưng sau đó thì sức khỏe tốt lên nhiều, đỡ đau. Tuy nhiên, đến gần cuối chu kỳ thì đau trở lại và nếu lần nào không đủ sức khỏe để vào tiếp hóa trị theo kế hoạch thì đau tăng và sức khỏe kém đi.
Điều này phản ánh rằng hóa trị chỉ có tác dụng tiêu diệt một phần tế bào ung thư trong những ngày đầu. Về sau, khi cơ thể hết thuốc thì các tế bào ung thư lại hoạt động và đau trở lại.
Bản chất của hóa trị là đánh vào những tế bào đang phân chia nhanh nên chỉ những tế bào ung thư đang ở trong giai đoạn này mới có khả năng bị tiêu diệt, những tế bào ung thư đang ở giai đoạn nghỉ thì không bị ảnh hưởng.
Đại thể là mỗi lần diệt được một phần A nhưng trong thời gian nghỉ nó lại tăng lên một phần B. Nếu A > B thì kết quả xét nghiệm tốt lên; nếu B > A thì coi như "kém nhạy" và phải thay đổi thuốc. Nhà cụ sức khỏe khá lên có nghĩa là thuốc đáp ứng tốt và số lượng tế bào ung thư bị diệt nhiều hơn tế bào ung thư sinh ra; vì xét nghiệm cho thấy tế bào ung thư vẫn còn nên vẫn phải tiếp tục hóa trị cho tới khi nào các xét nghiệm cho thấy không có triệu chứng của bệnh hoặc sức khỏe bệnh nhân không thể tiếp nhận được thuốc thì thôi.