Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
Cả nhà cho em hỏi điều quan trọng này với !...Các Cụ ,mợ nào có người nhà đang điều trị ở K3 mà đang dùng thuốc đích cho em hỏi là :
1. ở K3 có phát cả tarceva lẫn iressa ko hay là chỉ có 1 trong 2 loại đó thôi ạ?
2. mỗi lần phát ở K3 là 30 viên hay 15 viên ạ? và thuốc được phát là thuốc đích xịn hay thuốc ấn độ ạ?
Em cám ơn nhiều ! Em đang tính sang năm mới này chuyển cho Mẹ qua K3,chứ ở K2 này 15 viên 1 lần phát ko thay đổi mệt lắm ạ
 

immerliebe85

Xe máy
Biển số
OF-369422
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
59
Động cơ
253,190 Mã lực
Các cụ ạ, hôm nay em được chia sẻ thông tin đại ý thế này. Các cụ nào sắp xếp được thì tham gia theo thông tin dưới đây:

Xin thông tin 1 hoạt động y tế về Ung thư của bệnh viện hàng đầu về ung thư trên thế giới Johns Hopkins tại Hà Nội dưới đây:

1. Hội thảo “Các tiến bộ mới trong điều trị ung bướu” do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec phối hợp với Tập đoàn SOC (Singapore Oncology Consultants) tổ chức.

  • Người trình bày: Gs-Bs. Hsieh Wenson - Chuyên gia Ung bướu Nội khoa hàng đầu của Bệnh viện Johns Hopkins Baltimore (Hoa Kỳ)
  • Thời gian: Từ 15h00 đến 17h30, Chủ nhật ngày 31/01/2016
  • Địa điểm: Hội trường tầng 7 bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Từ thứ Hai ngày 1/2 đến thứ Ba ngày 2/2, Gs-Bs. Hsieh Wenson sẽ tư vấn và khám MIỄN PHÍ cho các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Vinmec Times City. Các bạn gửi thông tin này cho người quen hay bạn bè có quan tâm đăng kí tham gia chương trình thăm khám.

Lưu ý: Bệnh viện ĐKQT Vinmec sẽ ưu tiên cho những bệnh nhân đã đặt lịch khám trước (qua số điện thoại 04.3974.3556 hoặc email: info@vinmec.com) hoặc và đã có sẵn hồ sơ chuẩn bị đầy đủ trước khi gặp Gs-Bs Wenson.

Các anh chi/ cac bạn book trực tiếp với số đt trên đây nhé.
Cám ơn bạn Hùng đã chia sẻ. Tiếc quá, không có trong Sài Gòn hixhix.
Hiện ba mình ngủ được ít, mọi người có ai có phương án nào tốt không?
Mình có thuốc của bác sỹ Ba không dùng, ai rảnh ghé mình gửi cho, chủ yếu tăng sức đề kháng, giải độc, giảm đau.
Dạo này ba mình có ho ra máu, đốm đỏ li ti. Ho và đau nhiều về đêm, nhất là những lúc gần tới ngày đi hóa trị.
 

mofi

Xe tải
Biển số
OF-3656
Ngày cấp bằng
6/3/07
Số km
402
Động cơ
558,190 Mã lực
Tuổi
47
Cả nhà cho em hỏi điều quan trọng này với !...Các Cụ ,mợ nào có người nhà đang điều trị ở K3 mà đang dùng thuốc đích cho em hỏi là :
1. ở K3 có phát cả tarceva lẫn iressa ko hay là chỉ có 1 trong 2 loại đó thôi ạ?
2. mỗi lần phát ở K3 là 30 viên hay 15 viên ạ? và thuốc được phát là thuốc đích xịn hay thuốc ấn độ ạ?
Em cám ơn nhiều ! Em đang tính sang năm mới này chuyển cho Mẹ qua K3,chứ ở K2 này 15 viên 1 lần phát ko thay đổi mệt lắm ạ
Mẹ em làm thuốc ở K Quán sứ được 1 tháng một lần, cũng đỡ rất nhiều thời gian và thủ tục ạ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
Mẹ em làm thuốc ở K Quán sứ được 1 tháng một lần, cũng đỡ rất nhiều thời gian và thủ tục ạ.
1 tháng 1 lần là thuốc tarceva hay iressa thế hả Cụ? ở K quan sứ có cả iressa và tarceva cho Bác Sĩ chọn khi phát cho bệnh nhân ko Cụ?.....mà thuốc Cụ nhà được phát là thuốc xịn Cụ nhỉ? vì em nghe 1 đứa điều dưỡng K2 dọa là sang K3 sẽ được phát 30 viên mỗi lần nhưng là thuốc ấn độ chứ thuốc xịn thì vẫn chỉ 15 viên thôi ! dm nó !
mà Cụ nhà mình dùng tarceva hay iressa ?tác dụng sao hả Cụ?
 

mofi

Xe tải
Biển số
OF-3656
Ngày cấp bằng
6/3/07
Số km
402
Động cơ
558,190 Mã lực
Tuổi
47
Mẹ em được dùng iressa từ bên Viện Phổi nên khi chuyển sang K cũng tiếp tục dùng iressa và là xịn luôn ạ. Mỗi tháng tiền thuốc của mẹ em 42tr ạ, cũng may là được bảo hiểm 100%. Tác dụng thuốc rất khả quan, em cũng có chia sẻ ở trong thread rồi ạ. Tác dụng phụ e thấy mẹ em mắt hơi kém đi chút, nhưng vẫn xem phim tốt, ngoài ra bị khô da nhưng không nặng
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
Mẹ em được dùng iressa từ bên Viện Phổi nên khi chuyển sang K cũng tiếp tục dùng iressa và là xịn luôn ạ. Mỗi tháng tiền thuốc của mẹ em 42tr ạ, cũng may là được bảo hiểm 100%. Tác dụng thuốc rất khả quan, em cũng có chia sẻ ở trong thread rồi ạ. Tác dụng phụ e thấy mẹ em mắt hơi kém đi chút, nhưng vẫn xem phim tốt, ngoài ra bị khô da nhưng không nặng
Vâng ! Cụ cho Cụ nhà uống thêm đu đu vs trinh nữ hoàng cung nữa Cụ à ! 2 thứ này trên mạng rất nhiều ca khỏi được bệnh nhờ nó,mình cùng thử vận may xem,hiện h thì Mẹ em cũng khỏe và dùng iressa từ tháng 11/2014 rồi
Em muốn chuyển Viện vì ngoài yếu tố 30 viên mỗi lần thì em muốn cho Mẹ chuyển sang dùng tarceva xem sao,vì các kiểm nghiệm đều cho thấy tarceva kéo dài hơn iressa mặc dù tarceva bị nhiều tác dụng phụ hơn iressa! Irressa có từ 2002 nhưng phải đến 11/2015 tức là 13 năm sau iressa mới được FDA cho dùng ở Mỹ và thử nghiệm iressa để FDA cho phép dùng ở Mỹ kết quả chỉ là 7 tháng bệnh ko tiến triển so với 13 tháng ko tiến triển của tareva( điều này em cập nhật trên blog bác sĩ Khôi )
Vì vậy tuy Cụ nhà đang dùng iressa rất êm nhưng cũng nên tính đến tarceva qua việc khảo sát kết quả Cụ à!..
 
Chỉnh sửa cuối:

giangdang

Đi bộ
Biển số
OF-403273
Ngày cấp bằng
29/1/16
Số km
8
Động cơ
228,880 Mã lực
Tuổi
34
Anh chị ơi bố e mới phát hiện K phổi carcinom tuyến 30x30mm thuỳ dưới phổi xâm lấn màng phổi, hạch phổi cùng bên và hạch trung thất. Gan tổn thương. Hiện tại xương, não chưa có hiện tượng gì. Đang điều trị tại K3, nhà em có xin xét nghiệm đột biến gene nhưng vẫn chưa được mà bác sỹ cho truyền hoá chất. Hnay bố em mới nhận thuốc để thứ 2 tuần tới bắt đầu truyền.
Các anh chị cho e vài lời khuyên được ko ạ? Vì thật sự là e muốn bố e đc dùng thuốc đích hơn là truyền.
E cảm ơn mong các anh chị tư vấn giúp e. Và nếu phải hoá trị thì e cần lưu ý những gì ạ, e vẫn chưa đọc hết đc topic.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
Anh chị ơi bố e mới phát hiện K phổi carcinom tuyến 30x30mm thuỳ dưới phổi xâm lấn màng phổi, hạch phổi cùng bên và hạch trung thất. Gan tổn thương. Hiện tại xương, não chưa có hiện tượng gì. Đang điều trị tại K3, nhà em có xin xét nghiệm đột biến gene nhưng vẫn chưa được mà bác sỹ cho truyền hoá chất. Hnay bố em mới nhận thuốc để thứ 2 tuần tới bắt đầu truyền.
Các anh chị cho e vài lời khuyên được ko ạ? Vì thật sự là e muốn bố e đc dùng thuốc đích hơn là truyền.
E cảm ơn mong các anh chị tư vấn giúp e. Và nếu phải hoá trị thì e cần lưu ý những gì ạ, e vẫn chưa đọc hết đc topic.
Người nhà mình thì mình xót thôi ! kiên quyết ko truyền trước khi có kết quả xét nghiệm đột biến gen mợ nhé ! kiểu làm này là kiểu đè người ăn tiền của Bác sĩ đây mà,bắt buộc bệnh nhân phải truyền thì mới có nguồn thu chứ thuốc đích kia là thuốc hãng,BHYT chi trả,bác sĩ vs bệnh viện được chi đâu!
Mợ cứng rắn lên,kiên quyết vào ! đúng là lũ cặn bã
 

mofi

Xe tải
Biển số
OF-3656
Ngày cấp bằng
6/3/07
Số km
402
Động cơ
558,190 Mã lực
Tuổi
47
Vâng ! Cụ cho Cụ nhà uống thêm đu đu vs trinh nữ hoàng cung nữa Cụ à ! 2 thứ này trên mạng rất nhiều ca khỏi được bệnh nhờ nó,mình cùng thử vận may xem,hiện h thì Mẹ em cũng khỏe và dùng iressa từ tháng 11/2015 rồi
Em muốn chuyển Viện vì ngoài yếu tố 30 viên mỗi lần thì em muốn cho Mẹ chuyển sang dùng tarceva xem sao,vì các kiểm nghiệm đều cho thấy tarceva kéo dài hơn iressa mặc dù tarceva bị nhiều tác dụng phụ hơn iressa! Irressa có từ 2002 nhưng phải đến 11/2015 tức là 13 năm sau iressa mới được FDA cho dùng ở Mỹ và thử nghiệm iressa để FDA cho phép dùng ở Mỹ kết quả chỉ là 7 tháng bệnh ko tiến triển so với 13 tháng ko tiến triển của tareva( điều này em cập nhật trên blog bác sĩ Khôi )
Vì vậy tuy Cụ nhà đang dùng iressa rất êm nhưng cũng nên tính đến tarceva qua việc khảo sát kết quả Cụ à!..
Vâng. E sẽ nghiên cứu thêm và tham vấn bác sĩ vì muốn đổi cũng phải được sự đồng ý của bác sĩ ạ
 

Luunga286

Đi bộ
Biển số
OF-402500
Ngày cấp bằng
24/1/16
Số km
5
Động cơ
229,350 Mã lực
Tuổi
30
Mẹ em được dùng iressa từ bên Viện Phổi nên khi chuyển sang K cũng tiếp tục dùng iressa và là xịn luôn ạ. Mỗi tháng tiền thuốc của mẹ em 42tr ạ, cũng may là được bảo hiểm 100%. Tác dụng thuốc rất khả quan, em cũng có chia sẻ ở trong thread rồi ạ. Tác dụng phụ e thấy mẹ em mắt hơi kém đi chút, nhưng vẫn xem phim tốt, ngoài ra bị khô da nhưng không nặng
A ơi cụ nhà e cũng có bảo hiểm nh hỏi về thuốc đích thì bsi bảo chỉ trả nửa thôi. Ở bạch mai đấy ạ. Cụ nhà a là bảo hiểm bth hay đặc biệt j k
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
A ơi cụ nhà e cũng có bảo hiểm nh hỏi về thuốc đích thì bsi bảo chỉ trả nửa thôi. Ở bạch mai đấy ạ. Cụ nhà a là bảo hiểm bth hay đặc biệt j k
Bác sĩ nói đúng đấy em ! Em có thể hiểu về BHYT như thế này...từ cuối 2014 đổ về trước BHYT sẽ chi trả 80% hoặc 100% cho bệnh nhân dùng thuốc đích ! con số 80 và 100 này tính theo % của giá thuốc ,nghĩa là nếu thuốc đích hết 45 triệu thì người bệnh chỉ mất 9 triệu với người dùng BHYT 80% và ko mất đồng nào với người dùng BHYT 100%
Từ đầu 2015 đổ về sau thì BHYT thay đổi,tức là BHYT chỉ chịu chi trả 1 nửa thôi...có nghĩa là vẫn với con số BHYT chi trả 80% hay 100% như trước nhưng là 80% với 100% của 1 nửa số tiền thuốc đích chứ ko phải 80% hay 100% của toàn bộ số tiền thuốc đích !...Nghĩa là kể cả khi nhà em dùng loại thẻ BHYT 100% thì mỗi tháng nhà em vẫn phải mất 22,5 triệu vì BHYT đã chi trả 100% của 1 nửa số tiền thuốc đích rồi !...KHỐN NẠN chưa ! trên đài báo hay tivi thì vẫn hùng hục con số 80 với 100% chi trả nhưng nó lại chơi chữ nhau là % của 1 nửa số tiền thôi !
Nếu nhà cố được thì nên cố dùng đến khi ko cố được vì nó thực sự tốt,uống vào bệnh tan,khỏe mạnh như thường,về nhà làm lụng như lúc chưa có bệnh,nhìn ngoài vào ko ai rõ là đang ốm đâu!..trong thời gian này e nên cho Mẹ uống trinh nữ hoàng cung vs lá đu đủ nữa! kết hợp nhiều phương pháp tìm vận may
 

mofi

Xe tải
Biển số
OF-3656
Ngày cấp bằng
6/3/07
Số km
402
Động cơ
558,190 Mã lực
Tuổi
47
Những bệnh nhân điều trị thuốc đích từ năm 2014 trở về trước vẫn tiếp tục được hỗ trợ 100% hoặc 80% theo tung loai the của bảo hiểm y tế. Những bệnh nhân điều trị từ năm 2015 trở đi chỉ được bảo hiểm chi trả 50% so với trước thôi bạn Luunga286 nhé
 

Ballad Lee

Xe đạp
Biển số
OF-401630
Ngày cấp bằng
18/1/16
Số km
20
Động cơ
230,100 Mã lực
Nơi ở
Đà nẵng
A ơi cụ nhà e cũng có bảo hiểm nh hỏi về thuốc đích thì bsi bảo chỉ trả nửa thôi. Ở bạch mai đấy ạ. Cụ nhà a là bảo hiểm bth hay đặc biệt j k
Mình cũng từng ở trong tình trạng của bạn, tạm thời nếu nóng ruột chờ bác sĩ quá thì chắc chắn bạn cứ tìm mua chục viên thuốc đích Tarceva cho người nhà dùng ngay đi bạn ơi. Ăn uống nên thanh đạm, hạn chế tối đa các loại thịt đỏ và sữa, heo bò,... bạn có thể tìm lại mục lục của bác chủ thớt tìm đến phần Dinh dưỡng cho người K phổi để tìm hiểu kỹ.
Như tất cả các cụ mợ đây kinh nghiệm đều cho thấy dùng thuốc đích trước khi có chỉ thị của bác sĩ đều có lợi rất nhiều hơn là cái hại. Con bé em của mình cũng bị K phổi, nằm liệt ra rồi, mình cũng mạnh dạn kêu mẹ nua mua thuốc đích ở bên ngoài về xài đỡ, 3 ngày sau nó khỏe lại ngay trông thấy đi uống cf phè phè. Nếu cần thông tin mua thuốc đích pm mình có thể search giúp cho.
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
675
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Điều này mợ nói đúng!

Mặc dù ở Việt Nam có đủ các loại thuốc và phác đồ cũng cập nhật với thế giới. Ở Sing có gì ở Việt Nam cũng có cái đó. Nhưng tại sao ở Việt Nam mình điều trị không hiệu quả bằng Sing? Qua những trao đổi thì em thấy có 3 lý do chính.
  • Xét nghiệm không hiệu quả: Bệnh viện ở mình thời gian xét nghiệm là kéo dài, nhiều trường hợp 1-2 tháng mới có kết quả là bình thường. Lý do là vì máy móc xét nghiệm của mình chưa được tốt, một số máy tốt chỉ có ở vài viện lớn. Bệnh nhân đông, dịch vụ quá tải nên thời gian cứ bị kéo dài ra.
  • Chẩn đoán không chính xác: Thông thường để xác định giai đoạn, các bác sĩ sẽ phải dựa vào xét nghiệm. Khi xét nghiệm không hiệu quả hoặc chậm trễ sẽ dẫn tới bệnh thực tế nặng hơn chẩn đoán; hoặc đến khi bắt đầu thực hiện việc điều trị thì bệnh đã tăng nặng hơn rồi. Đây là điều rất đáng tiếc, ví dụ như ở diễn đàn mình có mợ với một cụ nữa, đáng lẽ ra nếu bác sĩ dự đoán bệnh chính xác hơn thì ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, nhà hai bệnh nhân này nên được hóa trị dự phòng và dùng thuốc dự phòng tái phát. Như vậy, thời gian tái phát nếu có sẽ dài hơn rất nhiều. Như một bác sĩ ở viện Thu Cúc nói, 50% bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật bị tái phát lại, việc hóa trị dự phòng (với cường độ thấp hơn hóa trị tổng lực) sẽ giảm nguy cơ tái phát hoặc kéo dài hơn.
  • Điều trị không linh hoạt: Ở các bệnh viện tư hoặc những bệnh nhân có quan hệ tốt với bác sĩ, bệnh nhân thường được kê thêm những loại thuốc tốt, thuốc bổ trợ trước và sau hóa trị. Điều này giúp cho bệnh nhân có thể đủ sức khỏe để hoàn thành các vòng hóa trị mà không bị ngắt quãng hay bị tác dụng phụ quá nhiều. Hơn nữa, khi bác sĩ nhận định thấy việc hóa trị có chiều hướng không ổn là bác sĩ sẽ tư vấn để chuyển phác đồ hoặc kết hợp thêm. Ở bệnh viện công ở Việt Nam, các loại thuốc và phác đồ đều là mới nhất nhưng do các quy định về chẩn đoán và bảo hiểm đã hạn chế việc linh hoạt áp dụng và do vậy hiệu quả sẽ kém hơn.
Em thấy người bệnh cũng góp phần làm cho hiệu quả điều trị bệnh bị kém ở hai khía cạnh sau.
  • Coi ung thư là chết: Đây là quan điểm lâu nay bởi từ khi tổng thống Mĩ là Nixon tuyên chiến với ung thư năm 1971 nhưng hiệu quả điều trị vẫn dậm chân tại chỗ; hầu hết các phác đồ hiện nay vẫn dựa trên hóa trị phóng xạ và xạ trị có từ những năm 70-80. Cho tới khoảng 10 năm gần đây với sự phát triển của y học phân tử với hai liệu pháp mới là liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch đã và đang chứng tỏ được hiệu quả. Do vậy, nếu bệnh nhân cầu thị, tiến tới những biện pháp mới thì tỉ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.
  • Coi ung thư là đơn giản: Ai cũng muốn rằng bệnh của mình là nhẹ thôi, là chẩn đoán sai và tin vào những liệu pháp thay thế, thuốc nam hay những loại thảo dược hiệu quả yếu. Hầu hết các cụ, mợ theo dõi diễn đàn này là người nhà người bệnh chứ không phải người bệnh. Do vậy, chúng ta nên truyền cảm hứng, nỗ lực chữa bệnh cho người bệnh bằng các câu chuyện thần kỳ, kiên cường nhưng chúng ta lại phải nhận thức rõ sự nguy hiểm của căn bệnh. Chúng ta có thể nói giảm, nói nhẹ căn bệnh đối với người bệnh nhưng hành động phải cương quyết, nhanh chóng và mạnh mẽ. Một căn bệnh nan y không thể có phương pháp điều trị nào nhẹ nhàng mà thong thả được; nếu có phương pháp như vậy, nó sẽ không bao giờ được coi là nan y.
  • Xin lời khuyên về điều trị trên diễn đàn: Hầu hết tham gia diễn đàn này chỉ là người nhà bệnh nhân, không ai là bác sĩ cả. Việc xin lời khuyên cho một căn bệnh đơn giản thì không thành vấn đề vì nếu khuyên không chuẩn cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng đây là một căn bệnh nan y nên sẽ không bao giờ có lời khuyên chuẩn, khi không chuẩn thì tác hại nó sẽ rất lớn và không thể hồi phục được. Mỗi bệnh nhân là một căn bệnh khác nhau, nếu có giống nhau thì cơ thể khác nhau nó cũng vẫn sẽ khác nhau. Do vậy, diễn đàn chỉ là nơi chia sẻ, ví dụ tôi có hiện tượng như thế này, sau khi sử dụng phương pháp này thì bệnh nó tiến triển như thế này. Người đọc sẽ nhìn vào những hiện tượng, câu chuyện đó để tự rút ra cho mình một bài học và quyết định. Hoặc khi có một thắc mắc, câu hỏi, mọi người có thể đăng lên đây, người khác dựa vào những gì mình đã trải qua, dựa vào những kiến thức chuyên môn của mình hoặc của bác sĩ hoặc nguồn thông tin tin cậy các để đem đến một cách nhìn nhận sâu hơn về vấn đề.
Em nói hơi dài nhưng những cụ nào mới vào diễn đàn thì nên đọc hết.
Hi cụ Hùng,

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của cụ.

Như trường hợp của người nhà mình, hiện tại đã kết thúc 6 đợt hóa trị tổng lực ( hóa trị tấn công) và đang tiếp tục điều trị kéo dài ( hiện tại đã thêm 4 đợt). Mình có hỏi bác sỹ Thu Cúc nhiều lần, hóa trị kéo dài này đến bao giờ, thì nhận được câu trả lời cứ hóa trị cho tới khi có dấu hiệu " kém nhậy thuốc" hay còn gọi là " kháng thuốc". căn cứ vào đâu để bệnh nhân biết là kháng thuốc thì căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu, căn cứ vào các mẫu xét nghiệm, chụp chiếu và căn cứ biểu hiện của bệnh nhân khi đó có thể chuyển sang hình thức điều trị bước 2 là sử dụng điều trị bằng thuốc đích ( mặc dù xét nghiệm đột biến gen không có đột biến).

Quan điểm đó cụ nhận thấy có chính xác không? Bản thân mình theo dõi các đợt hóa trị tấn công và các đợt hóa trị về sau mình thấy người nhà sức khỏe khá tốt qua đó thấy cũng lạc quan hơn nhiều.

Mình khi tiếp xúc luôn động viên Ung thư không có gì là ghê gớm cả và dần dần mình điều trị như là một bệnh mãn tính .
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,420
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Hi cụ Hùng,

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của cụ.

Như trường hợp của người nhà mình, hiện tại đã kết thúc 6 đợt hóa trị tổng lực ( hóa trị tấn công) và đang tiếp tục điều trị kéo dài ( hiện tại đã thêm 4 đợt). Mình có hỏi bác sỹ Thu Cúc nhiều lần, hóa trị kéo dài này đến bao giờ, thì nhận được câu trả lời cứ hóa trị cho tới khi có dấu hiệu " kém nhậy thuốc" hay còn gọi là " kháng thuốc". căn cứ vào đâu để bệnh nhân biết là kháng thuốc thì căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu, căn cứ vào các mẫu xét nghiệm, chụp chiếu và căn cứ biểu hiện của bệnh nhân khi đó có thể chuyển sang hình thức điều trị bước 2 là sử dụng điều trị bằng thuốc đích ( mặc dù xét nghiệm đột biến gen không có đột biến).

Quan điểm đó cụ nhận thấy có chính xác không? Bản thân mình theo dõi các đợt hóa trị tấn công và các đợt hóa trị về sau mình thấy người nhà sức khỏe khá tốt qua đó thấy cũng lạc quan hơn nhiều.

Mình khi tiếp xúc luôn động viên Ung thư không có gì là ghê gớm cả và dần dần mình điều trị như là một bệnh mãn tính .
Trước hết em xin lấy một ví dụ là bố của đứa em em hóa trị liên tục đến nay là hơn 2 năm rồi. Chưa lần nào nghỉ giữa các đợt hóa trị quá 1 tháng. Điều đó cho thấy là, cách thức hóa trị liên tục kéo dài là vẫn đang được áp dụng thực tế ở bệnh viện nhà nước.

Bản thân trên diễn đàn mình và các diễn đàn nước ngoài, các bệnh nhân vẫn điều trị dự phòng ĐỊNH KỲ bằng Alimta (như nhà Thienly) hoặc Avastin (như nhà cô Dambich).

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các xét nghiệm, chụp chiếu để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp; giả sử bệnh nhân có thể áp dụng tất cả các phác đồ hóa trị thì tùy theo kết quả xét nghiệm để bác sĩ thay thuốc mới mạnh hơn hay dùng thuốc nhẹ hơn như thuốc đích hay thuốc hóa trị đời mới mà không kết hợp với phóng xạ. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào "kém nhậy thuốc" thì thôi nhưng thực chất là hết thuốc và chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng.

Thuốc đích dùng sau hóa trị có 2 xu hướng. Một là, bệnh nhân không còn đáp ứng được với các loại thuốc hóa trị, dùng thuốc đích chỉ là vớt vát và nó được chứng minh rằng kéo dài hơn được 1-2 tháng so với không dùng thuốc. Hai là, bệnh nhân đáp ứng tốt với hóa trị, bệnh tình thuyên giảm nhưng vẫn cần điều trị dự phòng vì vẫn còn tế bào ung thư. Việc dùng thuốc đích dự phòng này tương tự như dùng Alimta hay Avastin dự phòng.

Không biết nhà cụ có như vậy không nhưng thằng em em nói lại như thế này. Mỗi chu kỳ hóa trị là 21 ngày, vài ba ngày đầu mới vào hóa trị thì mệt mỏi, đau đớn nhưng sau đó thì sức khỏe tốt lên nhiều, đỡ đau. Tuy nhiên, đến gần cuối chu kỳ thì đau trở lại và nếu lần nào không đủ sức khỏe để vào tiếp hóa trị theo kế hoạch thì đau tăng và sức khỏe kém đi.

Điều này phản ánh rằng hóa trị chỉ có tác dụng tiêu diệt một phần tế bào ung thư trong những ngày đầu. Về sau, khi cơ thể hết thuốc thì các tế bào ung thư lại hoạt động và đau trở lại. Bản chất của hóa trị là đánh vào những tế bào đang phân chia nhanh nên chỉ những tế bào ung thư đang ở trong giai đoạn này mới có khả năng bị tiêu diệt, những tế bào ung thư đang ở giai đoạn nghỉ thì không bị ảnh hưởng.

Đại thể là mỗi lần diệt được một phần A nhưng trong thời gian nghỉ nó lại tăng lên một phần B. Nếu A > B thì kết quả xét nghiệm tốt lên; nếu B > A thì coi như "kém nhạy" và phải thay đổi thuốc. Nhà cụ sức khỏe khá lên có nghĩa là thuốc đáp ứng tốt và số lượng tế bào ung thư bị diệt nhiều hơn tế bào ung thư sinh ra; vì xét nghiệm cho thấy tế bào ung thư vẫn còn nên vẫn phải tiếp tục hóa trị cho tới khi nào các xét nghiệm cho thấy không có triệu chứng của bệnh hoặc sức khỏe bệnh nhân không thể tiếp nhận được thuốc thì thôi.
 

cungxunu

Đi bộ
Biển số
OF-390375
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
9
Động cơ
237,590 Mã lực
Tuổi
41
Trước đây mẹ em khi mới phát hiện ung thử phổi, em có cho mẹ em uống lá cây sabah snake grass. Cây này người quen em lấy từ malaysia rồi đem về VN trồng. (Trước đó bác đã cho một số người bị bệnh phổi và tim uống thì thấy có công dụng). Nhưng mẹ em uống vào thì bị say dữ lắm (chắc tại uống lượng nhiều quá), nên em chỉ duy trì được 1 tháng rồi ngưng, nên không biết hiệu quả đến đâu. Hiện mẹ em đã chuyển sang uống nước lá đu đủ với sả. Không biết các bác ở đây có ai biết về loại cây này không ạ.
Hôm nay em đọc được về lá trinh nữ hoàng cung nên cũng muốn cho mẹ em uống thêm lá này. Các bác có biết ở TP HCM chỗ nào bán lá trinh nữ hoàng cung tươi không ạ, chỉ em với. Em cảm ơn các bác nhiều.
 

Phuvo1

Xe máy
Biển số
OF-395294
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
63
Động cơ
235,030 Mã lực
Hi cụ Hùng,

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của cụ.

Như trường hợp của người nhà mình, hiện tại đã kết thúc 6 đợt hóa trị tổng lực ( hóa trị tấn công) và đang tiếp tục điều trị kéo dài ( hiện tại đã thêm 4 đợt). Mình có hỏi bác sỹ Thu Cúc nhiều lần, hóa trị kéo dài này đến bao giờ, thì nhận được câu trả lời cứ hóa trị cho tới khi có dấu hiệu " kém nhậy thuốc" hay còn gọi là " kháng thuốc". căn cứ vào đâu để bệnh nhân biết là kháng thuốc thì căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu, căn cứ vào các mẫu xét nghiệm, chụp chiếu và căn cứ biểu hiện của bệnh nhân khi đó có thể chuyển sang hình thức điều trị bước 2 là sử dụng điều trị bằng thuốc đích ( mặc dù xét nghiệm đột biến gen không có đột biến).

Quan điểm đó cụ nhận thấy có chính xác không? Bản thân mình theo dõi các đợt hóa trị tấn công và các đợt hóa trị về sau mình thấy người nhà sức khỏe khá tốt qua đó thấy cũng lạc quan hơn nhiều.

Mình khi tiếp xúc luôn động viên Ung thư không có gì là ghê gớm cả và dần dần mình điều trị như là một bệnh mãn tính .
Chào cụ, cho mình hỏi phát đồ hoá trị nhà cụ là gì ? Nhà mình theo Alimta Combo. Sau hoá trị tổng lực 6 đợt cũng sẽ theo điều trị duy trì (maintenance) 21 ngày/ 01 lần. Hiện tại các diễn đàn như Inspire mình có theo 1 nhóm Alimta Maintenance Club và phát đồ duy trì được áp dụng gần như chuẩn cho đến khi thuốc kém nhậy hoặc tác dụng phụ quá nhiều hoặc may mắn hơn - tiêu diệt và ổn định được khối u. Ít người (mình chưa thấy ai) chuyển từ Hoá trị duy trì sang thuốc đích. Có người chuyển sang phương pháp điều trị miễn dịch (xem tại đây) hoặc chuyển thuốc hoá trị khác.

Tuy nói hoá trị duy trì nhưng rất nhiều thành viên đã được tuyên bố NED như chủ topic mike340 (tại đây) hoặc munkitoes và rất nhiều thành viên khác vẫn thu nhỏ được khối u trong quá trình hoá trị duy trì
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
675
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Chào cụ, cho mình hỏi phát đồ hoá trị nhà cụ là gì ? Nhà mình theo Alimta Combo. Sau hoá trị tổng lực 6 đợt cũng sẽ theo điều trị duy trì (maintenance) 21 ngày/ 01 lần. Hiện tại các diễn đàn như Inspire mình có theo 1 nhóm Alimta Maintenance Club và phát đồ duy trì được áp dụng gần như chuẩn cho đến khi thuốc kém nhậy hoặc tác dụng phụ quá nhiều hoặc may mắn hơn - tiêu diệt và ổn định được khối u. Ít người (mình chưa thấy ai) chuyển từ Hoá trị duy trì sang thuốc đích. Có người chuyển sang phương pháp điều trị miễn dịch (xem tại đây) hoặc chuyển thuốc hoá trị khác.

Tuy nói hoá trị duy trì nhưng rất nhiều thành viên đã được tuyên bố NED như chủ topic mike340 (tại đây) hoặc munkitoes và rất nhiều thành viên khác vẫn thu nhỏ được khối u trong quá trình hoá trị duy trì
Hi cụ, một thành phần thuốc trong hóa trị duy trì nhà mình thường xuyên dùng là Avastin - một loại thuốc chống hình thành mao mạch giữa khối u và tuyến mạch máu, cắt đứt đường nuôi dinh dưỡng cho khối u phát triển.

Ở nhà mình có dùng một số loại thuốc được người thân quen giới thiệu như Nấm lim xanh, thuốc lá, Nọc bọ cạp... mình biết mấy loại chưa qua kiểm nghiệm này tính ứng dụng thực tế không cao nhưng mẹ mình lại rất tin, coi như một liều thuốc tâm lý vậy.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
Bác hacdaihung ơi !..Nhà em vs nhà Bác điều trị uống thuốc đích đến nay là được hơn 1 năm rồi,Bác đã nghĩ đến việc bắt đầu cho Cụ nhà dùng thêm avastin 3 tuần 1 lần ngoài việc uống thuốc đích hằng ngày chưa ạ?Em thấy các báo cáo y học tarceva kết hợp thêm thuốc này kéo dài hơn nhiều Bác ạ!hôm nay trên blog bác sĩ Khôi còn cho biết sự kết hợp này còn đặc biệt tốt hơn trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện đột biến T790M
Em tìm hiểu thì thấy thuốc này chi phí 1 năm là 150 triệu ( 1 lọ là 30 triệu ) BHYT chi trả 50% !tức là mỗi năm mất khoảng 75 triệu,1 tháng mất tầm 6 triệu,cộng với thuốc đích tầm 8 triệu nữa tức là mỗi tháng ngót 15 triệu...cái giá này thì bệnh nhân việt nam mình gắng được!..Không biết em tìm hiểu giá BHYT chi trả cho thuốc này vậy có chuẩn ko? nếu chuẩn sao chú nhà cô dambich lại mất mỗi tháng 20 triệu truyền avastin nhỉ?
Không biết khi đề nghị vs bác sĩ để điều trị theo phác đồ mới thì thế nào?ông ấy có biết ko?mà cái phác đồ gộp kia có tinh vi gì ko hay cũng chỉ là thủ công uống tarceva đều đặn hằng ngày và 3 tuần thì truyền avastin 1 lần
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
960
Động cơ
266,361 Mã lực
Bác hacdaihung ơi ! em vừa đọc lại các bài của cô dambich rồi ! hóa ra mỗi 3 tuần là chú nhà Cô ấy được truyền hẳn 1 lọ avastin,tức là 1 năm sẽ hết 16 lọ chí phí hết 480 triệu..BHYT chi trả 1 nửa còn lại bệnh nhân hết 240 triệu..mỗi tháng hết 20 triệu cộng với tiền thuốc đích tức là ngót mỗi tháng 30 triệu..con số này bệnh nhân việt nam mình vẫn gắng được chứ so với thuốc TAGRISSO mỗi tháng hết 300 triệu thì quả là quá khó !
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top