Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Bố mình bị ung thư thực quản, phát hiện được hơn 1 tháng. Nhà mình cùng thống nhất thử các phương pháp thay thế trước. Mình đã áp dụng 1 số phương pháp như dùng vitamin b17, uống nhiều nước rau quả ép, dầu hạt lanh và phô mai tươi ít béo. Tuy nhiên, do cũng chưa có kinh nghiệm nên thời gian đầu mình cho bố uống quá nhiều nước rau quả nên bố bị mệt, sau đó lại dùng b17 liều khá cao ngay lập tức nên cũng gây mệt mỏi cộng với việc tần suất nghẹn của bố tăng lên, rất nhiều lúc có cảm giác như không phải nghẹn vật lý vì bị khối u chèn ép mà là do các cơn co thắt thực quản gây nên nên việc ăn uống giờ cũng khá khó khăn. Chính vì vậy mà các biện pháp thay thế mình dùng ở trên vẫn chưa được như mong muốn. Lúc đầu chế độ ăn chay hoàn toàn nhưng sau đó khoảng 20 ngày, tình trạng bố mình không tốt nên giờ lại ăn cả thịt, cá (chủ yếu là ăn cháo gà). Nước rau quả ép sau khoảng chục ngày uống nhiều đã giảm dần và thời gian gần đây gần như là không uống được nữa. Phương pháp vitamin b17 cách đây khoảng chục ngày mới đủ hết các loại thuốc để uống (lúc đầu thiếu men tụy) và có nhiều hôm bố mệt quá lại không nỡ để bố uống thuốc. Dầu hạt lanh và phô mai tươi ít béo ăn cũng chưa được nhiều... nói tóm lại là mọi việc có vẻ như không suôn sẻ, các biện pháp áp dụng chưa triệt để, thể trạng bố càng ngày càng yếu, ăn uống khó khăn... và đã có 1 số ý kiến trong gia đình muốn điều trị cho bố theo phương pháp Tây y truyền thống. Cá nhân mình trước sau vẫn phản đối phương pháp Tây y truyền thống này và vẫn còn rất nhiều hi vọng vào các phương pháp thay thế, mặc dù gặp 1 điều cực kỳ bất lợi là bố mình bị đúng thực quản, quá khó khăn cho việc cung cấp dinh dưỡng và thuốc thang. Mình có xin với mọi người cho mình 1 tháng để thực hiện các phương pháp khác, sau đó sẽ chụp chiếu lại rồi đánh giá và đến hôm nay, mới chỉ được 3 tuần thì bố mình đã đi siêu âm và chụp 64 dẫy lại tại Việt Đức. Và mặc dù thực hiện không được triệt để như ý của mình nhưng theo kết quả so sánh, có vẻ như khối u đã nhỏ lại (trước là dầy 22mm, dài 90mm thì nay dầy vẫn 22mm nhưng độ dài đã chỉ còn 70mm). Đây cũng chỉ là những so sánh theo các chỉ số ghi trong bản kết luận của 2 lần chụp cắt lớp nhưng nó làm cho mình cũng cảm thấy bất ngờ. Hi vọng với những chỉ số như vậy thì đúng là khối u nhỏ đi thật (ngắn lại). Mình cũng không hiểu trong điều trị ung thư truyền thống, sự giảm 20mm này có được cho là tín hiệu tích cực không? Nhà mình cũng đã đưa 2 kết quả nhờ bác sỹ Tây y xem nhưng chưa được trả lời, và mình nghĩ nếu có được trả lời thì cũng là 1 sự bàng quang có chút vô trách nhiệm như bình thường thôi, họ chẳng bao giờ đặt địa vị họ vào vị trí người nhà người bệnh cả. Một câu nói, một nhận xét của họ có thể làm thay đổi cả bao nhiêu thứ nhưng đối với họ nó chẳng là cái gì cả. Tuy nhiên, kết quả ngày hôm nay cũng có 1 điều làm mình hơi lo, trong cả 2 lần chụp, đều phát hiện 1 số hạch ở trung thất, bác sỹ nói có thể đó là di căn, có thể là hạch bình thường, muốn biết chính xác phải sinh thiết nhưng nhà mình cũng không làm. Ở lần chụp trước, kích thước hạch chỉ là 7mm nhưng lần này cái to nhất lại lên đến 12mm, không hiểu điều này có bất thường và đáng lo ngại lắm không? Mình thì nghĩ rằng, với bệnh tình như của bố mình, việc thu nhỏ được khối u ở thực quản giờ là việc cần kíp nhất, quan trọng nhất. Giả sử cứ cho cái hạch trung thất kia là di căn và to lên đi thì mình nghĩ giải quyết riêng cái đó vẫn đơn giản hơn nhiều lần so với cái u ở thực quản. Chỉ mong bố mình không bị những cơn nghẹn hành hạ để có thể ăn và uống thuốc được đầy đủ, không khó khăn, đau đớn như bây giờ. Không hiểu suy nghĩ như vậy có đúng không nữa. Các bác nào đã từng trải qua hoặc đọc và biết được về tình trạng như của bố mình bây giờ tư vấn giúp mình với nhé! Cảm ơn các bác nhiều!
Em cũng mới nghe được tin buồn nhà cụ! Xin chia sẻ cùng cụ và gia đình.
 

vantruck

Xe đạp
Biển số
OF-363930
Ngày cấp bằng
22/4/15
Số km
29
Động cơ
257,390 Mã lực
Cụ cho em hỏi thuốc MD vương đạo khang là thuốc gì vậy cụ nhỉ, e có tìm trên mạng ra 1 web về các loại tpcn vương đạo khang nhưng không chắc đây là loại thuốc cụ nói,có gì cụ cho e xin ít thông tin với nhé, e cảm ơn cụ nhiều
Hi Các cụ,
Mình xin chia sẽ tình hình bố mình trong 3 tuần vừa rồi như sau:

- 12/09: nhập viện Viện tim mạch Bạch mai vì tràn dịch màng tim nhiều, phổi có dịch (nhưng không nhiều), bìu cũng tràn dịch to hơn quả táo mỹ (huyết áp thường <90 và < 55, nhịp tim >120 liên tục trong 3 tháng)
--> Có vài nguyên nhân: khối u chèn ép (mình đoán), suy tim thì bệnh viện bảo thế (hồng cầu <3, huyết sắc tố < 6 trong thời gian dài, abumin thiếu trầm trọng) mình không rõ nguyên nhân chính vì nhà mình cũng vài tháng chưa chụp CT, chụp x quang thì chỉ xác định được là chưa có khối mới trong 3 tháng trở lại đây)
- Vào viện cấp cứu người rất mệt, chuyển tư thế phải có người đỡ, tiếp sức (bao gồm cả chuyển tư thế khi nằm, bố mình còn bị thêm viêm dây chằng thần kinh cột sống nên rất đau khi chuyển tư thế --> Bệnh viện họ đã làm trong 2 tuần như sau: hút dịch tim cấp cứu, truyền máu, đạm, abumin, kháng sinh... cường độ cao nói chung là theo phác đồ của bệnh tim chứ không phải bệnh K

--> sau vài ngày ở viện thì mình có nhận xét như sau: dịch giảm (chân tay bớt phù), người có tỉnh táo lên nhưng có đặc điểm em rất sợ là truyền máu nhưng tay chân không nhìn thấy mạch (các em thực tập lấy ven toàn sai nên phải yêu cầu đúng ý tá trực vào làm), tay chân rất lạnh, đầu ra mồ hôi rất nhiều (đọc trên mạng thì thấy nói là đang thoát dương khí) --> nói chung là căng thẳng và bế tắc (vì mâu thuẫn bệnh này mà truyền máu, đạm thì các bác biết hậu quả rồi mà nếu dừng thì suy kiệt dịch tràn thì cũng bó tay) túm lại là về nhà cũng sợ mà ở lại thì họ theo phác đồ chuẩn thì cũng lo

- Hiện nay, bố mình ở nhà và sử dụng phương pháp theo tài liệu sưu tầm được 11 ngày thì: huyết áp ổn định >105, >60, tay chân ấm áp, đầu mát, người tỉnh táo và có thể dậy vệ sinh cá nhân (đi rất từ từ và chậm rãi nhưng không cần người đi theo), tay chân nhìn rõ thấy có nổi mạch máu, hết sốt được 2 ngày

Qua đó em chia sẻ để các cụ thêm thông tin
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm gây dị ứng
- Không sử dụng thực phẩm tính hàn: gây mất năng lượng, suy kiệt cơ thể
- Sử dụng các thực phẩm tính ấm để tăng năng lượng, máu huyết lưu thông, tăng dương khí
- Không ăn những thứ có men phát triển phôi, ví dụ như trứng vịt lộn, sữa ong chúa, tiết canh, vật bao tử, cao động vật, mật gấu, nhung hưu, cao động vật
 
Chỉnh sửa cuối:

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
39
Cụ Vantruck ah, bay gio nha cu con dieu tri theo phuong phap cua bac sy Ba nua k?
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Hi Các cụ,
Mình xin chia sẽ tình hình bố mình trong 3 tuần vừa rồi như sau:

- 12/09: nhập viện Viện tim mạch Bạch mai vì tràn dịch màng tim nhiều, phổi có dịch (nhưng không nhiều), bìu cũng tràn dịch to hơn quả táo mỹ (huyết áp thường <90 và < 55, nhịp tim >120 liên tục trong 3 tháng)
--> Có vài nguyên nhân: khối u chèn ép (mình đoán), suy tim thì bệnh viện bảo thế (hồng cầu <3, huyết sắc tố < 6 trong thời gian dài, abumin thiếu trầm trọng) mình không rõ nguyên nhân chính vì nhà mình cũng vài tháng chưa chụp CT, chụp x quang thì chỉ xác định được là chưa có khối mới trong 3 tháng trở lại đây)
- Vào viện cấp cứu người rất mệt, chuyển tư thế phải có người đỡ, tiếp sức (bao gồm cả chuyển tư thế khi nằm, bố mình còn bị thêm viêm dây chằng thần kinh cột sống nên rất đau khi chuyển tư thế --> Bệnh viện họ đã làm trong 2 tuần như sau: hút dịch tim cấp cứu, truyền máu, đạm, abumin, kháng sinh... cường độ cao nói chung là theo phác đồ của bệnh tim chứ không phải bệnh K

--> sau vài ngày ở viện thì mình có nhận xét như sau: dịch giảm (chân tay bớt phù), người có tỉnh táo lên nhưng có đặc điểm em rất sợ là truyền máu nhưng tay chân không nhìn thấy mạch (các em thực tập lấy ven toàn sai nên phải yêu cầu đúng ý tá trực vào làm), tay chân rất lạnh, đầu ra mồ hôi rất nhiều (đọc trên mạng thì thấy nói là đang thoát dương khí) --> nói chung là căng thẳng và bế tắc (vì mâu thuẫn bệnh này mà truyền máu, đạm thì các bác biết hậu quả rồi mà nếu dừng thì suy kiệt dịch tràn thì cũng bó tay) túm lại là về nhà cũng sợ mà ở lại thì họ theo phác đồ chuẩn thì cũng lo

- Hiện nay, bố mình ở nhà và sử dụng phương pháp theo tài liệu sưu tầm được 11 ngày thì: huyết áp ổn định >105, >60, tay chân ấm áp, đầu mát, người tỉnh táo và có thể dậy vệ sinh cá nhân (đi rất từ từ và chậm rãi nhưng không cần người đi theo), tay chân nhìn rõ thấy có nổi mạch máu, hết sốt được 2 ngày

Qua đó em chia sẻ để các cụ thêm thông tin
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm gây dị ứng
- Không sử dụng thực phẩm tính hàn: gây mất năng lượng, suy kiệt cơ thể
- Sử dụng các thực phẩm tính ấm để tăng năng lượng, máu huyết lưu thông, tăng dương khí
Thực ra ăn uống không chữa được bệnh tật nhưng việc ăn uống nó sẽ có tác động nhất định tới hiệu quả của phương pháp điều trị. Nếu nhà cụ nào đang theo Đông y thì sẽ thấy bao giờ trên tờ hướng dẫn cũng yêu cầu người bệnh kiêng một số thực phẩm nhất định chính là để tránh làm dã thuốc.

Đông Y coi trọng sự cân bằng trong cơ thể, khi bị bệnh là chắc chắn là mất cân bằng Âm - Dương trong cơ thể. Âm - Dương thì có nhiều thái cực, cấp độ khác nhau và người ta dùng Ngũ hành để phân chia như sau:
  1. Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy)
  2. Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa)
  3. Ôn (ấm, dương ít, hành mộc)
  4. Lương (mát, âm ít, hành kim)
  5. Bình (trung tính, hành thổ)


Các thầy thuốc Đông y dựa theo Âm-Dương và Ngũ hành để lựa chọn các loại thuốc với định lượng và gia giảm phù hợp để điều chỉnh lại cân bằng âm dương trong cơ thể. Đông Y chủ trị "bản" là cái gốc của bệnh chứ không trị được cái "tiêu" là cái ngọn của bệnh. Nhưng khi cái "tiêu", cái triệu chứng của bệnh nó phát ra quá mạnh thì Đông Y bó tay, và trường hợp ung thư là như vậy, chúng ta phải dựa vào Tây y hoặc thuốc Nam để trị cái triệu chứng trước, khi khống chế được triệu chứng rồi thì chúng ta phải kết hợp với thuốc Bắc để lập lại cân bằng trong cơ thể.

Cũng không hẳn là khi bị K thì nên ăn thực phẩm tính Dương, cũng tùy từng loại K, từng giai đoạn mà mức độ mất cân bằng khác nhau. Có điều kiện thì em sẽ tìm hiểu thêm và chia sẻ với các cụ.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Một số thực phẩm phân loại Âm - Dương theo YHCT

Cân bằng âm dương luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đúng cách theo ÂM DƯƠNG giúp cho chúng ta khỏe mạnh, chống lại tật bệnh một cách có ích với tất cả mọi người:

NGƯỜI THỂ ÂM TRỘI (“người máu hàn”):

  • Kiêng ăn Thực phẩm tính mát lạnh:
    Nếu bữa ăn có thức mát lạnh thì phối hợp với thức có tính ấm nóng để tổng hợp thức ăn mỗi lần đều có tính dương.
  • Nên dùng: Thực phẩm tính ấm nóng (thực phẩm DƯƠNG):
    Gạo nếp (Bánh chưng, Bánh rán, Bánh rợm, Bánh phu thê, Bánh cốm), Bột mỳ (Mì ăn liền, Bánh mì, Bánh bao, Bánh qui.vv…), Rượu, Thịt bò, Sữa bò, Thịt chó, Thịt dê, Thịt hổ , Cao hổ, Lộc nhung, Yến sào, Hải sâm ,Thịt gà, Trứng gà.Cà rốt, Mít, Ớt, Hạt tiêu, Tỏi, Riềng, Gừng, vv…
NGƯỜI THỂ DƯƠNG TRỘI (“ người máu nhiệt”):
  • Kiêng ăn thực phẩm tính ấm nóng, nên ăn TP tính mát, lạnh (tiêu hoá rất tốt mới ăn thứ lạnh).
    Nếu ăn thức tính ấm nóng thì phối hợp với tính mát lạnh để thức ăn trong bữa tổng hợp lại có tính âm
  • Nên dùng Thực phẩm tính mát, lạnh (thực phẩm ÂM):
    Các loại Đỗ (Đỗ đen, Đỗ xanh,Đỗ cô ve, Đỗ đỏ, Đỗ tương - Đậu phụ, Nước đậu, Sữa đậu nành, Vịt, Ngan, Ngỗng, Trứng của chúng, Thịt trâu, Trai, Ốc, Hến, Nghêu, Sò, Cua, Ếch, Củ từ, Sắn dây, Củ hoàng tinh,Ý dĩ, Quả bầu, Bí đao, Bí đỏ, Dưa gang, Củ cải , Cà tím, Mướp đắng, Quả núc nác, Quả chuối, Ngó sen, Lô hội, Măng, Rau muống, Rau rền, Rau mùng tơi, Rau đay, Rau rút, Rau sam, Rau má, Rau diếp, Lá mơ...
---///---

Em không rõ việc phân chia thực phẩm theo Âm - Dương này dựa trên nguồn nào nên em không chắc tính chính xác của nó; có thể ở đây coi là thực phẩm Dương nhưng ở chỗ khách có thể coi là thực phẩm Âm. Các cụ tham khảo.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
THỰC PHẨM DƯƠNG (TÍNH ẤM)
  1. Thịt dê (Dương nhục): Tính rất nóng, vị ngọt. Có tác dụng cường dương, bổ hư lao, trị kinh giản, sợ lạnh, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt.
  2. Thịt chó:Tính nóng, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương, ích khí kiện tỳ, trị đau lưng, mỏi gối, đái dầm, liệt dương.
  3. Thịt bò: Tính ấm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương ích khí, ấm tỳ, chỉ khát, tiêu đờm rãi.
  4. Thịt gà trống (Hùng kê): Tính ấm, vị ngọt. Tác dụng dưỡng vệ điều vinh, bổ trung, an thai, trị tê liền xương.
  5. Gà mái (Thư kê): Tính hơi ấm, vị ngọt. Tác dụng bổ hư lao, đuổi phong thấp hàn, tiêu tích khối, trị băng huyết đới hạ, trị gẫy xương.
  6. Trứng gà (Kê tử hoàng): Tính ấm, vị ngọt quy kinh tâm, tỳ, vị. Tác dụng bổ tỳ vị, trị nôn mửa do khí nghịch. Trong dương có âm nên còn có tác dụng dưỡng âm sinh tân, trị mất ngủ do âm hư.
  7. Chim sẻ (Tước điểu): Tính hơi ấm, vị ngọt. Tác dụng bổ thận tráng dương, ích khí, ấm lưng gối, bổ khí ngũ tạng.
  8. Cá mè: Tính ấm, vị ngọt, điều hoà vị khí, bổ trung khí.
  9. Cá diếc: Tính ấm, bổ hư lao, điều khí, hoà trung.
  10. Sứa (Thuỷ mẫu): Tính ấm, vị mặn. Tác dụng tiêu ứ, trị đờm độc trẻ em, đàn bà hư lao, bạch đới.
  11. Gạo nếp: Tính ấm, vị ngọt, ích thận dương, bổ nguyên khí. Trị đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh trên nóng dưới lạnh, tiểu đêm, cao lâm (đái đục), trị nôn oẹ, bụng lạnh đau, tỳ vị hư: ăn không ngon, chậm tiêu, sống phân, iả lỏng.
  12. Bột mì: Bánh mì, mì ăn liền, bánh quy: Tính ôn, vị ngọt. Bổ thận dương. Trị bụng lạnh gây đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, sống phân, ỉa lỏng, đi táo kiết do thận dương hư gây nên. Trị đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, nước tiểu trong, dài. Sinh lý yếu, bất lực, hiếm muộn do thận dương hư.
  13. Gạo tẻ lâu năm: Tính ốn, vị chua hơi mặn, ích khí, kiện tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, trị tim đau.
  14. Rượu gạo: Tính nóng, vị cay, đắng, chua. Khai uất trừ phong, khử tà, hành huyết.
  15. Giấm thanh: Tính ấm, vị đắng. Phá hòn cục giảm đau, tiêu sưng, hạch, mụn lở.
  16. Cà rốt: Ích khí, kiện tỳ, vị. Trị tiêu chảy, sống phân, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đổ máu cam do tỳ hư nhẹ (vì tỳ thống quản huyết, nhiếp huyết). Tỳ dương hư nhiều không dùng Cà Rốt mà phải dùng Sâm.
  17. Quả mướp (Ty qua): Tính ấm, vị ngọt, lợi trường, tiêu đờm, thông sữa, trị mụn, làm đậu mọc.
  18. Rau cải (Giới thái): Tính ấm, vị cay, thông khiếu, khoan khoái, lợi đờm bớt ho tức.
  19. Quả trám (Cảm lãm): Tính ấm vị chua ngọt, bổ dạ dầy, sinh tân dịch, giải độc rượu, cá, ba ba.
  20. Đậu ván trắng (bạch biển đậu): Tính hơi ôn quy kinh tỳ và vị có tác dụng hoà trung, hoá thấp, giải độc, dùng chữa mọi chứng đau bụng, thổ tả phiền khát, say rượu, ăn phải cá độc. Theo cố GS Đỗ Tất Lợi: Thường làm thuốc bổ do thành phần hạt đậu có đủ các loại thức ăn, các men và vitamin. Ngoài ra còn dùng trong những trường hợp ngộ độc do cá, do uống rượu say. Ngày dùng 8 đến 16 gam khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
  21. Rau diếp cá (Ngư tinh thái): Tính âm vị cay hôi. Trị mụn nhọt, lở ngứa, lòi dom, đau răng, lỵ, sốt rét.
  22. Kinh giới: Tính ấm, vị cay tác dụng giải cảm, thông dương, hoạt huyết, trị phong nhiệt, lở ngứa.
  23. Tỏi: Tính ôn hơi có độc quy kinh: phế can vị. Tác dụng giải độc, sát trùng, thông khiếu, tiêu đờm, tiêu nhọt, trị đầy chớng, trùng tích, bí đại tiện, tả lỵ, hạ huyết áp.
  24. Củ riềng (Cao lương khương): Tính nóng, vị cay trị lạnh dạ đi ngoài, uất tích, phong tê.
  25. Cây sả (Hương mao): Tính ấm vị đắng. Trị đau bụng lạnh, nôn mửa, khử uế, trừ tà.
  26. Lá lốt (Tất bát): Tính nóng vị cay, trị thổ tả, chớng khí, đau bụng.
  27. Rau răm (Thuỷ giao): Tính ấm vị cay, đắp rắn cắn, ngứa ghẻ, xông trĩ, sng chân. Trị tim đau lạnh.
  28. Hẹ (Cửu thái): Tính ấm vị cay, mạnh khí trị đau bụng kiết lỵ, xuất huyết.
  29. Kiệu (Giới bạch): Tính ấm vị cay, tiêu thức ăn, hạ khí, trị đau bụng hàn tả
  30. Hạt tiêu (Hồ tiêu): Tính nhiệt vị cay, tiêu thức ăn, hạ khí, trị đau bụng, hàn tả.
  31. Ớt (Lai tiêu): Tính nhiệt vị cay, kích thích tiêu hoá, khử tanh.
  32. Gừng sống (Sinh khương): Tính ấm vị cay, tán phong hàn, trừ đờm thấp
  33. Gừng khô (Can khương): Tính ấm vị cay, tiêu tích trệ, trị đau bụng do hàn.
  34. Gừng nướng (Ổi khương): Tính ấm vị cay, trị ỉa chảy, đái tháo.
  35. Tía tô: Tính ấm, vị cay. Quy kinh can, phế. Công năng phát tán giải biểu ra mồ hôi, giải độc, lợi đại tiểu tiện, khử mùi tanh.
  36. Xương sông (Hoạt lộc thảo): Tính ấm vị đắng cay, tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, khử mùi tanh.
  37. Rau thai nhi (Tử Hà sa): Tính ấm vị mặn, quy kinh can, thận. Đại bổ khí huyết, ích tinh. Trị lao lực, gầy mòn, nóng âm ỉ trong xương, hoạt tinh, di tinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều. Trên thực tế lâm sàng người ta nhận thấy: trường hợp dương hư, nhau thai nhi có tác dụng làm cho tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, dài. Khi tiểu trong dài sẽ kèm theo sợ rét, người mỏi mệt. Nên người dương hư, cần theo dõi thận trọng, xử lý thích hợp. Hiện nay không dùng
  38. Rau ngổ: Tính ấm vị cay, trị ăn uống không tiêu, đầy bụng. Chú ý: Những người dương suy khi dùng cần phối hợp với thực phẩm có tính dương để tổng hợp thức ăn trong bữa có tính dương.

Thịt dê phối hợp với ớt, rau ngổ là ba vị nóng làm tăng tính dương mạnh mẽ
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
THỰC PHẨM TÍNH HÀN ( THỰC PHẨM ÂM )
  1. Thịt vịt: Tính mát, vị ngọt. Bổ hư, tư phế ích tạng, trị sưng lở, lỵ nhiệt, trẻ con kinh phong.
  2. Ốc: Vị nhạt, tính hàn, không độc, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi), trị tiêu khát. Trên thực tế lâm sàng tôi đã điều trị nhiều trờng hợp kuết lỵ do thấp nhiệt ăn lá mơ trứng gà không có tác dụng nhng khi cho dùng ốc mỗi ngày 1kg (ốc sống) luộc ăn hoặc ngoáy lấy ruột nấu canh (có thể thay bằng trai, hến) kết quả rất tốt.
  3. Trai, Hến, Sò: Tính hàn vị ngọt, mát gan, giải độc, giải nhiệt, hoạt tràng, thông khí, tư âm, trị ra mồ hôi trộm.
  4. Ốc sên (Oa ngu): Tính lạnh vị mặn, trị phong méo miệng, kinh co giật, rết sắc sưng tấy.
  5. Ếch (Điền kê): Tính hàn, vị ngọt, không độc, trị lao nhiệt, an thai lợi thuỷ.
  6. Con chẫu chàng: Tính lạnh vị cay, trị tích máu cục, nóng phát cuồng, mụn độc sng lở.
  7. Con cóc (Thiềm thừ): Tính mát vị ngọt. Bổ hư, trị cam tích, trị chó dại cắn, mụn lở.
  8. Cua đồng (Điền giải): Tính lạnh vị ngọt. Tả nhiệt giải độc, tan máu ứ, nối xương, liền gân, trị lở, ngứa.
  9. Bầu dục lợn (Trư thận): Tính lạnh vị mặn. Bổ hư tổn, đau lưng gối, ù tai, băng lậu, lợi tiểu.
  10. Tuỷ lợn (Trư tuỷ): Tính hàn vị ngọt, mặn. Bổ hư lao, chữa bị thương, sưng loét.
  11. Thịt trâu: Tính mát, vị ngọt, ích thận, hoà tỳ, bổ gân cốt, trị kiết lỵ, thuỷ thũng.
  12. Đỗ đen (Hắc đậu): Tính mát vị ngọt. Bổ thận âm hư trị phong thấp nhiệt kiêm trừ độc.
  13. Đỗ xanh (Lục đậu): Tính hàn vị ngọt. Bổ hư, giải độc, lợi tiểu, hạ khí tiêu sang, sáng mắt.
  14. Củ Hoàng tinh: Tính mát vị ngọt. Bổ thuỷ, tăng sức khoẻ, sống lâu.
  15. Cây niễng (Giao cô): Tính lạnh vị ngọt. Trị phiền nhiệt nóng ruột, đau bụng nhiệt, say rượu.
  16. Củ đậu: Tính mát, vị ngọt. Thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, sinh tận dịch. Lưu ý:Thân cây, hoa, nhất là hạt củ đậu rất độc. Không dùng.
  17. Mía (Cam giá): Tính mát vị ngọt. Giải nhiệt, giải khát, mát phổi, ngừng nôn.
  18. Giá đậu: Tính mát, vị nhạt hơi the qui kinh bàng quang, tỳ. Thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, thông tiểu, tiêu thực. Trị đầy bụng, sống phân (do nhiệt).
  19. Bí đao (Đông qua): Tính hợi lạnh. Giải khát, mát tim, tiêu sưng mụn nhọt, lợi tiểu.
  20. Quả cà: Tính hàn, vị ngọt. Hoạt lợi, trị thấp, hòn cục, sưng đau, lao trùng
  21. Quả chanh: Tính hàn, vị chua. Ngừng nôn khát, tiêu đờm, trị u bướu, mụn.
  22. Củ cải (La bạc căn): Củ cải sống tính lạnh vị cay. Củ cải chín tính bình, vị ngọt. Hạ khí, tiêu hoá ngũ cốc, trừ đàm, chữa ho, trị tiêu khát.
  23. Cà tím: Tính mát, vị ngọt: Quy kinh: Can, thận, đại tràng. Thanh can, kích thích sự tiết mật, trị các bệnh can mật, điều hoà tiêu hoá, nhuận tràng, thông tiểu, hạ huyết áp.
  24. Mướp đắng (Khổ qua): Tính lạnh, vị đắng không độc. Trừ nhiệt, sáng mắt, nhuận tỳ, bổ thận âm, nuôi can huyết giải phiền khát, trị tiêu khát.
  25. Ngó sen (Liên ngẫu): Tính mát, vị ngọt chát. Thanh nhiệt, trị phiền khát.
  26. Quả núc nác: Tính hàn, vị đắng. Trị hạ tiêu thấp nhiệt, hoả bốc, sưng lở.
  27. Rễ gai bánh (Trử ma căn): Tính hàn, vị ngọt. Thanh nhiệt giải độc trị đi tiểu ra máu, thai động không yên, trị mụn nhọt.
  28. Muối ăn (Thực diêm): Tính lạnh, vị mặn. Sát trùng, trị khí nghịch, tích đờm, đau bụng, tiêu sưng, lở.
  29. Củ nghệ vàng (Khương hoàng): Tính mát vị cay đắng. Tiêu cục huyết ứ, trị đau vùng tim.
  30. Măng (Tre, Vấu, Nứa): Tính hàn. Qui kinh tâm, phế. Thanh thượng tiêu, trị phiền nhiệt, tiêu đờm, chỉ khát, ho suyễn, thổ huyết, trị trẻ em kuh phong. Chú ý măng có độc nên măng tươi, măng khô đều phải lọc kỹ, bỏ nước nhiều lần.
  31. Rau muống (Ung thái): Tính hàn vị ngọt. Giải độc, sinh da thịt, tiêu thũng, làm dễ đẻ.
  32. Rau dền trắng (Hiện thái): Tính lạnh vị ngọt, lợi khiếu, sát trùng, trị nọc ong, nọc rắn, lở môi.
  33. Rau mùng tơi (Lạc quỳ): Tính lạnh, thông đại tiểu tiện, làm dễ đẻ, bột bôi rôm sẩy.
  34. Rau đay: Tính mát, thanh nhiệt, hoà trung nhuận tràng thông tiểu.
  35. Rau rút (Rau nhút): Tính hàn trơn hoạt, bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, mát dạ dầy, mạnh bổ gân xương.
  36. Rau sam ( Mã xỉ hiện): Tính lạnh, vị chua. Thanh nhiệt, trị kiết lỵ, mắt mờ, lâm lậu. Sát trùng tiêu sưng, mụn lở, hòn cục.
  37. Rau má (Tích tuyết thảo): Tính mát, thanh can (mát gan) lợi tiểu, thoái thũng, tiêu viêm, chữa sốt, trị rắn cắn.
  38. Rau diếp: Tính mát vị hơi đắng. Thông huyết mạch, mạnh gân xơng, thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà trung, giải độc rượu.
  39. Lá mơ: Tính mát, thanh nhiệt, giải độc, trị kiết lỵ, chữa dạ dầy, viêm ruột, sôi bụng, ăn không tiêu, thông tiểu.
  40. Cỏ chua me: Tính hàn vị chua. Lợi tiểu, cầm tiêu chảy, hành huyết, đắp lở trĩ
  41. Lá dâu (Tang diệp): Tính mát, lợi thuỷ, tiêu phù thũng, trị mồ hôi trộm, phong tê. Bổ âm, mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt, miệng khát, họng đau, nhức đầu, mất ngủ, điều tiết lợng mồ hôi, trị mồ hôi bàn tay, bàn chân, sáng mắt. Lá non nấu canh, lá già sắc uống hàng ngày thay chè.
  42. Củ từ: Tính hàn vị ngọt, ít độc, bổ tràng vị, trị ho nóng, họng khô, giải mọi thứ thuốc độc.
  43. Dưa gang (Việt qua): Tính hàn, lợi đại tràng, chỉ khát, trừ phiền, trừ tửu độc, thanh nhiệt trị cam sang (cam lở), ăn sống hay động khí, ăn nhiều không lợi; tổn gân, hại mắt, kết khối.
  44. Bí đỏ (Bí ngô, bí rợ): Tính mát, vị ngọt. Quy kinh can và tâm. Thanh can, sáng mắt dưỡng tâm, trị: Mờ mắt, đau đầu, trí thông minh bị giảm.
  45. Ý dĩ: Tính hàn ít, vị ngọt. Lợi tiểu, trừ phong thấp nhiệt, trị gân co, dùng lâu người nhẹ, hay ích trí.
  46. Quả bầu: Tính mát, vị nhạt. Thanh nhiệt, giải độc chỉ khát, sinh tân dịch, nhuận tràng, thông tiểu.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
THỰC PHẨM CÓ TÍNH BÌNH
  1. Thịt lợn (Trư nhục): Tính bình, vị ngọt. Bổ ngũ tạng, giải độc.
  2. Chim cút (Thuần điểu): Tính bình, vị ngọt, không độc, bổ thận.
  3. Thịt thỏ: Tính bình, vị ngọt. Điều trung, ích khí hoà tỳ vị, giải nhiệt, bổ âm, trị đau tê.
  4. Cá chép: Tính bình, vị ngọt. Không độc, hạ khí tiêu thũng, làm tan máu ứ, trị ho đàm, an thần.
  5. Cá quả (Cá chuối, Cá lóc): Tính bình vị ngọt. Khử thấp, trừ phong, trị thũng, chữa trĩ, ăn nhiều vết lở loét lâu lành.
  6. Cá bống: Tính bình, vị ngọt, khoan trung, ấm tỳ vị, tiêu thực.
  7. Cá thờn bơn: Tính bình, vị ngọt, không độc bổ hư tăng khí lực, trị tiêu khát.
  8. Sữa người (Nhũ trấp): Tính bình, vị ngọt, mặn. Bổ âm, bổ hư lao, chữa trúng phong bại liệt. Trên thực tế lâm sàng người ta thấy: Tính chất dương hay âm hay bình của sữa người phụ thuộc vào người mẹ. Nếu người mẹ lúc đang có sữa có hội chứng hàn, lương (lạnh, mát) thì sữa có tính âm. Còn lại những trường hợp khác thuộc tính bình.
  9. Gạo tẻ: Tính bình thiên về mát, vị ngọt, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ chung, người ta lấy đó để mà sống.
  10. Khoai sọ: Tính bình không độc, vị ngọt. Tiêu thực, giải khát, thông kinh, trừ phiền nhiệt, trị động thai.
  11. Khoai lang: Tính bình, vị ngọt. Bổ lao tổn, mạnh khí lực, gân xương.
  12. Củ mài (Hoài sơn): Tính bình, vị ngọt. Qui kinh: Tỳ, phế, thận. Thanh nhiệt, bổ hư, ích thận.
  13. Sắn dây (Cát căn): Tính bình, vị ngọt nhạt. Qui kinh: Tỳ, Vị, Sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, giải độc, làm ra mồ hôi trị ngoại cảm, sốt, nôn mửa, trị đái đường, tiêu khát, giải độc rượu. Trên thực tế tôi nhận thấy sắn dây tính mát.
  14. Hạt sen (Liên nhục): Tính bình, vị ngọt. Qui kinh tâm, tỳ, thận. Bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, trị mất ngủ, thần kinh suy nhược.
  15. Củ ấu (Lăng giác): Tính bình, vị ngọt. Giải say nắng, thanh nhiệt, chữa đơn độc.
  16. Củ súng (Khiếm thực): Tính bình, vị ngọt chát. Quí kinh tâm, tỳ, thận. An thần, bổ tỳ, ích thận, sáp tinh trị tê thấp, đau lưng gối.
  17. Vừng (Mè, Hồ ma tử): Tính bình, vị ngọt. ích khí, bổ trung, hoà ngũ tạng, trừ phong lao thấp, trị thấp nhiệt, nhuận tràng.
  18. Vừng đen (Hắc chi ma): Tính bình. Quí kinh, phế, tỳ, can, thận. Bổ ích can thận, dưỡng huyết khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ sung tinh tuỷ.
  19. Quả dứa: Tính bình, vị ngọt, Giải nhiệt độc, tâm phiền, hoắc loạn, phù thũng.
  20. Quả nhãn: Tính bình, vị ngọt. Qui kinh tâm, tỳ, ích can, an thần, định trí, bổ huyết, bổ tâm, tỳ. Trị mất ngủ, thần kinh suy nhợc, trí nhớ kém. Trên thực tế lâm sàng tôi nhận thấy: Nhãn tính ôn, nếu bị viêm thận, viêm đường tiết niệu ăn nhiều có thể đái ra máu.
  21. Quả dâu: Tính bình, vị chua ngọt. Qui kinh tâm, can, thận (Trị huyết hư) hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng, mỏi gối, chỉ khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, trị táo bón, do huyết hư, âm hư.
  22. Quả khế (Ngũ liêm tử): Tính bình, vị chua gắt. thanh nhiệt, sinh tân dịch, trị thơng tích giải uế.
  23. Quả vả (Vô hoa quả): Tính bình, vị ngọt, chát. Thông lợi, chữa lỵ, trĩ, lòi dom.
  24. Hoa, lá thiên lý: Tính bình, trừ phiền nhiệt, an thần.
  25. Lá vông nem: Tính bình, an thần, thông huyết, tiêu độc, sát trùng: có độ nên không dùng nhiều và dài ngày.
  26. Dâm bụt: Tính bình, vị ngọt. Thông hoạt, trị sng đau, bạch đới, ỉa ra máu, khát, mất ngủ. Lá non nấu canh, lá già đun nước uống.
  27. Hành (Thông bạch, Đại thông): Tình bình, vị cay, không độc. Phát hãn (ra mồ hôi). Hoà trung, thông dương, hoạt huyết, lợi tiểu, sát trùng, trị đau răng, cảm sốt, nhức đầu, mặt mày phù thũng, an thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng. Qui kinh phế, vị.
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
Bố e thế nào rồi? Còn dùng thuốc đích ko?
Bố e vẫn dùng thuốc đích chị ạ,nhưng dạo này chán ăn,đau nhiều hơn và bị khó thở. Chị e hôm nay mới liên lạc với chị, nghe bảo Bác ăn được hơn và người có đỡ hơn xíu phải không chị? Thôi thì cứ cố gắng hết sức biết đâu hợp thuốc thì tốt quá, mà nhà chị đã ngừng hẵn celebrex luôn chua hay vẫn theo?
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Đàm Ẩm

Về bệnh đàm. Nội kinh chia làm 6 loại khác nhau: Thấp đàm, nhiệt đàm, phong đàm, lão đàm, hàn đàm, tích đàm, nhưng sinh bệnh đều do TỶ VỊ mà ra, hoặc ăn uống đồ sống, lạnh, hoặc lúc ngồi, lúc nằm nhiễm gió độc hoặc lo lắng sầu não, hỏa thiêu đốt tân dịch mà sinh đàm, có khi đờm vào kinh lạc bị phù, có khi nhập vào tạng phủ gân xương, làn tràn khắp thân thể, không chỗ nào tránh khỏi. Phát bệnh mà phạm đến tỳ thì bỗng nhiên bổ ngã đó là chứng huyết đàm, hoặc đưa lên phế thì ho thử rộn lên; hoặc mê vào tâm thì giật mình hoảng hốt, chạy vào can thì chóng mặt, mất cảm giác, gân sườn sưng đầy, hoặc phạm đến thân thì khạc ra nhiều đờm, hoặc qua dạ dầy thì ỉ, mửa, nóng, rét hoặc chạy đến ngực thì họng rất khó chịu, nhức gò xương mày hoặc vào trong ruột thì có tiếng lọc ọc, hoặc kết hạch ở cổ họng hoặc sưng ở mình mẩy chân tay mà biến hóa nhiều bệnh. Phép trị phải theo từ nguồn gốc.


 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
HO

Bệnh ho theo sách Nội kinh phân làm 10 chứng, nhưng căn bản đều do ở phế vì phế chủ khí mà sinh ra tiếng, nhưng khi phát bệnh đều có chứng khác liên quan, nên kể ra từng mục sau này để rõ cách trị.

  1. Ho không đờm mà có tiếng là "khái" phế đã tổn thương là không mát.
  2. Ho không tiếng mà có đờm là "thấu: do tỳ thấp mà sinh đờm.
  3. Ho có tiếng và có đờm là khái thấu phế khí tổn thương và tỳ thấp trễ.
  4. Ho do phong hàn thì nghẹt mũi, khản tiếng ghét gió, ghét lạnh, hoặc tự đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm
  5. Ho do phong hàn uất nhiệt ở phế, thì đêm ho nhiều hơn
  6. Ho do đờm là khi ho có tiếng khò khè, khạc ra được ít thì hết
  7. Ho do hỏa uất thì ho có tiếng, mà đờm ít, mát đỏ.
  8. Ho khan là hỏa uất nhiều quá, nóng nung trong phổi là chứng khó trị
  9. Ho lao thì đờm nhiều, mồ hôi trộm, hoặc phát cơn nóng rét.
  10. Ho có sưng phổi là hễ cử động thì ngực tức, khó thở.
Các chứng bệnh như trên, nêu chiếu phương mà chữa.

---///---

Mặc dù theo Tây y, nhiều cụ ở đây đều là K phổi không tế bào nhỏ và ho là do K phổi gây ra; để trị ho Tây y có phương pháp dùng thuốc làm tan đờm hoặc kháng sinh giúp giảm viêm và ho nhưng theo Đông y thì nó còn nhiều nguyên nhân ẩn chứa khác; đôi khi nó không bắt nguồn từ khối u, vi khuẩn mà nó còn bắt nguồn từ việc suy yếu một hay nhiều chức năng của cơ thể.



 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
SUYỄN

Suyễn là một bệnh mà hơi kéo lên gấp quá, không điều hòa hơi thở được. Nguyên nhân đều do phế hư mà ghé hàn, hoặc thực mà ghé nhiệt hoặc bị thủy khí lấn hoặc lo sợ khi uất lồng lên, hoặc âm hư, hoặc khí hư, hoặc đờm tắc, hoặc hơi thở gấp, hoặc vị hư, hoặc hỏa xông lên... mà sinh ra suyễn, cho nên mắc bệnh không giống nhau, ta đừng cho suyễn chỉ là một chứng. Nay các phương thức sau đây tùy chứng mà chọn dùng.




 
Chỉnh sửa cuối:

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Bố e vẫn dùng thuốc đích chị ạ,nhưng dạo này chán ăn,đau nhiều hơn và bị khó thở. Chị e hôm nay mới liên lạc với chị, nghe bảo Bác ăn được hơn và người có đỡ hơn xíu phải không chị? Thôi thì cứ cố gắng hết sức biết đâu hợp thuốc thì tốt quá, mà nhà chị đã ngừng hẵn celebrex luôn chua hay vẫn theo?
Chị sợ bị dạ dày nên dừng celebrex lâu rùi e ạ, thuốc đích dừng đc 4 hôm nay, bố c cũng ko ăn đc nhiều nữa, lâu rồi c cũng ko đi khám nên ko biết sao, lo lắng lắm vì bố c ko chịu ăn để tăng cường sức khoẻ để uống thuốc nữa vì thuốc mới này phải ăn nhiều thực phẩm mang tính dương
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Trong "Nam Dược Thần Hiệu" của Tuệ Tĩnh có nói tới Mười khoa chữa bệnh bằng thuốc Nam bao gồm:
  1. Các bệnh trùng như sốt rét, uốn ván...
  2. Các bệnh về khí như đàm, ho...
  3. Các bệnh xuất về huyết như thổ huyết, nục huyết...
  4. Các bệnh có đau như đau đầu, đau mặt...
  5. Các bệnh không đau như đổ mồ hôi, chóng mặt...
  6. Các bệnh chín khiếu như tai, mũi, mắt...
  7. Các bệnh nội nhân như hư lao, nội thương...
  8. Các bệnh phụ khoa như điều kinh, hậu sản...
  9. Các bệnh nhi khoa nhọt, ghẻ, lở...
  10. Các bệnh ngoại khoa như ung thư, gãy xương...
Em nghĩ, khi bàn về ăn uống ta cũng tính luôn tới một số các loại thuốc Nam để điều trị một số triệu chứng phát sinh trong quá trình điều trị K phổi. Chắc các cụ còn nhớ câu chuyện của một bạn chữa bệnh chỗ Bs. Ba khi chạy đôn đáo để tìm Hạt rau đay (Bài #1306) để chữa dịch màng phổi chứ? Những bài thuốc Nam đơn giản và hiệu quả đó có đầy đủ trong Tuệ Tĩnh Toàn Tập.

 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Ung thư như chúng ta biết ngày nay là do đột biến gen mà gây nên và Tây y để trị Ung thư hay dùng các loại thuốc phá hủy gen của tế bào ung thư hoặc sử dụng các loại thuốc mới để làm chậm quá trình biến đổi gen và phát triển của tế bào.

Đông y không có khái niệm về đột biến gen mà chỉ coi ung thư là một bệnh ung nhọt trong cơ thể phát ra ngoài. Thực tế là Đông y chỉ nhìn thấy ung thư ở dạng ung nhọt, khi mà tế bào ung thư đã tạo thành các khối thừa trên khắp cơ thể. Cách chữa ung thư của Đông y theo em thấy chỉ nằm vào cách trị ung nhọt nên em không trích vào đây do vậy em chỉ trích phần khái niệm và một số kiêng kỵ thôi.


Ung thư


Ung là tắc lại mà sưng to, thư là trệ lại mà đau dữ, cả hai tuy đều phát ra bên ngoài mà căn bản là do khí huyết trong tạng phủ. Bởi vì trạng thái khí khuyết mất điều hòa. Mừng giận thất thường, ăn uống không điều độ, nóng rét chẳng điều hòa, ăn nhiều đồ cao lương hậu vị xào nướng quá nóng, hoặc do tửu sắc vô độ, cử động xằng xiên, hay dùng sức thái quá đều có thể gây nên bệnh. Độc sinh ra hư nhiệt bên trong nung nấu khí huyết làm cho ngưng trệ không chạy khắp mà biến thành ung thư.

Phát bệnh có khác nhau ở chỗ to, nhỏ, nặng, nhẹ, nông sâu. Ung thuộc phần dương, do tính nhiệt ở lục phủ mà sinh ra, bỗng mọc ra ngoài da thực hình nó to mà nhô cao lên. Đau nhức dữ lắm. Thư thuộc phần âm, do phong độc tích nhiệt ở ngũ tạng, công phá ra cơ nhục, phát bệnh rất hiểm độc ban đầu mọc một cái ngòi mờ mờ, sắc trắng khô đét, chạm vào đau thấu tim.

Cho nên, ung thời để chữa mà thư thì thì chậm lành khó khỏi. Ung thư là một bệnh nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh nhọt lở. Bệnh tính cấp nên việc điều trị cần ở lúc mới phát vì như chữa cháy phải chữa lúc mới cháy.

Về phép chữa khi thế bệnh chưa vỡ, độc khí đang công bên trong, một tí thuốc nóng cũng không dùng được, ngược lại khi đã phá miệng tạng phủ đã hư, ăn uống không ngon thì một tí thuốc hàn lương cũng đừng dùng đến. Như vậy mới đúng theo phép chữa từng thời kỳ trước sau.

Kiêng kỵ:

  • Lúc đang bệnh, kiêng lo âu, tức giận. Mình mẩy quần áo lúc nào cũng đảm bảo sạch sẽ, kiêng bẩn thỉu. Người đến thăm nom cũng vậy.
  • Phải kiêng ăn cá, thịt dê, ngỗng, kiêng uống rượu mạnh, ăn quả xanh, các thức sống lạnh.
  • Miệng nhọt chưa lành phải kiêng phòng dục, kiêng gần người chết. Nếu vi phạm thì ung thư tái phát mà họa không phải bình thường.
---///---

Ở trong mục này, em thấy rằng có nói tới dùng thuốc theo từng thời kỳ như sau:
  • Khi thế bệnh chưa vỡ, độc khí đang công bên trong, một tí thuốc nóng cũng không dùng được: Ở đây em hiểu là khi mới chẩn đoán, còn sưng và viêm thì không nên dùng các loại thuốc có tính nhiệt. Theo kiến thức hiện đại thì khi dùng các loại thuốc nhiệt thì sẽ kích thích sưng, viêm làm khối u phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Khi đã phá miệng tạng phủ đã hư, ăn uống không ngon thì một tí thuốc hàn lương cũng đừng dùng đến: Ở đây nói về khi ung thư đã di căn lan tràn, tạng phủ đã hư thì việc sử dụng các loại thuốc có tính nhiệt và kiêng tính hàn giúp cho cơ thể cân bằng trở lại.
Vậy các cụ cứ tùy theo giai đoạn mà áp dụng nhé. Không có thuốc nào có thể trị được ung thư một cách hoàn toàn chỉ trừ có Hệ miễn dịch. Trong một đời người, chúng ta sẽ trên dưới chục lần xuất hiện tế bào ung thư nhưng không phải lúc nào nó cũng tạo thành khối u. Chỉ khi hệ miễn dịch suy yếu thì tế bào ung thư mới nảy nở và tạo thành khối u, sử dụng chính hệ miễn dịch làm mồi để hình thành mạch máu nuôi khối u. Nếu khi vừa phát hiện, nếu ta tập trung vào tăng cường miễn dịch khác nào làm tăng sự phát triển của khối u (các cụ xem thêm bài Viêm và Ung thư); Nhưng sau một thời gian chiến đấu với ung thư dù đang thế thắng hay thế thua thì cơ thể cũng bị suy kiệt; việc tăng cường miễn dịch về sau là phù hợp. Các thực phẩm, thuốc có tính nhiệt sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể hồi phục để chiến đấu với căn bệnh. Người bệnh nhẹ thì có cơ hội khỏi bệnh, người bệnh nặng thì kéo dài được cuộc sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Vâng. Nhưng em đọc thấy có nhiều điểm mâu thuẫn như hạn chế ăn thuỷ hải sản thì lại thấy nhiều người ăn cá ... Ngoài ra ăn trái cây cũng thấy không được ăn dứa, e thì lại đọc thấy dứa cũng hỗ trợ điều trị ung thư.
Rất mong các bác chia sẻ thực đơn hàng ngày của các cụ để em tham khảo với ạ. Cả việc dùng TPCN nữa ạ. Thanks các bác
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG KHI DÙNG THUỐC ĐÔNG Y

Ngay từ xưa, đông y rất coi trọng việc ăn kiêng khi uống thuốc. Cổ nhân có câu: "Dụng hàn viễn hàn, dụng nhiệt viễn nhiệt". Ăn kiêng để hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đối với thuốc và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Nhiều vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn, vì vậy khi bốc thuốc thường được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: Trong thang thuốc có hà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, trạch, cá trê... Kiêng thịt chó khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai... Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà. Kiêng giấm khi thuốc có phục linh. Kiêng chè khi thuốc có thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa...
Tóm lại, khi uống thuốc cần chú ý thực hiện theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc đề phòng các phản ứng không mong muốn.

Ngoài các căn dặn mang tính bắt buộc của thầy thuốc, ngườ dùng thuốc Đông y cũng cần biết và cố gắng thực hiện một số chế độ ăn uống kiêng cữ chung như sau:

Kiêng ăn thức ăn sống lạnh:
Thức ăn sống lạnh phần lớn có tính hàn lương (lạnh mát)... ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ðặc biệt người tỳ vị hư hàn, hoặc đang uống thuốc ôn (ấm), thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ hoãn vị nên ăn các thức ăn có tính ôn ấm có tác dụng ấm trung tiêu, có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hóa.

Kiêng ăn thức ăn cay đắng:
Người mắc bệnh âm hư hỏa vượng, tạng nhiệt, háo khát... đang uống các thuốc hàn lương để dưỡng âm tăng dịch, hoặc các thuốc hàn lương làm mát huyết. Thức ăn cay đắng phần lớn có tác dụng hao khí. Do vậy nên kiêng các thức ăn cay, đắng.

Kiêng ăn những món nhiều dầu mỡ:
Thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm, khó tiêu hóa... ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc. Nên tất cả những người đang uống thuốc đông dược đều nên kiêng.

Kiêng những thức ăn tanh hôi:
Các thuốc đông y thường có tinh dầu, có tác dụng bốc hơi đưa thuốc đi lên, nâng cao tác dụng của thuốc. Thức ăn tanh hôi thường không dung hòa với các tinh dầu có trong thuốc. Vì vậy để tăng hiệu quả của thuốc, không nên ăn đồ tanh như tôm cá và các thức ăn có mùi hôi như thịt trâu, bò, cừu...

Một số thức ăn thường được các thầy thuốc hướng dẫn phải kiêng kỵ trong khi dùng thuốc đông y là đậu xanh (lục đậu), giá đậu xanh vì nó làm mất tác dụng của thuốc. Thực chất, lục đậu còn là một vị thuốc giải độc thường được dùng trong đông y.

BS. Kim Ngân

Kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y

Các thuốc thanh nhiệt, giải độc dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin) đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

Thuốc thanh nhiệt, an thần không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

Các thuốc giải cảm: cần kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.

Thuốc ôn lý trừ hàn Thuốc tân ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể, không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

Thuốc tiêu đạo để kích thích tiêu hóa
Bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng ăn các thức có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ .

Những thuốc thanh phế trừ đàm: khi dùng không nên ăn chuối tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các thuốc bổ dưỡng: khi uống không nên ăn rau quả có tính lợi tiểu như cải bẹ. Nói chung theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh (kể cả giá đỗ) và cải bẹ, hai thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Cụ sưu tầm đc nhiều thật đấy, theo quan điểm của e thì đông - tây - kim - cổ đều là các PP chữa có tỷ lệ thành công nhất định, quan trọng là tìm đc PP nào có hiệu quả nhất thôi, ví dụ như dùng thuốc đích e thấy có mấy trường hợp đc 6,7 năm còn 3,4 năm gặp ở viện nhiều lắm mà họ cũng chẳng kiêng khem gì cả và ko uống tpcn gì đâu đúng theo phác đồ của bác sĩ thôi, quan trọng là tuỳ từng thời điểm, giai đoạn, từng triệu chứng mà lựa chọn hướng điều trị, nhưng có mấy ai đi trên con đường tối tăm mà tìm được hướng đi đúng đâu, nên mới có sự may mắn như gặp thầy gặp thuốc, or sẽ mất một quãng thời gian điều trị ko đạt hiệu quả, nhà e và một số nhà các bác trên đây ko theo tây y hóa trị, ko đột biến để tin tg dùng thuốc đích nên vẫn đang trên con đường mày mò tìm phương pháp tìm thuốc chữa, giờ thì e ko kỳ vọng cao quá mà chỉ mong nâng cao thể lực và chất lượng cuộc sống thôi ạ, và e cũng mong các bác đã trải qua sau đó nhìn nhận lại quá trình chiến đấu đưa ra những kinh nghiệm nên dùng, theo PP này hay ko nên theo PP, thuốc kia và từng thời điểm xử lý ntn? Đó là những chia sẻ quý báu nhất đấy ạ. Trong cuộc chiến ko cân sức này e vẫn đang hi vọng! E ko hi vọng mh chiến thắng hoàn toàn mà hi vọng mh có đủ sinh lực và vũ khí để cuộc chiến tranh có thể kéo dài.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,487
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Cụ sưu tầm đc nhiều thật đấy, theo quan điểm của e thì đông - tây - kim - cổ đều là các PP chữa có tỷ lệ thành công nhất định, quan trọng là tìm đc PP nào có hiệu quả nhất thôi, ví dụ như dùng thuốc đích e thấy có mấy trường hợp đc 6,7 năm còn 3,4 năm gặp ở viện nhiều lắm mà họ cũng chẳng kiêng khem gì cả và ko uống tpcn gì đâu đúng theo phác đồ của bác sĩ thôi, quan trọng là tuỳ từng thời điểm, giai đoạn, từng triệu chứng mà lựa chọn hướng điều trị, nhưng có mấy ai đi trên con đường tối tăm mà tìm được hướng đi đúng đâu, nên mới có sự may mắn như gặp thầy gặp thuốc, or sẽ mất một quãng thời gian điều trị ko đạt hiệu quả, nhà e và một số nhà các bác trên đây ko theo tây y hóa trị, ko đột biến để tin tg dùng thuốc đích nên vẫn đang trên con đường mày mò tìm phương pháp tìm thuốc chữa, giờ thì e ko kỳ vọng cao quá mà chỉ mong nâng cao thể lực và chất lượng cuộc sống thôi ạ, và e cũng mong các bác đã trải qua sau đó nhìn nhận lại quá trình chiến đấu đưa ra những kinh nghiệm nên dùng, theo PP này hay ko nên theo PP, thuốc kia và từng thời điểm xử lý ntn? Đó là những chia sẻ quý báu nhất đấy ạ. Trong cuộc chiến ko cân sức này e vẫn đang hi vọng! E ko hi vọng mh chiến thắng hoàn toàn mà hi vọng mh có đủ sinh lực và vũ khí để cuộc chiến tranh có thể kéo dài.
Em cũng xin chia sẻ với các cụ như thế này.

Thớt này được tạo từ tháng 3/2015 đến nay đã gần 7 tháng và nhận được sự quan tâm của rất nhiều các cụ, mợ cùng hoàn cảnh.

Ở những mục đầu, em có chia sẻ một số hành trình đi tìm phương pháp chữa bệnh sau khi bà nhà em bị chẩn đoán K phổi giai đoạn cuối. Qua đó một số cụ đã tìm được điểm chung và bỏ qua những giai đoạn tìm thầy lang mà đi thẳng tới thuốc đích có sác xuất hiệu quả điều trị cao hơn.

Sau khi đã xác định được phương pháp điều trị em tiến tới quá trình giải quyết các tác dụng phụ nảy sinh trong quá trình điều trị và tìm kiếm các cách thức để thuốc đích kéo dài được hiệu quả lâu hơn thời gian trung vị là 10 tháng.

Về việc giải quyết tác dụng phụ của thuốc đích cũng như tương tác thuốc, em cũng có một số bài viết chia sẻ và em thấy rằng, tác dụng phụ của thuốc đích (hoặc có thể kể cả hóa trị hay xạ trị) ta đều có thể nhận biết và có thể phần nào kiểm soát được.

Về hiệu quả của thuốc đích đối với K phổi thì theo quan sát ở diễn đàn em thấy như thế này:
  1. Những cụ nào có đột biến gen; có xạ trị hoặc/ và hóa trị 1-2 vòng sau đó dùng tới thuốc đích là có sức khỏe ổn định nhất trong khoảng thời gian của thớt từ trước tới nay.
  2. Những cụ nào có đột biến gen mà KHÔNG xạ/ hóa trị mà áp dụng luôn thuốc đích như điều trị bước 1 thì sức khỏe gặp nhiều trục trặc nhưng vẫn duy trì được cuộc sống khá bình thường; Exon 19 đáp ứng thuốc tốt hơn Exon 21.
  3. Những cụ nào không có đột biến gen, bệnh diễn tiến không quá nhanh mà dùng thuốc đích thì khoảng 1 nửa có kết quả giữ cho bệnh không phát trong khoảng 3 tháng (bằng với thống kê NSX)
  4. Những cụ nào bất kể có hay không có đột biến gen, bệnh ở giai đoạn quá muộn, sức khỏe quá yếu nếu dùng thuốc đích thì tác dụng phụ sẽ làm cho bệnh tình trầm trọng hơn. Nhưng tâm lý còn nước còn tát nên dù chỉ còn ít hy vọng các cụ ấy vẫn sử dụng.
  5. Những cụ nào chỉ dùng Hóa trị và/ hoặc Xạ trị trên diễn đàn này thì tạm thời đã đẩy lui được bệnh nhưng chịu một số tác dụng phụ của hóa trị nặng nề hơn dùng thuốc đích; chất lượng cuộc sống kém hơn.
  6. Những cụ nào không có đột biến gen, đã qua hóa trị nhưng tái phát dùng thuốc đích lại có kết quả khá khả quan, sức khỏe hồi phục tính tới thời điểm hiện tại.
  7. Những cụ dùng thuốc đích nhưng tái phát hầu hết tìm tới hóa trị kết hợp với các loại thuốc thế hệ mới nhưng chưa có thông tin thêm. Một số cụ khác vẫn đang tìm cho mình một phương pháp thay thế khác.
  8. Những cụ nào không Hóa trị/ Xạ trị mà chỉ dùng Đông y, TPCN hoặc liệu pháp thay thế thì sức khỏe không ổn định và tình trạng khá nguy hiểm.
Về việc sử dụng TPCN, dinh dưỡng có ảnh hưởng tới phương pháp điều trị hay không thì theo như mợ Đào Thị thì nhiều người không kiêng khem gì và không dùng TPCN gì nhưng họ vẫn dùng thuốc đích được 6-7 năm. Vậy chúng ta xử lý thông tin này như thế nào, nếu cứ có đột biến gen được dùng thuốc đích thì cứ ăn uống theo ý thích thường ngày và vẫn sống 6-7 năm?

Theo con số thống kê thì dù thuốc đích hay hóa trị thì có tỉ lệ sống qua 5 năm đều không khác biệt cho dù có đột biến gen hay không. Ví dụ tỉ lệ bệnh nhân có đột biến gen, giai đoạn IV (giai đoạn thường gặp ở kiểu bệnh nhân này với tốc độ phát triển nhanh) qua 5 năm chỉ là 2-3%; trong khi đó tỉ lệ cho bệnh nhân không đột biến gen, có hút thuốc, giai đoạn IIIB (giai đoạn thường gặp ở kiểu bệnh nhân này vì tốc độ nó phát triển chậm) là 7-9%. Các trường hợp sống quá thời gian thống kê của Bác sĩ là những trường hợp rất ít và bác sĩ thường đưa ra để tạo động lực và động viên tinh thần bệnh nhân.


Việc sử dụng TPCN và dinh dưỡng như thế nào thì cũng nhiều quan điểm, nhiều người đã bàn rồi. Tất cả đều tìm đến một quan điểm chung là không nên bồi bổ quá mức và cũng không nên kiêng khem quá mức; dinh dưỡng nên chọn loại thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bản chất TPCN và dinh dưỡng không thể chặn đứng được ung thư, nếu có trường hợp như vậy thì chỉ có thể là hệ Miễn Dịch của cơ thể được hồi phục kịp thời, điều này còn phải phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, bệnh mãn tính, thói quen sinh hoạt, giới tính, nguyên nhân bệnh của bệnh nhân đó nữa. Các vấn đề này thường hay bị bỏ qua trong câu chuyện.

Quan điểm, nhận thức và niềm tin của em ở từng bài viết ra tới giờ cũng có nhiều thay đổi sau khi tham khảo và trao đổi với các cụ. Có những điều vẫn đúng nhưng có những điều em cảm thấy không phù hợp (nhất là liệu pháp thay thế), nhưng em cũng không sửa lại những bài viết đó nữa, coi đó là dòng chảy của diễn đàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

CuaTom

Xe đạp
Biển số
OF-208742
Ngày cấp bằng
4/9/13
Số km
33
Động cơ
316,890 Mã lực
Về hiệu quả của thuốc đích đối với K phổi thì theo quan sát ở diễn đàn em thấy như thế này:
  1. Những cụ nào có đột biến gen; có xạ trị hoặc/ và hóa trị 1-2 vòng sau đó dùng tới thuốc đích là có sức khỏe ổn định nhất trong khoảng thời gian của thớt từ trước tới nay.
  2. Những cụ nào có đột biến gen mà KHÔNG xạ/ hóa trị mà áp dụng luôn thuốc đích như điều trị bước 1 thì sức khỏe gặp nhiều trục trặc nhưng vẫn duy trì được cuộc sống khá bình thường; Exon 19 đáp ứng thuốc tốt hơn Exon 21.
  3. Những cụ nào không có đột biến gen, bệnh diễn tiến không quá nhanh mà dùng thuốc đích thì khoảng 1 nửa có kết quả giữ cho bệnh không phát trong khoảng 3 tháng (bằng với thống kê NSX)
  4. Những cụ nào bất kể có hay không có đột biến gen, bệnh ở giai đoạn quá muộn, sức khỏe quá yếu nếu dùng thuốc đích thì tác dụng phụ sẽ làm cho bệnh tình trầm trọng hơn. Nhưng tâm lý còn nước còn tát nên dù chỉ còn ít hy vọng các cụ ấy vẫn sử dụng.
  5. Những cụ nào chỉ dùng Hóa trị và/ hoặc Xạ trị trên diễn đàn này thì tạm thời đã đẩy lui được bệnh nhưng chịu một số tác dụng phụ của hóa trị nặng nề hơn dùng thuốc đích; chất lượng cuộc sống kém hơn.
  6. Những cụ nào không có đột biến gen, đã qua hóa trị nhưng tái phát dùng thuốc đích lại có kết quả khá khả quan, sức khỏe hồi phục tính tới thời điểm hiện tại.
  7. Những cụ dùng thuốc đích nhưng tái phát hầu hết tìm tới hóa trị kết hợp với các loại thuốc thế hệ mới nhưng chưa có thông tin thêm. Một số cụ khác vẫn đang tìm cho mình một phương pháp thay thế khác.
  8. Những cụ nào không Hóa trị/ Xạ trị mà chỉ dùng Đông y, TPCN hoặc liệu pháp thay thế thì sức khỏe không ổn định và tình trạng khá nguy hiểm.
.
Người nhà e bị K phổi di căn hạch giai đoạn 3( bs kết luận thế)sau khi nghiên cứu, và cũng được tư vấn của bs bệnh viện K, thì hôm nay quyết định dùng Xạ trị gia tốc tại K2 các cụ ạ( Phải làm thủ tục từ K3 về K2, công đoạn chờ đợi mất rất nhiều thời gian), bảo hiểm 100% nhưng vẫn phải nộp 15tr, người nhà cụ nào đã dùng phương pháp xạ trị bằng máy gia tốc này thì chia sẻ cho em về hiệu quả cũng như chi phí và các đợt điều trị với ạ. Bác e thì hiện tại sức khoẻ ổn định ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
976
Động cơ
266,339 Mã lực
Người nhà e bị K phổi di căn hạch giai đoạn 3( bs kết luận thế)sau khi nghiên cứu, và cũng được tư vấn của bs bệnh viện K, thì hôm nay quyết định dùng Xạ trị gia tốc tại K2 các cụ ạ( Phải làm thủ tục từ K3 về K2, công đoạn chờ đợi mất rất nhiều thời gian), bảo hiểm 100% nhưng vẫn phải nộp 15tr, người nhà cụ nào đã dùng phương pháp xạ trị bằng máy gia tốc này thì chia sẻ cho em về hiệu quả cũng như chi phí và các đợt điều trị với ạ. Bác e thì hiện tại sức khoẻ ổn định ạ
sao ko xạ ở K3 cho máy mới mà lại chuyển về K2 vậy Cụ?
nếu xạ ở K2 thì có 2 loại máy là máy xạ colbalt hay còn gọi là xạ thường và loại máy 2 là xạ gia tốc hiện đại hơn !khi làm giấy xạ Bác sĩ sẽ nhà mình chọn 1 trong 2 loại !...Bác sĩ điều trị ở khoa xạ K2 sẽ là người quyết định tính liều xạ cũng như số mũi xạ cho nhà Cụ và đưa cái giấy ghi liều mũi đó xuống cho phòng xạ nơi mà các kĩ thuật viên sẽ trực tiếp điều khiển máy xạ để xạ cho người nhà mình
Bác sĩ khoa xạ K2 thì có BS Xuân trưởng khoa rồi kế đến là Dung,Huy béo,Huy lùn...Kĩ thuật viên thì có Minh,Bác Trọng và mấy em leng teng phục vụ như em Hoàng( em này rất tốt và ngoan),Tuấn( đừng để tên này đánh dấu xạ vì hắn ko biết j đâu,lần đó Mẹ em suýt nhầm vì tên này định vị ,may mà có ku Hoàng sửa lại...đến định vị xạ còn nhầm thì ko hiểu làm cái j nữa,mặt thì xấu lại còn câng câng nhìn cực khắc khổ )
Đến thứ 2 đầu tuần,nên có 100k bỏ vô tờ giấy ghi liều xạ để cảm ơn kĩ thuật viên,xạ là phải xếp hàng chờ đến lượt nên hôm nào có việc mà muốn lên trước thì cứ vô phòng mà đề bạt theo kiểu tùy cơ ứng biến ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top