Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Không cụ ơi, nhà e sang bên sing. Chứ ở nhà đã có Afatinib đâu. Nó kết hợp uống Afatinib ngày 1 viên liều 30mg cùng với truyền erbitux 2 tuần 1 lần. Cụ nhà e mới uống hôm nay, xem thế nào có hiệu quả không
Nhà cụ dùng Combine Afatinib+Erbitux là phác đồ mới nhất và hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh nhân kháng thuốc đích và đã trải qua điều trị tích cực rồi. Theo phác đồ này thì 29% sẽ đáp ứng hoàn toàn và có 18% bệnh nhân sẽ giảm được kích cỡ khối u >50%. Trung bình thời gian duy trì của phương pháp này là khoảng 6 tháng, và có bệnh nhân duy trì thêm được 24 tháng hoặc hơn. Trong thử nghiệm y tế này còn có cả những bệnh nhân đã dùng thuốc đích 7 năm.
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
61
Động cơ
406,954 Mã lực
Nhà cụ dùng Combine Afatinib+Erbitux là phác đồ mới nhất và hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh nhân kháng thuốc đích và đã trải qua điều trị tích cực rồi. Theo phác đồ này thì 29% sẽ đáp ứng hoàn toàn và có 18% bệnh nhân sẽ giảm được kích cỡ khối u >50%. Trung bình thời gian duy trì của phương pháp này là khoảng 6 tháng, và có bệnh nhân duy trì thêm được 24 tháng hoặc hơn. Trong thử nghiệm y tế này còn có cả những bệnh nhân đã dùng thuốc đích 7 năm.
Cám ơn cụ, thì nhà em cũng tìm hiểu lên xuống rồi mới theo phác đồ này. Thật ra là cụ nhà em từ lúc phát hiện đã di căn xương, đến nay cũng đc gàn 3 năm rồi. Còn nước còn tát thôi hehe
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
61
Động cơ
406,954 Mã lực
Up lại cụ nào cần tarceva thì ới em nhé, nhà e còn khoảng 40v date 2016
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Cám ơn cụ, thì nhà em cũng tìm hiểu lên xuống rồi mới theo phác đồ này. Thật ra là cụ nhà em từ lúc phát hiện đã di căn xương, đến nay cũng đc gàn 3 năm rồi. Còn nước còn tát thôi hehe
uầy ! nghe tin từ nhà Cụ mà thấy động lực quá!..Cụ nhà di căn xương mà đã được gần 3 năm chứng tỏ mọi việc tiến triển rất thuận lợi !Cụ cho em hỏi từ lúc phát hiện thì Cụ nhà mình phác đồ ra sao ạ?có truyền hóa chất ko hay là dùng thuốc đích luôn từ đó đến nay mới đổi sang afatinib+erbitux ạ?
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
dạ vâng,cụ ơi,trước và sau phẫu thì nên dùng bổ xung tpcn gì để không ảnh hưởng mà hồi phục nhanh ạ,e đang định mua beta glucan mà đặt bên mỹ thì ko kịp,mua ở vn thì cg chưa biết ở đâu cho chuẩn,ngoài ra có bổ xung thêm j ko ạ
Cụ nên bổ sung đông trùng hạ thảo, giúp phục hồi hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Em không biết chỗ mua vì em không mua ở Việt Nam.

Trường hợp phẫu thuật bệnh nhân chưa ăn được nhiều thì có thể bổ sung sữa prosure, có thể cho ăn qua ống xông. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì sữa này vẫn có tỷ lệ đường nhất định, mà đường lại là thức ăn cực kỳ ưa thích của tế bào ung thư.

Cụ không nên cho người bệnh ăn yến vì yến có tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào, không tốt cho bệnh nhân ung thư.

Chúc cụ may mắn!
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
V. Điều trị hóa chất (chemo therapy)

Các kinh nghiệm về phẫu thuật phổi, xạ trị em chưa có kinh nghiệm nên chỉ tập trung nói về các vấn đề cần lưu ý trong điều trị hóa chất.

1. Buồng truyền tĩnh mạch

Đối với các bệnh nhân điều trị bằng hóa chất với tần suất dày (ví dụ ung thư đại tràng 12-14 ngày/chu kỳ) hoặc dự đoán sẽ phải truyền lâu dài (>10 chu kỳ), đặt buồng tiêm tĩnh mạch là một phương án nên cân nhắc. Đây là thủ thuật cấy một buồng tiêm vào dưới da ngực, nối thẳng vào tĩnh mạch lớn. Hóa chất, các thuốc bổ trợ/dinh dưỡng sử dụng qua đường tĩnh mạch được truyền vào cơ thể người bệnh thông qua buồng truyền này. Sau khi làm thủ thuật này thì thông thường phải mất từ 10-15 ngày để ổn định mới có thể sử đụng dược. Chi phí đặt khoảng 10tr, mỗi lần truyền mất thêm ~100k/kim truyền. Em không rõ hiện nay bảo hiểm có cover chi phí này không.

http://www.websuckhoe.vn/physic/detail/cay-buong-tiem-duoi-da-(*)-1985.html

Thường bệnh nhân qua quá trình điều trị bằng hóa chất lâu ngày, các tĩnh mạch nhỏ ở tay sẽ bị chai (gọi nôm na là cháy ven). Ngoài triệu chứng đau, nhức, sưng, phiền phức của việc cháy ven này là khiến y tá không chọc được ven ở tay để truyền thuốc/dinh dưỡng cho người bệnh. Nhiều người phải truyền qua ven chân, bất tiện trong các trường hợp truyền kéo dài vài chục tiếng liên tục. Em có biết một bác từ lúc bắt đầu điều trị cho đến lúc ra đi là 52 đợt hóa chất (trong vòng 3 năm), 2 năm đầu truyền ven tay, ven chân, đến năm cuối cùng không còn chỗ nào dùng được nữa thì phải đặt buồng truyền. Bà nhà em cho đặt luôn từ đầu, nằm truyền hơn chục tiếng cũng thấy nhẹ nhàng vì chân tay cử động thoải mái, không sợ vướng dây dợ. Khi không dùng nữa thì 1,5 tháng qua viện họ bơm rửa 1 lần, đến giờ cũng chưa thấy biến chứng gì. Em biết một bệnh nhân đặt buồng truyền sử dụng được vài chu kỳ thì bị tắc, lại phải phẫu thuật tháo ra. Nói chung là may rủi, phụ thuộc kỹ thuật đặt của bác sỹ ngoại.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
V. Điều trị hóa chất (tiếp)

2. Kiểm soát tác dụng phụ

Dưới đây chỉ là các tác dụng phụ mà bà nhà em gặp phải và cách xử lý em đã áp dụng và thấy có hiệu quả:

- Buồn nôn: Hầu hết các bệnh nhân điều trị hóa chất đều ít nhiều có cảm giác buồn nôn, mức độ tùy từng loại thuốc và từng cơ thể người bệnh. Để hạn chế cảm giác này, thường bác sỹ sẽ cho tiêm một liều thuốc chống nôn trước khi truyền hóa chất. Nhà em thì giã thêm gừng ngâm vào nước sôi, lấy nước cho bà uống nhấm nháp trước và trong ngày truyền hóa chất thì thấy cảm giác buồn nôn có giảm.

- Tăng huyết áp: Do trong phác đồ điều trị của bà nhà em có Bevacizumab (Avastin) là loại thuốc chống tăng sinh mạch máu mới, làm co mạch nên tác dụng phụ lớn nhất của nó là tăng huyết áp. Bà nhà em đã có tiền sử huyết áp cao, nên bác sỹ đã rất cân nhắc khi kê thuốc này. Tuy nhiên do em cứ đề xuất (vì nghĩ có thêm thuốc thì tác dụng sẽ tốt hơn) nên bác sỹ đồng ý với phác đồ TC + Bevacizumab. Truyền được đến đợt thứ 2 thì có vấn đề, huyết áp tăng lên rất cao, 180-110. Thuốc huyết áp bà em vẫn uống không ăn thua. Bổ sung thuốc hạ huyết áp khẩn cấp, nhưng h/a hạ xuống chậm. Việc truyền hóa chất cứ phải dừng liên tục, cứ h/a tăng thì dưng, h/a giải thì truyền tiếp. Sau đợt đó bác sỹ điều trị chỉ định (i) đưa bà sang khám chuyên khoa tim mạch --> đổi thuốc huyết áp; (ii) giảm liều avastin còn ½ liều tiêu chuẩn cho các đợt tiếp theo

Nói thêm về Avastin, tác dụng của nó là hạn chế tăng sinh mạch máu mới, co mạch nên có tác dụng hạn chế vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi khối u. Tuy nhiên cũng có một số quan điểm cho rằng nó hạn chế được dinh dưỡng nuôi khối u thì nó cũng hạn chế luôn đường vận chuyển các loại thuốc tấn công khối u khác. Vì vậy nhiều bác sỹ không sử dụng thuốc này trong phác đồ điều trị của mình.

- Táo bón: Trước ngày truyền hóa chất khoảng 3 ngày, em cho bà uống bổ sung thuốc làm mềm phân Duphalac (hoạt chất lactulose), mối ngày 1 gói. Uống khoảng 5-6 ngày thì dừng. Cho bệnh nhân uống nhiều nước (khổ nỗi đi vệ sinh suốt vì vừa uống nước vừa truyền các loại dung dịch khác).

- Giảm bạch cầu: Lần nào truyền bà em cũng bị giảm hồng cầu và bạch cầu, thường xuyên phải tiêm thuốc kích. Thuốc nhà em sử dụng là Neupogen, thường tiêm từ 1-3 mũi. Cứ tiêm một mũi thì hôm sau thử máu, nếu bạch cầu không tăng lại tiêm phát nữa, rồi hôm sau lại thử máu. Khi tiêm thì có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau ở phần ức trước ngực hoặc đau trong tủy xương, đau khoảng ½ ngày thì hết. Tiêm thuốc này nhiều không tốt nhưng nếu không kích thì không đủ bạch cầu để được tiếp tục truyền thuốc. Thường bạch cầu sẽ giảm thấp nhất vào 9-12 ngày sau khi truyền hóa chất. Khi bạch cầu giảm, cần hết sức cẩn thận phòng tránh không để bệnh nhân bị nhiễm bệnh (cảm, cúm, bị thương chảy máu…) vì lúc này hệ miễn dịch của cơ thể không có đủ chiến binh để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng các đồ dùng thường xuyên, tránh cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người, ra đường bịt khẩu trang… Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cần gọi ngay bác sỹ để được kê thuốc kháng sinh liều cao (tiêm, uống).

- Giảm tiểu cầu: Theo bác sỹ không có thuốc nào có thể hỗ trợ tăng tiểu cầu, do vậy nếu bệnh nhân bị hạ tiểu cầu cần phải đợi cho đến khi cơ thể phục hồi, số lượng tiểu cầu đạt mức tối thiểu thì mới được truyền tiếp. Trường hợp nặng thì phải truyền tiểu cầu. Tiểu cầu giúp đông máu, nên tiểu cầu xuống thấp thì phải tránh nguy cơ bị chảy máu (cả trong và ngoài). Bà em bị hạ tiểu cầu nhẹ trong 1-2 lần điều trị, em cho ăn bổ sung lòng trắng trứng gà, măng tây+rau bina xay lấy nước uống, cá chép nhỏ/cá bớp nhỏ nguyên con (chỉ rửa sạch, không mổ xẻ gì) nấu súp thì thấy cũng có tăng lên, chả biết có phải do tác dụng của thức ăn hay do cơ thể bà tự điều chỉnh được.

- Nhiệt miệng: Nhiều loại hóa chất có thể gây lở loét niêm mạc miện, bệnh nhân rất đau, khô miệng, ăn uống khó khăn Vì vậy giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất cần thiết tránh nhiễm trùng. Em được bác sỹ bên Sing kê cho nước súc miệng Biotene của pháp, kiểu như một loại nước sát trùng miệng dịu nhẹ không cay, có thành phần cấu tạo gần giống nước bọt tự nhiên. Bà nhà em dùng thì không khỏi ngay, nhưng cũng giúp làm dịu nhẹ, giảm đau. Cái này em mua ở hiệu thuốc bệnh viện hoặc trong các shop dược mỹ phẩm, ở VN thì chưa thấy có.

- Rụng tóc: bệnh nhân chỉ ê đầu mấy ngày, rụng xong là hết, tác động chủ yếu về mặt ngoại hình. nếu là bệnh nhân nam thì cứ để đầu trọc cho nó ngầu. Bệnh nhân nữ thì các cụ sắm cho em cái khăn, mũ bằng vải mỏng để đội trong nhà, ra ngoài đường nếu thích thì làm thêm một bộ tóc giả là ngon.

- Run chân tay: thường là biểu hiện tổn thương tế bào thần kinh hoạc tế bào cơ do tác dụng phụ của hóa chất. Khi biểu hiện nặng thì cần thong báo cho bác sỹ để điều chỉnh lại liều lượng thuốc hóa trị. Em cho bà uống bổ sung L-arginine để hạn chế tác dụng phụ này (sẽ trình bày kỹ hơn trong phần sau)

- Mẩn ngứa: khả năng gan, thận bị tổn thương. Bổ sung các loại nước mát, hỗ trợ giải độc gan thận (nha đam, linh chi…). Uống thêm Milk Thrist, Artichoke, Bitter Melon (sẽ nói ở phần sau).

- Chán ăn: hóa chất vào là nhai cái gì cũng thành rơm hết, chưa kể ăn vào là nôn. Vì vậy phải chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn chế biến chủ yếu hấp, luộc, hầm, băm nhỏ và nấu kỹ, để nguội để hạn chế mùi. Truyền bổ sung vitamin (Cernavit), uống men tiêu hóa (enteregomina), thuốc kích thích ăn uống (em quên xừ tên rồi,nhưng thuốc này do bác sỹ Sing chỉ định, mua theo đơn bên đó, về đây em tìm mua không có)
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
61
Động cơ
406,954 Mã lực
uầy ! nghe tin từ nhà Cụ mà thấy động lực quá!..Cụ nhà di căn xương mà đã được gần 3 năm chứng tỏ mọi việc tiến triển rất thuận lợi !Cụ cho em hỏi từ lúc phát hiện thì Cụ nhà mình phác đồ ra sao ạ?có truyền hóa chất ko hay là dùng thuốc đích luôn từ đó đến nay mới đổi sang afatinib+erbitux ạ?
em cũng không ở cạnh ông cụ từ lúc đầu nên cũng k nắm rõ hết, nhg cũng qua rất nhiều loại hoá chất r cụ ạ. ban đầu dùng tarceva với iressa. rồi vidatox cũng rất nhiều. hoá chất loại nào mới ở nhà thì cụ nhà e cũng dùng tuốt hehe. nhg đến thời điểm hoá chất có vẻ cũng k phản ứng tốt rồi thì mới sang cái thế hệ thuốc đích mới này. chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt cụ ạ hêhe. chúc nhà cụ vững niềm tin với ng bệnh và mong mọi điều tốt lành đến với nhà cụ nhé.
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
em cũng không ở cạnh ông cụ từ lúc đầu nên cũng k nắm rõ hết, nhg cũng qua rất nhiều loại hoá chất r cụ ạ. ban đầu dùng tarceva với iressa. rồi vidatox cũng rất nhiều. hoá chất loại nào mới ở nhà thì cụ nhà e cũng dùng tuốt hehe. nhg đến thời điểm hoá chất có vẻ cũng k phản ứng tốt rồi thì mới sang cái thế hệ thuốc đích mới này. chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt cụ ạ hêhe. chúc nhà cụ vững niềm tin với ng bệnh và mong mọi điều tốt lành đến với nhà cụ nhé.
Cụ cho e hỏi nhà cụ trước kia dùng tarceva rồi chuyển qua iressa có làm xét nghiệm gì để quyết định chuyển sang loại thuốc đó không vậy cụ,cơ thể có biểu hiện gì khác hay sao mà nhà cụ lại quyết định chuyển qua loại iressa hay sao thế nhỉ?
 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực












Có người quen mới chia sẻ với nhà e bài này, e up lên đây để các cụ tham khảo, e nghe bác ấy nói gần nhà bác đã có 2 người áp dụng và thấy khoẻ ra, bệnh viện trả về chỉ nằm 1 chỗ nhưng đến nay đã 2 năm sk vẫn ổn định và làm việc nhẹ trong nhà đuọc.

Về thành phần bài thuốc có nhiều thứ mà diễn đàn ta đã nhắc đến như đu đủ, xạ đen, bạch hoa xà, bán chi liên....nên bài thuốc này e nghĩ mình có thể tin tưởng được. Tuy nhiên để mà được kết quả như cụ trên chắc cũng cần chút may mắn, hợp thầy hợp thuốc... E chia sẻ đây để cụ nào cần có thể áp dụng.
 

Phanhoang90

Xe đạp
Biển số
OF-379614
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
46
Động cơ
244,860 Mã lực
Tuổi
34
Em vừa mua 1 lọ beta glucan của bên intersol,ko biết có phải hàng chuẩn ko,cụ nào biết vào nhìn thử hộ em với







 

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
Em vừa mua 1 lọ beta glucan của bên intersol,ko biết có phải hàng chuẩn ko,cụ nào biết vào nhìn thử hộ em với







Nhà e có đặt mua dự trữ loại này ở amazon, e mới so thử loại của cụ thì giống đấy ah, tuy nhiên nhà e còn " rởm " hơn , họ gửi về không có hộp giấy đựng bên ngoài như của cụ đâu :D
 
Biển số
OF-378970
Ngày cấp bằng
22/8/15
Số km
76
Động cơ
245,560 Mã lực
Tuổi
34
Men gan của cụ nhà em gấp 15 lần mức tối đa cho phép. Hiện giờ thì cũng không biết do thuốc đích (mới uống 5 tuần ngưng) hay do tuần rồi nằm viện được truyền các loại kháng sinh và uống ti tỉ các loại thuốc.
Cụ nhà em được dùng thuốc đích, nói chung là có may mắn, nhưng đoạn đường nhiều gai góc. Bọn em định mấy nữa cụ đỡ bệnh, mướn nhà gần bệnh viện cho tiện.
 

Phanhoang90

Xe đạp
Biển số
OF-379614
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
46
Động cơ
244,860 Mã lực
Tuổi
34
Nhà e có đặt mua dự trữ loại này ở amazon, e mới so thử loại của cụ thì giống đấy ah, tuy nhiên nhà e còn " rởm " hơn , họ gửi về không có hộp giấy đựng bên ngoài như của cụ đâu :D
Em cảm ơn cụ nhé
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
61
Động cơ
406,954 Mã lực
Cụ cho e hỏi nhà cụ trước kia dùng tarceva rồi chuyển qua iressa có làm xét nghiệm gì để quyết định chuyển sang loại thuốc đó không vậy cụ,cơ thể có biểu hiện gì khác hay sao mà nhà cụ lại quyết định chuyển qua loại iressa hay sao thế nhỉ?
Có theo dõi thường xuyên của bác sĩ chứ cụ. Thật ra đợt đấy em không ở nhà nên cũng k nắm rõ hết đc, em chỉ nắm đc lịch sử dùng thuốc thôi. Nhà cụ điều trị ở viện nào thế?
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
61
Động cơ
406,954 Mã lực
Men gan của cụ nhà em gấp 15 lần mức tối đa cho phép. Hiện giờ thì cũng không biết do thuốc đích (mới uống 5 tuần ngưng) hay do tuần rồi nằm viện được truyền các loại kháng sinh và uống ti tỉ các loại thuốc.
Cụ nhà em được dùng thuốc đích, nói chung là có may mắn, nhưng đoạn đường nhiều gai góc. Bọn em định mấy nữa cụ đỡ bệnh, mướn nhà gần bệnh viện cho tiện.
Men gan cao bất thường cụ cũng nên kiểm tra virus xem sao, vì ng bệnh miễn dịch kém có thể virus viêm gan nó tấn công. Ông cụ nhà em đợt vừa rồi men lên cao quá mãi k xuống truyền bổ gan đạm gan đủ kiểu phải uống thuốc viêm gan B mấy hôm xuống luôn, nhg phải uống liên tục vài năm
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
nhìn những tấm ảnh mà Cụ hacdaihung post lên thấy đẹp và ấm cúng quá! mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình Cụ
có cụ nào biết mua beta glucan của transfer point ở đâu ko ạ,em đang cần gấp,mua tại việt nam thì tốt ạ
Bà cụ nhà cụ Hắc nhìn phúc hậu quá, chắc là bệnh cũng nhẹ hơn cụ nhà em nữa. Chúc mừng gia đình cụ
Cảm ơn các cụ đã động viên và chúc cho các cụ gặp nhiều may mắn!

Trước chuyến đi này bà nhà em cũng hơi trầm cảm một chút và chân phải bị nhức trở lại ( như nhiều lần em có nói tới ở trên này). Vậy mà sau 3 ngày di chuyển khoảng 800km và leo núi khi về nhà bà em hết đau chân các cụ ạ.

Em có nhớ lại là trên OF này cũng có trường hợp bin đau chân và cụ ấy kiên trì đi bộ, đau cũng cắn răng mà đi. Sau 1 tháng thì chân cụ ấy như chân đà điểu. Cụ ấy nói là cụ ấy có triệu chứng của tắc nghẽn tĩnh mạch sâu. Các cụ có thể xem thêm câu chuyện đó tại đây.

Đối với bệnh nhân K, hiện tượng tắc tĩnh mạch sâu xuất hiện nhiều hơn gấp nhiều lần so với người bình thường do thuốc điều trị, viêm và do cả tuổi già. Biểu hiện là tê bì và nhức ở cẳng chân (phần gần và bắp), rất mỏi khi di chuyển, hay phải nghỉ kể cả di chuyển quãng đường ngắn. Việc liên tục vận động sẽ giúp lưu thông khí huyết và có thể sẽ giải quyết được tình trạng này.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
V. Điều trị hóa chất (tiếp)

2. Kiểm soát tác dụng phụ

Dưới đây chỉ là các tác dụng phụ mà bà nhà em gặp phải và cách xử lý em đã áp dụng và thấy có hiệu quả:

- Buồn nôn: Hầu hết các bệnh nhân điều trị hóa chất đều ít nhiều có cảm giác buồn nôn, mức độ tùy từng loại thuốc và từng cơ thể người bệnh. Để hạn chế cảm giác này, thường bác sỹ sẽ cho tiêm một liều thuốc chống nôn trước khi truyền hóa chất. Nhà em thì giã thêm gừng ngâm vào nước sôi, lấy nước cho bà uống nhấm nháp trước và trong ngày truyền hóa chất thì thấy cảm giác buồn nôn có giảm.

- Tăng huyết áp: Do trong phác đồ điều trị của bà nhà em có Bevacizumab (Avastin) là loại thuốc chống tăng sinh mạch máu mới, làm co mạch nên tác dụng phụ lớn nhất của nó là tăng huyết áp. Bà nhà em đã có tiền sử huyết áp cao, nên bác sỹ đã rất cân nhắc khi kê thuốc này. Tuy nhiên do em cứ đề xuất (vì nghĩ có thêm thuốc thì tác dụng sẽ tốt hơn) nên bác sỹ đồng ý với phác đồ TC + Bevacizumab. Truyền được đến đợt thứ 2 thì có vấn đề, huyết áp tăng lên rất cao, 180-110. Thuốc huyết áp bà em vẫn uống không ăn thua. Bổ sung thuốc hạ huyết áp khẩn cấp, nhưng h/a hạ xuống chậm. Việc truyền hóa chất cứ phải dừng liên tục, cứ h/a tăng thì dưng, h/a giải thì truyền tiếp. Sau đợt đó bác sỹ điều trị chỉ định (i) đưa bà sang khám chuyên khoa tim mạch --> đổi thuốc huyết áp; (ii) giảm liều avastin còn ½ liều tiêu chuẩn cho các đợt tiếp theo

Nói thêm về Avastin, tác dụng của nó là hạn chế tăng sinh mạch máu mới, co mạch nên có tác dụng hạn chế vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi khối u. Tuy nhiên cũng có một số quan điểm cho rằng nó hạn chế được dinh dưỡng nuôi khối u thì nó cũng hạn chế luôn đường vận chuyển các loại thuốc tấn công khối u khác. Vì vậy nhiều bác sỹ không sử dụng thuốc này trong phác đồ điều trị của mình.

- Táo bón: Trước ngày truyền hóa chất khoảng 3 ngày, em cho bà uống bổ sung thuốc làm mềm phân Duphalac (hoạt chất lactulose), mối ngày 1 gói. Uống khoảng 5-6 ngày thì dừng. Cho bệnh nhân uống nhiều nước (khổ nỗi đi vệ sinh suốt vì vừa uống nước vừa truyền các loại dung dịch khác).

- Giảm bạch cầu: Lần nào truyền bà em cũng bị giảm hồng cầu và bạch cầu, thường xuyên phải tiêm thuốc kích. Thuốc nhà em sử dụng là Neupogen, thường tiêm từ 1-3 mũi. Cứ tiêm một mũi thì hôm sau thử máu, nếu bạch cầu không tăng lại tiêm phát nữa, rồi hôm sau lại thử máu. Khi tiêm thì có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau ở phần ức trước ngực hoặc đau trong tủy xương, đau khoảng ½ ngày thì hết. Tiêm thuốc này nhiều không tốt nhưng nếu không kích thì không đủ bạch cầu để được tiếp tục truyền thuốc. Thường bạch cầu sẽ giảm thấp nhất vào 9-12 ngày sau khi truyền hóa chất. Khi bạch cầu giảm, cần hết sức cẩn thận phòng tránh không để bệnh nhân bị nhiễm bệnh (cảm, cúm, bị thương chảy máu…) vì lúc này hệ miễn dịch của cơ thể không có đủ chiến binh để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng các đồ dùng thường xuyên, tránh cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người, ra đường bịt khẩu trang… Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cần gọi ngay bác sỹ để được kê thuốc kháng sinh liều cao (tiêm, uống).

- Giảm tiểu cầu: Theo bác sỹ không có thuốc nào có thể hỗ trợ tăng tiểu cầu, do vậy nếu bệnh nhân bị hạ tiểu cầu cần phải đợi cho đến khi cơ thể phục hồi, số lượng tiểu cầu đạt mức tối thiểu thì mới được truyền tiếp. Trường hợp nặng thì phải truyền tiểu cầu. Tiểu cầu giúp đông máu, nên tiểu cầu xuống thấp thì phải tránh nguy cơ bị chảy máu (cả trong và ngoài). Bà em bị hạ tiểu cầu nhẹ trong 1-2 lần điều trị, em cho ăn bổ sung lòng trắng trứng gà, măng tây+rau bina xay lấy nước uống, cá chép nhỏ/cá bớp nhỏ nguyên con (chỉ rửa sạch, không mổ xẻ gì) nấu súp thì thấy cũng có tăng lên, chả biết có phải do tác dụng của thức ăn hay do cơ thể bà tự điều chỉnh được.

- Nhiệt miệng: Nhiều loại hóa chất có thể gây lở loét niêm mạc miện, bệnh nhân rất đau, khô miệng, ăn uống khó khăn Vì vậy giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất cần thiết tránh nhiễm trùng. Em được bác sỹ bên Sing kê cho nước súc miệng Biotene của pháp, kiểu như một loại nước sát trùng miệng dịu nhẹ không cay, có thành phần cấu tạo gần giống nước bọt tự nhiên. Bà nhà em dùng thì không khỏi ngay, nhưng cũng giúp làm dịu nhẹ, giảm đau. Cái này em mua ở hiệu thuốc bệnh viện hoặc trong các shop dược mỹ phẩm, ở VN thì chưa thấy có.

- Rụng tóc: bệnh nhân chỉ ê đầu mấy ngày, rụng xong là hết, tác động chủ yếu về mặt ngoại hình. nếu là bệnh nhân nam thì cứ để đầu trọc cho nó ngầu. Bệnh nhân nữ thì các cụ sắm cho em cái khăn, mũ bằng vải mỏng để đội trong nhà, ra ngoài đường nếu thích thì làm thêm một bộ tóc giả là ngon.

- Run chân tay: thường là biểu hiện tổn thương tế bào thần kinh hoạc tế bào cơ do tác dụng phụ của hóa chất. Khi biểu hiện nặng thì cần thong báo cho bác sỹ để điều chỉnh lại liều lượng thuốc hóa trị. Em cho bà uống bổ sung L-arginine để hạn chế tác dụng phụ này (sẽ trình bày kỹ hơn trong phần sau)

- Mẩn ngứa: khả năng gan, thận bị tổn thương. Bổ sung các loại nước mát, hỗ trợ giải độc gan thận (nha đam, linh chi…). Uống thêm Milk Thrist, Artichoke, Bitter Melon (sẽ nói ở phần sau).

- Chán ăn: hóa chất vào là nhai cái gì cũng thành rơm hết, chưa kể ăn vào là nôn. Vì vậy phải chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn chế biến chủ yếu hấp, luộc, hầm, băm nhỏ và nấu kỹ, để nguội để hạn chế mùi. Truyền bổ sung vitamin (Cernavit), uống men tiêu hóa (enteregomina), thuốc kích thích ăn uống (em quên xừ tên rồi,nhưng thuốc này do bác sỹ Sing chỉ định, mua theo đơn bên đó, về đây em tìm mua không có)
Cụ quả thật là rất tuyệt vời! Lần đầu tiên em được đọc bài viết về kinh nghiệm điều trị K chi tiết và chuẩn đến như thế. Bài viết của cụ chắc chắn sẽ giúp ích được cho rất nhiều bệnh nhân.

Hy vọng cụ sẽ có những chia sẻ thêm về kinh nghiệm chăm sóc sau hóa trị, giải quyết các biến cố phát sinh và cách sử dụng dinh dưỡng và TPCN chống tái phát.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top