Tình hình là hôm nay cụ nhà em đi khám xem bác sĩ đổi thuốc hay giảm liều vì bị phản ứng phụ với thuốc đích.
Đợi mãi không về, hóa ra lại bị nhập viện tiếp vì men gan quá cao các cụ ạ.
Men gan cao cũng hay xảy ra trong thời gian điều trị bằng thuốc đích, thuốc tây khác cụ ạ. Một số bệnh nhân điều trị cùng với bà nhà em cũng 4-5 lần dừng thuốc khoảng 1 tuần để điều trị hạ men gan.
Men gan cao thì nó cũng có cấp độ, ví dụ cấp độ 1 là gấp 2,5 lần bình thường; cấp độ 2 là gấp từ 2,5-5 lần; còn cấp độ 4 cao nhất thì gấp trên 20 lần. Nếu chỉ ở cấp độ 1 thì cụ cũng không nên quá lo lắng.
Ở mấy bài trước em có dẫn về kháng thuốc đích. Có ý kiến cho rằng thuốc đích phải dùng đều đặn thì mới có hiệu quả; nhưng cũng có ý kiến cho rằng dùng cách nhật/ ngắt quãng thì thời gian kháng thuốc sẽ lâu hơn. Nói chung, chưa có kết luận nào có cơ sở cho cả hai quan điểm trên, do vậy khi bị ngắt quãng trong khi điều trị cụ cũng không nên quá lo lắng. Một điều an ủi đó là nhà cụ còn ở trong đối tượng dùng được thuốc đích.
Nếu nhà cụ đang dùng Erlotinib thì còn có cơ hội chuyển sang Gefitinib vì tác dụng phụ của Gefitinib chỉ bằng 1/3 so với Erlotinib.
Để tránh men gan tăng cao, sau đợt này cụ nhớ dùng thuốc bổ gan như nhà em bao gồm Eganin, Milk Thristle và Xạ đen. Mục đích dùng cả 3 loại là để nếu cái này không có hoặc không đủ tác dụng thì còn có cái kia bổ trợ.
Ngoài ra, cần uống thuốc đúng cách, bổ sung nước nhiều hơn, và tránh các loại thuốc ức chế chuyển hóa thuốc tại gan.