Sau khi tham khảo các bác ở đây về xạ trị não cho mẹ em, nhà em đã đi đến quyết định không xạ trị nữa ạ. Vì thế, theo lịch, hôm qua mẹ em vào viện để lấy thuốc đích Irressa ( 30v/1 đợt, mẹ em đã uống hết 1 đợt), xác định lấy thuốc rồi về nhà luôn ạ. Thế nhưng bác sĩ khám lại và cho xét nghiệm máu, miễn dịch thì kết quả không tốt, em lo lắm nên mong bác Hacdaihung và các bác cho em lời khuyên với ạ.
Rất mong nhận được phản hồi sớm của các bác ạ!!!
1. Thị lực mắt: bác sĩ nói khối u đã ảnh hưởng đến mắt và hỏi mẹ em nhìn thế nào? Mẹ em bảo nhìn mọi thứ nhòe hơn, nhất là khi xem tv, trước đây mẹ em đọc rõ được chữ nhưng bgio chữ bị nhòe và phải đoán chữ ( điều này mẹ em không hề nói gì với cả nhà cho đến tận khi gặp bs hqua ạ). Hiện tại mẹ em không bị đau đầu hoắc có biến chứng khác ạ... Các bác ơi, với tình trạng xấu đi ntn thì dường như các khối u não vẫn đang phát triển và thuốc đích không có tác dụng tích cực với u não của mẹ em...Các bác giúp em với ạ....
Để kiểm tra khối u ở não thì chỉ có MRI mới biết rõ được nhưng triệu chứng của khối u não phát triển mạnh điển hình phải như mẹ của [@stormswt;365709] là hiện tượng buồn ngủ suốt ngày và đau ở đầu một chỗ (nếu 1 ổ) và nhiều chỗ (nếu đa ổ) và dễ ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, ngôn ngữ hoặc hành vi. Khi cụ chưa thực hiện được MRI não hoặc chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng, cụ tuyệt đối không nói với bà cụ về những nguy hiểm này, lo lắng của người bệnh sẽ dễ làm cho bệnh tình nặng hơn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ em cũng bị mờ mắt một thời gian nhưng vì em không thấy nghiêm trọng và tự hết sau một thời gian.
Từ 1 tới 10% bệnh nhân sử dụng Iressa sẽ bị ảnh hưởng tới mắt như cụ mô tả, do vậy không loại trừ đây là tác dụng phụ của Iressa mà theo em nhiều khả năng là như vậy. Mẹ cụ có bị tiểu đường không? Cụ đo thử đường huyết xem ở mức bao nhiêu?
2. Men gan tăng quá cao: nhà em ngoài thuốc đích, thì có kết hợp 1 số TPCN ạ: Beta Glucan, Curcumin, Green Tea, Megazyme Fort, Magnesium, Selenium, Vitamin D, bổ gan Eganim, hạt mơ, đong trùng hạ thảo, đu đủ + xạ đen +bán chi liên + bạch hoa xà ( mẹ em đã tạm dừng thuốc lá 1 tuấn trước ạ), phomai + dầu hat lanh. Liệu có phải TPCN làm tăng men gan không các bác? Có nhà bác nào cũng bị men gan tăng khi dùng thêm TPCN không ạ? Or các bác có nghiên cứu or kinh nghiệm cho em lời khuyên với ạ. Hiện tại mẹ em đang nằm K3 để truyền giảm men gan ạ ( lich truyền 4 ngày). Trong khi chờ tư vấn của các bác mẹ em tạm dừng các loại TPCN trên rồi ạ.
Nếu bác sĩ kiểm tra thấy men gan của bệnh nhân tăng cao thì chắc chắn họ sẽ cho truyền dịch để hạ men gan hoặc yêu cầu tạm ngừng sử dụng thuốc trong thời gian điều trị men gan. Men gan tăng cao là do gan hoạt động quá công suất hoặc bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa thuốc dẫn tới các chất độc của thuốc không thải đi được mà tích trữ ở gan gây ra tăng men gan trong máu (tế bào gan bị chết giải phóng vào máu). Thông thường các thuốc Tây sẽ có nhiều độc tố hơn TPCN nên việc men gan cao thì chỉ cần ngừng thuốc Tây là sẽ hạ được men gan. Các TPCN thì không nhiều độc tố và thường lành tính nhưng lại có thể ảnh hưởng tới việc tăng cường hay giảm đáng kể các enzyme của gan. Khi cụ sử dụng Iressa như một phương pháp điều trị chính thì cụ cần nhớ 4 quá trình này để sử dụng các loại thuốc khác xoay quanh nó mà không làm ảnh hưởng tới nó.
Hấp thu
Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm, hấp thu qua đường tiêu hoá khi dùng đường uống hay đường đặt trực tràng cũng như có thể hấp thu qua các đường khác. Trong trường hợp Iressa, thuốc sẽ được đưa vào qua đường uống và hấp thu tại dạ dày.
Thuốc Iressa hấp thu qua đường tiêu hoá một vài điểm cần nhớ để đảm bảo thuốc được hấp thu tối ưu (đồng nghĩa với nồng độ thuốc trong máu đạt được là tối ưu) là phải uống thuốc khi dạ dày rỗng. Nếu uống trước bữa ăn thì phải đảm bảo khoảng cách 2 giờ để khi thức ăn đưa vào thuốc đã được hấp thụ hết; Nếu uống sau bữa ăn thì phải đảm bảo cách khoảng 2 giờ để thức ăn được đưa xuống đại tràng và không ảnh hưởng tới thuốc.
Vì Iressa hấp thụ tốt ở môi trường dạ dày giàu acid, do vậy cần tránh sử dụng các loại thuốc trung hòa dịch vị dạ dày (kiềm hóa) hoặc ức chế bơm dạ dày (giảm tiết dịch vị) trong thời gian mà thuốc đang ở đó; nếu buộc phải uống các loại thuốc này thì phải tính toán làm sau nó không ảnh hưởng tới dịch vị dạ dày tại thời điểm sử dụng thuốc đích (3-7 giờ sau khi uống)
Iressa được hấp thu chậm với hàm lượng thuốc trong máu cao nhất sảy ra sau
từ 3 ~ 7 giờ khi uống thuốc đạt 60% lượng thuốc uống vào (có nghĩa là 250mg thì người ta sẽ thấy 150mg của thuốc này trong máu trong khoảng thời gian đó).
Phân bố
Thuốc muốn gây ra tác dụng dược lý thì phải phân bố được tới cơ quan đích. Phân bố của thuốc bị ảnh hưởng bởi chính đặc tính của thuốc (như kích thước phân tử, tính ái mỡ/ tính ái nước) và phụ thuộc vào tính chất của cơ quan đích (như hàng rào máu não).
Trong trường hợp của Iressa ta khó có thể can thiệp được vào quá trình này bởi vì ta không có lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, máu là cơ quan vận chuyển các loại thuốc này tới các đích EGFR do vậy bổ sung máu, oxy, vận động, xoa bóp là những phương pháp có thể tăng cường sự phân bổ của thuốc. Em chưa có thông tin chính xác nhưng có vẻ như Iressa ái nước (water soluble) do vậy cần uống nhiều nước hơn để thuốc có thể phân bố rộng hơn.
Iressa phân bố rộng rãi trên toàn bộ cơ thể do vậy các cụ không nên lo lắng rằng liệu nó có tới được đích ở trên não hay không. Tối đa khoảng 90% lượng thuốc được hấp thụ sẽ được phân bố tới các đích EGFR.
Chuyển hoá
Gan là cơ quan chính cho chuyển hoá thuốc. Rất nhiều thuốc được chuyển hoá tại gan nhờ các enzym chuyển hoá. Chuyển hoá biến đổi các thuốc thành các chất dễ bài xuất hơn. Chuyển hoá thuốc có thể dẫn tới các chất chuyển hoá mất hoạt tính hay còn hoạt tính. Khi suy giảm chức năng gan, chuyển hoá các thuốc trên bị suy giảm. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ thuốc trong máu. Trong trường hợp suy giảm chức năng gan nên tránh dùng các thuốc chuyển hoá qua gan hay phải hiệu chỉnh liều thuốc.
Vì Iressa chuyển hóa tại gan qua CYP3A4 nên cụ cần tránh tất cả các loại TPCN có tác dụng làm tăng loại men này vì như vậy, thời gian thuốc tồn tại trong máu sẽ ngắn hơn và hiệu quả sẽ ngắn hơn. Còn việc tăng hiệu quả của Iressa bằng các loại thuốc ức chế CYP3A4 thì em chưa thấy tài liệu nào nói tới mà họ chỉ nói rằng nếu loại Enzyme này bị ức chế thì gan sẽ không loại bỏ được độc tính của thuốc và sẽ làm hư hại gan cũng nhưng tăng tác dụng phụ của thuốc.
Thải trừ
Thận là cơ quan thải trừ chính của cơ thể. Một vài thuốc được thải trừ qua đường ruột, da hoặc phổi. Giảm chức năng thận dẫn đến giảm thanh thải thuốc được đào thải qua thận. Kiềm hoá nước tiểu dẫn đến tăng thải trừ các thuốc có bản chất acid yếu; acid hoá nước tiểu dẫn đến tăng thải trừ các thuốc có bản chất kiềm yếu.
Iressa được thải chuyển hóa chủ yếu tại gan với
thời gian bán thải là 48 tiếng (vì thời gian bán thải lâu như vậy nên cụ không cần dùng thêm các biện pháp gì để giữ cho thuốc lâu ở trong cơ thể, mà cụ nên tập trung vào các bước hấp thu và phân bổ). Sau đó thuốc được đào thải chủ yếu qua đường phân (86%) và qua nước tiểu (4%). Chính vì thuốc được thải trừ qua phân nên đi ngoài là tác dụng phụ thường thấy của Iressa, thuốc sẽ rút nước (thuốc được đào thải) vào ruột và đưa ra ngoài qua đường đại tiện.
3. Thuốc chống hủy xương Zometa: bà nhà bác hacdaihung truyen chống hủy xương chu kỳ mấy tuần 1 lần ạ? Mẹ em truyền đợt 1 được hơn 5 tuần rồi ạ nhưng lần này ns không làm thuốc để truyền tiếp ạ?
Chu kỳ Zometa 4mg là 28 ngày cụ ạ; thông thường hết mỗi đợt truyền bác sĩ sẽ làm một cái giấy hẹn và cứ đến ngày đó thì lên để kiểm tra, nếu đủ điều kiện sức khỏe và có sẵn thuốc thì sẽ được truyền.
---///---
Sai lầm của nhà em khi sử dụng Ketokonazole mà không điều chỉnh liều Tarceva đã dẫn tới bị hư hại gan. Sau khoảng 7 ngày, mọi việc đã được giải quyết. Các bước giải quyết của em như sau:
- Kiểm tra khu vực bị đau và xác định cơ quan nào gây nên triệu chứng đau đó
- Khi xác định gần như chính xác cơ quan gây đau, em bắt đầu tìm các nguyên nhân và so sánh với thực tế.
- Khi xác định được nguyên nhân là từ gan thì em bắt đầu rà soát lại các loại thuốc có nguy cơ. Trong khi rà soát, em ngừng toàn bộ các loại thuốc bắt gan phải làm việc trừ các loại thuốc bổ trợ cho gan.
- Em cũng yêu cầu ăn uống ở mức tối thiểu, thực tế chỉ là ăn uống cầm hơi để tránh những tác động khác mà mình chưa tính tới được.
- Sau 2 ngày thì thấy bệnh chuyển biến (đỡ đau khoảng 20%) thì em chắc chắn được nguyên nhân và tập trung vào sửa chữa gan gồm giảm 1/2 liều thuốc đích; dùng eganin, dùng thêm Milk thristle và tăng mạnh xạ đen.
- Sau khoảng 7 ngày thì bệnh khỏi hẳn và bà nhà em đã trở lại với các loại thuốc một cách bình thường nhưng sẽ cẩn trọng hơn với các loại thuốc ức chế CYP3A4.
---///---
Còn việc quyết định xạ trị hay không em không có ý kiến gì cả vì quá nhiều ẩn số mà chúng ta không thể quyết định một cách chính xác được. Trong K phổi, ngay cả Tây y họ cũng chỉ cho rằng Hóa trị và Xạ trị là điều trị giảm nhẹ, cứu vớt chứ không có tác dụng chữa trị như phẫu thuật.