Trong xã hội hiện đại, thạch cao chủ yếu được sử dụng làm vật liệu xây dựng (trần nhà, vách ngăn, ...), để đúc tượng, bó bột, ... Do đó, có thể nhiều người còn chưa biết, thạch cao còn thường được sử dụng làm thuốc.
Trong Đông y, thạch cao được coi là vị thuốc giải nhiệt kinh điển. Tính năng và tác dụng chữa bệnh của thạch cao từng được ghi lại trong "Thần Nông bản thảo kinh" - bộ dược điển đầu tiên của Đông y học.
Theo Đông y: Thạch cao có vị cay ngọt, tính đại hàn (rất lạnh); vào 3 kinh Phế, Vị và Tam tiêu. Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền, chỉ khát. Dùng để chữa các chứng "đại nhiệt" như sốt cao, vã mồ hôi, phiền khát, sốt quá phát cuồng, mạch hồng đại, phế nhiệt sinh ho suyễn, vị hỏa sinh nhức đầu, đau răng, ...
Về mặt hóa học, thạch cao là một loại khoáng vật, có tinh thể tụ tập thành khối. Thường là những cục màu trắng hay hơi hồng, gồm rất nhiều tinh thể không màu, hay hơi vàng hoặc hơi hồng, thỉnh thoảng có những vết sắt.
Thạch cao dùng làm thuốc trong Đông y là một muối can-xi sunfat thiên nhiên, có ngậm 2 phân tử nước. Thành phần chủ yếu của nó là CaSO4.2H2O. Trong đó có chừng 32,5% CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát, chất hữu cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt (Fe), silic (Si) và magiê (Mg).
Thạch cao được sử dụng cả trong Đông y và Tây y, nhưng cách sử dụng rất khác nhau. Tây y chỉ dùng thạch cao dưới dạng khan nước (CaSO4.1/2H2O) để băng bó, đắp khuôn, bó bột, ...
Còn Đông y, thạch cao được xếp trong loại thuốc "thanh nhiệt tả hỏa" (để chữa các bệnh có tính nhiệt). Đặc biệt, sử dụng cả thạch cao sống và thạch cao nung (khan nước); thạch cao sống dùng để uống trong, còn thạch cao nung dùng để dùng ngoài.
Cụ thể:
• Thạch cao sống (sinh thạch cao):
- Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền, chỉ khát.
- Dùng chữa các chứng thực nhiệt (sốt ngoại cảm), sốt cao phát cuồng, chân tay co giật, phiền khát, vã mồ hôi, miệng lưỡi khô, họng háo, phế nhiệt sinh ho suyễn, vị nhiệt sinh nhức đầu, đau răng, ...
- Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, thạch cao sống có tác dụng hạ thân nhiệt mà không làm ra mồ hôi (có thể do tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt và trung khu tiết xuất mồ hôi). Thạch cao sống còn có tác dụng tiêu viêm (có thể do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu), an thần và chống co giật (có thể do chất can-xi trong thạch cao ức chế thần kinh cơ bắp, đối với sốt cao co giật có tác dụng nhất định).
• Thạch cao nung (đoạn thạch cao):
- Có tác dụng trừ thấp, sinh cơ (kích thích lên da), liễm sang (làm liền vết lở loét), chỉ huyết (cầm máu).
- Dùng chữa các chứng lở loét lâu ngày không liền miệng, ghẻ lở rỉ nước vàng, ngứa, bỏng lửa, ngoại thương xuất huyết.
• Kiêng kỵ:
- Thạch cao là vị thuốc rất lạnh (đại hàn) vì vậy, những người hư hàn, không có thực nhiệt không dùng được.
- "Hư hàn" tức "dương hư" (chân dương bất túc), thường có những biểu hiện như chịu lạnh kém, sắc mặt nhợt nhạt, đầu choáng mắt hoa, kém ăn, bụng lạnh, đại tiện lỏng hoặc ỉa chảy vào lúc sáng sớm, lưng gối đau mỏi, ... "Thực nhiệt" chỉ hiện tượng "nhiệt tà" (tác nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới những chứng trạng như phát sốt, phiền khát, mê sảng, đau đầu, đău răng, miệng lở loét, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, ...
• Chú ý đặc biệt: Khi dùng thạch cao để chữa bệnh, cần đặc biệt chú ý tới cách chế biến, nếu không cẩn thận, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể là:
1. Dùng để uống trong: Chỉ dùng thạch cao sống, nghĩa là đem thạch cao rửa sạch, đập nhỏ sắc uống hoặc nghiền mịn hòa với nước uống.
2. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài. Sau khi nung, thạch cao sẽ mất bớt nước, thành thạch cao khan nước (CaSO4.1/2H2O). Thạch cao khan nước nếu uống vào sẽ hút nước nở ra, có thể gây tắc ruột mà chết. Y gia thời xưa đã diễn giải điều đó như sau: Thạch cao là một vị thuốc "đại hàn", nếu gặp lửa (đại nhiệt) sẽ dẫn tới xung khắc, nguy hiểm chết người. Cách lý giải của người xưa có phần siêu hình, nhưng việc uống bột thạch cao nung có thể bị tử vong là điều phù hợp với thực tế.
Trong Đông y, thạch cao được coi là vị thuốc giải nhiệt kinh điển. Tính năng và tác dụng chữa bệnh của thạch cao từng được ghi lại trong "Thần Nông bản thảo kinh" - bộ dược điển đầu tiên của Đông y học.
Theo Đông y: Thạch cao có vị cay ngọt, tính đại hàn (rất lạnh); vào 3 kinh Phế, Vị và Tam tiêu. Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền, chỉ khát. Dùng để chữa các chứng "đại nhiệt" như sốt cao, vã mồ hôi, phiền khát, sốt quá phát cuồng, mạch hồng đại, phế nhiệt sinh ho suyễn, vị hỏa sinh nhức đầu, đau răng, ...
Về mặt hóa học, thạch cao là một loại khoáng vật, có tinh thể tụ tập thành khối. Thường là những cục màu trắng hay hơi hồng, gồm rất nhiều tinh thể không màu, hay hơi vàng hoặc hơi hồng, thỉnh thoảng có những vết sắt.
Thạch cao dùng làm thuốc trong Đông y là một muối can-xi sunfat thiên nhiên, có ngậm 2 phân tử nước. Thành phần chủ yếu của nó là CaSO4.2H2O. Trong đó có chừng 32,5% CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát, chất hữu cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt (Fe), silic (Si) và magiê (Mg).
Thạch cao được sử dụng cả trong Đông y và Tây y, nhưng cách sử dụng rất khác nhau. Tây y chỉ dùng thạch cao dưới dạng khan nước (CaSO4.1/2H2O) để băng bó, đắp khuôn, bó bột, ...
Còn Đông y, thạch cao được xếp trong loại thuốc "thanh nhiệt tả hỏa" (để chữa các bệnh có tính nhiệt). Đặc biệt, sử dụng cả thạch cao sống và thạch cao nung (khan nước); thạch cao sống dùng để uống trong, còn thạch cao nung dùng để dùng ngoài.
Cụ thể:
• Thạch cao sống (sinh thạch cao):
- Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền, chỉ khát.
- Dùng chữa các chứng thực nhiệt (sốt ngoại cảm), sốt cao phát cuồng, chân tay co giật, phiền khát, vã mồ hôi, miệng lưỡi khô, họng háo, phế nhiệt sinh ho suyễn, vị nhiệt sinh nhức đầu, đau răng, ...
- Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, thạch cao sống có tác dụng hạ thân nhiệt mà không làm ra mồ hôi (có thể do tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt và trung khu tiết xuất mồ hôi). Thạch cao sống còn có tác dụng tiêu viêm (có thể do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu), an thần và chống co giật (có thể do chất can-xi trong thạch cao ức chế thần kinh cơ bắp, đối với sốt cao co giật có tác dụng nhất định).
• Thạch cao nung (đoạn thạch cao):
- Có tác dụng trừ thấp, sinh cơ (kích thích lên da), liễm sang (làm liền vết lở loét), chỉ huyết (cầm máu).
- Dùng chữa các chứng lở loét lâu ngày không liền miệng, ghẻ lở rỉ nước vàng, ngứa, bỏng lửa, ngoại thương xuất huyết.
• Kiêng kỵ:
- Thạch cao là vị thuốc rất lạnh (đại hàn) vì vậy, những người hư hàn, không có thực nhiệt không dùng được.
- "Hư hàn" tức "dương hư" (chân dương bất túc), thường có những biểu hiện như chịu lạnh kém, sắc mặt nhợt nhạt, đầu choáng mắt hoa, kém ăn, bụng lạnh, đại tiện lỏng hoặc ỉa chảy vào lúc sáng sớm, lưng gối đau mỏi, ... "Thực nhiệt" chỉ hiện tượng "nhiệt tà" (tác nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới những chứng trạng như phát sốt, phiền khát, mê sảng, đau đầu, đău răng, miệng lở loét, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, ...
• Chú ý đặc biệt: Khi dùng thạch cao để chữa bệnh, cần đặc biệt chú ý tới cách chế biến, nếu không cẩn thận, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể là:
1. Dùng để uống trong: Chỉ dùng thạch cao sống, nghĩa là đem thạch cao rửa sạch, đập nhỏ sắc uống hoặc nghiền mịn hòa với nước uống.
2. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài. Sau khi nung, thạch cao sẽ mất bớt nước, thành thạch cao khan nước (CaSO4.1/2H2O). Thạch cao khan nước nếu uống vào sẽ hút nước nở ra, có thể gây tắc ruột mà chết. Y gia thời xưa đã diễn giải điều đó như sau: Thạch cao là một vị thuốc "đại hàn", nếu gặp lửa (đại nhiệt) sẽ dẫn tới xung khắc, nguy hiểm chết người. Cách lý giải của người xưa có phần siêu hình, nhưng việc uống bột thạch cao nung có thể bị tử vong là điều phù hợp với thực tế.