Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
@Đao thi ơi: mình có thể xin bạn contact của TS. Bac sy Đao Xuan Ba không. Mình ko an tâm lắm vơi bac sy của ba, haizz. Cũng đang loay hoay cho ba minh uông đủ thứ theo plan rieng nhưng ko co kien thưc y hay dươc mà gđ nay đang can ngăn di căn. Cam on ban nhiều
Bạn cứ đem phim, kết quả thăm khảo vài ý kiến của các bsĩ chuyên ngành k phổi đi, sau đó đúc kết lại và quyết định, còn mh thì mh rất hì vọng vào Bác Ba ko kỳ vọng chữa khỏi nh mh mong Bác kéo dài và nâng cao chất lượng CS cho Bố mh, hiện tại Bố mh đã hết ho, ng đã có da có thịt chắc do ăn dầu hạt lanh và phomai, hơi ngây ngấy sốt ngày 1trận, mà là sốt rét các bác ạ. Hôm qua Bác Ba về Bác có khám cho Bố mh và bảo còn có cơ hội, bác ấy giữ Bố mh lại và bảo sẽ điều trị cho hết sốt trong vòng tuần sâu bằng Đồng calicilatz chất này mh đọc thì là ngày trc ko có paracetamon thì thế giới dùng để hạ sốt về sau có para thì thay thế, nh para lại là con dao 2 lưỡi có lẽ Bác nghiên cứu và phát triển chất kia lên. Đặc biệt là thời gian điều trị ở chỗ bác Ba Bố mh ko phải dùng hạ sốt và ks nữa, nếu sốt quá thì chườm nước nóng thôi. Bạn có thể gọi cho e Đạt trợ lý của bác Ba 0936490818 hix sr e Đạt vì đăng số của e ấy, nh e ấy cũng nhiệt tình, trẻ. Mong sao Bố mh hợp thuốc hợp thầy, ơn trời là trong 10 ngày khối u ở Thận của Bố nhỏ đi đc gần 1phân. Lậy trời phù hộ, bằng các phương pháp tổng hợp kết quả lần sau cửa Bố sẽ khả quan hơn nữa.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Cám ơn bác Đào thị, và đây là đường link hướng dẫn nấu cao các bác tham khảo http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/33640/cao-tra-xanh-ho-tro-dieu-tri-benh-ung-thu.html
Ui, bài thuốc này thì ra là đc bsĩ viết hẳn hhỏi vậy mà mh cứ tưởng kinh nghiệm của mấy vị ở quê mh. Mh thấy mọi ng uống có hiệu quả nên chia sẻ, mọi ng nên làm theo như một cách hỗ trợ nhé, à mà nhà tớ ko cho đường phèn vào đâu
 

immerliebe85

Xe máy
Biển số
OF-369422
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
59
Động cơ
253,190 Mã lực
Bạn cứ đem phim, kết quả thăm khảo vài ý kiến của các bsĩ chuyên ngành k phổi đi, sau đó đúc kết lại và quyết định, còn mh thì mh rất hì vọng vào Bác Ba ko kỳ vọng chữa khỏi nh mh mong Bác kéo dài và nâng cao chất lượng CS cho Bố mh, hiện tại Bố mh đã hết ho, ng đã có da có thịt chắc do ăn dầu hạt lanh và phomai, hơi ngây ngấy sốt ngày 1trận, mà là sốt rét các bác ạ. Hôm qua Bác Ba về Bác có khám cho Bố mh và bảo còn có cơ hội, bác ấy giữ Bố mh lại và bảo sẽ điều trị cho hết sốt trong vòng tuần sâu bằng Đồng calicilatz chất này mh đọc thì là ngày trc ko có paracetamon thì thế giới dùng để hạ sốt về sau có para thì thay thế, nh para lại là con dao 2 lưỡi có lẽ Bác nghiên cứu và phát triển chất kia lên. Đặc biệt là thời gian điều trị ở chỗ bác Ba Bố mh ko phải dùng hạ sốt và ks nữa, nếu sốt quá thì chườm nước nóng thôi. Bạn có thể gọi cho e Đạt trợ lý của bác Ba 0936490818 hix sr e Đạt vì đăng số của e ấy, nh e ấy cũng nhiệt tình, trẻ. Mong sao Bố mh hợp thuốc hợp thầy, ơn trời là trong 10 ngày khối u ở Thận của Bố nhỏ đi đc gần 1phân. Lậy trời phù hộ, bằng các phương pháp tổng hợp kết quả lần sau cửa Bố sẽ khả quan hơn nữa.
Cam on ban rat nhieu. Cũng mong cho bố ban mau khỏe. hy vong vài năm nua chung ta ko lo nua vi co thuoc chua căn benh quai ac nay.haizz. Bênh viên ko đưa phim hay giấy gì cho mình nen mơi thay đang nghi sao ah. ko co giay to ji. cha bit sao
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Cam on ban rat nhieu. Cũng mong cho bố ban mau khỏe. hy vong vài năm nua chung ta ko lo nua vi co thuoc chua căn benh quai ac nay.haizz. Bênh viên ko đưa phim hay giấy gì cho mình nen mơi thay đang nghi sao ah. ko co giay to ji. cha bit sao
Em nghĩ nếu bệnh nhân đã nhập vào một bệnh viện mà chưa thực hiện hết các phác đồ điều trị của bệnh viện thì việc lấy hồ sơ hoặc chỉ là copy thôi cũng sẽ vô cùng khó khăn. Có thể do các lý do sau.

  • Về phương diện chữa bệnh, bác sĩ cần bệnh nhân phải 100% tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và bệnh viện. Việc đem hồ sơ đi tham khảo chỗ này, chỗ kia sẽ làm cho bệnh nhân phân tán tư tưởng dẫn tới kém tin tưởng vào phác đồ hiện tại và sẽ dẫn tới hiệu quả chữa bệnh kém đi.
  • Về phương diện dịch vụ, bệnh viện cũng là nơi cung cấp dịch vụ chữa bệnh và mỗi bác sĩ cũng là một người bán hàng. Những khoản thu từ người sử dụng dịch vụ là các bệnh nhân sẽ đem lại lợi nhuận, lương và thưởng cho các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện. Do vậy, bằng mọi cách bác sĩ sẽ giữ bệnh nhân ở lại bệnh viện, thực hiện tất cả các phương án và các loại phác đồ mà bệnh viện đó có thể cung cấp chứ không giới thiệu bệnh nhân qua một bệnh viện khác chỉ vì ở đó có bác sĩ, thiết bị, thuốc hay cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Do vậy, khi bệnh nhân bị chẩn đoán bệnh này ở giai đoạn cuối, em thấy rằng bác sĩ sẽ đưa ra 2 lựa chọn. Một là về uống thuốc nam, hai là điều trị theo phác đồ của bệnh viện chứ không có lựa chọn thứ 3 là giới thiệu một loại thuốc, một phương pháp, một bệnh viện tốt hơn. Chính vì điều này, việc lấy hồ sơ ra sẽ cực kỳ khó khăn.

Em nghĩ rằng nhà nước mình cũng nên cải tiến tình trạng này. Nên lập nên những cơ sở khám, xét nghiệm và tư vấn độc lập với bệnh viện, khi đó người bệnh sẽ được tư vấn nhiều lựa chọn hơn, nhiều cơ hội chữa trị tùy theo khả năng kinh tế hơn. Chứ cứ như hiện nay thì các cụ mình cứ lọ mọ lên diễn đàn tìm xem chỗ nào chữa tốt, có những lựa chọn gì... Khi tìm được chắc người thân của mình đã không còn nữa rồi.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Các cụ ạ để phòng và hỗ trợ bệnh k này mh thấy nên chịu khó mua 9 cân chè tươi 1 quả tim lợn cho vào nấu cao, mỗi ngày ng khoẻ và ng bệnh lấy khoảng 2 thìa pha với nc ấm uống vừa trẻ hoá vừa phòng ngừa đc ung thư, quê nhà mh có mấy ng làm như thế mà đc mấy năm rồi xg cứ ng này mách ng khác làm thấy ai uống cũng hiệu quả, mà ở quê thì chắc họ ko có điều kiện bổ sung các pp khác đâu. Các cụ thử nghiệm đi nhé, đảm bảo chống gốc tự do cực mạnh luôn, hôm nay nhà mh bắt đầu làm đây
Cảm ơn mợ Đào Thị đã chia sẻ câu chuyện về trà xanh. Em nghĩ, đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả và chi phí thì không đáng kể và rất dễ kiếm, dễ tìm. Trà xanh thì em đã nhắc tới trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư cùng với nghệ rồi, nhưng quả thật Tim lợn thì em cũng chưa tìm hiểu được chi tiết về công dụng của nó, nhưng theo bài báo mà cụ ttmhanh chia sẻ thì công dụng của nó như sau:

Trích:

  • Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy tập quán uống trà cũng có ảnh hưởng tốt đến việc phòng chống ung thư nhờ trong lá trà có chứa hàm lượng cao phytochemicals là nhóm chất chống oxy hóa nguồn gốc thiên nhiên có khả năng hóa giải những gốc tự do nội sinh và ngăn chặn tổn thương tế bào do bị nhiễm độc chất hóa học từ môi trường sống, điển hình là chất epigallocatechin gallate (thường được gọi là chất EGCG). Song để có tác dụng chữa bệnh, phải dùng liều cao trong khi cơ thể không cho phép tiếp nhận một lượng nước trà xanh quá lớn mỗi ngày. Việc nấu thành cao trà xanh chính là nhằm cô đặc hàm lượng chất EGCG để đưa vào cơ thể đủ mức cần thiết.
    -
  • Trong đông y, tim heo được coi như một vị thuốc dưỡng tâm, an thần, trấn kinh… Trong bài thuốc này, tim heo được sử dụng với mục đích giảm bớt tính hưng phấn của cafein là một hoạt chất có trong lá trà.
    -
  • Đường phên là loại đường thô làm từ mía, chưa qua tinh chế bằng hóa chất nên còn đầy đủ các hoạt chất thiên nhiên lại không chứa chất độc. Thêm đường vào bài thuốc này có mấy tác dụng: tăng độ keo của cao lỏng, giữ cho cao không bị mốc, giảm vị chát đắng của cao trà giúp người bệnh dễ uống, và theo y lý đông y, nó còn có vai trò “hòa hoãn” và dẫn thuốc vào tỳ vị.
---///---

Trên trang CancerTutor, Webster Kehr cũng dành một trang nói về phương pháp điều trị ung thư bằng Trà xanh. Ông cho rằng, Trà xanh có thể là một phương pháp thích hợp dành cho ung thư giai đoạn sớm hoặc có thể kết hợp với bất kỳ các liệu pháp khác mà không ảnh hưởng gì.

Trà xanh Polyphenols đặc biệt là EGCG không chỉ ức chế một enzyme cần thiết cho tế bào ung thư phát triển mà nó còn tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại cho tế bào khỏe mạnh.

Lá trà xanh phơi khô có chứa tới 40% trọng lượng của nó là polyphenols, và hầu hết là EGCG. Một nhóm các nhà khoa học của đại học Purde quả quyết rằng "trong môi trường có chứa EGCG, tế bào ung thư không thể tăng trưởng hay phát triển sau khi phân bào và giả định rằng do chúng không đạt được kích thước tối thiểu khi phân bào do vậy chúng phải chết theo chu trình". EGCG, như một chất chống oxy hóa, được cho là mạnh gấp nhiều lần so với đặc tính chống oxy hóa của Vitamin E hay Vitamin C. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 1997, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Kansas cho rằng EGCG mạnh gấp 2 lần so với Resveratrol, loại hoạt chất được cho là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Trà xanh cũng được cho là nhân tố ngăn chặn ung thư. Mặc dù tỉ lệ hút thuốc ở Nhật bản khá cao nhưng tỉ lệ ung thư phổi ở nước này thấp cũng một phần do thói quen sử dụng trà xanh như thức uống hàng ngày.

Webster Kehr cũng cho rằng, sẽ là đáng tiếc nếu bệnh nhân áp dụng liệu pháp trà xanh mà không bổ sung thêm một số TPCN theo hướng dẫn của Dr. Rath hoặc Osiecki.

Giải pháp của Dr. Rath được thiết kế nhằm ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư bằng việc ngăn chặn sự phá hủy của ma trận collagen gây ra bởi các enzymes được tiết ra bởi tế bào ung thư. Các enzyme được tiết ra bởi tế bào ung thư giống như cái kéo, chúng sẽ cắt collagen và các tổ chức bao quanh tế bào để thâm nhập vào mạch máu và di chuyển tới các tổ chức khác. Phương pháp của Dr. Rath sử dụng L-Lysine, L-Proline, Vitamin-C và trà xanh. Các cụ có thể tham khảo thêm phương pháp của Dr. Rath tại đây.

Phương pháp của Osiecki cũng nhằm mục đích tương tự như của Dr. Rath là ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư bằng TPCN. Tuy nhiên, phương pháp này có đề ra ba bước của di căn như sau. Thứ nhất, tế bào ung thư phải tách ra từ khối u nguyên phát; Thứ 2 nó phải thâm nhập được vào ma trận của tế bào lành; Thứ 3 nó phải khoan được lỗ của các mạch máu xung quanh để xâm nhập vào di căn. Ông sử dụng các TPCN khác nhau để ngăn chặn các bước di căn này.

---///---

Như vậy, bài thuốc về trà xanh trên cũng là sử dụng tính năng ngăn chặn tăng trưởng khối u của EGCG. Tim heo thì để giảm lượng Cafein của trà xanh; còn mật mía là tá dược dẫn thuốc hoặc giữ cho thuốc khỏi mốc. Như vậy, cụ nào có thời gian và tiết kiệm chi phí thì có thể dùng phương pháp nấu cao như trên; cụ nào ít thời gian và có điều kiện một chút thì cứ mua loại EGCG dạng viên không có cafein về sử dụng là được.

---///---

Sử dụng EGCG như thế nào cho tăng độ hấp thụ?

  • EGCG dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt độ do vậy các cụ nhớ mua loại thuốc có Date xa và được lưu trữ bởi các hiệu thuốc có điều hòa nhiệt độ chạy liên tục.
    -
  • Uống khi dạ dày trống rỗng thường là một liều vào buổi sáng sớm trước ăn sáng và vào trước bữa cơm chiều.
    -
  • Sử dụng các loại nước mềm (nước qua lọc) bời vì các khoáng chất như Calcium, magnesium... sẽ ảnh hưởng tới mức độ hấp thụ của EGCG
    -
  • Uống cùng với Vitamin-C sẽ làm tăng độ hấp thụ của EGCG, trong thử nghiệm này họ dùng kèm với 200mg Vitamin-C
    -
  • Uống cùng với Omega-3 cũng sẽ làm tăng độ hấp thụ và hiệu quả của EGCG, trong thử nghiệm này họ dùng kèm với 1,000 mg Omega-3 từ dầu cá hồi.
    -
  • Uống cùng với tiêu đen vì tiêu đen sẽ giúp điều tiết sự hấp thụ của EGCG và ngăn chặn sự ảnh hưởng của axit dạ dày tới EGCG.

---///---

Sử dụng EGCG với liều lượng bao nhiêu để chống ung thư?

Trong một thử nghiệm tại ĐH bang Louisiana EGCG để kiểm tra tính năng ức chế tăng trưởng của khối u qua tác nhân HGF, PSA và VEGF thì 26 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến được cho uống EGCG với liều lượng 3,200mg mỗi ngày. Kết quả là một số bệnh nhân giảm được 30% kích thước khối u. Cũng trong bài báo này, Mayo Clinic gợi ý người bệnh có thể sử dụng liều dùng lên tới 4,000mg mỗi ngày.

Mỗi tách trà xanh có chứa từ 25 ~ 30mg EGCG, với liều điều trị như trên thì tương đương từ 160 ~ 200 tách trà xanh mỗi ngày. Do vậy, các cụ không nên uống nước trà xanh để điều trị ung thư nhé, nó không có tác dụng là bao nhiêu.

Mặc dù điều trị ung thư thì phải dùng liều cao, nhưng quan trong nhất là phải dùng được lâu dài, do vậy các cụ nhớ dùng tăng liều một cách thật từ từ, và phải nghe ngóng phản ứng. Không nên dùng liều tối đa trong một thời gian ngắn, như vậy rất khó kiểm soát tác dụng phụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

stormswt

Xe đạp
Biển số
OF-365709
Ngày cấp bằng
6/5/15
Số km
35
Động cơ
255,950 Mã lực
Mình mua loại Green Tea Extract 400 mg (200 mg EGCG) thì thấy nó để liều khuyến cáo là 1 viên/ngày và yêu cầu không vượt quá liều khuyến cáo, và không dùng trong lúc đói (Nguyên văn: As a dietary supplement, take 1 capsule daily with a meal. Do not take this product on an empty stomach; do not exceed recommended dose).

Cụ hacdaihung có thể chia sẻ thêm về liều lượng EGCG khuyến cáo cho bệnh nhân ung thư với. Cụ cho bà nhà sử dụng theo liều lượng như thế nào vậy ạ

__________________________
Post cái này xong mới thấy bài chỉnh sửa của cụ ở phía trên về liều lượng sử dụng. Nhưng còn việc uống lúc no hay lúc đói là tốt thì sao nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Mình mua loại Green Tea Extract 400 mg (200 mg EGCG) thì thấy nó để liều khuyến cáo là 1 viên/ngày và yêu cầu không vượt quá liều khuyến cáo, và không dùng trong lúc đói (Nguyên văn: As a dietary supplement, take 1 capsule daily with a meal. Do not take this product on an empty stomach; do not exceed recommended dose).

Cụ hacdaihung có thể chia sẻ thêm về liều lượng EGCG khuyến cáo cho bệnh nhân ung thư với. Cụ cho bà nhà sử dụng theo liều lượng như thế nào vậy ạ

__________________________
Post cái này xong mới thấy bài chỉnh sửa của cụ ở phía trên về liều lượng sử dụng. Nhưng còn việc uống lúc no hay lúc đói là tốt thì sao nhỉ?
Chào cụ, trước kia nhà em sử dụng EGCG (95% phenols, 50% EGCG) theo gợi ý của Mr. Lam ở bài #175 với liều lượng là 1,000mg đến 1,200mg mỗi ngày.

Về liều lượng tại sao lại khác biệt như vậy thì em xin giải thích như thế này. Đối với các loại thuốc Tây, mục đích là để chữa một bệnh nào đó, thì liều lượng là rất quan trọng bởi theo tính toán và thử nghiệm y tế thì liều lượng theo hướng dẫn sẽ là có hiệu quả nhất. Do vậy, đối với thuốc Tây phải tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng.

Đối với TPCN, mục đích của nó là để bổ sung, bồi bổ cơ thể. Ở nước ngoài, cơ quan y tế của họ bao giờ cũng khuyến cáo liều lượng hàng ngày đối với một loại Vitamin hay khoáng chất nào đó, và khi người dùng dùng TPCN thì không nên quá liều lượng khuyến cáo đó.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta không dùng TPCN để bồi bổ hay bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà ta dùng nó là để chữa bệnh. Vì theo quy định tại Việt Nam hay trên toàn thế giới, sẽ không được phép quy định liều lượng chữa bệnh đối với TPCN do vậy ta phải dựa vào các thử nghiệm y tế để tham khảo liều lượng. Chúng ta cần phân biệt là:

  • Liều lượng bổ sung (preventive/ diet supplements) - là sử dụng hàng ngày cho người bình thường
  • Liều lượng hỗ trợ điều trị (adjuvant dosage) - là sử dụng cùng với các loại thuốc hoặc TPCN khác trong việc điều trị bệnh
  • Liều lượng điều trị (therapeutic dosage) - là dùng liều lượng này như thuốc chính để chữa bệnh.
Thông thường, trong các cuộc thử nghiệm y tế, liều lượng điều trị sẽ được áp dụng để đạt được hàm lượng hoạt chất tối đa trong máu nhưng vẫn ở trong giới hạn chịu đựng của cơ thể.

Về vì sao phải uống lúc no hay lúc đói thì quả thực là em cũng chưa tìm hiểu tới. Từ trước tới nay, nhà em chỉ uống EGCG như một loại bổ trợ và coi trọng nhất là Curcumin. Nhưng như theo thử nghiệm phía trên, họ đưa ra 6 gạch đầu dòng khi sử dụng EGCG và làm như vậy mới đạt được nồng độ EGCG cao nhất trong máu.

Theo thử nghiêm ở trên, với liều dùng từ 10mg - 29mg/ kg/ ngày trở lên thì có thể gây ra một số tác dụng phụ không đáng kể. Dùng lúc no thì EGCG sẽ hấp thụ cùng thức ăn do vậy sẽ an toàn hơn rất nhiều. Do vậy, theo khuyến cáo của loại TPCN mà cụ đang dùng là dành cho người bình thường và sử dụng lâu dài mà không có ảnh hưởng gì. Cụ nào muốn dùng trà xanh để giảm nguy cơ ung thư thì ngày cứ 1 đến 2 viên EGCG 400mg như trên thì tốt và an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

lenahuong

Xe máy
Biển số
OF-366694
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
57
Động cơ
255,370 Mã lực
Bạn cho mình xin contact bác sỹ đo đc ko? Va zu ăn tiên la sao ban? mình đang lo cho ba nen cung muôn xin tư van vai bac sy chuyên khác để biêt tinh trang. Ben PNT nó bí ẩn sao sao á haizz
Ông này ăn tiền dữ lắm, phải cho tiền thì mới đon đả mới trả lời thắc mắc (đến phòng mạch truyền nc truyền đạm và tiêm thuốc mỗi lần lão chém cho 2-3 tr) mà tuần nào cũng phải đến 1-2 lần,nếu đến thì hôm sau tới BV sẽ đc khám đầu tiên gọi đầu tiên. Như hôm mẹ em tự đi truyền nước ở BV tư xong qua ông ấy lấy thuốc ông ấy chém cho 1 tr8 rồi hôm sau cho mẹ em khám cuối cùng luôn.Và nếu không đi tiền thì khó hỏi lắm ạ. Hồi đầu khi phát hiện mẹ em bị gd 3b là tầm 20/4 ông ấy lên phác đồ điều trị và hẹn 11/5 tới xạ trị mũi đầu. Em quá hoang mang, vì sao gd muộn vậy mà nó cho mẹ mình chờ gần 1 thág. EM hỏi thì Bs và y tá nói là do vướng nghỉ lễ và nâng cấp máy móc. Em mới điên quá hỏi hết ng này nhờ ng kia. nhờ lên cả bộ trưởng Kim Tiến, nhưng trợ lý của bà Tiến nói là ông này gàn lắm, ai nói cũng k nghe. Em tưởng hết hi vọng. May sao hôm đó nói chuyện vs 1 chị ở BV ung bướu chị ấy cũng bị như mẹ em mà gd1, chị ấy phải đút tiền cho lão mới đc làm nhanh. Vậy là em hỏi địa chỉ phòng mạch tới nhét phong bì cho lão 15tr. Ngay hôm sau lão hẹn em lên chỉ định cho mẹ em qua BV 175( có lien kết với Ung bướu) để xạ bằng máy bên đó theo phác đồ điều trị của lão, thế là ngay t2 tuần sau đó mẹ e đc xạ và truyền hóa chất lần đâu.
Hiện tại còn 2 lần đi kim nữa. Em có hỏi thì lão nói sau khi xạ xong sẽ check lại toàn bộ tình trạng bệnh.
Giờ em chỉ hi vọng khối u nhỏ có thể phẫu thuật cắt bỏ và không di căn sang bất cứ bộ phận nào.
Em định sẽ cho mẹ em qua Chợ Rẫy để chụp lại kiểm tra tình trạng di căn sau khi điều trị xong để so sánh kết quả chuẩn đoán.
Bên Chợ Rẫy có máy chụp PET-CT & Cyclotron
Đây là số BS mợ cứ thử hỏi:0908167194
Địa chỉ phòng mạch: số 10 đường nhật tảo, Quận 10, Tp hcm.( gần chợ Nhật Tảo)
 

lenahuong

Xe máy
Biển số
OF-366694
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
57
Động cơ
255,370 Mã lực
Em cũng đang thắc mắc vụ này, để hàng về rồi coi sao vì dưới vũng tàu cũng để ngoài mợ ạ. Sau khi mở nắp thì để tủ lạnh.
 

trungthuy

Xe máy
Biển số
OF-369176
Ngày cấp bằng
3/6/15
Số km
93
Động cơ
253,583 Mã lực
Chào các cụ/mợ, bố mình đang điều trị K 8 tháng rồi (đã truyền hóa chất 8 lần và xạ trị 35 lần), trước đây vẫn thèm ăn, muốn ăn (dù đau đớn khi nuốt), nhưng khoảng 1 tháng gần đây bố mình chán ăn, sợ ăn và rất hay bị nôn. Ăn uống kém và có vẻ hấp thụ kém nên sút cân nhiều và cơ thể mệt mỏi, lúc nào cũng muốn nằm mà không vận động thể dục được. Gia đình rất sốt ruột mà không biết làm cách nào.

Cụ/mợ nào có kinh nghiệm chỉ dẫn giúp mình cách nào kích thích/giúp cho người bệnh ung thư ăn ngon và hấp thụ tốt với ạ. Rất mong các cụ/mợ giúp đỡ ạ!
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Chào các cụ/mợ, bố mình đang điều trị K 8 tháng rồi (đã truyền hóa chất 8 lần và xạ trị 35 lần), trước đây vẫn thèm ăn, muốn ăn (dù đau đớn khi nuốt), nhưng khoảng 1 tháng gần đây bố mình chán ăn, sợ ăn và rất hay bị nôn. Ăn uống kém và có vẻ hấp thụ kém nên sút cân nhiều và cơ thể mệt mỏi, lúc nào cũng muốn nằm mà không vận động thể dục được. Gia đình rất sốt ruột mà không biết làm cách nào.

Cụ/mợ nào có kinh nghiệm chỉ dẫn giúp mình cách nào kích thích/giúp cho người bệnh ung thư ăn ngon và hấp thụ tốt với ạ. Rất mong các cụ/mợ giúp đỡ ạ!
Chào cụ, triệu chứng của ung thư gồm chán ăn (anorexia/ loss of appetite) và suy nhược (cachexia) kéo dài. Đây là mấu chốt để phân biệt giữa một triệu chứng bệnh thông thường với bệnh nan y. Triệu chứng này thường xảy ra trước khi bị chẩn đoán ung thư, nếu xảy ra trong lúc đang điều trị thì đó là dấu hiệu là bệnh đang hoạt động mạnh lên hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị.

Suy nhược cơ thể thì ở phần đầu thớt em đã nói tới rồi. Có thể nó do hậu quả của một thời gian dài chán ăn hoặc/ và do sự phát triển của khối u mà trong đó đáng lẽ ra chuyển hóa đường thành năng lượng thì tế bào ung thư lên men đường thành axit latic.

Còn chán ăn thì nó liên quan tới 2 phần quan trọng vị giác mất cảm giác ngon hoặc đầy bụng, khó tiêu.

Vị giác của chúng ta gồm bốn vị chính là "ngọt, mặn, chua, đắng", khi 4 vị này bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ mất cảm giác ngon miệng. Tế bào sẽ tiết ra một chất dạng amio acid để tăng cảm giác đắng trong miệng dẫn tới ta ăn gì cũng không thấy ngon. Bệnh nhân ung thư thường sẽ thiếu hụt các Vitamin và khoáng chất quan trọng như kẽm, đồng, nickel và vitamin-A và do vậy cũng ảnh hưởng tới vị giác.

Đầy bụng, khó tiêu là cảm giác chán ăn sau khi mới ăn được một chút thức ăn. Phần nhiều là do trao đổi thông tin về hormon, hóa học, vật lý của hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng do bệnh tật hoặc thuốc điều trị. Việc hấp thụ một lượng thức ăn quá ít sẽ dẫn tới cơ thể bị suy dinh dưỡng không có năng lượng để vận động.

Do vậy, để giải quyết tình trạng này thì câu trả lời đơn giản là cứ khống chế được ung thư thì sẽ khỏi triệu chứng, nhưng để thực hiện thì vô cùng phức tạp nếu không nói là nhiều khi bất khả thi. Em suy nghĩ rằng, cụ có thể tiếp cận 3 phương pháp như sau mà nhà em đã từng sử dụng trong thời kỳ đầu bà nhà em mới chẩn đoán.

  • Khống chế khối u bằng các loại thuốc giảm viêm, giảm nạp các chất đường, protein, chất béo động vật vào cơ thể.
    -
  • Để giúp ngon miệng, điều đầu tiên là cụ nên bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất quan trọng mà người bệnh ung thư thường hay thiếu hụt. Để tránh cảm giác đắng miệng, cụ nên để người bệnh ở chỗ sạch sẽ, yên tĩnh, xa khu vực bếp núc trước và trong mỗi bữa ăn (nói đơn giản là không nên nhìn, hay ngửi thức ăn trước khi ăn). Cụ có thể cho người bệnh nhai kẹo cao su loại không đường để bớt cảm giác đắng miệng.
    -
  • Để tránh đầy bụng, khó tiêu thì người bệnh nên giảm các loại thuốc điều trị gây độc cho cơ thể, cần phải có phương pháp thải độc cơ thể. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ hơn. Tránh uống nước trong lúc ăn và chỉ uống nước vào giữa các bữa ăn. Ăn những thức ăn dễ tiêu như rau, củ, quả. Nếu cơ thể quá suy nhược, cụ có thể tính tới prosure hoặc tổ yến, nhưng chỉ thỉnh thoảng và trong thời gian ngắn thôi.

Ngoài ra, cụ cần để ý tới các nguyên nhân của bệnh đường ruột, dạ dày cũng gây nên triệu chứng trên.
 
Chỉnh sửa cuối:

stormswt

Xe đạp
Biển số
OF-365709
Ngày cấp bằng
6/5/15
Số km
35
Động cơ
255,950 Mã lực
Mẹ mình bị ung thư lymphoma non Hodgkins đã di căn não đa ổ. Về vấn đề sử dụng Melatonin để hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt về ung thư hệ bạch huyết, Hodgkins thì có nhiều bài viết mâu thuẫn nhau. Trong trang này có nguyên cái chú ý to đùng: "CAUTION: Melatonin should NOT be used by people with leukemia, Hodgkins disease, lymphoma or multiple myeloma. Melatonin’s beneficial effect on immunity could worsen immune system cancers. Calcium supplements should also be taken with care to avoid hypercalcemia"

Do đọc có mâu thuẫn nên mình vẫn chưa cho mẹ mình uống Melatonin. Cụ hacdaihung có kinh nghiệm trong việc sử dụng Melatonin cho mình ý kiến với ạ.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Mẹ mình bị ung thư lymphoma non Hodgkins đã di căn não đa ổ. Về vấn đề sử dụng Melatonin để hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt về ung thư hệ bạch huyết, Hodgkins thì có nhiều bài viết mâu thuẫn nhau. Trong trang này có nguyên cái chú ý to đùng: "CAUTION: Melatonin should NOT be used by people with leukemia, Hodgkins disease, lymphoma or multiple myeloma. Melatonin’s beneficial effect on immunity could worsen immune system cancers. Calcium supplements should also be taken with care to avoid hypercalcemia"

Do đọc có mâu thuẫn nên mình vẫn chưa cho mẹ mình uống Melatonin. Cụ hacdaihung có kinh nghiệm trong việc sử dụng Melatonin cho mình ý kiến với ạ.
Câu nói của Webster Kehr trên kia có nghĩa là: "Melatonin KHÔNG nên sử dụng với các bệnh nhân bị ung thư liên quan tới hệ miễn dịch như Lymphoma... Tác dụng có lợi của Melatonin đối với hệ miễn dịch có thể làm các loại ung thư liên quan tới hệ miễn dịch trở nên tồi tệ hơn"

Nhận định này của Webster Kehr cũng giống trao đổi của em trước đây đối với cụ về Beta Glucan và căn bệnh của nhà cụ vì Beta Glucan trực tiếp kích hoạt hệ miễn dịch và làm tăng bạch cầu là tác dụng chính của nó. Trong trường hợp của Melatonin, em chưa tìm hiểu tới Melatonin tăng cường miễn dịch ở nghiên cứu nào, em chỉ nhấn mạnh vào tác dụng chống oxy hóa của nó đối với não. Nếu chúng ta tìm thấy tài liệu về tính năng như Webster Kehr nói trên thì chúng ta cần xem lại cách sử dụng Melatonin.

Webster Kehr là nhà nghiên cứu chuyên sưu tầm các liệu pháp thay thế cổ điển và chống lại các phương pháp Tây y hiện đại. Ví dụ ông ấy cổ vũ cho B-17, DMSO và Budwig... nhưng Tây y hiện đại lại cấm 2 liệu pháp đầu còn liệu pháp sau không chứng minh được hiệu quả. Do vậy, em nói thực là nguồn thông tin của ông ấy thu thập chắc chắn sẽ có những hạn chế, sẽ thiếu sót những nghiên cứu mới và hiện đại. Và đây chỉ là một suy luận của ông ấy chứ em chưa thấy có dẫn chứng cụ thể.

Quan điểm của riêng em là, nghiên cứu y tế nó giống như "thày bói xem voi", nó phụ thuộc nhiều vào trình độ, kỹ năng, định hướng và niềm tin của mỗi nhà khoa học trong phòng thí nghiệm. Ta cần phải lấy thử nghiệm y tế trên cơ thể con người làm cơ sở chính, nếu không ta cần dựa trên các nghiên cứu mới và được rộng rãi chấp nhận. Ví dụ khi nghiên cứu về CobraToxin có tác dụng đối với ung thư phổi do Nicotin, người ta thấy có sự tương đồng do vậy họ suy luận rằng CobraToxin sẽ có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư năm 2009. Nhưng vào năm 2011, một thử nghiệm mới trên chuột đã phủ định nghiên cứu trước đó.

Do vậy khi chúng ta thấy một nghiên cứu hay nhận định đi ngược lại với niềm tin của mình, ta không nên vội run sợ, hãy bình tĩnh để xem nghiên cứu đó có mới, có được chấp nhận hay đánh giá cao, có đáng tin cậy và quan trọng là có phù hợp với căn bệnh của mình không. Hơn nữa, một loại thuốc luôn có hai mặt, tác dụng và tác dụng phụ, ta cần tính toán hơn thiệt để sử dụng phù hợp với từng thời điểm, không có loại thuốc nào là hoàn hảo hay thần kỳ.

Đó chính là lý do mặc dù vẫn có niềm tin vào liệu pháp thay thế cổ điển mà Webster Kehr đã dày công sưu tầm nhưng em vẫn lấy Tây y hiện đại làm cơ sở.

Cụ có thể đọc thêm ở đây về Melatonin và Lymphoma. Các nhận định ở đây đều trích dẫn từ các nguồn nghiên cứu mới nhất và chúng ta hoàn toàn có thể tra tìm về nguồn gốc.

Em dịch tạm một số nội dung mà bài trên đã nói về Melatonin đối với Lymphoma như dưới đây để cụ tham khảo. Nếu cụ cần chi tiết đề mục nào, cụ có thể tra tìm từ khóa với tên tác giả sẽ ra được chi tiết của thử nghiệm hoặc nghiên cứu.

Melatonin

  • Rối loạn nhịp sinh học gây nên giảm sản xuất melatonin trong cơ thể, do vậy nó có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư hạch và một số bệnh ung thư khác đối với công nhân làm ca hoặc làm đêm. (Puligheddu 2012; Parent 2012).
    -
  • Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng melatonin có thể ức chế đáng kể sự phát triển của một số tế bào ung thư hạch (Persengiev 1993).
    -
  • Trong thực tế, melatonin gây ra cái chết của tế bào trong ung thư hạch tế bào B, ung thư hạch tế bào Burkitt âm tính với EBV, và tế bào bạch cầu T cấp tính trong một nghiên cứu phòng thí nghiệm. (Sánchez-Hidalgo 2012).
    -
  • Melatonin thúc đẩy ức chế tăng trưởng tế bào lymphoma và gây ra cái chết của khối u ung thư, dấu hiệu phân tử của tế bào chết được nhìn thấy ngay sau khi 0,5-1 giờ sau khi tiếp xúc với melatonin (Trubiani 2005; Sánchez-Hidalgo 2012).
    -
  • Ở những con chuột được tiêm tế bào ung thư hạch lymphoma, đặc tính chống oxy hóa của melatonin giảm độc tính gây hại tủy xương và hệ bạch huyết gây ra bởi Adriamycin® (Rapozzi 1998).
    -
  • Ung thư hạch non-hodgkin cấp độ thấp được coi là không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, một trường hợp ung thư hạch non-hodgkin cấp độ thấp ở giai đoạn cuối đã được điều trị thành công với cyclophosphamide + somatostatin, bromocriptine, retinoids, và melatonin đã được ghi nhận. Tác giả đã báo cáo rằng: "Sau 2 tháng bệnh nhân có đáp ứng một phần, và sau 5 tháng bệnh nhân đã đáp ứng hoàn toàn". "18 tháng sau khi bắt đầu được điều trị, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định. Bệnh nhân dung nạp phác đồ điều trị tốt và có thể thực hiện các hoạt động bình thường ở nhà." (Todisco 2007).
    -
  • Sử dụng cùng phác đồ điều trị, kèm theo với hormone vỏ thượng thận, trong 12 bệnh nhân ung thư hạch cấp độ thấp ở giai đoạn cuối đã ghi nhận 50% trường hợp đáp ứng một phần và 50% trường hợp đáp ứng hoàn toàn. 4 bệnh nhân trước đó chưa được điều trị và 8 bệnh nhân đã tái phát sau các đợt hóa trị nhưng có một giai đoạn ít nhất là 6 tháng không điều trị trước khi bắt đầu phác đồ sử dụng melatonin. (Todisco 2001).
    -
  • Các bệnh nhân ung thư hạch non-hodgkin cấp độ cao đã tái phát sau khi đã cấy tế bào gốc tự thân và có tiên lượng xấu; chỉ một số ít các bệnh nhân như vậy có thể cứu chữa bằng hóa trị và thường gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một bệnh nhân ung thư hạch non-hodgkin cấp độ cao bị tái phát sau khi cấy tế bào gốc tự thân đã được điều trị thành công với phác đồ nói trên kèm theo melatonin. Sau 2 tháng, bệnh nhân này đã đáp ứng một phần, và sau 5 tháng bệnh nhân đã đạt được đáp ưng hoàn toàn. Bệnh nhân tiếp tục đáp ứng hoàn toàn 14 tháng sau khi bắt đầu điều trị. (Todisco 2006).
    -
  • Một nghiên cứu lâm sàng sử dụng một sự kết hợp của melatonin cộng với liều thấp interleukin-2 (IL-2) ở 12 bệnh nhân bị ung thư máu giai đoạn cuối (6 bệnh nhân là non-hodgkin và 2 bệnh nhân hodgkin) mà trước đó đã không đáp ứng với các liệu pháp tiêu chuẩn đã kéo dài được thời gian sống với liệu pháp này. Bệnh nhân được cho uống Melatonin với liều lượng 20mg mỗi buổi tối. Interleukin-2 được tiêm dưới da với liều lượng 3 triêu IU/ngày với chu kì 6 ngày mỗi tuần trong 4 tuần liên tục. Có 4 trên 8 bệnh nhân đã đáp ứng với bệnh không tiến triển trong suốt quá trình nghiên cứu và phác đồ dễ dung nạp. (Lissoni 2000).
 
Chỉnh sửa cuối:

immerliebe85

Xe máy
Biển số
OF-369422
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
59
Động cơ
253,190 Mã lực
Em nghĩ nếu bệnh nhân đã nhập vào một bệnh viện mà chưa thực hiện hết các phác đồ điều trị của bệnh viện thì việc lấy hồ sơ hoặc chỉ là copy thôi cũng sẽ vô cùng khó khăn. Có thể do các lý do sau.

  • Về phương diện chữa bệnh, bác sĩ cần bệnh nhân phải 100% tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và bệnh viện. Việc đem hồ sơ đi tham khảo chỗ này, chỗ kia sẽ làm cho bệnh nhân phân tán tư tưởng dẫn tới kém tin tưởng vào phác đồ hiện tại và sẽ dẫn tới hiệu quả chữa bệnh kém đi.
  • Về phương diện dịch vụ, bệnh viện cũng là nơi cung cấp dịch vụ chữa bệnh và mỗi bác sĩ cũng là một người bán hàng. Những khoản thu từ người sử dụng dịch vụ là các bệnh nhân sẽ đem lại lợi nhuận, lương và thưởng cho các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện. Do vậy, bằng mọi cách bác sĩ sẽ giữ bệnh nhân ở lại bệnh viện, thực hiện tất cả các phương án và các loại phác đồ mà bệnh viện đó có thể cung cấp chứ không giới thiệu bệnh nhân qua một bệnh viện khác chỉ vì ở đó có bác sĩ, thiết bị, thuốc hay cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Do vậy, khi bệnh nhân bị chẩn đoán bệnh này ở giai đoạn cuối, em thấy rằng bác sĩ sẽ đưa ra 2 lựa chọn. Một là về uống thuốc nam, hai là điều trị theo phác đồ của bệnh viện chứ không có lựa chọn thứ 3 là giới thiệu một loại thuốc, một phương pháp, một bệnh viện tốt hơn. Chính vì điều này, việc lấy hồ sơ ra sẽ cực kỳ khó khăn.

Em nghĩ rằng nhà nước mình cũng nên cải tiến tình trạng này. Nên lập nên những cơ sở khám, xét nghiệm và tư vấn độc lập với bệnh viện, khi đó người bệnh sẽ được tư vấn nhiều lựa chọn hơn, nhiều cơ hội chữa trị tùy theo khả năng kinh tế hơn. Chứ cứ như hiện nay thì các cụ mình cứ lọ mọ lên diễn đàn tìm xem chỗ nào chữa tốt, có những lựa chọn gì... Khi tìm được chắc người thân của mình đã không còn nữa rồi.
Đúng rồi bác ơi, ba em năm nay 60, mổ 3 lần, chỉ còn 60% sức nên viêc điều trị cũng khó khăn. Bac sỹ hỏi chuyện cũng khó, cứ tất bật suot, không rõ lý do, co thể nhiêu bênh nhân. Ba em vừa co ket qua sinh thiêt, e mưng qua, có đôt biên gen 21, đc dùng etoxin gì đo nhưng thật sự em chả đc xem giây tờ gì. Mà bac sỹ cũng bảo em, đợi hom nay xạ hinh xương, xét nghiêm máu roi hội chân nua mơi co thuoc uông, dư la ba em mất thêm 1 tuan nữa

Ông yêu lăm, ho nhiêu, có đam, trong đàm có it mau tươi, tưc ngực, đau lưng, không ngủ đc, e đang cho 2 viên melatonin/ngày trc khi ngủ, uong viên trà xanh và nghệ, nhưng ba em bụng nôn nao, côn cào ko muôn uống nữa. Ông ko biêt tình hinh bệnh nên vây, e lo quá. Ko biêt làm sao băt ông uong thuôc, ma ấy là em con đang dung liêu thâp.

Em ko lây giây tơ tu bv đc vì bv ko cho. haizz
 
Chỉnh sửa cuối:

Traubong

Xe đạp
Biển số
OF-364383
Ngày cấp bằng
24/4/15
Số km
27
Động cơ
257,070 Mã lực
Lâu lắm mới có time vào đây, ko đọc đc vài chục trang trước để biết đc tình hình người nhà các cụ thế nào? Bố mình sk sau 4 tháng uống tarceva có khá lên nhưng cũng hơi chậm, ông bệnh nhân ko biến đổi gen EGFR uống cùng thời với bố mình mà lại còn tiến nhanh hơn bố mình (có biến đổi gen). Giờ ông ý còn đang đi nghỉ mát, bố mình thì ko đau, nhưng ăn vẫn hơi kém, sau đà sút 10kg thì đã khống chế sút và tăng đc 1kg. Như đã có lần hỏi cụ hắc hùng, bố nhà mình lại bị sùi da, lở loét do tác dụng phụ, các ngón chân tay bị tụ máu, đến lúc áp lực máu tăng sẽ bị vỡ và rỉ máu. Vậy mà bác sỹ cũng ko có động thái gì. Đang mua mấy viên giải độc gan cho bố uống. Nhưng do lở loét quá nên ông sợ và tự ý dừng thuốc, chả biết thế nào, các cụ góp ý với. Ông nhà mình ko dám dùng thuốc này nữa, ý muốn chuyển thuốc nam
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Lâu lắm mới có time vào đây, ko đọc đc vài chục trang trước để biết đc tình hình người nhà các cụ thế nào? Bố mình sk sau 4 tháng uống tarceva có khá lên nhưng cũng hơi chậm, ông bệnh nhân ko biến đổi gen EGFR uống cùng thời với bố mình mà lại còn tiến nhanh hơn bố mình (có biến đổi gen). Giờ ông ý còn đang đi nghỉ mát, bố mình thì ko đau, nhưng ăn vẫn hơi kém, sau đà sút 10kg thì đã khống chế sút và tăng đc 1kg. Như đã có lần hỏi cụ hắc hùng, bố nhà mình lại bị sùi da, lở loét do tác dụng phụ, các ngón chân tay bị tụ máu, đến lúc áp lực máu tăng sẽ bị vỡ và rỉ máu. Vậy mà bác sỹ cũng ko có động thái gì. Đang mua mấy viên giải độc gan cho bố uống. Nhưng do lở loét quá nên ông sợ và tự ý dừng thuốc, chả biết thế nào, các cụ góp ý với. Ông nhà mình ko dám dùng thuốc này nữa, ý muốn chuyển thuốc nam
Chào cụ, lâu rồi mới gặp cụ, vậy là phương pháp bột sắn của cụ chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn hay cụ không sử dụng?

Một số bệnh nhân sử dụng Tarceva sẽ bị vấn đề về da như nổi mụn, mụn nước hoặc bị tróc da. Một số bệnh nhân cũng có thể gặp vấn đề về rối loạn máu như máu khó đông hoặc dễ đông máu. Có thể nhà cụ gặp cả hai phản ứng phụ về da và máu đông.

Cách đây 2 tháng nhà em cũng bị sưng và loét các đầu ngón chân, ngón tay, đau ở bắp chân. Lúc ấy nhà em sợ quá cứ tưởng bệnh phát ra. Nhưng sau đó bình tĩnh lại xử lý thì mọi việc cũng qua. Chút nữa em úp cái ảnh ngón chân lên đây xem có giống nhà cụ không?


Ảnh cái ngón chân hơi ghê X_X, mong các cụ thông cảm, bệnh tật thì cần gì phải đẹp đẽ đâu.

---///---

Có một phương án mà các bệnh nhân áp dụng có hiệu quả khi bị tác dụng phụ của Tarceva ngoài sức chịu đựng và không đáp ứng thuốc nhiều đó là chuyển sang Iressa. Thông thường phải 3 lần liều tiêu chuẩn của Iressa mới gây ra tác dụng phụ như Tarceva; và nhiều người hợp với Iressa hơn là với Tarceva hoặc ngược lại.

Do vậy, em nghĩ phương án Iressa sẽ khả quan hơn thuốc Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Lâu lắm mới có time vào đây, ko đọc đc vài chục trang trước để biết đc tình hình người nhà các cụ thế nào? Bố mình sk sau 4 tháng uống tarceva có khá lên nhưng cũng hơi chậm, ông bệnh nhân ko biến đổi gen EGFR uống cùng thời với bố mình mà lại còn tiến nhanh hơn bố mình (có biến đổi gen). Giờ ông ý còn đang đi nghỉ mát, bố mình thì ko đau, nhưng ăn vẫn hơi kém, sau đà sút 10kg thì đã khống chế sút và tăng đc 1kg. Như đã có lần hỏi cụ hắc hùng, bố nhà mình lại bị sùi da, lở loét do tác dụng phụ, các ngón chân tay bị tụ máu, đến lúc áp lực máu tăng sẽ bị vỡ và rỉ máu. Vậy mà bác sỹ cũng ko có động thái gì. Đang mua mấy viên giải độc gan cho bố uống. Nhưng do lở loét quá nên ông sợ và tự ý dừng thuốc, chả biết thế nào, các cụ góp ý với. Ông nhà mình ko dám dùng thuốc này nữa, ý muốn chuyển thuốc nam
Em cũng mong cụ sau lần cụ chia sẻ về ông ko đột biến gien kia, e cũng tính pán dự phòng, thi thoảng cụ vào cập nhật cho mọi ng biết về tình hình nhà cụ và theo dõi ông ko đột biến kia giúp e nhé
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
theo dòng bài viết trên em thấy có bài viết này nói về tế bào T, sát thủ chuyên diệt tế bào ung thư http://vtc.vn/can-canh-te-bao-bach-cau-chien-dau-voi-ung-thu.321.554660.htm Về phương pháp tế bào T này thì em đã tìm hiểu và đọc một số tài liệu ngay từ những ngày đầu điều trị cho Mẹ !phương pháp tế bào T này là 1 nhánh của phương pháp Hệ Miễn Dịch Trị Liệu tức là dùng ngay chính hệ miễn dịch của người bệnh để diệt các tế bào ung thư ! trên báo chí và bảng thông tin các loại ung thư dán ở Viện K2 mà em đọc thì phương pháp Hệ Miễn Dịch là phương pháp thứ 4 trong điều trị ung thư sau phẫu thuật,xạ trị và hóa trị ! phương pháp này được biết đến từ lâu nhưng sau 1 thời gian dài ko có gì tiến triển thì gần đây đã đạt được một số đột phá lớn-Bác sĩ Nguyễn Tuấn Khôi http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2014/11/ieu-tri-mien-dich-chong-ung-thu.html
Chào cụ, về phương pháp miễn dịch đối với ung thư phổi em mới nghĩ tới có 2 liệu pháp.

  • Nivolumab là một loại kháng thể gắn với phối thể tiết ra từ tế bào ung thư nhằm vô hiệu hóa tế bào miễn dịch T nhờ đó tế bào T có thể phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Các cụ có thể xem thêm về loại thuốc này tại đây.
    -
  • Liệu pháp thứ 2 là sử dụng tế bào gốc từ tủy xương đã được biến đổi gen để tìm và diệt các tế bào ung thư. Thử nghiệm mới điều trị ung thư phổi bằng tế bào gốc sẽ được tiến hành với 56 bệnh nhân từ đầu năm tới do giáo sư Sam Janes, người đứng đầu nghiên cứu trên tại bệnh viện của Đại học College London tiến hành. Các cụ có thể xem thêm về liệu pháp này tại đây.

Tuy nhiên, vì hôm nay em đang tìm hiểu thêm về melatonin với các phương pháp điều trị ung thư thì em thấy một bảng như thế này.


Tóm tắt các nghiên cứu sử dụng Melatonin, kết quả thử nghiệm y tế ngẫu nhiên giai đoạn II của Lissoni. Ở dòng thứ 3, những bệnh nhân ung thư não sử dụng thêm Melatonin có hiệu quả rất cao so với không sử dụng.

Đáng chú ý ở trong bảng này là tại 2 dòng cuối cùng, đối với ung thư đại trực tràng và ung thư phổi, người ta có sử dụng IL-2 như một liệu pháp điều trị chính. IL-2 là viết tắt của Interleukin-2 (IL-2) hay còn gọi là yếu tố kích thích sinh trưởng dòng tế bào T. IL-2 được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh ung thư phổi, ung thư bạch cầu, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư thận, u hắc tố ác tính,... Những kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đều cho thấy, IL-2 có khả năng kích thích, phát triển các tế bào miễn dịch, tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào thận và u hắc tố ác tính. Khả năng chữa trị cho 2 loại ung thư này có thể lên đến 18% với u hắc tố ác tính và 37% với ung thư biểu mô tế bào thận nếu có liệu pháp điều trị IL-2 phù hợp.

Trong bài báo này, có nói tới đề tài điều chế Interleukin-2 tại Việt nam để ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư, giúp giảm bớt hiện tượng nhập siêu các sản phẩm sử dụng trong y tế tại Việt Nam. Hiện tại, một liều điều trị như vậy có giá là 150,000 VND/ liều 300,000IU. Em cũng đã tìm hiểu thêm về IL-2 và ứng dụng của nó trong điều trị ung thư tại Việt Nam nhưng chưa thây có kết quả nào phù hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:

minihi

Xe máy
Biển số
OF-365916
Ngày cấp bằng
7/5/15
Số km
86
Động cơ
256,360 Mã lực
Cụ nhà e uống arceva cũng bị tác dụng phụ như người thân của mấy cụ trên đât. Mụn nhọt lở loét khắp nơi, e cũng không biết làm gì ngoài bổ sung tăng cường các loại hỗ trợ gan như milk thistle, eganin và atiso. Các cụ nếu có cao kiến gì thêm thì chỉ e với ạ, ngoàu ra e cũng đang thắc mắc đến vấn đề này: trong ung thư di căn xương có nhiều bệnh viện dùng phương pháp xạ trị trong bằng phốt pho phóng xạ, chỉ cần uống 1 liều trong 3 tháng sẽ giảm đau đáng kể mà không cần dùng đến thuốc giảm đau trong 3-6 tháng. Tuy nhiên hôm vừa rồi e có đề cập vấn đề này với 1 bác sĩ ở bv ung bươu sg thì vị này lại nói là chưa nghe đến pp này qua, e thì đang rất nóng lòng muốn cụ nhà e áp dụng đến pp này, mà bsi thì lại nói vậy, vì hiện giờ tình trạng xương cụ nhà e không ổn chút nào, ngày tiêm 3 lần và uống 4 lần giảm đau lân. Nếu cụ nào có biết thông tin gì về pp này vd như : có thể kết hợp với thuốc chống hủy xương được không? Có thể di các bệnh viện ngoài tuyến xin áp dụng pp này ko ?... E search google mãi nhưng vẫn chưa thể tìm ra được những thông tin mình cần. Cảm ơn các cụ ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Em đọc bài Bác hacdaihung trích dẫn thì theo các nhà Khoa Học Anh trong tương lai 5 năm tới bệnh nhân ung thư sẽ không phải hóa trị nữa nhờ sự tiến bộ vượt bậc của phương pháp hệ miễn dịch trị liệu,cũng theo blog Bác Sĩ nguyễn tuấn Khôi mà em theo dõi thì tại các Hội Nghị ASCO gần đây,các nghiên cứu và báo cáo về hóa trị liệu tỏ ra là hàng hiếm vì xu hướng của khoa học từ lâu đã không coi đây là hướng đi cho tương lai,thay vào đó là rất nhiều báo cáo của các nghiên cứu về việc dùng hệ miễn dịch để diệt ung thư...Trong blog Bác Sĩ Khôi em cũng đặt 1 số câu hỏi và được Bác Sĩ phản hồi,em xin copy ra đây cho mọi người cùng quan tâm
câu 1: Kính chào Bác Sĩ Khôi !qua theo dõi hội nghị ASCO 2015 từ blog của Bác Sĩ em thấy rằng 2 loại thuốc AZD 9291 và CO 1686 đã giải quyết được bài toán kháng thuốc mà các bệnh nhân dùng thuốc iressa,tarceva sau một thời gian dùng bị mắc phải !Vậy em muốn hỏi là với tín hiệu đáng mừng như vậy thì FDA có đặc cách thông qua sớm để thuốc đi vào thương mại ngay ko ạ?hay là vẫn phải thử nghiệm lâm sàng thời gian dài nữa ạ ?...và em muốn hỏi là Bác Sĩ có biết thông tin gì về giá của 2 loại thuốc này ko ạ ?em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ nhiều ạ
trả lời: ASCO 2015 không trình bày tiếp nghiên cứu của AZD 9291 trong điều trị kháng EGFR TK. Lý do: nghiên cứu này vẫn đang ráo riết được tiến hành. Tháng 5 vừa qua Astra Zeneca tại Việt Nam đã liên hệ với các BV có chuyên khoa ung thư tại VN để tuyển các bệnh nhân đã từng điều trị EGFR TKI nhưng bị kháng thuốc để thực hiện nghiên cứu nói trên. Có lẽ sẽ mất một thời gian khá lâu AZD 9291 mới đủ tiêu chuẩn có chỉ định đều trị bước 2 cho kháng thuốc EGFR TKI
câu 2: Kính chào Bác Sĩ Khôi ! em có 1 thắc mắc là với việc ra đời AZD 9291 và CO 1686 là 2 loại thuốc đích thế hệ thứ 3 thì nếu một bệnh nhân mắc K phổi có đột biến gen thì phác đồ điều trị của họ sẽ là : bước 1 dùng thuốc đích thế hệ 1 iressa hoặc tarceva...sau 1 thời gian dùng sẽ bị kháng thuốc ,lúc đó bệnh nhân sẽ được chuyển sang bước 2 dùng tiếp thuốc đích thế hệ 2 afitinib...lại sau 1 thời gian nữa bệnh nhân bị kháng thuốc tiếp thì được chuyển sang thuốc thế hệ 3 AZD 9291 hoặc CO 1686...sự lần lượt về việc dùng thuốc thế hê 1,2,3 trong thắc mắc của em có đúng không ạ ?nếu sai thì sẽ là thế nào ạ ?
Ngoài ra, em có đọc các ca lâm sàng K phổi dùng thuốc đích trên mạng,thấy rằng có người bệnh được chỉ định dùng iressa,người khác thì lại là tarceva! vậy sự khác nhau giữa iressa và tarceva ở đây là thế nào mà lại có sự chỉ định theo từng trường hợp như vậy?...em có tìm hiều và đươc biết rằng theo các thống kê về hiệu quả của iressa so với tarceva thì tarceva luôn nhỉnh hơn cả về thời gian bệnh ko tiến triển cũng như thời gian sống tổng quát,thậm chí ở Mỹ chỉ có tarceva là được FDA chấp thuận còn iressa thì ko vượt qua được yêu cầu của FDA!
Mẹ em thì đã dùng thuốc đích iressa được 6 tháng! lúc bắt đầu dùng Bác sĩ có cảnh báo về các phản ứng phụ,nhưng đã qua 6 tháng dùng mà tuyệt nhiên ko có 1 chút phản ứng phụ nào,nhìn ngoài vô thì sức khỏe rất tốt,mọi công việc làm lụng như lúc trước khi mắc bệnh!Liệu vậy có phải là Mẹ em rất hợp thuốc và dẫn đến thời điểm kháng thuốc sẽ lâu hơn so với các trường hợp khác ko ạ?
Em xin chân thành cám ơn Bác Sĩ ! chúc Bác sĩ những điều tốt đẹp nhất trên con đường nghành Y cứu người!Trân Trọng !
trả lời: Y khoa hiện nay rất coi trong y học chứng cớ, tức là mọi quyết định điều trị phải dựa trên các nghiên cứu tin cậy. Đó là lý do tại sao có các hội thảo lớn như ASCO. Điều trị ung thư phổi bước 1 cho bệnh nhân có đột biến EGFR hiện nay là một trong 3 thuốc Iressa, Tarceva, afatinb.
Hai thuốc Tarceva và Iressa được xem là 2 lựa chọn ngang nhau đối với cá bác sĩ mặc dù Iressa có tỉ lệ đáp ứng cao hơn nhưng không thể dựa trên đó mà nói Iressa hơn Tarceva vì hai số liệu từ hai nghiên cứu khác nhau, y khoa không chấp nhận kiểu so sánh này.
Tác dụng phụ và hiệu quả của thuốc không có liên quan nhau.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top