Điểm mặt dàn UAV Nga đang "làm mưa làm gió" tại Ukraine
rên chiến trường Ukraine, số lượng máy bay không người lái (UAV) của cả hai bên tham chiến tăng theo cấp số nhân; vậy UAV có vai trò gì trong những cuộc chiến tương lai?
|
UAV cảm tử của Nga. Ảnh: RIA.
|
Nga tạm thời tìm được "trụ cột" UAV
Tình trạng "thiếu hụt UAV" mà quân đội Nga phải đối mặt, dường như đã tạm thời tìm được "đơn thuốc" để cứu trợ. Bằng cách phát triển một loại UAV cảm tử giá rẻ, có cấu tạo đơn giản, nhưng lại cực kỳ hiệu quả.
Cách đây không lâu, binh sĩ Ukraine đã chia sẻ một đoạn video trên mạng xã hội về thứ dường như là mảnh vỡ của một chiếc UAV loại mới của quân đội Nga, đang nổi trên mặt nước.
Chiếc UAV bị rơi mang các đặc điểm cánh phẳng, đuôi kép và cánh đuôi phẳng cao, rất giống với ngoại hình chiếc UAV trinh sát và chiến đấu Mohajer-6 do Iran sản xuất.
|
Ảnh: Mẫu UAV Mohajer-6 của Iran có cả khả năng trinh sát chiến trường và tấn công. Nguồn IRNA |
Truyền thông phương Tây liên tục đưa tin Nga đã mua và sử dụng UAV từ Iran. Nhưng Iran lại cho rằng, nước này dù đã bán UAV cho Nga, nhưng giao dịch giữa hai bên đã hoàn tất từ trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Là một quốc gia luôn nhận là “quốc gia tiên phong” đi đầu trong phát triển UAV; thông thường từ 3-5 năm, Iran lại cho ra đời một mẫu UAV mới hoàn toàn.
|
Ảnh: Quân đội Ukraine tìm thấy xác UAV Mohajer-6 bị rơi trên mặt nước. |
Với UAV Geran-2. Đây là một loại UAV tự sát nhỏ, trông bị nghi là bắt chước loại UAV cảm tử Harop của Israel. Tuy nhiên, sự nghi ngờ này chỉ giới hạn ở hình dạng và cách thức phóng mà thôi.
Geran-
2 thực chất là một loại UAV tự sát chạy bằng động cơ piston; loại vũ khí này có thể dựa vào các phương pháp dẫn đường tương đối cơ bản của GPS và INS để tấn công các mục tiêu cố định. Hơn nữa, GPS sử dụng mã dân sự công khai, độ chính xác và chống tác chiến điện tử thực tế ở mức trung bình.
|
Ảnh: UAV Geran-2 sử dụng kiểu phóng hộp có thể tập trung đánh trúng mục tiêu trong thời gian ngắn. Nguồn Topwar |
Còn nhiệm vụ của UAV Harop do Israel sản xuất là tấn công radar và thiết bị điện tử, đây là mẫu UAV tự sát chống bức xạ với khả hoạt động trên không tương đối dài và hàm lượng kỹ thuật cao hơn nhiều UAV Geran-2 của Nga.
UAV Geran-2 có giá rất rẻ, nó có thể được dùng để thay thế pháo binh và không quân để loại bỏ một số mục tiêu có giá trị cao; một mặt có thể tiêu diệt mục tiêu xa hơn pháo binh, mặt khác là giá thành thấp hơn nhiều so với tên lửa.
Bên cạnh đó, sử dụng UAV tự sát Geran-2 không phải lo tổn thất máy bay và phi công. Với đầu đạn nặng từ 40-60 kg, đủ sức phá hủy hầu hết các phương tiện chiến đấu; nên có thể xem Geran-2 là tên lửa hành trình giá rẻ, cấu hình thấp.
|
Ảnh: UAV Geran-2 đang lao xuống tấn công mục tiêu. Nguồn Topwar |
Quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn hạ nhiều UAV Geran-2 của Nga, đồng thời thu giữ một chiếc Geran-2 tương đối hoàn chỉnh và phát hiện cấu tạo của nó chủ yếu bằng các linh kiện dân sự, động cơ của xe máy.
Quân đội Ukraine mô tả rằng, UAV Geran-2 rơi như những hạt mưa khi nó tấn công, và tiếng động cơ đặc biệt của các cánh quạt khi nó lao xuống, đã tạo cho mọi người một áp lực tinh thần rất lớn; giống như cảm giác quay trở lại Mặt trận phía Đông của Thế chiến II, khi lính Liên Xô đối mặt với máy bay ném bom bổ nhào Stuka của Đức.
Nếu UAV tự sát Geran-2 là một loại vũ khí dẫn đường chính xác chi phí thấp, thì UAV Mohajer-6 là loại UAV có giá trị cao; đây là mẫu UAV trinh sát, tấn công như loại UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng giá cả “phải chăng” hơn nữa.
|
Ảnh: UAV Mohajer-6 có cả khả năng trinh sát chiến trường và tấn công. Nguồn IRNA |
Tờ Telegraph của Anh cho biết, Nga đã sử dụng chính những máy bay không người lái Mohajer-6, để điều khiển các UAV cảm tử Geran-2, tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine. Thậm chí, các phi vụ tấn công của Geran-2 đều được Mohajer-6 ghi hình chi tiết.
Là loại UAV trinh sát và chiến đấu điển hình, Mohajer-6 có cả khả năng trinh sát chiến trường và tấn công, đây là vũ khí “khan hiếm” đối với quân đội Nga. Mohajer-6 có thể phát huy tác dụng khi nhằm vào các mục tiêu “nhạy cảm với thời gian” như các bệ phóng tên lửa HIMARS.
Tất nhiên, hàm lượng kỹ thuật của UAV Mohajer-6 không cao, trọng lượng cất cánh chỉ 670 kg, trọng tải chỉ khoảng 100 kg, khả năng mang tối đa là 4 tên lửa dẫn đường bằng laser. So với UAV Orion mà quân đội Nga sử dụng, Mohajer-6 kém tính năng hơn hẳn.
Quân đội Ukraine cũng được trang bị loại UAV tương tự, đó là TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ. UAV TB-2 có trọng lượng cất cánh lớn hơn một chút là 700kg và trọng tải đến 150kg.
|
Ảnh: UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát huy tốt vai trò trong các cuộc xung đột cục bộ cường độ thấp trước đó. Nguồn Topwar |
Nhìn theo cách này, sự lựa chọn UAV của cả Nga và Ukraine, phần nào có nghĩa là cùng một mục tiêu.
Việc Nga đưa vào trang bị UAV Geran-2 và Mohajer-6, về cơ bản là để đối phó với áp lực chiến trường, khi họ đang thiếu vũ khí tấn công chính xác tầm xa và đặc biệt là các hệ thống trinh sát kỹ thuật cao.
Với năng lực nghiên cứu và phát triển của Nga, họ hoàn toàn có thể phát triển được các loại UAV tương tự, tuy nhiên trước đây Nga đầu tư chưa đủ cho lĩnh vực UAV, vậy nên sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện một loại máy bay không người lái vừa rẻ, vừa hiệu quả trên chiến trường.
|
Ảnh: Mặc dù UAV "Orion" do Nga tự phát triển lớn hơn và tiên tiến hơn nhưng số lượng thiết bị và năng lực sản xuất lại thiếu nghiêm trọng. Nguồn Topwar |
|
Ảnh: Mảnh vỡ của một chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga tại Ukraine. |
Vai trò của UAV trong cuộc chiến tại Ukraine và trong tương lai
Cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện đã bước vào giai đoạn mà mặt trận tương đối ổn định, vì vậy ngay cả các UAV giá rẻ, cũng có thể đóng vai trò của mình.
Đánh giá từ phản hồi của quân đội Ukraine, mạng lưới phòng không chưa hoàn thiện của họ khá bất lực khi đối mặt với UAV tự sát Geran-2, khi loại UAV này có tầm bay thấp, tốc độ chậm và nhỏ.
Trên thực tế, những chiếc UAV này đã xuất hiện ở chiến trường Yemen từ đầu năm 2017, khiến liên quân Ả Rập phải đau đầu; nhưng trên chiến trường Yemen, sự ưu việt của UAV giá rẻ chưa thực sự gây được chú ý.
Trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vào năm 2020, UAV TB-2 đã mang lại lợi thế tuyệt đối cho quân đội Azerbaijan. Nhiều video về UAV tấn công xe tăng, xe bọc thép và thậm chí cả thiết bị phòng không đã được Azerbaijan công bố, khiến dư luận chú ý đến sự ra đời của kỷ nguyên chiến tranh UAV.
|
Ảnh: Xe tăng T-72 từ góc nhìn trên cao của UAV, hình ảnh này sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trên chiến trường. Nguồn Topwar |
Còn tại Ukraine, từ chiến thuật tiểu đội đến tấn công và phòng thủ cấp chiến dịch, UAV đã trở thành trang bị không thể thiếu của cả hai bên tham chiến. Nếu cấp trên không thể cung cấp UAV theo tiêu chuẩn quân sự, binh sĩ tiền tuyến sẽ sẽ sửa đổi UAV dân dụng theo nhiều cách khác nhau, để đáp ứng yêu cầu chiến đấu.
Drone 4 trục là một loại UAV dân dụng, có giá rẻ và rất dễ sử dụng; có thể nhanh chóng tăng cường sức mạnh, khả năng chiến đấu cho các đơn vị tiền tuyến với số tiền đầu tư không lớn.
|
Ảnh: Quân đội Ukraine đang sử dụng UAV dân dụng để trinh sát chiến trường. Nguồn Sina. |
Các thiết bị hàng không thông thường, ngay cả máy bay chạy bằng động cơ piston đơn giản nhất, cũng cần hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ đào tạo phi công và nhân viên mặt đất, để có thể khai thác sử dụng thành thạo chúng.
Nhưng để phát huy hiệu quả chiến đấu, nhiều UAV nhỏ chỉ cần vài giờ hoặc thậm chí vài chục phút đào tạo. Ngay cả những UAV cỡ lớn cũng dễ huấn luyện các trắc thủ điều khiển hơn nhiều lần so với máy bay có người lái tương đương. Chưa kể chi phí thấp hơn của UAV cùng cấp và không cần phải lo lắng về thương vong.
Một số máy bay có người lái chưa thể thay thế được trên chiến trường trong thời gian ngắn, nhưng UAV đang lấp đầy bầu trời. Việc sử dụng UAV và chiến thuật chống UAV cũng nên nhận được sự chú ý của mọi quân đội.
Trên chiến trường Ukraine, số lượng máy bay không người lái (UAV) của cả hai bên tham chiến tăng theo cấp số nhân; vậy UAV có vai trò gì trong những cuộc chiến tương lai?
kienthuc.net.vn