[Funland] UAV con dao găm chết người!

Nông_dân

Xe buýt
Biển số
OF-50869
Ngày cấp bằng
14/11/09
Số km
662
Động cơ
462,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Càng xem càng thấy hâm mộ mẽo. Ngố thì chắc chỉ hơn vn ta về khoản UAV này nhỉ.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,321
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
lói thía nga cũng dang phát triển dần UAV vũ trang đấy ạ
Thực ra là trc đây 1 là do kinh phí 2 là do cái tư duy Nga nó khác Mỹ thôi
Dầu sao mỹ cũng nhận đc tinh hoa của toàn thế giới mà
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
976
Động cơ
474,090 Mã lực
Nơi chế tạo máy bay không người lái Việt Nam


Cập nhật lúc: 01:43:29 PM, 24/02/2012

Sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, năm 1996, những chiếc mục tiêu bay ra đời đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không Quân chủng Phòng không-Không quân.

Sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, năm 1996, những chiếc mục tiêu bay ra đời đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không Quân chủng Phòng không-Không quân. Đến nay, không chỉ dừng lại ở các loại mục tiêu bay, máy bay không người lái (MBKNL) phục vụ huấn luyện, Quân chủng Phòng không-Không quân còn là nơi nghiên cứu, chế tạo ra các MBKNL tham gia mục đích quân sự.

Thành công đó đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước Đông Nam á thiết kế, chế tạo thành công MBKNL.

Khởi đầu từ những mục tiêu bay

Trước đây, sau những mùa bắn đạn thật của các lực lượng phòng không, không quân, các đơn vị rất phấn khởi là hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, những người đứng đầu Quân chủng Phòng không-Không quân lúc bấy giờ lại hết sức trăn trở. Khoa học kỹ thuật quân sự ngày càng phát triển, hoạt động tác chiến của đối phương ngày càng tinh vi, nhất là các phương tiện tiến công hoả lực đường không. Nếu không kịp thời đổi mới nâng cao huấn luyện thì rất khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất mục tiêu bay là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, năm 1996, Quân chủng Phòng không-Không quân đã mua tổ hợp thiết bị bay DF-16 của Isarel và giao cho Ban Giáo dục Quốc phòng (Bộ Tham mưu PK-KQ) nghiên cứu, học tập. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng giao cho cơ quan này phối hợp với Nhà máy A40 nghiên cứu, chế tạo mục tiêu bay.


Các mục tiêu bay chuẩn bị để cất cánh

Sau 3 năm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm, cuối năm 1999, hai chiếc mục tiêu bay ký hiệu M-96 (bay ngày) và M-96D (bay đêm) đã được Nhà máy A40 xuất xưởng và bay thử thành công trên bầu trời Miếu Môn (Hà Nội). Loại mục tiêu này có sự hỗ trợ của kính TZK, điều khiển bằng tay và thực hiện bay bằng trong tầm quan sát bằng mắt thường. Và kể từ đó, mục tiêu M-96 và M-96D được Quân chủng PK-KQ sản xuất hàng loạt phục vụ cho các lực lượng tên lửa, pháo cao xạ huấn luyện.

Tuy nhiên, so với các loại mục tiêu bay trên thế giới dùng cho lực lượng phòng không, không quân huấn luyện, M-96 có nhiều hạn chế như: tầm bay ngắn, trần bay thấp và tốc độ nhỏ. Do đó, M-96 tiếp tục được nghiên cứu cải tiến và nâng cấp với tầm hoạt động rộng, trần bay cao, tốc độ lớn hơn, đặc biệt là thiết bị này bay theo chương trình tự động định sẵn. Quân chủng tiếp tục giao cho các kỹ sư từng tham gia sản xuất M-96. Sau khi Ban nghiên cứu Mục tiêu bay của Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân (VKTPK-KQ) được thành lập, Đại tá Trịnh Xuân Đạt được bổ nhiệm làm trưởng ban, Trung tá Nguyễn Thanh Tịnh làm phó ban, Ban được cấp kinh phí cùng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất.

Sau gần nửa năm nghiên cứu Viện đã hoàn thành nhiệm vụ nâng M-96 thành M-100CT, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Trong chương trình bay báo cáo được tiến hành vào tháng 7 năm 2004, Viện đã biểu diễn thành công các chuyến bay của mục tiêu M-100CT. Chương trình cải tiến mục tiêu M-96 lên M-100CT thành công là cả một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, đây là tiền đề vững chắc để các nhà khoa học Quân chủng tiến tới hiện thực hoá giấc mơ chế tạo thành công MBKNL.

Đại tá Trịnh Xuân Đạt-Trưởng ban Nghiên cứu mục tiêu bay là một trong những người có công
trong việc chế tạo máy bay không người lái Việt Nam



Đến những chiếc máy bay không người lái “Made in Việt Nam”

Thực ra, trước thành công của M-100CT, đầu năm 2001, VKTPK-KQ đã khởi động dự án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo MBKNL điều khiển chương trình”, ký hiệu M-400CT. Thiết bị này có nhiều điểm tương đồng với Tổ hợp thiết bị bay DF-16 do Isarel sản xuất. Cho đến khi thử nghiệm thành công M-100CT, Viện giao cho Ban nghiên cứu mục tiêu bay tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

Đại tá Trịnh Xuân Đạt cho biết, đây là một nhiệm vụ khó, đòi hỏi phải đầu tư công sức và trí tuệ nhiều, khó nhất là thiết kế, chế tạo chương trình điều khiển tự động. Trong khi đó, các linh kiện này không có ngoại nhập, trong nước thì càng khan hiếm, bởi vậy các kỹ sư đã nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều linh kiện khác nhau. Còn phần chế tạo vỏ, thân máy bay, khác với mục tiêu bay, lần này Viện phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng chất liệu composit (thay cho chất liệu gỗ như trước), chất liệu này vừa rẻ vừa giảm được trọng lượng của máy bay xuống, nâng khả năng mang nhiên liệu của máy bay lên.

Sau 4 năm nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 15/9/2005, 2 chiếc MBKNL M400-CT mang phiên hiệu 405, 406 đã bay báo cáo thành công các bài bay tại sân bay Kép (Bắc Giang), với độ cao 2.000m, bán kính hoạt động 15km. Sau đó, VKTPK-KQ tiếp tục cải tiến và nâng cấp M-400CT lên độ cao 3.000m, tốc độ 250 - 280km/h, bán kính hoạt động 30km, có thể cất hạ cánh trên đường băng (đất hoặc bê tông). Cùng với việc chế tạo MBKNL, Viện cũng đã thiết kế và chế tạo thành công các hệ thống bệ phóng (dùng cho các trường hợp không có đường băng cất cánh) bằng những nguyên vật liệu có trong nước, nhẹ và dễ cơ động. Với thành công này, ngày 15/9/2006 được lấy làm ngày khai sinh của MBKNL và những thành công này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong số ít nước Đông Nam Á chế tạo được MBKNL. Hiện nay, VKTPK-KQ là đơn vị sản xuất mục tiêu bay, MBKNL phục vụ cho công tác huấn luyện của các lực lượng phòng không, không quân và lực lượng phòng không lục quân. So với thế hệ mục tiêu và MBKNL trước đây, hiện nay chúng đã được cải tiến và nâng cấp nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các loại khí tài mới và hiện đại. Cùng với việc sản xuất mục tiêu bay, MBKNL phục vụ mục đích quân sự, VKTPK-KQ cũng đã thiết kế, chế tạo ra các loại MBKNL phục vụ các mục đích dân sự như: bay phun thuốc trừ sâu, bay quay phim, chụp ảnh địa hình...
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,779
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
QF4 aerial targets:
Mỹ cải tiến máy bay F4 thành MB không người lái QF4:








Chú phi công F4 ( máy bay sơn xanh) đang dẫn 2 thằng đệ QF4 ( chóp cánh sơn da cam) vào khu vực làm mục tiêu sống cho máy bay khác bắn.



Không hẩm hiu như mấy chú kia, chú này có thứ để bật lại kẻ khác:



 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
836
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Nga chậm chân hơn Mỹ 20 năm về công nghệ UAV'


Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Nga đang bị bỏ sau Mỹ về công nghệ UAV tới hai thập kỷ.


Quân đội Nga sẽ tiếp nhận máy bay không người lái tầm xa để thay thế các máy bay ném bay hạng nặng “cổ lỗ sĩ” Tupolev từ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Anatoly Zhikharev, có một vấn đề là các máy bay mới này sẽ không sẵn sàng chiến đấu cho tới năm 2040.
Tướng Zhikharev công nhận khoảng cách giữa Nga với Mỹ đến cùng với thời điểm nền công nghiệp hàng không Nga đang chật vật tìm lại ánh hào quang. Áp lực chính trị đang gia tang lên điện Kremlin trong việc sản xuất, mua sắm vũ khí hiện đại để cân bằng với Mỹ, NATO và Trung Quốc.
Mùa hè năm nay, tổng thống Nga Vladimir Putin hứa sẽ trang bị cho Không quân Nga máy bay ném bom, máy bay cảnh báo tầm xa mới và vài loại máy bay không người lái mới. Nói về máy bay không người lái như trên, ông Putin nhận xét: “Đây là một mảng công nghệ quan trọng nhất của hàng không”.

Những UAV như MQ-1 Predator đã được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng trong nhiều năm nay.
Tuy nhiên, trong khi nền công nghiệp hàng không Nga đang có bước tiến triển với máy bay chiến đấu thế hệ năm Sukhoi T-50 thì các công ty nước này chật vật trong việc thiết kế máy bay không người lái.

Máy bay không người lái đòi hỏi vật liệu chế tạo, hệ thống máy móc nhẹ, còn phần cứng hàng không của Nga thường hay bị “quá khổ”, theo nhận xét của trang mạng Defense Industry Daily (Mỹ).

Thiếu tầm nhìn công nghệ cũng là một vấn đề. Việc Tổng thống Putin ủng hộ công nghệ máy bay không người lái đi ngược lại hoàn toàn với hướng phát triển ảnh hưởng hàng thập kỷ qua khi Quân đội Nga hoàn toàn không để ý tới máy bay robot.

UAV Irkut-200, kẻ bị Quân đội Nga ruồng bỏ

Năm 2007, Công ty dầu khí của Chính phủ Nga Gazprom liên minh với Công ty hàng không Irkut để phát triển máy bay không người lái hạng trung Irkut-200 cho nhiệm vụ tuần tra ống dẫn dầu dài hàng nghìn dặm của Gazprom.

Về kích cỡ cũng như thời lượng bay, UAV dân dụng của Gazprom ngang ngửa với máy bay không người lái quân sự Âu - Mỹ. Tuy vậy, điện Kremlin vẫn “không bị thuyết phục” và “lờ đi” chiếc máy bay không người lái này, theo như Thiếu tá Cindy Hurst (Hải quân Mỹ).


UAV Irkut-200, kẻ đã bị Quân đội Nga bỏ rơi.
Năm 2008, xảy ra cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia, một đất nước chỉ có 4.5 triệu dân. Tuy nhiên, Quân đội Gruzia được vũ trang loại UAV Hermes hiện đại của Israel, hoàn toàn vượt mặt lực lượng trinh sát Nga. Sau cuộc chiến, Nga đã dành 53 triệu USD cho để đầu tư mua sắm UAV Israel. Những máy bay này được đánh giá là những UAV hiện đại duy nhất của Moscow.

Các nỗ lực muộn màng để thiết kế UAV đều bị cho là thất bại. Trong tháng 1/2010, một mẫu thử nghiệm của UAV Stork do công ty Vega thiết kế đã rơi và cháy trong lúc cất cánh. Việc chiếc máy bay thử nghiệm bị rơi xem ra đã kết thúc chương trình này.

Tổng quan mà nói, Nga đang bắt đầu tự sản xuất máy bay quân sự không người lái từ con số “không”, chậm sau 20 năm so với một số quốc gia. Quan chức quốc phòng Nga đang hứa hẹn về một máy bay không người lái sản xuất tại Nga và thuộc hàng máy bay tấn công như chiếc Predator của Mỹ. Trước các thất bại trên, có thể thấy lời hứa hẹn này hoàn toàn không có cơ sở, nguồn tin từ Mỹ nhận xét. Không gì khó khi nhận thấy rằng là một chiếc máy bay ném bom không người lái có thể mất tới 30 năm để phát triển đầy đủ, bắt đầu từ ngày hôm nay.

Trong khi đó, Quân đội Mỹ đã vận hành hàng trăm máy bay không người lái hạng trung, trong đó có cả UAV vũ trang Predator và Reaper, cùng hàng nghìn UAV cỡ nhỏ và hạng nặng như chiếc Global Hawk.

Ngoài ra các công ty của Mỹ đã sản xuất bốn loại máy bay ném bom không người lái phản lực để trình diễn trước cuộc thầu do Hải quân Mỹ tổ chức. Không quân Mỹ cũng đang ra kế hoạch để máy bay ném bom mới nhất của họ, dự kiến biên chế vào năm 2020, “có thể được lái bởi phi công hoặc được điều khiển từ xa”. Điều này đồng nghĩa với việc máy bay mới này có thể chuyển hoá từ máy bay có người lái sang phi cơ robot chỉ bằng nút bấm.

Đối mặt với các robot trên, các máy bay ném bom không người lái năm 2040 của Nga có thể nói là không có chút hy vọng nào, dù nó có được đưa vào biên chế hay không.

Phạm Thái (theo Danger Room)
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,329
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Mình nghèo thì đi huẩn luyện chim để kimikaze lên thịt bọn này thoai....
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,495
Động cơ
490,317 Mã lực
Việt mình cho nó bay được nhưng em nghĩ UAV hữu dụng hơn ở những cảm biến và vũ khí đi kèm...gắn và đồng bộ hoá mấy cái đấy mới gọi là khoai lòi. Tầm bay của mình mới khoảng 30km ít quá các cụ nhỉ?
 

Camry1984

Xe máy
Biển số
OF-112391
Ngày cấp bằng
11/9/11
Số km
95
Động cơ
389,825 Mã lực
X-47 nhìn giống B2, Phải thừa nhận Mẽo luôn đi đầu về công nghệ quân sự, tương lai phi công lái máy bay chỉ cần ngồi 1 chỗ.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
18,359
Động cơ
588,575 Mã lực
Nga chậm chân hơn Mỹ 20 năm về công nghệ UAV'


Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Nga đang bị bỏ sau Mỹ về công nghệ UAV tới hai thập kỷ.


Quân đội Nga sẽ tiếp nhận máy bay không người lái tầm xa để thay thế các máy bay ném bay hạng nặng “cổ lỗ sĩ” Tupolev từ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Anatoly Zhikharev, có một vấn đề là các máy bay mới này sẽ không sẵn sàng chiến đấu cho tới năm 2040.
Tướng Zhikharev công nhận khoảng cách giữa Nga với Mỹ đến cùng với thời điểm nền công nghiệp hàng không Nga đang chật vật tìm lại ánh hào quang. Áp lực chính trị đang gia tang lên điện Kremlin trong việc sản xuất, mua sắm vũ khí hiện đại để cân bằng với Mỹ, NATO và Trung Quốc.
Mùa hè năm nay, tổng thống Nga Vladimir Putin hứa sẽ trang bị cho Không quân Nga máy bay ném bom, máy bay cảnh báo tầm xa mới và vài loại máy bay không người lái mới. Nói về máy bay không người lái như trên, ông Putin nhận xét: “Đây là một mảng công nghệ quan trọng nhất của hàng không”.

Những UAV như MQ-1 Predator đã được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng trong nhiều năm nay.
Tuy nhiên, trong khi nền công nghiệp hàng không Nga đang có bước tiến triển với máy bay chiến đấu thế hệ năm Sukhoi T-50 thì các công ty nước này chật vật trong việc thiết kế máy bay không người lái.

Máy bay không người lái đòi hỏi vật liệu chế tạo, hệ thống máy móc nhẹ, còn phần cứng hàng không của Nga thường hay bị “quá khổ”, theo nhận xét của trang mạng Defense Industry Daily (Mỹ).

Thiếu tầm nhìn công nghệ cũng là một vấn đề. Việc Tổng thống Putin ủng hộ công nghệ máy bay không người lái đi ngược lại hoàn toàn với hướng phát triển ảnh hưởng hàng thập kỷ qua khi Quân đội Nga hoàn toàn không để ý tới máy bay robot.

UAV Irkut-200, kẻ bị Quân đội Nga ruồng bỏ

Năm 2007, Công ty dầu khí của Chính phủ Nga Gazprom liên minh với Công ty hàng không Irkut để phát triển máy bay không người lái hạng trung Irkut-200 cho nhiệm vụ tuần tra ống dẫn dầu dài hàng nghìn dặm của Gazprom.

Về kích cỡ cũng như thời lượng bay, UAV dân dụng của Gazprom ngang ngửa với máy bay không người lái quân sự Âu - Mỹ. Tuy vậy, điện Kremlin vẫn “không bị thuyết phục” và “lờ đi” chiếc máy bay không người lái này, theo như Thiếu tá Cindy Hurst (Hải quân Mỹ).


UAV Irkut-200, kẻ đã bị Quân đội Nga bỏ rơi.
Năm 2008, xảy ra cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia, một đất nước chỉ có 4.5 triệu dân. Tuy nhiên, Quân đội Gruzia được vũ trang loại UAV Hermes hiện đại của Israel, hoàn toàn vượt mặt lực lượng trinh sát Nga. Sau cuộc chiến, Nga đã dành 53 triệu USD cho để đầu tư mua sắm UAV Israel. Những máy bay này được đánh giá là những UAV hiện đại duy nhất của Moscow.

Các nỗ lực muộn màng để thiết kế UAV đều bị cho là thất bại. Trong tháng 1/2010, một mẫu thử nghiệm của UAV Stork do công ty Vega thiết kế đã rơi và cháy trong lúc cất cánh. Việc chiếc máy bay thử nghiệm bị rơi xem ra đã kết thúc chương trình này.

Tổng quan mà nói, Nga đang bắt đầu tự sản xuất máy bay quân sự không người lái từ con số “không”, chậm sau 20 năm so với một số quốc gia. Quan chức quốc phòng Nga đang hứa hẹn về một máy bay không người lái sản xuất tại Nga và thuộc hàng máy bay tấn công như chiếc Predator của Mỹ. Trước các thất bại trên, có thể thấy lời hứa hẹn này hoàn toàn không có cơ sở, nguồn tin từ Mỹ nhận xét. Không gì khó khi nhận thấy rằng là một chiếc máy bay ném bom không người lái có thể mất tới 30 năm để phát triển đầy đủ, bắt đầu từ ngày hôm nay.

Trong khi đó, Quân đội Mỹ đã vận hành hàng trăm máy bay không người lái hạng trung, trong đó có cả UAV vũ trang Predator và Reaper, cùng hàng nghìn UAV cỡ nhỏ và hạng nặng như chiếc Global Hawk.

Ngoài ra các công ty của Mỹ đã sản xuất bốn loại máy bay ném bom không người lái phản lực để trình diễn trước cuộc thầu do Hải quân Mỹ tổ chức. Không quân Mỹ cũng đang ra kế hoạch để máy bay ném bom mới nhất của họ, dự kiến biên chế vào năm 2020, “có thể được lái bởi phi công hoặc được điều khiển từ xa”. Điều này đồng nghĩa với việc máy bay mới này có thể chuyển hoá từ máy bay có người lái sang phi cơ robot chỉ bằng nút bấm.

Đối mặt với các robot trên, các máy bay ném bom không người lái năm 2040 của Nga có thể nói là không có chút hy vọng nào, dù nó có được đưa vào biên chế hay không.

Phạm Thái (theo Danger Room)
Chiến tranh Ukraine cho thấy Nga chưa chắc đã chậm chân hơn Mỹ. Hiện nay Nga sử dung UAV rất hiệu quả.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,290
Động cơ
355,813 Mã lực
Chiến tranh Ukraine cho thấy Nga chưa chắc đã chậm chân hơn Mỹ. Hiện nay Nga sử dung UAV rất hiệu quả.
Liệu UAV của Nga có giúp Nga lật ngược thế thua hiện nay không cụ?
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
21,124
Động cơ
400,230 Mã lực
Đánh nhau với cái này thì đúng là bó tay, nấp vào đâu với nó nhỉ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
18,359
Động cơ
588,575 Mã lực
Liệu UAV của Nga có giúp Nga lật ngược thế thua hiện nay không cụ?
Lật được hay không còn do nhiều thứ. Nhưng cuộc chiến uav cũng đóng vai trò then chốt. Thời gian qua, cho thấy ko phải lúc nào uav tinh vi đắt tiền cũng chiếm ưu thế. Đôi khi uav rẻ tiền số lượng lớn cũng làm nên chuyện.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,290
Động cơ
355,813 Mã lực
Lật được hay không còn do nhiều thứ. Nhưng cuộc chiến uav cũng đóng vai trò then chốt. Thời gian qua, cho thấy ko phải lúc nào uav tinh vi đắt tiền cũng chiếm ưu thế. Đôi khi uav rẻ tiền số lượng lớn cũng làm nên chuyện.
Tóm lại theo cụ thì Himars của Ukr hay UAV của Nga sẽ quyết định bên nào dành chiến thắng trên chiến trường
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
18,359
Động cơ
588,575 Mã lực
Tóm lại theo cụ thì Himars của Ukr hay UAV của Nga sẽ quyết định bên nào dành chiến thắng trên chiến trường
Chiến thắng cuối cùng thì chưa biết. Nhưng Nga cũng công bố rõ ràng việc UAV của họ tấn công các mục tiêu của Ukr, tiêu diệt nhiều khí tài quan trọng của Ukr, có cả hình ảnh minh chứng. Rõ ràng UAV gây thiệt hại không nhỏ cho Ukr. Tuy nhiên hiệu quả chiến trường thì chưa rõ. Ukr chưa rút quân khỏi khu vực nào do áp lực từ các đợt tấn công của UAV. Mặc dù bị UAV đánh thiệt hại, nhưng họ vẫn duy trì thế tấn công trên chiến trường, người Nga vẫn tiếp tục phòng thủ. Có lẽ những cuộc tấn của của UAV vẫn ở dạng thọc sâu nhỏ lẻ, trong khi quân Nga quen tấn công với thế áp đảo hỏa lực, mà chỉ có các loại vũ khí khác mới tạo ra được.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,290
Động cơ
355,813 Mã lực
Chiến thắng cuối cùng thì chưa biết. Nhưng Nga cũng công bố rõ ràng việc UAV của họ tấn công các mục tiêu của Ukr, tiêu diệt nhiều khí tài quan trọng của Ukr, có cả hình ảnh minh chứng. Rõ ràng UAV gây thiệt hại không nhỏ cho Ukr. Tuy nhiên hiệu quả chiến trường thì chưa rõ. Ukr chưa rút quân khỏi khu vực nào do áp lực từ các đợt tấn công của UAV. Mặc dù bị UAV đánh thiệt hại, nhưng họ vẫn duy trì thế tấn công trên chiến trường, người Nga vẫn tiếp tục phòng thủ. Có lẽ những cuộc tấn của của UAV vẫn ở dạng thọc sâu nhỏ lẻ, trong khi quân Nga quen tấn công với thế áp đảo hỏa lực, mà chỉ có các loại vũ khí khác mới tạo ra được.
vậy theo cụ yếu tố nào sẽ quyết định chiến thắng trong cuộc chiến này?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
18,359
Động cơ
588,575 Mã lực
vậy theo cụ yếu tố nào sẽ quyết định chiến thắng trong cuộc chiến này?
Quyết định chiến trường còn nhiều thứ. Ở đây chỉ bàn về UAV thôi. Cụ thấy UAV có gì hay thì đưa ra chém. Không lan man chuyện nọ kia rác topic
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,290
Động cơ
355,813 Mã lực
Quyết định chiến trường còn nhiều thứ. Ở đây chỉ bàn về UAV thôi. Cụ thấy UAV có gì hay thì đưa ra chém. Không lan man chuyện nọ kia rác topic
vậy hả cụ.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,608
Động cơ
590,810 Mã lực
Sắp tới ko rõ ở TL quốc tế về QP bên sân bay Gia Lâm có cái gì mới ko các cụ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top