Iem móc cái thớt này lên đây để các bác chém tiếp, UAV hiện là món đồ chơi hot nhất trên thị trường vũ khí thế kr 21. Tác chiến tầm xa, kỹ thuật đơn giản trong SX và bảo trì, thời gian tác chiến lâu ... Đặc biệt là không mất mạng người điều khiển. Bởi lẽ đó nên UAV dang được các nước có nền công nghệ nói chung và nền Cn QP nói riêng phát triển mạnh có thể điểm mặt một số quốc gia như sau Mẽo, la-To, Ixraen nhưng cái anh Ngố lại không thể làm được cái này cho ra hồn, khiến cho giới QS chán ngắt phải đi mua đồ của chú Ixraen khiến cho phải chấp nhận các đk của chú này trong việc bán VK cho em 1 Răng. Túm lại đúng là ngố thật.
Lục quân Mỹ đặt mua máy bay cảm tử
Lục quân Mỹ đã ký với công ty AeroVironment hợp đồng mua các máy bay không người lái (UAV) siêu nhỏ Switchblade trị giá 4,9 triệu USD.
Switchblade (AeroVironment) Theo thông tin từ AeroVironment, Switchblade là UAV siêu nhỏ và siêu nhẹ, mang theo lượng nổ và tự phá hủy để tiêu diệt mục đã định. UAV mới dự kiến vận chuyển trong ba lô và phóng từ tay người lính trong điều kiện dã chiến.
Switchblade cho phép tiêu diệt các mục tiêu đã định với độ chính xác cao và có thể được binh sĩ sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu đối phương khi không có sự chi viện của pháo binh.
Do UAV sử dụng động cơ điện hầu như không có tiếng động nên nó có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu mà không để lộ dấu hiệu khi bay đến gần. Ngoài ra, khi tiếp cận mục tiêu đã định, UAV có thể ngắt động cơ và tiếp tục bay ở chế độ liệng.
Module tính toán của UAV cho phép kiểm soát sự di chuyển của máy bay cả ở chế độ có điều khiển lẫn chế độ bay tự hoạt.
Việc phát hiện mục tiêu được thực hiện nhờ kênh liên lạc video thời gian thực. Nhằm nâng cao hiệu quả của Switchblade, các nhà thiết kế đã trù định khả năng hủy nhanh nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu. Tính năng này không chỉ cho phép ngăn chặn việc UAV tự hủy khi mục tiêu bất ngờ di chuyển mà tránh cả tránh gây thương vong ngẫu nhiên cho dân thường.
Theo Phó chủ tịch AeroVironment Tom Herring, Switchblade không chỉ cho phép cải thiện khả năng của công tác trinh sát của lục quân mà còn có thể trở thành phương tiện bảo vệ có hiệu quả trong tác chiến.
Thử nghiệm radar nhìn xuyên tán lá cây dành cho UAV
Công ty Lockheed Martin (Mỹ) cùng với Bộ chỉ huy phương Nam quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm radar mới Tracer dùng cho máy bay không người lái (UAV).
MQ-9 Reaper thử nghiệm với radar Tracer (lockheedmartin.com) Tracer được lắp trong các thùng treo, có khả năng phát hiện các mục tiêu mặt đất được che phủ bởi tán cây rừng dày.
Tracer mới được thử nghiệm trê UAV MQ-9 Predator B. Kết quả các thử nghiệm đầu tiên không được tiết lộ.
Theo một lãnh đạo chương trình Tracer tại Lockheed Martin, 2 thùng treo Tracer đầu tiên có thể được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ trong 6-12 tháng tới.
Tracer khả năng sẽ được lắp cho các UAV, MQ-1C Gray Eagle. Hiện người ta đang bàn bạc khả năng lắp Tracer cho trực thăng không người lái A160 Hummingbird của Boeing.
Tracer được bắt đầu phát triển không lâu sau khi chiến dịch không kích Nam Tư của NATO kết thúc, do quân đội Mỹ yêu cầu một loại radar có khả năng phát hiện các mục tiêu mặt đất của đối phương được che chắn bởi lưới ngụy trang hay cây cối.
Tracer cũng có khả năng phát hiện các bom mìn tự tạo chôn dưới đất, nhưng hệ thống này chưa được sử dụng ở Afghanistan.
Lockheed Martin đang chờ phê chuẩn chương trình thử nghiệm sử dụng chiến đấu Tracer để trong tương lai có thể được phép sản xuất loạt radar này.
Máy bay không người lái Euro Hawk thực hiện chuyến bay 30 giờ
Máy bay không người lái (UAV) Euro Hawk do Northrop Grumman (Mỹ) và EADS (châu Âu) hợp tác phát triển cho Không quân Đức đã thực hiện chuyến bay dài đầu tiên kéo dài 30 giờ 12 phút.
Euro Hawk (northropgrumman.com)
Theo DefPro, cuộc thử nghiệm được tiến hành tại căn cứ không quân Mỹ Edwards nhằm trình diễn khả năng bay dài của UAV. Chuyến bay của UAV này diễn ra ở độ cao 18,2 km.
Trong chuyến bay, các nhà thiết kế đã thu được thông tin rộng về hoạt động của các hệ thống trên máy bay, Flight International cho biết.
Euro Hawk được liên doanh Euro Hawk Gmbh do EADS và Northrop Grumman thành lập phát triển trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 559 triệu USD ký với Bộ Quốc phòng Đức ngày 31.1.2007.
Euro Hawk được chế tạo dựa trên UAV RQ-4B Global Hawk Block 20 của Mỹ và sử dụng để trinh sát vô tuyến điện. Khác với biến thể của Mỹ, Euro Hawk sẽ được lắp thiết bị trinh sát vô tuyến điện SIGINT do Cassidian (phân hãng của EADS) phát triển. Cassidian đang tích hợp cho máy bay hệ thống thiết bị cho phép phát hiện radar và các phương tiện truyền tin phát bức xạ.
Các thiết bị điều khiển UAV từ mặt đất do Northrop Grumman chế tạo, còn thiết bị xử lý thông tin là do EADS phát triển. Euro Hawk bắt đầu bay thử từ tháng 7.2010.
Euro Hawk có khả năng đạt tốc độ bay 800 km/h nhờ một động cơ turbine quạt Rolls-Royce AE3007H. Euro Hawk có tầm bay 25.000 km, thời gian bay liên tục trên không là 36 giờ, độ cao bay tối đa 19,8 km.
Euro Hawk thực hiện chuyến bay đầu ngày 29.6.2010 tại cơ sở tại Palmdale, bang California. UAV này đang được thử nghiệm tại căn cứ không quân Edwards ở California trước khi đưa sang Đức vào mùa xuân năm sau để tiến hành lắp ráp khí tài trinh sát của Cassidian. Euro Hawk hiện đã bay hơn 100 giờ. UAV này cùng với trang thiết bị mặt đất dự kiến được chuyển giao cho quân đội Đức vào cuối năm 2011.
Đầu năm 2012, căn cứ kết quả thử nghiệm máy bay đầu tiên, chính phủ Đức sẽ đưa ra quyết định mua thêm 4 Euro Hawk. Dự kiến số máy bay này được chuyển giao năm 2016-2017.
Euro Hawk sẽ thay thế các máy bay trinh sát vô tuyến điện tử đã lạc hậu BR-1150 Atlantic-1 của hãng Breguet.
Chương trình máy bay không người lái J-UCAS của Mỹ
Chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV) tiến công đa năng có kích thước cỡ máy bay tiêm kích J-UCAS (Joint Unmanned Combat Air Systems) của Mỹ đang được ráo riết tiến hành với sự tài trợ của Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Chương trình J-UCAS có mục tiêu phát triển loại UAV có thể thực hiện các nhiệm vụ: trinh sát địa hình, quan sát và cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về vị trí quân đội đối phương, chế áp các căn cứ phòng không đối phương, tiến hành các cuộc tiến công điện tử, tiêu diệt “chính xác” đối phương. Các UAV này còn có khả năng độc lập tiến hành tiếp dầu trên không.
Các yêu cầu chính của chương trình:
Bán kính chiến đấu: 1300 hải lý (2400 km)
Tải trọng chiến đấu: 4500 bảng (2 tấn)
Các thiết kế tham gia chương trình:
- X-45A của Boeing. Thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2002. Đã chế tạo 2 UAV để bay thử.
Trọng lượng rỗng, kg: 3600
Dự trữ nhiên liệu, kg: 1200
Tải trọng hữu ích, kg: 680
Tốc độ hành trình, M: 0,75
Độ cao bay, m: 9000
- X-47A của Northrop Grumman. Thực hiện chuyến bay đầu năm 2003. Đã chế tạo 1 mẫu. Dự án này do Hải quân Mỹ điều hành. X-47A được phát triển có tính đến khả năng cất cánh từ tàu sân bay.
- X-45C của Boeing. Được nghiên cứu chế tạo cùng với Hải quân Mỹ. Có trọng lượng cất cánh gần 16 tấn.
- X-47B của Northrop Grumman. UAV “cỡ lớn” do công ty Northrop Grumman chế tạo làm UAV tiến công triển khai trên tàu sân bay. Sẽ có trọng lượng 19 tấn và mang được 2 tấn tải trọng hữu ích với tầm bay không tiếp dầu 6000 km(!).