- Biển số
- OF-30934
- Ngày cấp bằng
- 10/3/09
- Số km
- 19,484
- Động cơ
- -164,732 Mã lực
Em vào đọc để mở mang kiến thức
Cảm ơn cụ, em đã sửaTrách nhiệm chứ cụ ơi
Thông tin hàng năm bắt buộc phải tiêm nhắc lại ở đâu vậy cụ? E đọc chỉ thấy tiêm 2 mũi hoặc nhiều lắm 3 mũi là xong.Cụ ơi, Vacxin COVID đâu chỉ tiêm 1 lần, nó chỉ có hiệu quả từ 6 tháng đến 1 năm. Hàng năm vẫn bắt buộc phải tiêm nhắc lại, nói gì thì nói chứ nếu VACXIN này hiệu quả thì VIN sẽ kiếm khối đó cụ.
nếu như cụ nói thì Vin họ mất tiền để thử nghiệm làm ji nhỉ, khó hiểu vụ này ah.Mong là bài viết này không bay bởi MM.
Có biết vì sao dân Mỹ họ không tiêm vác xin không ạ? Có lý do đấy và lý do,
nguyên nhân này xuất phát từ phản biện từ các nhà khoa học độc lập. Phản ánh liên quan đến công nghệ mRND đấy ạ.
Cụ cho cháu hỏi ngu.Có thể minh hoạ như sau cho dễ hiểu hơn: Nếu 10,000 người không tiêm vaccine thì sẽ có (theo số liệu này) 131 người bị nhiễm, nhưng nếu tất cả 10,000 người được tiêm vaccine thì con số ca nhiễm chỉ chừng 8 người. Như vậy, cứ 10,000 người thì vaccine ngăn ngừa được 123 ca nhiễm.
Hy vọng lát sẽ có cụ mợ OFer thông hiểu chuyên ngành này vào giải thích. Đọc comment trong thớt đến thời điểm này toàn là chuyên gia google và chém gió.nếu như cụ nói thì Vin họ mất tiền để thử nghiệm làm ji nhỉ, khó hiểu vụ này ah.
Cụ cho thêm thông tin vì những gì em đọc về Arcturus Therapeutics trên wiki khá ít và hạn chế . Còn những thứ công bố trên website của họ thì chưa đc kiểm chứng độc lập bởi bất cứ tổ chức y khoa nào .Ở Mỹ thử nghiệm thuốc dựa trên 2 đối tượng chính: tình nguyện viện (thường rất ít) và những người được trả tiền để dùng thuốc. Nhóm thứ hai nhận tiền để tham gia thử nghiệm thuốc khá đông, và đây là một nghề ở Mỹ.
Thử nghiệm thuốc ở Mỹ là đắt đỏ, nên chỉ thử nghiệm ở đó quy mô tối thiểu, quy mô lớn chi phí thấp hơn là thử thuốc ở châu Á (như Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, vv), châu Phi.
Về công ty Arcturus Therapeutics đây là 1 công ty công nghệ mới được thành lập 2013, quy mô nhỏ cỡ hơn 100 nhân viên. Công ty này hợp tác với Duke-NUS Medical School ở Singapore để nghiên cứu sx Vaccine và họ có 2 ứng viên vaccine dựa trên mRNA.
Hiện tại họ có 2 ứng viên ARCT-021 và ARCT-154 Vaccine covid, nhưng chủ yếu mới đang ở cuối giai đoạn thử nghiệm thứ 2, đầu giai đoạn 3, tức là chậm hơn các Vaccine đã được cấp phép khoảng 10 tháng; chỉ tương đương tiến độ thử nghiệm Nanocovax của công ty Nanogen ở VN. VN chính là nơi được chọn thử nghiệm giai đoạn 3 - qua hợp tác với đối tác Vin. Họ rất cần tình nguyện viên để thử.
Về công nghệ thì khác với Pfeizer/N-biotech hay Moderna, họ dựa trên cái gọi là LUNAR (công nghệ họ có) dùng chất béo trung gian để đưa RNA vào trong tế bào.
Vacxin đối với loại này thì giống như cúm thôi, phải tiêm hàng năm, em đọc thấy thế!Thông tin hàng năm bắt buộc phải tiêm nhắc lại ở đâu vậy cụ? E đọc chỉ thấy tiêm 2 mũi hoặc nhiều lắm 3 mũi là xong.
Cụ google tìm thông tin sẽ chính thống hơn nếu cụ muốn tìm hiểu, các hãng kể cả của Mỹ cũng chỉ xác nhận là có tác dụng trong 6 tháng, còn lâu hơn là đến bao giờ thì chưa hãng nào xác nhận cụ thể cụ nhé.Thông tin hàng năm bắt buộc phải tiêm nhắc lại ở đâu vậy cụ? E đọc chỉ thấy tiêm 2 mũi hoặc nhiều lắm 3 mũi là xong.
Cụ cho em xin nguồn để đọc thêm được không ạ ? Cảm ơn cụ
Lượm lặt trên Fb
Cụ có vài link phản biện không ạ? Cho em ngâm cứu chút.Mong là bài viết này không bay bởi MM.
Có biết vì sao dân Mỹ họ không tiêm vác xin không ạ? Có lý do đấy và lý do,
nguyên nhân này xuất phát từ phản biện từ các nhà khoa học độc lập. Phản ánh liên quan đến công nghệ mRND đấy ạ.
Bẩm cụ, em hỏi ngu tiếp câu thứ 2. Sao các nhà khoa học không lấy tỉ lệ % ng tiêm vắcxin có sinh ra kháng thể miễn dịch làm hiệu quả của vắcxin?Có lẽ nhiều cụ còn đang chưa hiểu khái niệm “hiệu quả vaccine” là gì.
"Hiệu quả vaccine" là gì?
Thật ra, tôi đã trả lời câu hỏi này vào năm ngoái khi vaccine Pfizer mới công bố dữ liệu giai đoạn 3 [1]. Nhưng nhân vài bạn hỏi ý nghĩa của 'hiệu quả vaccine' (qua việc công bố của Nanovax) nên tôi xin chia sẻ thêm vài ý cho rõ.
Câu hỏi đặt ra là vì báo VNexpress có chạy bản tin "Nanocovax đạt hiệu quả bảo về 90%" [2]. Vậy hiệu quả bảo vệ 90% có nghĩa là gì, có giống như hiệu quả vaccine của Pfizer hay Moderna không? Tôi nghĩ câu trả lời là 'không', bởi vì nhà báo (?) dùng chữ kém chính xác.
Chữ 'Hiệu quả vaccine' là lấy từ thuật ngữ 'Vaccine Efficacy' (VE) trong tiếng Anh. Để tính VE, người ta phải làm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Còn nghiên cứu của Nanocovax hiện nay là giai đoạn II (giai đoạn III thì chưa xong). Mà, nghiên cứu giai đoạn II chưa cho phép chúng ta nói gì về 'hiệu quả vaccine' cả.
Hiệu quả vaccine là gì?
Để hiểu VE, tôi xin lấy nghiên cứu (giai đoạn III) của Moderna ra làm ví dụ. Nghiên cứu này có 28,207 tình nguyện viên, và họ được chia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên: nhóm được tiêm vaccine gồm 14134 người, và nhóm được tiêm giả dược có 14073 người. Sau 4 tháng theo dõi, họ ghi nhận:
• Nhóm vaccine có 11 người bị nhiễm, tỉ lệ 11 / 14134 * 100 = 0.078%
• Nhóm giả dược có 185 người bị nhiễm, tỉ lệ 185 / 14073 * 100 = 1.31%
• Nếu vaccine không có hiệu quả, chúng ta kì vọng rằng tỉ lệ nhiễm trong nhóm vaccine bằng nhóm giả dược. Nhưng ở đây, nhóm vaccine chỉ có 0.078% bị nhiễm, và thấp hơn nhóm giả dược đến 1.31 - 0.078 = 1.232%.
• Nhưng vì con số đó 'nhỏ' quá và khó hiểu, nên nhà nghiên cứu hoán chuyển sang con số tương đối (tức tỉ số, thay vì hiệu số):
1 - (0.078 / 1.31) = 0.94
Con số 0.94 hay 94% đó được gọi là 'Hiệu quả vaccine'. Con số này có nghĩa là vaccine giảm NGUY CƠ nhiễm 94% so với những người không được tiêm vaccine.
Hiểu lầm về hiệu quả vaccine
Hiểu lầm 1: Đa số bạn đọc, kể cả nhiều bác sĩ, hiểu rằng hiệu quả 94% có nghĩa là cứ 100 người được tiêm vaccine thì 94 người sẽ không bị nhiễm.
Nhưng dĩ nhiên cách hiểu đó không đúng. Đơn vị tính toán của VE, như trình bày trên, là xác suất, chớ không phải số ca tuyệt đối. Có thể minh hoạ như sau cho dễ hiểu hơn: Nếu 10,000 người không tiêm vaccine thì sẽ có (theo số liệu này) 131 người bị nhiễm, nhưng nếu tất cả 10,000 người được tiêm vaccine thì con số ca nhiễm chỉ chừng 8 người. Như vậy, cứ 10,000 người thì vaccine ngăn ngừa được 123 ca nhiễm.
Hiểu lầm 2: Một số hiểu rằng hiệu quả 94% có nghĩa là họ có nguy cơ nhiễm 6% (lấy 100 trừ cho 94).
Không đúng. Nguy cơ bạn bị nhiễm thấp hơn nhiều. Như các bạn thấy trong nghiên cứu của Moderna, nguy cơ bị nhiễm chỉ chừng 1.3% (nhóm giả được). Ở một số nơi, nguy cơ nhiễm virus nCov thấp hơn con số đó, như 0.3 đến 0.7%. Do đó, hiểu theo kiểu 6% vẫn bị nhiễm là không đúng.
Hiểu lầm 3: Như bài báo trên VNexpress ' Nanocovax đạt hiệu quả bảo về 90%'.
Thật ra, bài báo đó dựa vào một báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II, mà outcome (kết cục) chánh là lượng kháng thể chống nCov. Bài báo cho thấy người được tiêm vaccine Nanocovax có lượng kháng thể tăng sau 35 và 42 ngày so với nhóm giả dược (xem biểu đồ). Tác giả cũng viết rõ rằng đến ngày 42, nanocovax an toàn và cho ra đáp ứng miễn dịch tốt ("Up to 42 days, Nanocovax vaccine was safe, well tolerated and induced robust immune responses".)
Báo cáo này không có số ca nhiễm, vì mới thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, nên chưa thể nói gì về hiệu quả vaccine. (Còn đi vào chi tiết kĩ thuật và khoa học thì bài báo này còn nhiều nhiều điều cần bàn thêm. Hi vọng rằng các chuyên gia Việt Nam sẽ cho ý kiến).
Tóm lại, hiệu quả vaccine là một khái niệm hơi khó hiểu và dễ gây hiểu lầm. Hiệu quả vaccine 94% (ví dụ cho Moderna) có nghĩa là so với nhóm không tiêm vaccine, vaccine Moderna giảm xác suất nhiễm đến 94%. Nó không có nghĩa là 100 người tiêm thì 94 người sẽ không bị nhiễm.
______
[1] https://tuanvnguyen.medium.com/the-real-meaning-of-90-efficacy-for-pfizer-vaccine-77499dec6e1c
[2] https://vnexpress.net/nha-san-xuat-thong-bao-nanocovax-dat-hieu-qua-bao-ve-90-4336494.html
Cái này theo em hiểu nó để diễn giải cái con số hiệu quả của vắc xin thôi cụ.Cụ cho cháu hỏi ngu.
10,000 người k tiêm mà có 131 người bị thì số liệu có sai quá không? Thế khác nào nói tỉ lệ miễn dịch đạt 98,69 %. Mức này trên mức đạt miễn dịch cộng đồng rồi.
Cảm ơn cụ, để em tìm hiểu thêm.Cụ google tìm thông tin sẽ chính thống hơn nếu cụ muốn tìm hiểu, các hãng kể cả của Mỹ cũng chỉ xác nhận là có tác dụng trong 6 tháng, còn lâu hơn là đến bao giờ thì chưa hãng nào xác nhận cụ thể cụ nhé.
Hình như thông tin ko chuẩn ah CụCụ có vãi linh hồn thị cụ vãi bọn VOV.VN này nhé, hehe
Cụ nói thẳng và thật quáCông nghệ KH kĩ thuật của TQ phát triển vũ bão mà chỉ có Vero Cell mới đc WHO phê duyệt, mấy ô Nano... này có mà mùa quýt mới xong.
Thông tin về cách thức hoạt động của vắc xin mRNA trong bài này sai cơ bản cụ ạ.Hình như thông tin ko chuẩn ah Cụ
Cụ ấy đọc tít trong tâm lý nóng vội. Nội dung bài báo tốt.Hình như thông tin ko chuẩn ah Cụ