[Funland] Tuyển tập những bài thuốc chữa " mẹo " hay trong dân gian !

anchorhp

Xe đạp
Biển số
OF-69025
Ngày cấp bằng
23/7/10
Số km
41
Động cơ
430,910 Mã lực
Bị đọt quỵ do tai mạch máu não hoặc đo thấy HA quá cao, việc đầu tiên là cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu gối hơi cao, lấy kim nhúng nước sôi châm vào 10 đầu ngón tay ( tay trái trước, lần lượt từ ngón út đến ngón cái ) rồi nặn máu, (có người phụt ra tia), Lưu ý đừng tiếc máu đang nặn ra, HA sẽ xuống và gọi cấp cứu, tuyệt đối ko bế sốc bệnh nhân hoặc tự đưa BN đến viện.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,060 Mã lực
Có cụ nào biết cách chữa nước ăn chân không, Bố em bị khoảng 15 năm rồi chữa mãi không khỏi lấy dầu hỏa, oxi già, bây giờ nhỏ thuốc đau răng con chim xanh vào ngón út cho bớt ngứa nhưng không khỏi đc. Giờ khe ngón út có lỗ sâu hoắm.
cám ơn các cụ đọc bài
Nước ăn chân thì cụ ngâm chân vào nước phèn chua. Ngày xưâ bọn eim lội ruộng cũng hay bị
 

kimnika

Đi bộ
Biển số
OF-191402
Ngày cấp bằng
25/4/13
Số km
3
Động cơ
329,730 Mã lực
Cụ nào biết chữa viêm mũi dị ứng ko , em ra viện chữa mà về nặng hơn hick . kho?
 

kimnika

Đi bộ
Biển số
OF-191402
Ngày cấp bằng
25/4/13
Số km
3
Động cơ
329,730 Mã lực
ok hihi dao nay lam an chan qua. nhưng chac cung du ăn hehe
 

Hai Lúa

Xe tải
Biển số
OF-5887
Ngày cấp bằng
18/6/07
Số km
277
Động cơ
546,120 Mã lực
Nơi ở
Khúc ruột miền Trung
Cháu đọc 1 hồi mà hay quá. Oanh dấu để khi nào cần lôi ra sử dụng.
 

buzzbee

Xe máy
Biển số
OF-174626
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
76
Động cơ
341,840 Mã lực
Nhà cháu xin chia sẻ 1 kinh nghiệm chữa ngứa da do muỗi đốt hay mẩn ngứa không rõ lý do:

- Xoa nước chanh lên vùng da bị ngứa rồi để cho khô. Nước chanh có chứa chất gây tê và chất chống viêm, có tác dụng tốt trong việc giúp giảm các triệu chứng ngứa trên da.

- Bôi một ít chất nhầy của lá nha đam lên vùng da bị ngứa. Các chất có trong nha đam không chỉ có tác dụng giúp làm dịu các vết phỏng nghiêm trọng mà còn giúp giảm ngứa.

Những nhà nào có con nhỏ nên trồng 1 cây nha đam, rất là công hiệu trong việc trị ngứa do do muỗi đốt đấy ạ, nha đam cũng rất dễ trồng nữa. Nhà cháu đã áp dụng nhiều lần và khá là công hiệu.
 

wallbio

Xe buýt
Biển số
OF-23614
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
536
Động cơ
498,192 Mã lực
Thêm 1 mẹo chữa hóc xương nhỏ: nhìn thấy người trong mâm bị hóc thì lẳng lặng chạy xuống bếp dúm 1 nắm muối (vài hạt) bỏ vào bếp đang cháy (cho nổ lép bép) rồi lên ăn tiếp, vài phút là hết. Mẹo này papa e ngày xưa hay làm, bảo là học của người dân tộc - thỉnh thoảng e thấy làm cũng hiệu nghiệm.
 

buzzbee

Xe máy
Biển số
OF-174626
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
76
Động cơ
341,840 Mã lực
Thêm 1 mẹo chữa hóc xương nhỏ: nhìn thấy người trong mâm bị hóc thì lẳng lặng chạy xuống bếp dúm 1 nắm muối (vài hạt) bỏ vào bếp đang cháy (cho nổ lép bép) rồi lên ăn tiếp, vài phút là hết. Mẹo này papa e ngày xưa hay làm, bảo là học của người dân tộc - thỉnh thoảng e thấy làm cũng hiệu nghiệm.
Cháu chưa nghe nói mẹo này bao giờ, để lúc nào gặp áp dụng thử xem hiệu quả ra sao
 

Hung Soa

Xe tải
Biển số
OF-199003
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
297
Động cơ
327,071 Mã lực
Nơi ở
Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Em có sưu tầm được một tài liệu mà theo em thấy rất hay, cách làm rất đơn giản mà là rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh thông thường. Xin chia sẻ cùng các cụ,mợ để áp dụng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
Phần 1 : Cách phòng chữa các loại cảm và quai bị.
Phương pháp phòng cảm.
- Mỗi tối dùng 1 quả táo tầu và 5 lát gừng tươi đun thành nước chè uống đều, có thể tăng sức chịu lạnh, phòng chống cảm cúm và các bệnh đường hô hấp.
- Khi có dịch cảm ta có thể đun giấm nóng cho bay hơi trong nhà, sẽ có tác dụng chống lây;
- Thường xuyên cắt tỏi thành những sợi nhỏ nhét vào mũi ngửi cũng có khả năng chống cảm.
- Dùng dầu gió bôi vào nhân trung, thái dương, ấn đường vừa có khả năng chống cảm.
- Lục thần hoàn là loại thuốc chống vi khuẩn gây bệnh rất tốt, khi có dịch cảm, người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên.
Phương pháp chữa cảm.
- Khi bị cảm đồng thời thấy đau đầu, ta có thể dùng khăn vò nước nóng, đắp lên mắt, mũi hoặc huyệt phong trì trên đầu sẽ giảm bớt bệnh.
- Lấy 25ml rượu nho, đun cho bay hết hơi rượu, đập 1 quả trứng gà, đánh đều cho 1 thìa đường trắng vào. Khi uống hoà với nước sôi cho loãng. Uống xong đắp chăn nằm nghỉ. Ngày hôm sau, các hiện tượng tắc mũi, chảy nước mũi, đau họng sẽ đỡ đi nhiều, thậm chí có thể hết hẳn. Có người uống 1 lần là khỏi.
- Lấy 1 quả lê, 25g gừng tươi, cả 2 cắt thành lát mỏng, cho 1 bát nước, sắc lên uống hết trong 1 lần, sẽ có tác dụng ngay.
- Lấy 100g hành củ, 3 lát gừng tươi, sắc thành nước hoặc đổ nước sôi vào uống. Cũng có thể lấy 20g hành củ, 5 lát gừng tươi, 1 thìa đường trắng, 1 nhúm bã chè, 1 bát nước rồi sắc lên uống.
- Lấy 20 vỏ lạc (vỏ cứng) 3 củ hành to (phần củ ở hành lá) cả rễ, rửa sạch, đun cùng 1 lượng vừa phải nước lã. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống nóng. Nếu có hiện tượng buồn nôn, khi đun nhỏ lửa cho thêm 1 lát gừng tươi. Nếu bị ho hoặc đau bụng, khi đun nhỏ lửa cho thêm 1 lát lê.
- Ta cũng có thể dùng cao dán để chữa cảm. Cách làm như sau : Lấy 2 miếng cao dán kích cỡ 5x5cm, rắc đều 1 ít bột thuốc cảm công hiệu nhanh lên trên, dán lên huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Mỗi ngày thay 1 lần, mỗi lần xoa bóp khoảng 2-3 phút. Thường chỉ sau khoảng 1-3 lần là đỡ hoặc khỏi hẳn.
- Đối với phụ nữ có thai khi cảm không nên uống thuốc hoặc những người không muốn uống thuốc, có thể dùng phương pháp tắm bằng rượu; Cách làm như sau : Dùng khăn bông tẩm rượu có nồng độ cao lau đi lau lại khoảng 30-40 lần vào những chỗ như *** tai, 2 bên cổ, nách, phía trong cánh tay, lòng bàn tay, khuỷu chân, đầu gối, 2 bên mắt cá chân, lòng bàn chân, các khớp xương.... Sau đó đắp chăn ngủ 1 giấc, cảm cũng sẽđỡ hơn, thậm chí khỏi hẳn.
Lục thần hoàn chữa quai bị
Mùa thu và mùa xuân, trẻ em rất dễ bị quai bị. Cách chữa đơn giản nhất là: mỗi ngày uống lục thần hoàn 3 lần, mỗi lần 5 -8 viên, đồng thời, mỗi ngày dùng 10 - 20 viên lục thần hoàn tán thành bột trộn đều với giấm bôi vào chỗ đau, 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả.
Phần 2: Cách phòng chữa các bệnh về tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt.
Phương pháp chữa đau răng
- Bằng hoa hubơlông: Khi đau răng, lấy vài cánh hoa hubơlông cho từng cánh vào mồm, nhai bằng răng đau, sau khi nhai nát cánh hoa thì nuốt đi.
- Bằng hạnh nhân: Lấy 1 quả hạnh nhân, cho lên lửa đốt cháy thành ngọn lửa, thổi lửa tắt, cắn vào chỗ răng đau, làm liên tục 2-3 lần.
- Bằng gừng tươi: Khi đau răng, lấy một lát gừng tươi cắn vào chỗ răng đau.
- Bằng đinh hương: Lấy 1 phần công đinh hương giã nhỏ, 2 phần cồn 95%, cho công đinh hương ngâm vào cồn từ 3 – 5 ngày. Khi răng đau, dùng bông thấm dung dịch này chấm vào chỗ răng đau, cũng có thể lấy công đinh hương đã giã nhỏ bôi lên chỗ răng đau.
- Bằng bột tế tân: Lấy 1 ít tế tân giã nhỏ, bôi vào chỗ lợi của răng bị đau (cách này dùng chữa sâu răng cho trẻ em rất tốt).
- Bằng tỏi: Lấy 2 – 3 nhánh tỏi, bóc vỏ cho lên bếp lửa nướng chín, tranh thủ lúc nóng, cắt ra cho vào chỗ răng đau, khi tỏi nguội lại thay miếng khác, làm liên tục nhiều lần. Khi người bị sâu răng đau răng, xỉa sạch chỗ lỗ răng bị sâu, nhét vào đó một ít tỏi giã nhỏ, như vậy sẽ đỡ đau.
- Bằng rượu và đậu đen: Lấy 1 ít rượu và đậu đen đun nhừ, chắt lấy nước súc miệng nhiều lần.
- Bằng đường phèn: Lấy 1 bát nước cho vào nồi cùng với 100 – 150g đường phèn, đun cho đường tan ra, đến khi còn nửa bát thì dừng lại, để nguội, uống hết 1 lần, 1 ngày uống 2 lần.
- Bằng thuốc trứng: Lấy 50g sinh địa, 2 quả trứng vịt, 5g đường phèn. Dùng nồi đất, cho vào 1 lượng nước lã vừa phải, ngâm sinh địa khoảng 30 phút, rửa sạch trứng, cho trứng vào đun cùng với sinh địa, khi trứng chín, bắc ra bóc vỏ, cho lại vào trong nồi đun tiếp một lúc. Đợi nước ấm, ăn trứng, uống nước (khi uống dùng đường phèn pha cho dễ uống).
- Bằng ô mai (một vị thuốc bắc) và sinh địa: Lấy ô mai (phần thịt), sinh địa mỗi thứ 30g, để lẫn giã nhỏ, vê thành viên to bằng hạt đậu tương, đặt vào chỗ răng đau, cắn chặt lại, sau đó mở miệng cho nước miếng chảy ra, nếu không chảy nước miếng nữa thay viên khác. Người bị nặng ngậm 5 –6 viên, người đau nhẹ ngậm 1 – 2 viên là khỏi.
- Bằng rau hẹ: Lấy 2 quả trứng vịt muối, 100g rau hẹ, 9g muối cho vào trong nồi đổ nước đun lẫn, uống khi đói.
- Bằng vỏ dưa hấu: Cắt lấy lớp vỏ ngoài cùng của dưa hấu phơi nắng cho khô (để qua sương càng tốt), sau đó cho vào lọ thuỷ tinh kín, khi răng sâu đau, lấy 1 ít nhét vào chỗ đau sẽ hết đau.
- Bằng lục thần hoàn: Lấy 3 –5 viên lục thần hoàn giã nhỏ, bôi vào chỗ đau, sau khoảng 5 phút, răng sẽ bớt đau, khoảng 1 tiếng sau có thể hết đau.
- Bằng lá hành: Khi ăn đồ chua thường có hiện tượng ê răng rất khó chịu. Nếu lúc này chỉ cần nhai 1 vài lá hành là khỏi.
- Bằng vỏ cây: Dùng vỏ cây đào (dùng để ăn trầu), vỏ cây liễu mỗi loại 4g cùng 1 ít rượu, sắc lên, xúc miệng khi còn nóng, rượu nguội nhổ ra. Cách này không chỉ chữa đau răng, còn có chút tác dụng đối với viêm lợi.
Phương pháp chống sâu răng
- Súc miệng bằng nước chè: Trong lá chè có chất làm chắc răng, trong nước chè có chất kiềm có thể trung hoà a xit, chống sâu răng và ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây bệnh.
- Súc miệng bằng nước muối: Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2 –3 lần, có thể phòng chống bệnh cháy máy lợi.
Táo (tây) giúp phòng chống viêm răng miệng
- Thường xuyên ăn táo sẽ giúp phòng chống các bệnh về răng miệng, vì trong táo có chất xenlulô giúp làm sạch cáu răng, lợi. Tuy nhiên, ăn táo xong nên súc miệng, vì trong táo có 30% các loại đường lên men, tức chất ăn mòn, để lâu dễ làm răng bị hỏng. Vì vậy nếu thường xuyên ăn táo mà quên súc miệng sẽ rất dễ dẫn đến sâu răng. Không chỉ ăn táo, dù là ăn bất cứ thứ gì xong đều nên súc miệng ngay, vì đây là biện pháp bảo vệ răng tốt nhất.
Phương pháp khử trùng răng đơn giản
Nếu người nào ăn được tỏi sống, thỉnh thoảng cho 1 nhánh vào miệng nhai, như vậy sẽ giúp khử trùng răng miệng.
Cách khử mùi hôi trong miệng.
- Bằng chè: Sau khi ăn tỏi mồm thường rất hôi, để khử hết mùi tỏi, ta chỉ cần nhai 1 ít chè, mùi tỏi sẽ hết ngay, nếu không nhai lá chè có thể nhai táo tàu hoặc uống một cốc nước chè đặc.
- Bằng sữa bò: Uống 1 cốc sữa bò cũng có thể khử được mùi tỏi trong miệng.
- Súc miệng nước muối: Dùng muối súc miệng, hoặc ngâm trong miệng, sẽ giúp diệt các loại vi khuẩn làm hôi mồm.
Cách chữa rộp miệng, nẻ môi
- Chữa bằng gừng: Nếu khi ăn thức ăn, miệng bị rộp, ta có thể cắt vài lát gừng cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết.
- Chữa bằng tỏi: Miệng bị rộp, chỉ cần nhai sống vài lát tỏi hoặc lá tỏi, vết rộp cũng nhanh xẹp.
- Chữa bằng thuốc mỡ đau mắt: Mùa đông môi thường hay bị nẻ. Sau khi rửa mặt trước khi đi ngủ, ta lấy 1 ít thuốc mỡ mắt bôi lên chỗ nẻ trên môi, ngày hôm sau, chỗ nẻ sẽ đỡ đau, sau vài ngày bôi liên tục, vết nẻ sẽ hết.
Cách chữa sưng, đau họng
- Chữa bằng giấm: Khi bị sưng, đau họng, ta có thể dùng giấm pha với lượng nước bằng với giấm súc miệng, sẽ thấy đỡ đau hơn.
- Chữa bằng muối: Ta lấy muối rang khô, chín, giã nhỏ, thổi vào trong họng, nhổ nước bọt ra, cảm giác đau sẽ hết, lại chữa được viêm.
- Chữa bằng lê: Nếu thường xuyên ăn lê, có thể chống nhiệt miệng, đau họng.
- Chữa bằng mướp: Ta lấy quả mướp non, giằm nát lấy nước xúc miệng thường xuyên.
- Chữa bằng xì dầu: Khi bị đau họng, ta có thể lấy 1 thìa canh xì dầu xúc miệng, xúc khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2 – 3 lần sẽ thấy tác dụng. Khi xúc miệng, cố gắng ngửa cao cổ để xì dầu tiếp xúc vào họng, hiệu quả sẽ tốt.
Cách tiêu đờm, chữa ho
- Chữa bằng vỏ cây dâu: Lấy 10g vỏ cây dâu, 5g cam thảo, 5g lá tra rửa sạch, cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa phải sắc lên để uống, sẽ trị đờm vào buổi sáng sớm.
- Chữa bằng vỏ bí đao: Lấy 1 lượng vừa phải vỏ bí đao đã phơi qua sương, cho đường mật vào nấu thành canh để uống, có thể chữa ho.
- Chữa bằng gừng và trứng: Lấy 1 miếng gừng thái nhỏ, 1 quả trứng gà, cách làm như làm trứng ốp lếp, rán cho trứng và gừng chín lên, ăn ngay lúc đang còn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, chữa ho rất tốt.
- Chữa bằng vỏ bưởi và dầu mào gà: Đối với người già bị ho kèm theo khó thở, có thể dùng vỏ bưởi hấp dầu mào gà uống.
Chữa viêm họng mãn tính bằng mướp
Ta có thể lấy quả mướp ép lấy nước hoặc có thể cắt dây mướp cho nước tự nhiên chảy ra, đựng vào bát cho lên nôi hấp chín, cho đường phèn vào uống.
Cách làm nhuận họng
- Bằng cao lê mật ong: ép lê lấy nước, cho mật ong vào đun thành dạng cao, khi uống pha với nước ấm uống, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa.
- Uống trà đường vỏ quýt: Lấy vỏ quýt pha vào nước, cho thêm 1 ít đường trắng, uống như trà.
Cách chữa khản giọng
- Bằng giấm ăn và trứng: Nếu do bị cảm hoặc viêm họng mãn tính gây nên khản giọng, ta có thể dùng 100g dấm ăn luộc 1 quả trứng gà (luộc khoảng 15 phút), sau đó ăn cả giấm và trứng, chỉ 1 – 2 lần là khỏi.
- Uống trà gừng kha tử: Lấy 5 – 6 lát kha tử (1 vị thuốc bắc) cùng với 1 ít gừng, ngâm vào nước sôi uống như trà, trong vòng 2 ngày sẽ khỏi.
- Uống nước muối nhạt: Trước khi hát hay đọc diễn văn, ta có thể uống nước muối nhạt để tránh khỏi bị khản
Cách chữa nấc
- ấn tròng mắt: Khi bị nấc, dùng bàn tay ấn hơi mạnh vào tròng mắt, lúc này một luồng khí sẽ toát ra từ trong dạ dày, nấc cũng sẽ hết. Nếu ấn vào tròng mắt không thấy có hiệu quả, có thể ấn xung quanh vành mắt, tìm chỗ nào ấn thấy đau thì dùng sức ấn vài lần, cũng sẽ hết nấc. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp với những người bị bệnh thông manh, nấc nặng và tim.
- Kéo lưỡi: Khi bị nấc, ta có thể dùng tay lót 1 chiếc khăn bông sạch, để kéo lưỡi ra ngoài một chút. Khi kéo, ta cũng sẽ thấy có 1 luồng khí thoát ra từ dạ dày, nấc sẽ hết.
- Uống nước dấm đường: Lấy 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng hoà tan rồi uống.
- Uống nước ấm: Đây là cách đơn giản và thường dùng nhất, ta ngậm một ngụm nước ấm lớn, nuốt làm 7 lần, một lúc sau, nấc sẽ hết.
Dùng tiết lươn chữa méo mồm (trúng gió)
- Lấy 1 con lươn, cắt đứt đầu hoặc đuôi cho tiết chảy ra, lấy tiết đó bôi lên phía ngược lại của bên bị méo (tức nếu bị méo sang bên trái thì bôi bên phải và ngược lại). Mỗi ngày bôi 2 –3 lần, liên tục trong 7 ngày sẽ có tác dụng.
Chữa hóc xương cá
- Nuốt vỏ cam: Khi bị hóc xương, ta có thể lấy 1 miếng vỏ cam nhỏ, ngậm trong miệng sau đó nuốt đi sẽ làm tan xương cá.
- Dùng vitamin C làm mềm xương: Nếu bị hóc xương dăm, ta có thể lấy 1 viên vitamin C ngậm trong miệng, vài phút sau, xương sẽ mềm ra và hết.
- Uống nước dãi của vịt: Lấy 1 con vịt, dốc đầu vịt xuống cho nó kêu để chảy nước dãi ra, đựng vào bát sạch, uống từ từ cho nhuận họng, xương dăm sẽ tan ra.
- Uống nước giếng: Nếu khi bị hóc xương, uống dấm vẫn không khỏi, ta có thể để đến sáng sớm ngày hôm sau uống 1 bát nước giếng, sẽ hết bị hóc.
Cách xử lý khi nuốt phải vật cứng
- Nuốt rong biển: Nếu ai đó không may nuốt phải những đồ bằng kim loại như tiền xu hoặc khuy áo bằng kim loại, khi đó ta chỉ cần cho họ nuốt nhiều rong biển đã được đảo chín bằng mỡ lợn là được.
- Ăn rau hẹ chần: Lấy một ít rau hẹ rưởa sạch, không cắt, cho vào nước sôi chần chín trộn với dầu vừng để ăn. Do rau hẹ có nhiều chất xenlulô, lại không dễ bị tiêu hoá trong dạ dày, nên sẽ quấn vào vật bị nuốt và bảo vệ thành ruột, giúp vật bị nuốt được bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi.
Chữa đau mắt hột bằng nước muối
Những người bị đau mắt hột, khi gặp gió thường hay chảy nước mắt. Cách chữa trị đơn giản nhất có thể áp dụng tại gia đình là hàng ngày dùng nước muối nhạt rửa mắt, hiệu quả rất tốt.
Hoàng liên và lê chữa mắt đỏ
Ta lấy 1 quả lê, ép lấy nước, trộng đều với 15g hoàng liên, lọc bỏ bã, lấy nước làm thuốc nhỏ mắt cũng có tác dụng chữa đau mắt đỏ.
640. Hơi nước nóng bảo vệ mắt
Viết bài, đọc sách lâu, mắt thường hay bị mỏi. Lúc này, có thể lấy 1 cốc nước sôi (tốt nhất là chè hoa cúc), hơ mắt vào hơi nước nóng đang bốc lên. cách làm này giúp cho mạch máu ở mắt được tuần hoàn. ta cũng có thể dùng khăn vò nước nóng đắp lên mắt, hiệu quả cũng khá tốt.
Sữa pha nước nóng chữa mắt bị điện hàn bắn vào
Thợ hàn khi làm việc, nhiều lúc do sơ xuất bị điện hàn bắn vào mắt, nếu nhẹ hoặc số lần ít, dùng thuốc nhỏ mắt có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu số lần nhiều, vết thương lại nặng, thuốc đau mắt cũng không có tác dụng, bạn có thể dùng sữa tươi (sữa người càng tốt) pha với nước nóng, tỉ lệ 1:4, đựng vào lọ làm thuốc nhỏ mắt rất tốt. Khi pha, chú ý vệ sinh.
Gan cừu chữa quáng gà
Lấy 1 bộ gan cừu, dùng nước muối hoặc nước vo gạo rửa sạch, ăn làm 2 -3 lần, 1 tháng ăn 2 bộ là được.
Cách làm sạch bụi trong mắt
- Nhỏ nước đường khi vôi bắn vào mắt: Khi vôi bay vào mắt, mắt sẽ cay rất khó chịu. Lúc này, ta chỉ cần nhỏ một ít nước đường vào mắt, mắt sẽ hết đau.
- Rửa mắt bằng nước sạch: Khi bị cát bụi bay vào mắt, cách làm tốt nhất là lấy 1 đĩa đầy nước sạch, ngâm mắt bị bụi vào nước, nháy mắt liên tục, bụi sẽ ra hết.
- Ho cho bụi trong mắt bắn ra: Khi mắt bị những hạt bụi lớn hoặc một vật nhỏ gì đó bắn vào mắt, ta dùng ngón tay cái và ngón trỏ (của tay cùng chiều với mắt) kéo nhẹ mi trên, đầu ơi thấp xuống, ho thật mạnh vài cái, vật trong mắt có thể sẽ bắn ra.
Cách thông mũi khi bị tịt mũi
- Tỏi: Cắt một miếng tỏi cho vừa với lỗ mũi, nhét vào mũi, vài lần mũi sẽ hết tịt.
- Ngửi dầu bạc hà: Khi bị tịt mũi, hãy lấy dầu bạc hà để ngửi, đây là cách thông dụng và đơn giản nhất.
- Rửa mũi bằng nước muối: Khi bị tịt mũi do bị cảm, ta có thể dùng nước muối ấm rửa mũi, làm liên tục trong vài ngày, không những chữa được tịt mũi, mà còn có thể chống bị viêm mũi.
- Ngâm chân nước nóng: Khi bị tịt mũi nặng đến mức không ngủ được, ta ngâm chân vào nước nóng. Cách làm này ngoài tác dụng chữa tịt mũi, còn giúp kích thích não làm ta ngủ ngon hơn.
Cách xử lý khi bị chảy máu mũi
- Dùng dây buộc vào cuối ngón tay giữa: Khi bị chảy máu mũi, lập tức dùng một sợi dây nhỏ (dây thừng, dây cao su...) buộc vào cuối ngón tay giữa (không cần quá chặt) sẽ cầm máu. Khi mũi bên trái chảy máu, buộc ngón tay bên phải và ngược lại, khi chảy cả 2 bên mũi thì buộc cả 2 bên ngón tay.
- Nhét bông tẩm giấm: Khi bị chảy máu mũi hãy nhanh chóng nhét bông tẩm giấm vào mũi, máu sẽ cầm.
- Lấy rau hẹ nhét vào mũi: Một trong những cách cầm máu nhanh nhất khi bị chảy máu mũi là lấy rau hẹ giằm nát, viên thành viên nhỏ nhét vào mũi.
- Tỏi bôi vào lòng bàn chân: khi máu mũi chảy nhiều không cầm, ta có thể lấy một nhánh tỏi giã nát đặt vào giữa gan bàn chân, dùng khăn buộc lại, sẽ cầm máu.
- Ngâm chân nước nóng: Cho người bị chảy máu mũi ngồi lên ghế, ngửa mặt lên trời, cho chân vào trong chậu nước nóng, cũng có tác dụng cầm máu.
Phương pháp xoa bóp chữa viêm xoang.
Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, trước tiên xoa 2 tay vào nhau cho nóng lên, lấy tay trái xoa từ bên phải trán sang bên trái trán, rồi dùng tay phải xoa ngược lại, làm đi làm lại mỗi bên 5 lần. Sau đó, dùng ngón giữa của cả 2 tay xoa từ giữa xuống 2 bên mũi, cho đến cuối cánh mũi (huyệt nghênh hương), đều tay day huyệt nghênh hương 5 cái, làm như vậy 5 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay trỏ day vào huyệt này khoảng 20 lần, khi ấn thấy huyệt hơi đau là được. Hàng ngày xoa bóp vào buổi sảng khi vừa ngủ dậy, buổi trưa khi nghỉ ngơi và buổi tối trước khi đi ngủ, rất có hiệu quả.
Cách lấy vật bị nhét vào mũi trẻ em
Với trẻ em mới biết đi, gặo đồ vật gì chúng cũng cho vào miệng hoặc mũi, nếu không lấy được ra sẽ rất nguy hiểm. Cách lấy đơn giản và an toàn đối với trẻ em, đó là, lấy 1 tờ giấy, ngoáy lỗ mũi bên kia cho trẻ hắt xì hơi, vật trong lỗ mũi sẽ bắn ra.
Gan lợn chữa viêm tai giữa
Lấy 1 bộ gan lợn (lấy gan động vật khác cũng được), rửa sạch, ép lấy nước nhỏ vào tai, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-5 giọt, có thể chữa viêm tai giữa cấp tính.
Chữa nhọt trong tai
Khi bị nhọt trong tai, ta lấy vừa lượng phèn chua, giã nhỏ thành bột, thổi vào trong tai, mỗi ngày 3 lần, vài ngày là khỏi.
Cách chữa ù tai
- Lấy muối nóng kê tai: ù tai sẽ rất ảnh hưởng đến thính giác và giấc ngủ, ta có thể dùng một ít muối, rang khô, cho vào trong túi vải, gối tai lên đó, khi túi nguội lại thay muối khác, kiên trì làm vài lần, sẽ có hiệu quả.
- Uống nước vỏ hạt hướng dương: Lấy 15g vỏ hạt hướng dương, cho vào một cốc nước, sắc lên uống, mỗi ngày uống 2 lần.
Cách lấy vật (hoặc con) chui vào tai
- Cách dụ côn trùng ra khỏi tai: Mùa hè nhiều côn trùng, đôi khi dễ bị côn trùng bay vào tai. Để dụ được côn trùng ra, ta có thể chui vào chỗ tối, dùng đèn chiếu vào tai để côn trùng bay ra; hoặc có thể nhỏ 3 - 5 giọt glyxêrin (dầu ăn cũng được), sau 2 -3 phút nghiêng đầu cho côn trùng chảy ra cùng với dầu. Nếu vẫn không có tác dụng, có thể đổ nước ấm vào tai, ngay sau đó nghiêng đầu, côn trùng sẽ ra ngoài cùng với nước, sau đó dùng bông thấm khô tai là được.
- Lấy đậu trong tai trẻ: Nếu trẻ em không may nghịch nhét hạt đậu vào tai, ta có thể dùng cồn 95 độ nhỏ vào hạt đậulàm cho hạt đậu nhỏ lại, đậu sẽ lăn ra ngoài. Ta cũng có thể dùng một cái ống có đường kính lớn hơn hạt đậu một chút, mài cho miệng ống bớt sắc rồi để vào gần tai, lấy sức hút hạt đậu ra, chú ý không được để tai bị đau khi tiến hành.
Phần 3: Cách phòng chữa các bệnh ngoài da
Cách chữa bỏng
- Khi bị bỏng, trước tiên ta dùng nước lạnh rửa sạch vết bỏng, sau đó cho vào nước lạnh mgâm nửa tiếng. Thường thì ngâm vào nước càng sớm, nhiệt độ nước càng thấp (không được thấp dưới 5 độ, để tránh tổn thương do giá rét), thì hiệuquả càng tốt. Nhưngnếu vết thương đã phồng rộp hoặc trớt ra thì không được ngâmvào nước, nếu không dễ bị nhiễm trùng.
- Với những vết bỏng lửa, ta có thể dùng nước muối nhạt để lau vết bỏng sẽ tránh bị viêm, nhiễm.
- Khi bỏng, dùng xì dầu hoặc mật ong, mỡ lợn, mỡ chó, nước gừng tươi bôi lên vết bỏng cũng có tác dụng tốt.
- Dùng lòng trắng trứng gà, mật ong chín trộn với nhau bôi vào vết bỏng có tác dụng chống viêm nhiễm và giảm đau.
- Lấy vài lát lê đắp vào chỗ bị bỏng, có tác dụng giảm đau và cầm không cho dịch chảy ra.
- Khi trẻ con bị bỏng, ta dùng 25g đậu đen cho nước đun lên lấy nước đặc, bôi vào vết bỏng, tác dụng rất tốt.
- Với những vết bỏng nhẹ, ta có thể lấy bã chè khô sấy hơi vàng, giã nhỏ, trộn với 1 ít dầu hạt cải thành dạng hồ, bôi lên vết thương.
- Khi bị bỏng ở chân hoặc tay, lập tức lấy chậu hoặc thùng nhỏ đổ cồn vào, ngâm chìm vết bỏng vào đó, sẽ có tác dụng giảm đau, chống tấy, chống phồng rộp. Nếu ngâm 1 -2 tiếng, chỗ da bị bỏng có thể từ từ hồi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu vết thương ở những nơi khác không ngâm được, ta có thể lấy bông y tế chấm ngập vào rượu trắng, ấp vào vết thương, đồng thời liên tục đổ rượu vào cho bông ướt (không được để bông khô), vài tiếng sau sẽ thấy đỡ nhiều.
- Khi bị bỏng mỡ hoặc nước sôi, có thể dùng dầu gió hoặc dầu thực vật (nhưng không dùng dầu vừng) bôi nhẹ lên vết thương, với những vết thương chưa trớt, chỉ khoảng 5 phút sẽ đỡ đau.
- Ta cũng có thể dùng thuốc mỡ chữa đau mắt bôi lên vết thương, vài phút sau sẽ không bị sưng, giảm đau.
- Khi vừa bị bỏng, lập tức dùng xà phòng bôi lên vết bỏng, sẽ có tác dụng giảm đau, chống bị sưng tạm thời.
- Nếu bị bỏng nhẹ, lập tức nhúng vết bỏng vào dầu hoả, vài phút sau sẽ đỡ đau, và không bị phồng rộp.
- Ta cũng có thể lấy 1 cái mai rùa, đốt thành tro hoặc cho cùng một ít băng phiến giã nhỏ, trộn đều với dầu vừng bôi lên vết bỏng, 1 ngày bôi 3 lần.
- Khi bị bỏng ít, lập tức bôi 1 ít thuốc đánh răng, không những hết đau, lại giúp không bị rộp. Nếu đã phồng rộp cũng sẽ tự xẹp đi, không bị nhiễm trùng. Bỏng nhẹ có khi chỉ cần bôi 1 lần là khỏi.
Cách chữa và cầm máu các vết thương ngoài da
- Khi làm việc không may bị va xước da, ta có thể dùng gừng tươi giã nhỏ đắp lên vết thương, vừa có tác dụng diệt khuẩn, chống sưng, lại giúp vết thương nhanh lành.
- Nếu vết thương ngoài da chảy máu, ta có thể lấy 1 ít hành củ, đường đỏ trộn lẫn giã nhỏ bôi lên vết thương sẽ có tác dụng cầm máu.
- Ngoài ra, khi bị thương chảy máu, ta còn có thể ngay lập tức rắc lên vết thương một ít đường trắng, vừa giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vừa giúp vết thương nhanh lên vẩy. Sở dĩ ta làm như vậy là do đường trắng có thể giảm bớt thành phần nước trên vết thương, mà nước chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng cho vết thương.
- Khi vết thương ngoài da nhỏ chảy máu, ta có thể lấy 1 ít bã chè khô cho lên bếp sấy vàng, giã nhỏ, rắc lên vết thương, sẽ có tác dụng cầm máu (ở mức độ nhẹ), lại giúp vết thương không lên mủ, nhanh lành.
- Khi bị đứt tay hoặc vết thương do dao, ta có thể tìm các loại hoa cỏ dại. hoặc hoa mạ, vắt lấy nước hoa bôi lên vết thương, làm vài lần, sẽ cầm được máu.
- Lớp màng mỏng trong tre là loại thuốc thần dược để cầm máu. Với những vết thương nhẹ, dùng màng này dán lên sẽ lập tức cầm máu.
- Dùng dầu gan cá nhỏ lên vết thương mới bị, chỉ 1 - 2 ngày sau, vết thương sẽ khỏi. Với những vết thương không lớn, ta có thể xé phần giấy để đánh lửa ở bao diêm dịt vào vết thương, sẽ cầm máu ngay.
- Khi đi du lịch, nếu không may bị đứt tay chảy máu, ta có thể lấy thuốc lá dịt, cầm máu cũng rất tốt.
- Với những vết thương nặng, chảy nhiều máu, bị thâm tím, phải giơ cao vết thương, cởi quần áo chật quá ra, buộc chặt phần phía dưới vết thương chỗ xa tim, dùng bột mai cá mực, bạch dược và bột tam thất bôi lên vết thương, sau đó dùng khăn sạch bịt vết thương lại, đồng thời, có thể uống bạch dược hoặc tam thất. Tất nhiên với những vết thương quá nặng nên đưa đi bệnh viện. Chú ý, với các vết thương chảy máu, vải bọc vết thương phải sạch, ngoài ra, không được cho người bị thương uống nước lạnh, tạm thời không được lau vết máu, để tránh làm bẩn vết thương.
Cách xử lý khi bị các côn trùng cắn.
- Khi bị bọ chó, muối, sâu róm hoặc kiến cắn, ta bôi một ít thuốc đánh răng, giấm ăn, nước chanh hay lá hành, tỏi, băng phiến, hành tây băm nhỏ đều có thể đỡ ngứa.
- Khi bị muối đốt, ta có thể lấy xà phòng giặt (bánh) hoặc xà phòng thơm chấm vào nước bôi lên chỗ muỗi đốt, một lúc sau, sẽ hết ngứa.
- Muỗi vừa đốt xong, lập tức lấy nắp phích đặt lên chỗ bị đốt 2 -3 phút, làm liên tục vài lần, vừa đỡ ngứa da lại không bị mẩn đỏ. Chú ý, nhiệt độ của nắp phích phải nóng nhưng không được gây bỏng là được.
- Nếu bị muỗi đốt thấy ngứa ngáy khó chịu, có thể lấy thuốc aspirin giã nhỏ hoà với một ít nước đun sôi đẻ nguội cho thành dạng quánh như hồ, bôi vào chỗ muỗi đốt, sẽ đỡ bị sưng và ngứa.
Cách xử lý nhanh khi bị ong, bọ cạp đốt
- Khi bị ong bò vẽ hay bọ cạp đốt, lấy bột kiềm và dầu hoả bôi lên vết thương.
- Khi bị ong vàng hoặc sâu róm đốt, nếu bôi ngay dung dịch amôniắc loãng vào chỗ bị đốt, hiệu quả rất tốt, lập tức hết đau.
- Khi bị ong hoặc côn trùng độc đốt, có thể lấy sữa người bôi lên sẽ đỡ đau.
Cách xử lý nhanh khi bị rết cắn
Bị rết cắn, dùng ngay nước muối rửa vết thương sẽ hết đau.
Cách xử lý nhanh khi bị sâu, rắn (không độc) cắn
Khi bị sâu hoặc rắn cắn, đun nước muối đặc rửa chỗ đau, có thể ổn định trạng thái.
Cách chữa ngứa
- Nếu trên người có những chỗ da bị ngứa, ta có thể dùng lá mướp tươi giã nhỏ bôi vào chỗ ngứa, hiệu quả tương đối tốt.
- Khi da bị ngứa, ta có thể lấy 1 dúm tàn thuốc lá, nhỏ vào vài giọt nước cho thành dạng quánh, bôi vào chỗ ngứa cững có tác dụng.
- Ta cũng có thể dùng nước muối để rửa những chỗ da ngứa hoặc bị viêm.
Nước muối hoà với phèn chua phòng nước ăn chân
Mùa hè làm đồng thường đi chân đất hay ngững người do công việc phải đi chân đất vào những chỗ có nước thường dễ bị nước ăn chân, do vậy, sau khi làm việc xong, để chống bị nước ăn chân, bạn có thể dùng nước rửa sạch chân, sau đó ngâm rửa chân một lúc vào nước muối có hoà với phèn chua.
Cách làm vết thương hết bị sưng
- Khi bị va chạm, da thường bị sưng, tụ máu, lúc này ta có thể bôi một ít thuốc đánh răng, sẽ bớt bị sưng.
- Khi bị sưng ngón tay, ta có thể lấy 1 ít xì dầu và mật ong trộn đều đun nóng, cho ngón tay vào ngâm, sẽ bớt sưng và đau.
- Lấy 1 ít nước vôi, nhúng bông bôi lên chỗ ngứa, 1 lúc sau sẽ hết ngứa, sưng.
- Với những vết thương bị đánh bầm tím, ta dùng dấm nóng bôi lên chỗ đau ngày 3 lần cũng sẽ khỏi.
- Lấy 500g đậu đen, 5 lít nước lạnh, đun sôi. Sau khi sôi ncho vào 5 lít rượu trắng, tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho còn 3 lít, tranh thủ lúc ấm lấy nước uống 1 ngày 1 lần, uống hết trong 3 lần, sẽ chữa được phù.
Cách chữa mụn nhọt, lở loét
- Da bị lở loét, ta vắt nước hành trộn với dầu vừng bôi vào chỗ đau.
- Nếu nhọt bị vỡ, ta lấy đậu đen rửa sạch, phơi khô, giã nhỏ, trộn với nước lạnh bôi vào chỗ đau, ngày bôi 2 lần, 5 ngày sẽ khỏi.
Cách phòng chữa cước vào mùa đông
- Mùa hè khi ăn dưa hấu, để lại vỏ dày một chút sao cho vỏ có cả màu trắng và màu đỏ. Lấy vỏ này xoa nhẹ vào những chỗ đã bị cước vào mùa đông, mỗi lần 3 - 5 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần, xoa 5 ngày liền, làm như vậy sẽ giúp chống cước.
- Lấy 1 bó cuống ớt (khoảng 500g), cắt nhỏ, cho vào nồi sắc cùng với cùng một ít nước đun sôi, hàng ngày vào buổi chiều tối lấy nước đó rửa những chỗ dễ bị cước vào mùa đông, làm liên tục 5 -7 ngày, cũng chống được bị cước.
- Lấy vài chục chiếc lá và hoa vừng tươi, xoa vào những chỗ từng bị cước khoảng 20 phút, sau đó để dịch ở lá và hoa vừng dính ở chỗ bị cước khoảng 1 tiếng mới dùng nước rửa sạch, làm như vậy nhiều lần, tác dụng rất tốt.
- Lấy tỏi tươi vỏ tím bóc vỏ, giã nhỏ, đặt phơi dưới ánh nắng mặt trời (ngày nắng to) khoảng 1 tiếng cho nước tỏi nóng lên, lấy nước tỏi nóng này bôi vào những chỗ từng bị cước, mỗi ngày 3 -4 lần, bôi liên tục 4 - 5 ngày, sẽ hết bị cước.
- Nếu mới bị cước, ta dùng giấm nóng bôi lên chỗ cước, sau khi giấm khô, bôi tiếp. Ngày làm nhiều lần như vậy, sẽ đỡ cước.
Cách chữa nẻ da
- Mùa đông, da rất dễ bị nẻ. Hàng ngày, trước khi đi ngủ, ta có thể dùng nước nóng ngâm chỗ bị nẻ vài phút, cho da mềm ra, sau đó lấy dung dịch trong 2 - 3 viên dầu cá bôi vào chỗ bị nẻ, mỗi tối 1 lần, 1 tuần sẽ khỏi.
- Khi bị nẻ, ta hoà giấm và glyxêrin theo tỉ lệ 5:1, bôi mỗi ngày 2 lần, da sẽ bóng và mịn.
- Luộc chín 2 quả trứng gà, bóc lấy phần lòng đỏ, cho vào nồi đun nhỏ lửa đun cho thật nhuyễn, để nguội bôi lên chỗ bị nẻ, mỗi ngày 2 lần, 3 -4 ngày sẽ hết nẻ.
- Khi chân tay bị nẻ, ta lấy 1 quả chuối tiêu (vỏ đen càng tốt), bóp cho chuối mềm ra, cắt 1 lỗ nhỏ trên quả chuối, bóp cho thịt chuối ở trong chui ra như bóp thuốc đánh răng, cho thịt chuối vào giữa lòng bàn tay, xoa 2 tay vào nhau, sau khi chuối khô, cả lòng bàn tay và mu bàn tay đều có cảm giác rất mịn. Nếu xoa vào chân cũng làm tương tự. Lần đầu tiên làm, đặc biệt khi đã có vết nẻ rồi, sẽ có cảm giác xót, đây là hiện tượng thường gặp, 1 lúc sau sẽ khỏi. Làm hàng ngày vào buổi tối, trước khi làm rửa sạch chân tay, làm liên tục sau vài lần là khỏi.
Cách chữa hôi nách
- Lấy 2 - 3 quả ớt (khô tươi đều được), 10ml cồn i ốt nồng độ 2,5%. Cắt ớt thành từng khúc nhỏ, cho vào ngâm với cồn i ốt, bịt kín lắc đều. Dùng bông y tế thấm đẫm dung dịch đã ngâm bôi vào nách, mỗi ngày 3 lần, cho đến khi khỏi.
- Lấy 3g băng phiến (long não), 20 ml cồn nồng độ 50%. Cho bằng phiến vào trong cồn, đậy kín cho băng phiến tự tan. Trước khi bôi dung dịch đẫ ngâm, ta lấy nước xà phòng ấm rửa sạch nách, lau khô. Mỗi ngày làm 2 lần, mỗi đợt thuốc bôi 10 ngày.
- Sau khi tắm xong, ta cho vào bồn tắm 500 ml nước cà chua, ngâm nách vào trong nước 15 phút, mỗi tuần làm 2 lần, hiệu quả cũng rất tốt.
Cách khử mùi hôi chân.
- Ta cho vào nước rửa chân 25g chè và 1 ít muối, ngâm chân vào nước đó đồng thời xoa 2 chân vào nhau liên tục trong vòng 10 phút, mùi hôi chân sẽ hết.
- Mỗi tối khi rửa chân trước khi đi ngủ, ta cho vào chậu nước rửa chân 50g phèn chua, làm như vậy khử mùi hôi chân rất có hiệu quả.
Chữa nấm chân hoặc bệnh ecpet mảng tròn ở chân.
- Khi bị nấm chân, ta liên tục dùng tỏi tươi bôi vào chân có thể khỏi bệnh.
- Dùng nước luộc gốc cây cà với muối rửa chân cũng chữa được nấm chân.
- Nếu giữa các ngón chân bị mụn nước gây ngứa, ta có thể lấy tàn thuốc lá rắc vào những chỗ đó sẽ khỏi.
- Nếu bị nấm chân lâu năm, có thể dùng thuốc đánh răng bôi vào những chỗ nấm, tác dụng rất tốt.
ấu trùng bọ rầy, bọ đa, bọ dừa chữa được mụn cơm, chai chân, chai tay.
Trước tiên ta chọc thủng vỏ trắng bên ngoài của ấu trùng, sau đó đánh nát ấu trùng ở bên trong, dùng băng dính ấu trung vào chỗ bị bệnh là được.
Phương pháp dãn xương cốt.
- Nếu cảm thấy mỏi vai, chỉ cần xoa bóp 1 lúc sẽ đỡ. Nếu không thấy đỡ, ta có thể cho 1 ít muối và giấm vào nước nóng, sau đó nhúng khăn bông vào nước đã pha vắt khô, đắp lên chỗ mỏi, tận dụng hơi nước thoát ra giúp giãn xương giãn cốt.
- Nếu các khớp xương bị cứng, mỗi ngày uống 3 lần giấm, mỗi lần 1cốc nhỏ khoảng 30g, các khớp xương sẽ dần hồi phục.
Chữa đau khớp xương.
- Khi xương khớp đau hoặc bị trúng gió, ta lấy hành giã nhỏ đắp lên chỗ đau, đồng thời dùng muối hạt rang nóng bọc vào túi vải đặt lên trên chỗ hành vừa đắp.
- Một ngày ăn 1 quả táo tây để cả vỏ tác dụng rất tốt đối với các chứng cứng động mạch, viêm khớp và chứng bệnh tuổi già.
- Hàng ngày uống 1 chút rược táo cũng có tác dụng đối với những người mắc bệnh viêm khớp, kết sỏi.
Chữa bệnh trĩ.
Lấy 120g vỏ cây hồng, phơi khô sấy chín, giã nhỏ uống với nước cơm, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần, sẽ chữa được trĩ chảy máu.
Phần 4 : Phòng ngừa các bệnh nội khoa.
671. Phương pháp mới chữa bệnh đau nửa đầu.
Khi bệnh đau nửa đầu phát bệnh, ta ngâm tay vào 1 chậu nước nóng (nhiệt độ nước phải thật nóng nhưng đảm bảo không làm bỏng da tay là được) lượng nước ngập qua bàn tay là được. Mỗi lần ngâm nửa tiếng. Trong quá trình ngâm, liên tục đổ nước nóng vào để luôn đảm bảo nhiệt độ nước. Kiên trì ngâm nhiều lần, bệnh sẽ đỡ nhiều.
672. Chải đầu chữa được đau thần kinh tam giác (đôi thứ 5 thần kinh não)
Những người bị bệnh đau thần kinh tam giác hàng ngay trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy dùng lược gỗ chải từ trán qua đỉnh đầu xuống đến sau cổ. Lúc bắt đầu chải, mỗi phút chải khoảng 25 lần, 5 phút sau tăng dần tốc độ chải. Khi chải dùng lực phải đều tay, mạnh nhưng không được làm xước da đầu. Mỗi lần chải 10 phút, 1 tuần sau sẽ thấy đỡ đau, sau 1 tháng cơ bản chữa khỏi.
673. Vỏ nhãn chữa được bệnh chóng mặt.
Lấy khoảng 15g vỏ nhãn, đun lấy nước, khi bị chóng mặt uống sẽ hết. Ngoài ra nước vỏ nhãn còn có tác dụng giải gió sáng mắt.
674. Cách chống say tàu xe.
- Khi trẻ đi tàu xe bị chóng mặt, ta có thể lấy 1 miếng gừng nhỏ nhét vào rốn trẻ, lấy băng dính vải dính vào là được.
- Trước khi lên tàu xe, ta đặt 1 miếng gừng tươi hoặc bôi một ít dầu gió vào khẩu trang đeo vào miệng, khi đi sẽ đỡ đau đầu.
- Trước khi đi tàu xe hoặc máy bay nên ngủ đầy đủ, không nên ăn quá no hoặc nhịn đói, khi ăn , ăn ít đồ mỡ. Khi ngồi trên xe, nên chọn chỗ thoáng gió, mắt nhìn xa sẽ thấy bớt cảm giác say.
- Ta có thể làm 1 đôi găng cổ tay, phía trong đặt 1 vật tròn cứng. Trước khi bị say xe đeo găng vào cổ tay, cho vật tròn ấn vào huyệt nội quan ở tay sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu thần kinh, giúp chống nôn. Nếu không có găng, ta có thể dùng ngón tay hoặc móng tay ấn mạnh vào huyệt nội quan ở tay cũng được.
675. Cách làm tiêu thức ăn chữa đầy bụng, đau bụng.
- Nếu do ăn nhiều ngũ cốc nên đầy bụng, có thể lấy 30g thần khúc, 10g hạt củ cải rang 10g mạch nha cho vào nước sắc, một ngày uống hết, uống làm 3 lần.
- Nếu do ăn nhiều hoa quả lạnh nên đầy bụng, đau bụng, đi lỏng, có thể lấy 1,5g thần khúc pha với nước nóng uống thay trà.
- Đầy bụng, ợ chua do ăn nhiều đồ bột mì, có thể lấy mạch nha 30g, đổ nước vào sắc, uống trong vòng 1 ngày, chia làm 3 lần.
- Do uống bia rượu ăn nhiều thức ăn nên bị đau đầu, bồn chồn, đầy bụng, ợ có mùi chua, lấy 500g củ cải trắng, rửa sạch giầm chắt lấy nước. uống hết 1 lần. Hoặc có thể lấy 15g đường trắng pha với 30ml giấm ăn và nước sôi rồi uống.
- Lấy 2-9g vỏ quýt, đổ nước vào sắc hoặc pha với nước sôi uống thay trà có thể chữa được chứng tiêu hoá không tốt, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, ho do bị lạnh thường gặp.
- Khi ăn nhiều đồ mỡ thấy dạ dày tiêu hoá không tốt, bạn hãy uống 1 ít nước sẽ có tác dụng giúp tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
- Màng mề gà (hay còn gọi là kê nội kim) là lớp màng cứng trong mề gà có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ dạ dày, chữa đầy bụng.
676. Phương pháp chữa đau dạ dày.
- Đau dạ dày do bị lạnh, ta lây 1 cân muối hạt rang chín, bọc vào 2 túi vải, lần lượt chườm vào chỗ bị lạnh sẽ cảm thấy đỡ đau.
- Lấy 500g rượu nấu từ các loại lương thực, 100g tiểu hoàng liên tử (còn gọi là ngũ vị tử đất) 1 ít đường đỏ, ngâm thành rượu thuốc, hàng ngày uống chữa dạ dày rất tốt.
- Khi viêm dạ dày, ruột cấp tính phát bệnh gây hiện tượng nôn, đi ngoài, khi ăn uống cho thêm muối có tác dụng điều tiết dịch trong cơ thể, giúp bảo vệ ruột và dạ dày.
677. Phương pháp chống và cầm nôn.
- Khi dạ dày đau quặn, nôn liên tục, chỉ cần uống 2 viên con nhộng Vân Nam bạch dược sẽ cầm.
- Khi uống các loại thuốc khó uống gây cảm giác buồn nôn, sau khi uống thuốc người bệnh nên ngậm đường hoặc ăn kẹo cao su. Tuy nhiên, nếu là người bị bệnh *** đường, không được ăn đường, chỉ được ăn kẹo cao su.
678. Chữa đau bụng.
- Khi bị viêm ruột cấp tính và đau bụng đi iả, lấy 100g-200g giấm ăn, đổ vào nồi, đun nhỏ lửa cho nóng lên, lấy 2-3 quả trứng gà đập vào giấm, luộc chín, ăn trứng uống giấm, sau 1-2 lần sẽ có hiệu quả.
- Bị đau bụng do lạnh dẫn đến tiẻu tiện không thông, ta rang muối hạt cho vào túi vải chườm bụng.
679. Chữa vàng da
- Lấy 2 cái vỏ bưởi đốt thành tro tán nhỏ, mỗi ngày uống 5-10g sau bữa cơm, mỗi ngày 3 lần.
- Lấy 50g vỏ cây anh đào, sắc uống hết trong 2 lần, uống khi đói. Uống liền trong 1 tuần sẽ có tác dụng
680. Lục thần hoàn chữa viêm gan B
Dùng lục thần hoàn chữa viêm gan B có tác dụng tăng cường sức dề kháng, giúp nhanh khỏi, mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 3 viên, uống liên tục trong vòng 2-4 tuần
681. Rượu nho chữa thiếu máu
Uống một lượng vừa phải rượu nho, hồi phục sức khoẻ tốt, vì trong rượu nho có nhiều loại vitamin như B1, B2, C, B12, rất cần có trong cơ thể.
682. Sữa bò có tác dụng chống sỏi gan
Trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nguyên chất, sẽ giúp gan chống kết sỏi, vì sữa kích thích túi mật làm việc làm cho túi mật không bị cô đặc nên không kết thành sỏi được.
683. Phương pháp giảm huyết áp thông qua ăn uống
- Đậu phụ: Thường ăn đậu phụ sẽ giảm lượng cholesteron, do vậy có tác dụng giảm huyết áp.
- Rau cần: Cần là loại rau có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm huyết áp và giúp trấn tĩnh.
- Hành tây: Thường xuyên ăn hành tây giúp giảm lượng mỡ trong máu, chồng tắc động mạch và làm cho huyết áp giảm xuống.
- Hành: Có tác dụng giảm lượng cholesteron tích luỹ ở thành mạch máu.
- Rong biển: Giúp chống mỡ đọng ở thành đông mạch.
- Lạc: Ta ngâm lạc vào giấm trong vòng 1 tuần, cho thêm vào lạc một ít đường, tỏi và xì dầu. Hàng ngày uống vào buổi sáng và tối, Thường khoảng 1-2 tuần huyết áp sẽ giảm. Nếu ta lấy 50-100 vỏ lạc cứng, rửa sạch ngâm vào trong nước nóng uống thay trà cũng có tác dụng chữa huyết áp.
- Giấm: Với những người huyết áp cao và cứng động mạch, hàng ngày có thể uống một lượng dấm sẽ giúp lưu thông mạch máu.
- Cây vải gai: Mỗi ngày dùng 3 hoa vải gai, pha với nước sôi uống như trà, liên tục trong vòng nửa tháng, chữa huyết áp cao rất tốt.
- Bã chè khô: Đem bã chè phơi khô cho vào túi nhỏ, khi đủ cho vào làm ruột đệm, không những khi tựa cảm thấy êm dễ chịu, hơn nữa dựa lâu có tác dụng giảm huyết áp và đau nửa đầu.
684. Cách chữa viêm phế quản
- Lấy 120g củ từ hay củ mài giã nhỏ trộn với một bát nước mía (hoặc đường trắng), đun sôi uống khi còn ấm.
- Lê tươi một quả, 9g bối mẫu (nghiền nhỏ thành bột), 50g đường trắng, lê ta gọt bỏ vỏ, cho bối mẫu, đường vào, để hấp chín rồi ăn.
- Ngũ vị tử 10g, 2 quả trứng gà cho vào cùng với nhau lấy trứng ăn. cũng có thể lấy 30g ngũ vị tử, 120g chè, 15g cam thảo, nghiền thật nhỏ, đun ít nước sôi làm thành dạng cao, mỗi lần uống một thìa với nước sôi.
- 1 bộ phổi lợn, 1 củ cải trắng, cắt khúc hầm với 9g hạnh nhân, sau đó ăn phổi uống canh.
- Đường đỏ 60g, đậu phụ 250 g, gừng tươi 6g, đổ nước vào sắc trước khi đi ngủ ăn đậu, uống canh trong vòng một tuần.
- Dầu vừng 30ml, giấm 70ml, trứng 3 quả. Đun dầu đảo trứng, trứng chín cho dấm vào ninh, mỗi ngày ăn trứng uống canh 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Mỡ lá lợn, mật ong, đường, mạch nha mỗi thư cho 120g, đun tan hết ra cho 30g bánh mỳ, 15g ngũ vị tử (cả hai thứ đều giã nhỏ) đun thành dạng cao mỗi ngày uống 2 thìa, mỗi ngày 3-4 lần, chữa ho đờm lâu ngày rất có hiểu quả.
- Lạc, táo tàu, mật ong mỗi loại 30g đổ nước vào sắc, ăn lạc và táo, uống nước thuốc, mỗi ngày hai lần.
- Lấy vỏ táo tây tươi ngâm với nước nóng lầm chè uống cũng có tác dụng.
685. Cách chữa viêm phế quản
Lấy hồng khô, gừng tươi gọt vỏ cắt nhỏ nghiền nát, cho vào bát, cho một lượng mật ong bằng với lượng gừng và hồng khô vào, trộn đều hấp 2 tiếng. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa. Chú ý khi uống cấm ăn thịt lợn, sau khi uống không được ăn thủ lợn. Mới uống thuốc có hiện tượng đi lỏng là bình thường.
Phần 5: Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
686. Cách diệt rôm cho trẻ
- Rửa sạch vỏ dưa hấu gọt sạch phần dưa còn dính lại trên vỏ, xoa vào những chỗ bị rôm trên cơ thể trẻ em, xoa sau khi tắm hiệu quả càng tốt, sau khoảng 2 phút, trẻ có cảm giác mát mẻ thoải mái. Mỗi ngày xoa hai lần, thường sau 2 ngày sẽ đỡ.
- Khi trên cơ thể trẻ nhiều rôm, ta lấy mướp đắng cắt lát, lấy nước ở miếng mướp xoa vào chỗ có rôm, 1-3 ngày sẽ hết.
- Dùng nước ấm rửa sạch chỗ bị rôm, lấy thuốc đánh răng bôi nhẹ lên, hiệu quả cũng rất tốt.
- Lấy 1 miếng đá nhỏ, xoa nhiều lần lên chỗ rôm cũng sẽ hết.
687. Cách dùng khác của sữa mẹ
Trẻ bị muỗi đốt thương thành nối đỏ, rất lâu mới khỏi. Ta có thể dùng sữa mẹ bôi vào chỗ muỗi đốt cho trẻ, mỗi ngày 3-4 lần, 3 ngày vết muỗi đốt sẽ hết, da lại không bị sẹo.
688. Cháo lê chữa trẻ bị nhiệt
Rửa sạch lê cắt nhỏ, cho ít nước vào luộc, lấy nước để nấu cháo cho trẻ ăn.
689.Cách chữa trẻ *** dầm
- Những đứa trẻ mới cai sữa, nếu cho uống nước trong tre (nước đựng kín trong thân cây tre) sẽ chống được bệnh *** dầm.
- Lấy 30-60g đậu đen, thịt chó 250-500g ninh nhừ cho trẻ ăn sẽ chữa được bệnh *** dầm của trẻ.
690. Nước tắm thuốc cho trẻ
- Lấy cành đào tươi, cành dâu tươi, cành mai tươi, mỗi loại 250g, cắt thành đoạn từ 6-10 cm, cho vào nồi, đổ từ 2-3 lít nước, đậy kín vung đun ssôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước trong pha cho nhiệt độ vừa phải tắm cho trẻ. Nước tắm thuốc này giúp giải độc trong thai gây mụn nhọt cho tre sơ sinh, có lợi cho xương của trẻ.
- Lấy 500g lá bo bo tươi, cắt nhỏ rồi đổ nước đun sôi khoảng 15 phút, pha cùng với nước tắm cho trẻ có tác dụng giảm nhiệt, giải độc chống mụn nhọt.
691. Cách đặt trẻ nằm
- Cho trẻ ngủ trên đệm dệt bằng lông cừu, thường giúp trẻ lớn nhanh hơn khi nằm trên các loại đệm khác.
- Trẻ em sơ sinh xương đầu còn rất mềm, cho nên cần chú ý tư thế ngủ của bé. Khi ngủ trẻ thường thích hướng mặt về phía cửa. Do đó, sau một thời gian nên thay đổi hướng đầu và chân cho trẻ như vậy giứp trẻ thay đổi tư thế, vừa giúp trẻ không bị bẹp đầu.
692. Cách làm cho trẻ hết khóc
Nếu đang đêm trẻ giật mình dậy khóc không ngớt, ta có thể rửa mặt cho trẻ, trẻ tỉnh táo và hết khóc. Sau đó cho trẻ uống một ít nước và ôm trẻ vào lòng đưa nhẹ một lúc trẻ ngủ lại.
693. Đoán bệnh của trẻ qua tiếng khóc
- Khi trẻ khóc lúc chậm lúc nhanh, lúc khóc lúc không, rất có thể trẻ bị đi tả; trẻ khóc thét khản tiếng thường do thức ăn tiêu hoá không được tốt; tiếng khóc của trẻ đứt đoạn, yếu ớt thường do đi tả nước.
- Trẻ thường khóc vào ban đêm, ngủ không ngon, dễ giật mình, nhiều mồ môi, là triệu chứng của suy dinh dưỡng.
- Khi bú mẹ, thân trẻ áp vào người mẹ trẻ khóc, hay túm tai có thể trẻ bị viêm tai giữa hoặc mụt nhọt trong tai.
- Trẻ thường khóc khi cho ăn hoặc bú, là triệu chứng về các bệnh về miệng như tưa lưỡi, nhiệt vv...
- Trẻ đột nhiên khóc thất thanh do những bệnh đau thành từng cơn gây nên. Nếu là ruột đau quặn ngoài khóc, trẻ trở mình liên tục, nằm ngồi không yên, khóc xong lại ngủ. Nếu là bệnh lồng ruột, khi khóc mặt trẻ trắng nhợt, toát mồ hôi đi ngoài sệt.
- Tiếng khóc nghe yếu ớt như không có hơi, hơi thở gấp, môi đỏ tím, sặc sữa, trớ nôn, thường là báo hiệu viêm gan và suy tim.
- Tiếng khóc to, kèm theo tiếng kêu, sốt, nôn oẹ, co giật, có thể trẻ bị về não hoặc thần kinh.
694. Cách làm cho trẻ hết nấc
Khi trẻ nấc, ta bế trẻ lên lấy ngón tay cù nhẹ vào tai hoặc vào bên cạnh miệng của bé cho trẻ khóc hoặc cười, nấc tự nhiên hết.
695. Cách cắt đầu ti giả
Khi cắt đầu ty giả cho trẻ, ta nên dùng dao lam rạch thành hình +, vì vậy, khi không dùng, đầu ty giả sẽ kín lại không cho vi khuẩn xâm nhập vào, hơn nữa khi cho trẻ ăn có thể điều tiết được lượng thức ăn chảy ra.
696. Nước cơm là thức ăn tốt cho trẻ
Trong nước cơm có rất nhiều vitanim như B1 B2 PP, và một số chất dinh dưỡng như đường, chất béo. Nước cơm lại có vị ngọt, có lợi cho khí huyết, dưỡng âm, giúp đỡ nhiệt, có lợi cho sự phát triển của trẻ, giứp trẻ tiêu hoá và hấp thụ chất béo tốt hơn. Do vậy, ta có thể dùng nước cơm hoặc pha nước cơm với sữa cho trẻ ăn.
697. Cách cho trẻ ăn nước quýt
Trẻ sau khi chào đời được một tháng, mỗi ngày cần cho trẻ uống thêm 1 lần nước hoa quả tươi hoặc rau để tăng thêm vitamin. Để giúp trẻ uống nước quýt trong điều kiện vô trùng, cách đơn giản nhất là mua loại quýt to không hạt, dùng kim chọc một đầu múi quýt cho trẻ mút. Trẻ mút một lúc ta bóp múi quýt cho nước chảy ra. Chú ý quýt và tay phải sạch
698. Trẻ có thể ăn táo giằm nhuyển
Ta giằm nhuyễn táo, đun nóng cho trẻ ăn, hay cho người bệnh ăn đều tốt, vì đây là đồ ăn rất có lợi cho tiêu hoá.
699. Cách thay tã cho trẻ vào mùa đông
Mùa đông, khi thay tã, quần áo cho trẻ, tốt nhất dùng máy sấy để sấy cho quấn áo của trẻ nóng lên rồi thay cho trẻ, như vậy tránh cho trẻ khỏi bị cảm lạnh.
700. Cách cắt tóc cho trẻ
Cắt tóc cho trẻ là một vấn đề không nhỏ đối với nhiều bố mẹ. Nếu dùng máy cạo râu điện để cạo đầu cho trẻ, các bạn sẽ thấy rất vệ sinh và an toàn. Ngoài ra, cắt tóc ở nhà giúp trẻ không sợ sệt, còn vừa cắt vừa chơi, rất tiện lợi.
Phần 6: các phương pháp chăm sóc sức khoẻ khác
701. Cách làm cho dễ ngủ thông qua ăn uống
- Trước khi ngủ, trước khi đi ngủ lấy một thìa giấm đổ vào cốc nước nguội, khuấy đều rồi uồng, như vây dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Cũng có thể uông một cốc sữa hoặc 1 cốc nước đường, hiệu quả cũng tốt.
- Có người muốn dễ ngủ đã dùng cam, quýt đã bóc vỏ hoặc cắt từng miếng để vào gối, để mùi hương toả
ra kích thích buồn ngủ.
- Trước khi đi ngủ ăn cháo kê, sẽ cảm thấy rất buồn ngủ, giấc ngủ rất ngon.
- Khi rán bánh mỳ, tuyến tuỵ sẽ tiết ra tripxin, tiến hành trao đổi chất với axitamin trong bánh mỳ, trong đó chất dùng trao đổi chất có tác dụng trấn tĩnh thần kinh, giúp dễ ngủ hơn.
702. Cách chữa mất ngủ
- Khi ngủ không yên do nhức đầu chóng mặt, có thể lấy một ít dầu gió bôi vào thái dương, huyệt phong trì sẽ cảm thấy dễ ngủ.
- Với những người thường xuyên bị mất ngủ, nên dùng 60g bách hợp, cho đường vào sắc uồng với nước, uống trước khi đi ngủ. Số lần uống căn cứ vào bệnh tình từng người.
- 1 bộ tim lợn tươi, 15g táo tầu (táo đỏ), tim cắt ra rửa sạch, táo bỏ hạt giã nhỏ, đổ nước vào tim và táo ninh, không uống nước chỉ ăn cái, 5 ngày ăn 1 bộ tim.
703. Phương thuốc chữa hay mê khi đi ngủ
Đương quy, sinh địa, hồng hoa, ngưu tất mỗi loại 15g, chỉ xác, xích thược, cam thảo mỗi loại 15g, cát cánh, xuyên khung mỗi loại 7,5g đào nhân 20g, sắc lấy nươc uồng.
704. Tác dụng của gối bã chè
Đem bà chè phơi khô, làm ruột gối rất êm, khi ngủ lại có mùi thơm dễ chịu, tạo cảm giác rất thoải mái.
705. Cách giã rượu
Với những người bi say rượu nặng, dẫn đến trúng độc cần kịp thời đưa đi bệnh viện, còn các trường hợp say đơn thuần khác có thể tham khảo các cách sau;
- Ăn đậu phụ hoặc thực phẩm làm từ đậu không chỉ tốt cho cơ thể, còn là loại thực phẩm có khả năng giã rượu rất tốt.
- Lấy vỏ cam tươi luộc lên, cho thêm một ít muối tinh, cho người say rượu uống sẽ đỡ say.
- Dưa hấu, cà chua, táo lê và nhiều loại hoa quả khác có khả năng làm loãng nồng độ của rượu trong máu, giúp bài tiết nhanh, nên cũng có tác dụng giã rượu.
- Trong lá chè có nhiều loại phênôn, caphêin, axitamin.vv.. giúp gây hưng phấn cho trung khu thần kinh, từ đó nâng cao khả năng trao đổi chất của gan, nên có tác dụng giã rượu.
- Trong các bữa tiệc, những món canh nóng không mỡ giúp những người uống nhiều rượu giảm bớt nồng độ rượu, vì khi ăn canh nóng rượu sẽ bài tiết ra ngoài qua mồ hôi và tiết niệu.
- Lấy hai miếng vỏ cây long não, rửa sạch, cho vào miệng nhai khoảng 1 phút nhổ ra, hoặc dùng gỗ long não 100g đổ nước vào sắc uống cũng có tác dụng giã rượu.
706. Các loại chè thuốc
- Thảo quyết minh: Thuốc đông y vị thảo quyết minh có tác dụng kiện vị lợi tiểu, giúp chữa cao huyết áp, đi táo thường xuyên, thích hợp cho người già bị cao huyết áp vừa bị táo bón. Đồng thời cũng có tác dụng với các bệnh về mắt như gió chảy nước mắt, đau mắt sưng đỏ. Nếu dùng thảo quyết minh lâu ngày có thể giúp sáng mắt. Cách dùng như sau: lấy 20g thảo quyết minh cho vào cốc chè, pha như pha chè, để 20 phút sau thì uống, uống hết lại đổ nước sôi vào, uống không hết ngày hôm sau có thể cho nước vào uống tiếp.
- Chè cúc trắng: Hoa cúc trắng có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, chống chóng mặt, cơ thể giảm được huyết p. Cách dùng: lấy 1-2 hoa bông cúc trắng khô nguyên vẹn, cho vào cốc thuỷ tinh, đổ nước sôi vào, pha một ít đường để uống. Hàng ngày dùng hoa cúc trằng, ngâm 6-7g, pha với nước sôi, chữa cao huyết áp. Uống khoảng 3- 7 ngày, các chứng mất ngủ, đau đầu sẽ giảm, huyết áp cũng giảm xuống mức bình thường.
- Vỏ lạc, và lá lạc: Rửa sạch vỏ lạc, sắc lấy nước uống thay chè, có tác dụng rất tốt với bệnh vành tim, xơ cứng động mạch, cao huyết áp và giúp giảm lượng cholesteron trong máu. Hàng ngày dùng lá lạc tươi 30g (lá khô 15g), sắc uống thay nước chè, chữa các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đau đầu, mất ngủ, vv...
- Lá cây hồng lấy quả: Lá cây hồng có nhiều vitamin C, carotin, vitamin P và côlin, đặc biệt là có loại chất chống vi khuẩn, giải độc. Dùng lá cây hồng pha với nước uống thay chè, có tác dụng trợ giúp đối với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, lợi tiểu giảm bớt chứng chân tay tê cứng, kích thích ăn ngon ngủ ngon, ngăn chặn sự phát triển của hắc tố, giúp chống rám mặt.
- Vỏ quýt: trong vỏ quýt có nhiều vitamin C, vitamin có tác dụng hoà tan trong nước. Ta đem vỏ quýt dùng sấy khô và pha như trà, Không những hấp thụ được vitamin C rất tốt, còn có thể chữa ho đờm, giảm độc do ăn cá tôm. Trong dân gian thường dùng vỏ quýt, gừng tươi, đường phèn pha với nước nóng chữa ho do cảm phong hàn.
- Vỏ đỗ răng ngựa hoặc đậu tằm: dùng vỏ răng ngựa hoặc vỏ đậu tằm ngâm nước nóng uống thay trà chữa bệnh phù, lợi tiểu; rang vàng ngâm nước nóng uống cũng kích thích tiêu hoá, kiện vị giải khát.
- Tâm hạt sen: Tâm hạt sen có tác dụng trợ tim giảm huyết áp, người bị bệnh cao huyết áp ngày ngày dùng một ít tâm sen ngâm nước nóng uống sẽ có tác dụng ổn định huyết áp.
707. Các loại cháo thuốc
- Cháo kê bổ khí dưỡng huyết.
- Cháo đậu xanh hạ nhiệt, giảm độc.
- Cháo đậu đỏ lợi tiểu, bổ tim dưỡng huyết, có lợi cho dạ dày.
- Cháo hạt sen bổ tim an thần.
- Cháo bạch mộc nhĩ (mộc nhĩ trắng) dưỡng phổi bổ thận.
- Cháo bách hợp giải nhiệt, chữa ho và khó thở.
- Cháo vừng trắng bổ phổi, dưỡng da.
- Cháo vừng đen bổ thận, sáng mắt, đen tóc, làm đẹp da.
- Cháo củ cải lợi tiểu, tan đờm, chữa ho.
- Cháo rau cần giảm huyết áp, sáng mắt giải nhiệt.
- Cháo phục linh chữa viêm thận.
- Cháo cẩu kỷ, hoa cúc chữa huyết áp cao.
- Cháo hạnh nhân chữa ho.
- Cháo bách hợp trần bì chữa lao phổi.
708. Giải độc thức ăn
- Ăn tôm bị trúng độc, có thể lấy ngó sen sống giã nhỏ lấy nước uống hoặc lấy nước gừng tươi uống.
- Khi ăn cá bị trúng độc, nấu đậu đen lấy nước uống.
- Uống nhầm đồ có tính kiềm, tạm thời uống dấm để cấp cứu.
709. Cách giúp uống thuốc dễ
- Do vị cảm của lưỡi và nhiệt độ thuốc bắc có liên quan với nhau nên khi uống thuốc bắc ta nên để nhiệt độ thuốc thấp hơn nhiệt độ cơ thể thì đỡ đắng hơn. Khi uống thuốc ở nhiệt độ 37 độ là đắng nhất.
- Để giúp uồng thuốc dễ hơn, trước khi uồng vài phút ta có thể ngậm viên đá nhỏ làm cho lưỡi tê đi không còn cảm giác, khi đó uống thuốc sẽ không thấy có mùi vị gì. Ngoài ra thuốc đắng hoặc khó uống, ta có thể uống thuốc bằng nước cam, tuyệt đối không uống bằng nước chè.
710. Thứ tự khi uống thuốc
- Các loại thuốc bổ: Các loại thuốc bổ như nhân sâm nên uống vào buổi sáng sớm khi đói hoặc buổi tối trước khi ngủ.
- Thuốc tiêu hoá: Uống trước bữa ăn 10 phút, để tăng cường dịch tiêu hoá, tiết ra giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
- Thuốc ngủ, thuốc giun và thuốc tránh thai: Nên uống trước lúc ngủ.
- Các loại vitamin: Thường nên uống vào giữa 2 bữa ăn (khi dùng vitamin K để cần máu nên uống ngay)
- Thuốc giảm huyết áp: căn cứ vào hồ sơ sinh vật của cơ thể, nên uống thuốc giảm huyết áp ngày 3 lần, vào 7 giờ sáng, 3 gờ chiều và 7 giờ tối. Lượng thuốc buổi sáng và tối nên ít hơn buổi chiều một chút. Không được uống trước khi đi ngủ.
- Thuốc chữa dị ứng vàng da: nên uống trước khi đi ngủ 1/2 giờ.
- Thuốc kích thích dạ dày: chẳng hạn thuốc aspirin, nên uống sau khi ăn cơm 1/2 giờ.
- Thuốc chống viêm: các loại bệnh phong thấp hoặc viêm khớp thường đau nhiều vào buổi sáng. Do vậy nên uống thuốc giảm đau vào buổi sáng, hiệu quả tốt nhất, buổi trưa không cần uống thuốc nữa.
- Các loại thuốc kích tố: Phản ứng của cơ thể với kích tố cũng có quy luật với thời gian. Buổi sáng từ 6-9 giờ, nồng độ trong máu là cao nhất, 12 giờ đêm là thấp nhất, do vậy nên uống thuốc 1 lần vào buổi sáng.
- Chất sắt: với những bệnh nhân thiếu máu cần uống chất sắt, uống vào 7 giờ tối là tốt hơn uống vào 7 giờ sáng, lúc này nồng độ trong máu tăng lên 4 lần, tác dụng sẽ tốt.
711. Dùng muối trợ thuốc
- Khi uống thuốc bổ tim nên dùng muối rang uống cùng sẽ tăng tác dụng của thuốc.
- Khi uống thuốc bổ thận uống bằng nước muối sẽ có tác dụng tốt hơn.
712. Cách hoà tan thuốc viên loại thuốc bắc
Khi muốn hoà tan thuốc viên, nên hoà tan trong nước có nhiệt độ 40-50 độ vừa tan nhanh lại an toàn (riêng thuốc viên đường chữa bại liệt cho trẻ không dùng cách này).
713. Cách cất giữ thuốc
Thuốc tạm thời không dùng đến nên đặt vào tủ lạnh, sẽ giữ được thuốc không bị giảm hiệu lực.
714. Cách phán đoán thiếu vitamin
- Thiếu vitamin A: Sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh kết mạc, sức đề kháng kém, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B1: tiêu hoá kém, sức chịu đựng kém, da khô, sắc da xấu, chân tay có lúc bị tê dại.
- Thiếu vitamin B2: Chân tay nóng, da nhiều dầu, gầu nhiều, ăn cơm xong có lúc mờ mắt.
- Thiếu vitamin B3: Mất ngủ, miệng hôi, vô cớ đau đầu, tinh thần uỷ mỵ.
- Thiếu vitamin B6: Hay bị chuột rút (có co giật) vết thương ngoài da không lành, phụ nữ có thai buồn nôn quá nhiều.
- Thiếu vitamin B12: Chán ăn, trí nhớ tồi, hô hấp không đều, mất tập trung.
- Thiếu vitamin C: Dễ chảy máu cam, dễ cảm, miệng và lưỡi khô, răng chảy máu, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kém.
- Thiếu vitamin E: Tứ chi mỏi mệt, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng thần kinh, phụ nữ đau bụng khi có kinh.
715. Ăn hoa quả để giải nhiệt
- Dưa hấu, lê: Mát, nhuận phổi tan đờm.
- Trám (ôliu): hạ hoả, có lợi cho họng, giải độc.
- Khế: Giải khát, lợi tiểu.
- Táo: Mát, có lợi cho sức khoẻ.
- Nho: Hạ nhiệt trong máu, lợi tiểu.
- Dứa: lợi tiểu, giảm bớt nóng mùa hè.
- Hồng: Nhuận phổi.
- Mận: Hạ hoả gan, lợi tiểu.
Oánh dấu để hóng
 

phuc1509

Xe hơi
Biển số
OF-307030
Ngày cấp bằng
8/2/14
Số km
127
Động cơ
302,070 Mã lực
Mọc lẹo ở mắt! Nếu mọc lẹo bên phải thì lấy sợi chỉ đen buộc vào ngón giữa bên tay trái ạ! Và nếu bị bên trái thì buộc vào ngón tay giữa bên phải ......e đã thử và thành công :D
 

AT161212

Xe hơi
Biển số
OF-353789
Ngày cấp bằng
5/2/15
Số km
162
Động cơ
266,196 Mã lực
E cũng oánh dấu để đọc sau.
 

toi them

Xe hơi
Biển số
OF-352858
Ngày cấp bằng
29/1/15
Số km
152
Động cơ
266,563 Mã lực
em oánh dấu để khi nào cần thì áp dụng. bài viết của cụ thật bổ ích
 

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
595
Động cơ
600,052 Mã lực
Em đánh dấu phòng lúc cần dùng!
 

2mientay

Xe đạp
Biển số
OF-308603
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
10
Động cơ
299,800 Mã lực
Đau bụng bắn pháo hoa, pha đường + gừng đập nát cả vỏ + rượu trắng, uống lần 1 giảm tần suất bắn phá, uống lần 2 thì xong.
Cháu xấu bụng, hay áp dụng.
Nhà cháu hay chữa bằng cách. Vẽ ra tờ giấy 2 con chó gầy trơ xương đại loại bị bỏ đói lâu ngày. Một con bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến nuốt vào trong bụng. Còn một con dán vào chảo. Đảm bảo chẳng còn pháo hoa để mà bắn hehe
 

tuanphongkt

Xe máy
Biển số
OF-109877
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
90
Động cơ
391,890 Mã lực
Hay ạ,tặng mỗi cụ một ly vodka
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top