Thị trường lao động quá lớn nên nói thế nào cũng là phiến diện.
Như các công ty nếu chỉ cần mức THPT (công nhân) mà ứng viên có bằng ĐH thì họ sẽ không tuyển, vì khả năng nhảy việc sau một thời gian ngắn là cao (mặc dù HR cũng không kỳ vọng mức độ gắn bó dài với các vị trí như vậy).
Em tuyển nhân viên có chuyên môn 1 chút, nhưng ở mức độ không đòi hỏi cao lắm, cũng đã muốn loại những người có thành tích học tập tốt, hay kỳ vọng cao rồi, vì nghĩ rằng họ sẽ không chuyên tâm an phận với công việc lặp đi lặp lại. Phần lớn các công việc ở VN đều có tính chât lặp đi lặp lại. Số lượng việc yêu cầu ra quyết định quan trọng chiếm tỉ trọng ít hơn nhiều.
Còn đường vòng để vào công ty lớn, em nghĩ là đối với các vị trí không phải tuyển đại trà, có chọn lọc. Với các vị trí này cần chuyên môn cao hơn (hoặc có kinh nghiệm hơn) thì đi đường vòng là lựa chọn tốt. Em thấy những đã chọn hướng đi đường vòng và đạt được điều này là những người hoàn toàn xứng đáng để thành công, nếu họ lựa chọn con đường khác thì cũng sẽ thành công tương tự.
Em vẫn bảo lưu quan điểm, làm việc ở công ty lớn (tại Việt Nam) chưa chắc đã học hỏi nhiều cho việc làm riêng hơn so với việc tìm được việc ở công ty tư nhân nhỏ.
Còn nếu làm theo quy trình, chuẩn chỉ theo bộ máy thi chắc chắn công ty lớn là môi trường tuyệt vời rồi.
Đúng là tôi hiểu ý cụ, có nhiều việc ở cty lớn chỉ cần ở cấp THPT. Nhưng vì quá nhiều người nộp đơn, thì người tuyển dụng tại sao không tuyển người có bằng cấp cao hơn. Cái này đó là thị trường thôi, khi cầu quá cao thì tăng giá bán. Những người nộp đơn đó, dù mong manh, họ vẫn có kỳ vọng là sau 1 thời gian từ vị trí thấp đó họ được luân chuyển sang các vị trí làm việc chuyên môn nhiều hơn. Có nhiều người lựa chọn cách đi đường vòng đó để vào cty lớn. (vì nếu apply thẳng vào vị trí chuyên môn ngay sẽ gặp phải sự cạnh tranh của nhiều ứng viên khác cứng hơn).