Người trẻ sống lại không gian kỉ vật thời bao cấp giữa Thủ đô
Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.
Có một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam tên là “thời bao cấp” (1976 - 1986). Bao cấp có nghĩa là toàn bộ những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của người dân, từ gạo, đường cho đến quần áo, xe đạp đều được nhà nước phân phối theo tiêu chuẩn tới từng hộ gia đình.
Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.
Không gian trưng bày hiện vật thời bao cấp giữa Hà Nội.
Với nhiều người, thời bao cấp gắn liền với khoảng thời gian thiếu thốn, vất vả. Đó là thời kì mà mọi hàng hóa đều được phân phối theo tiêu chuẩn, là thời kì của những buổi xếp hàng cùng tem phiếu, sổ gạo.
Giữa lòng Hà Nội, một không gian cổ kính đang trưng bày những hiện vật quý giá của thời bao cấp tại phố Trần Thánh Tông. Tại không gian đó, những người đã từng sống qua thời bao cấp sẽ có cơ hội hoài niệm về những tháng ngày không thể quên của lịch sử dân tộc. Những lớp người đi sau được tìm hiểu những câu chuyện về một thời kì đáng nhớ đã qua của ông bà, bố mẹ. Đặc biệt, thế hệ trẻ được tận mắt chứng kiến những kỷ vật mà trước đó chỉ từng được nghe qua lời kể của ông bà trong một mẩu chuyện thời bao cấp.
Những chiếc đèn bão hoen gỉ, những phích nước làm từ xác máy bay hay đơn giản là những bức tranh cổ động được tác giả dày công sưu tầm, khiến cho ai đến với không gian này đều có cảm giác hoài niệm về một thời đã qua của lịch sử dân tộc.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, thì những kỷ vật về một thời bao cấp mang giá trị tinh thần lớn lao trong tâm thức mỗi người Việt.
Một số hình ảnh gợi nhớ đến thời bao cấp đã qua của dân tộc:
Bộ sưu tập tiền các mệnh giá sử dụng thời bao cấp.
Balo, mũ cối, bi-đông, những chiếc áo chiến trường được treo trang trọng tại căn phòng trưng bày.
Chiếc mũ rơm là vật dụng quen thuộc của học sinh thời chiến.
Chiếc đèn cũ kĩ, hoen gỉ nhưng là những vật dụng giá trị của thời kì trước.
Một góc giường ngủ thời kỳ tem phiếu. Nổi bật là chiếc chăn con công, một tài sản quý của gia đình. Ở dưới đất là đôi dép cao su được làm từ lốp xe, được sử dụng phổ biến thời đó.
Nhiều bạn trẻ đến với không gian trưng bày để hiểu hơn về một thời kì đã qua của dân tộc.
Một số cuốn sách viết về các nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Một khách tham quan chia sẻ, thời kì trước, ai sở hữu được một cuốn sách như thế này thì quý hơn vàng.
Những người từng trải qua thời bao cấp, họ như được hoài niệm về một thời kì đã qua khi đứng trong không gian này.
Bộ bàn ghế được xem là tài sản vô cùng giá trị trong thời kì bao cấp.
Bàn thờ, không gian thờ và những kỷ vật ở đây đều có từ những năm 1980.
Một số hiện vật thời chiến tranh.
Ở cái thời mà xe đạp còn là cả một gia tài, mỗi chiếc xe phải có biển số, được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng thì xe Favorite của Tiệp Khắc (cũ) được coi là một “xế khủng” của những người có tiền.
Những bộ cốc chén đã trở thành đồ "độc" khi được lưu giữ đến ngày nay.
Bức tranh cổ động, gắn liền với tuổi thơ của những thế hệ trước.
Bi-đông và cốc tráng men. Đây đều là những vật dụng gắn liền với những người lính chiến trường xưa.
Những chiếc rương được làm từ xác máy bay. Là vật dụng của nhiều gia đình thời bao cấp.
Chiếc phích nước và bộ bát sứ. Đối với thế hệ trẻ, đây là cơ hội để được chiêm ngưỡng những kỷ vật độc đáo như thế này.
Cuốn sách giáo khoa trường phổ thông môn Hóa Học.
Hàng loạt bức tranh cổ động được lưu giữ.
Chiếc xe đạp nữ "vang bóng một thời".
Bộ ấm chén đặc trưng của thời bao cấp được lưu giữ nguyên vẹn.
Không gian hoài niệm, khiến mỗi người không thể bỏ qua những vấn vương về thời bao cấp.