[Funland] Tuổi thơ dữ dội !!!

Thankiple

Xe tăng
Biển số
OF-318091
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,478
Động cơ
302,820 Mã lực
Quần áo mặc thừa từ đời anh đời chị để lại. Cả năm đc mua quần áo mới 1 lần thì phải để đúng mùng 1 tết mới đc diện, mà còn mua dài rộng để năm sau vẫn mặc đc.
Xúc thìa mỡ khổ đông đặc trắng muốt trộn với cơm nóng và rưới tí nước mắm ăn ngon ko biết đường nào mà tả. Gạo thì gạo đỏ, mỗi lần vo nhặt cả đống sạn.
Ôi 1 thời khốn khó...
Bây giờ em phải giải thích cho F1 vo gạo là ntn.Nhớ những phát sạn buốt tận óc mà ghê người.Đù e vẫn còn 1 cái răng hàm bị mẻ 1 miếng to tướng vì sạn
Nhiều chuyện lắm. Bà già em kể đi xem chiếu bóng ở sân kho, trên màn hình có thằng nó cầm cái đùi gà, mà em đòi bà già lên xin bằng đc. Chết cười. Đội F1, F2 giờ kề tận miệng ko đắt.
E vẫn nhớ cảm giác lần đầu đc ăn gà công nghiệp.Cha mẹ ơi sao nó nhiều thịt thế,mềm thế.
Ấy mà rụng răng đến nơi rồi lại thích ăn già
6x-7x-8x 3 năm đầu

Nếu muốn rũ bỏ ký ức về thời kỳ bao cấp thì không có trái tim
Nếu muốn quay lại thời kỳ đó thì cái đầu chỉ để mọc tóc
Dù sao nó cũng hoàn thành sứ mệnh ls của nó.Trong giai đoạn chiến tranh ko làm thế thì ko thể đánh Mẽo đc.Cái sai chỉ là kéo dài quá lâu.
Ông bác em còn bộ sa-lông này. Tết vừa rồi về thấy ông bác thuê thợ sơn lại nhìn vẫn đẹp, ngồi vẫn thấy thích.



(Em mượn ảnh bài trên)
Bộ ý tay ghế có nhấc đc lên ko cụ.Ông hx nhà em đợt trc cho ko ai lấy đành bỏ ra vỉa hè thỉnh thoảng hóng mát
Chính ra hồi đới không phải học nhiều như bây giờ. Ngoài giờ đi học ở lớp buổi sáng ( hoặc chiều) bọn em chơi suốt. Không oánh khăng thì chơi bi, chơi quay ném ống bơ, đi câu... tối đi sờ ve, bắt châu chấu về rang. Thấy bọn nhóc bây giờ học mà tội chúng nó thế.
Bọn nhóc nhà em mà chơi khăng em tát vỡ mồm
Em ở khu quân đội LNĐ, hố xí cách nhà 150m, đi vệ sinh thích nhất 2 trò cắm hương và hố xí buổi tối dọa bọn trẻ con và đốt giấy. Nhanh quá thế mà đã hơn 30 năm trôi qua bh 40 rồi thấy thời đó khổ nhưng vui. Suốt ngày mong mất điện để trẻ con ùa ra sân khu chơi đồ và trốn tìm, 7h tối cắm đầu cắm cổ chạy về xem Những bông hoa nhỏ...
Cảm giác khi cả phố ùa lên “Có điện rồi” rất khó tả cụ nhể
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
30,859
Động cơ
635,269 Mã lực
Cụ cho em hỏi sao quạt lại có quả táo cắn dở thế kia :D
Là bọn nhóc tì nhà e nó dán vào chỗ í. Chứ làm j có hả cụ, nặng kinh hồn toàn sắt, cánh bằng nhôm, trc các cụ chuyên đi quạt thóc:D
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,506
Động cơ
868,801 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Bây giờ em phải giải thích cho F1 vo gạo là ntn.Nhớ những phát sạn buốt tận óc mà ghê người.Đù e vẫn còn 1 cái răng hàm bị mẻ 1 miếng to tướng vì sạn

E vẫn nhớ cảm giác lần đầu đc ăn gà công nghiệp.Cha mẹ ơi sao nó nhiều thịt thế,mềm thế.
Ấy mà rụng răng đến nơi rồi lại thích ăn già

Dù sao nó cũng hoàn thành sứ mệnh ls của nó.Trong giai đoạn chiến tranh ko làm thế thì ko thể đánh Mẽo đc.Cái sai chỉ là kéo dài quá lâu.

Bộ ý tay ghế có nhấc đc lên ko cụ.Ông hx nhà em đợt trc cho ko ai lấy đành bỏ ra vỉa hè thỉnh thoảng hóng m
Lão chuẩn

Việc của thế hệ sau là ghi nhận những giá trị lịch sử mà thời kỳ này đã hoàn thành sứ mạng của mình, biểu tượng cho những thế hệ hi sinh để cho chúng ta và các thế hệ sau có ngày hôm nay
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Một anh một ả ngồi 2 phòng cạnh nhau trong HXCC:
+ Anh: Năm nay em có về quê ăn Tết không? ;;);;)
- Ả: Ông già mệt nên năm nay em ăn ở đây ;));))
+ Anh: Ừ ăn ở đây thì ngon rồi =P~

----roẹt ..roẹt..úm...ủm.....
- Ả: Anh còn giấy ko em xin tờ, nãy mót quá chạy vội ko đem theo :-/ ...:">
+ Anh: Anh cũng đang định hỏi em vì lười và mọi khi toàn xin người bên cạnh :-s
....... À đây rồi :)):)), anh nhìn thấy cục đất trước cửa, chùi tạm vậy :P

- Ả: May quá, anh bẻ cho em xin 1 nửa :-j
 

GloryJack

Xe container
Biển số
OF-54221
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
8,259
Động cơ
514,995 Mã lực
Nơi ở
Công trường Xã Hội Chủ Nghĩa
Người trẻ sống lại không gian kỉ vật thời bao cấp giữa Thủ đô

Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.

Có một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam tên là “thời bao cấp” (1976 - 1986). Bao cấp có nghĩa là toàn bộ những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của người dân, từ gạo, đường cho đến quần áo, xe đạp đều được nhà nước phân phối theo tiêu chuẩn tới từng hộ gia đình.

Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.


Không gian trưng bày hiện vật thời bao cấp giữa Hà Nội.

Với nhiều người, thời bao cấp gắn liền với khoảng thời gian thiếu thốn, vất vả. Đó là thời kì mà mọi hàng hóa đều được phân phối theo tiêu chuẩn, là thời kì của những buổi xếp hàng cùng tem phiếu, sổ gạo.

Giữa lòng Hà Nội, một không gian cổ kính đang trưng bày những hiện vật quý giá của thời bao cấp tại phố Trần Thánh Tông. Tại không gian đó, những người đã từng sống qua thời bao cấp sẽ có cơ hội hoài niệm về những tháng ngày không thể quên của lịch sử dân tộc. Những lớp người đi sau được tìm hiểu những câu chuyện về một thời kì đáng nhớ đã qua của ông bà, bố mẹ. Đặc biệt, thế hệ trẻ được tận mắt chứng kiến những kỷ vật mà trước đó chỉ từng được nghe qua lời kể của ông bà trong một mẩu chuyện thời bao cấp.

Những chiếc đèn bão hoen gỉ, những phích nước làm từ xác máy bay hay đơn giản là những bức tranh cổ động được tác giả dày công sưu tầm, khiến cho ai đến với không gian này đều có cảm giác hoài niệm về một thời đã qua của lịch sử dân tộc.

Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, thì những kỷ vật về một thời bao cấp mang giá trị tinh thần lớn lao trong tâm thức mỗi người Việt.

Một số hình ảnh gợi nhớ đến thời bao cấp đã qua của dân tộc:


Bộ sưu tập tiền các mệnh giá sử dụng thời bao cấp.

Balo, mũ cối, bi-đông, những chiếc áo chiến trường được treo trang trọng tại căn phòng trưng bày.

Chiếc mũ rơm là vật dụng quen thuộc của học sinh thời chiến.

Chiếc đèn cũ kĩ, hoen gỉ nhưng là những vật dụng giá trị của thời kì trước.

Một góc giường ngủ thời kỳ tem phiếu. Nổi bật là chiếc chăn con công, một tài sản quý của gia đình. Ở dưới đất là đôi dép cao su được làm từ lốp xe, được sử dụng phổ biến thời đó.


Nhiều bạn trẻ đến với không gian trưng bày để hiểu hơn về một thời kì đã qua của dân tộc.

Một số cuốn sách viết về các nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Một khách tham quan chia sẻ, thời kì trước, ai sở hữu được một cuốn sách như thế này thì quý hơn vàng.

Những người từng trải qua thời bao cấp, họ như được hoài niệm về một thời kì đã qua khi đứng trong không gian này.

Bộ bàn ghế được xem là tài sản vô cùng giá trị trong thời kì bao cấp.

Bàn thờ, không gian thờ và những kỷ vật ở đây đều có từ những năm 1980.

Một số hiện vật thời chiến tranh.

Ở cái thời mà xe đạp còn là cả một gia tài, mỗi chiếc xe phải có biển số, được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng thì xe Favorite của Tiệp Khắc (cũ) được coi là một “xế khủng” của những người có tiền.


Những bộ cốc chén đã trở thành đồ "độc" khi được lưu giữ đến ngày nay.

Bức tranh cổ động, gắn liền với tuổi thơ của những thế hệ trước.

Bi-đông và cốc tráng men. Đây đều là những vật dụng gắn liền với những người lính chiến trường xưa.

Những chiếc rương được làm từ xác máy bay. Là vật dụng của nhiều gia đình thời bao cấp.

Chiếc phích nước và bộ bát sứ. Đối với thế hệ trẻ, đây là cơ hội để được chiêm ngưỡng những kỷ vật độc đáo như thế này.

Cuốn sách giáo khoa trường phổ thông môn Hóa Học.

Hàng loạt bức tranh cổ động được lưu giữ.

Chiếc xe đạp nữ "vang bóng một thời".

Bộ ấm chén đặc trưng của thời bao cấp được lưu giữ nguyên vẹn.

Không gian hoài niệm, khiến mỗi người không thể bỏ qua những vấn vương về thời bao cấp.


Càng xem càng thấy thương ông bà già vất vả làm ăn, lam lũ thế nào!
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bộ ý tay ghế có nhấc đc lên ko cụ.Ông hx nhà em đợt trc cho ko ai lấy đành bỏ ra vỉa hè thỉnh thoảng hóng mát
Tay ghế được bắt bằng vít tre và gắn keo, để lâu nó lỏng ra mới nhấc ra được. Bộ của ông bác em hình như đẹp hơn bộ này vì lưng nó lượn cong như lưng gái 18 ý :D
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Em thế hệ 7x, lớn lên nhà có những đồ đến h mà ko bao h quên được:
- giường mô đec, ko biết sao gọi thê ( Nó là chữ Modern ...đọc theo tiếng Phớp là Mô-đéc, nghĩa là hiện đại : Giường hộp gỗ )
- tủ lệch, bên cánh dài có cái gương soi, trên để tv neptuyn đen trắng
- bàn ghế thì tay cong cong như ảnh trên (Ghế Xa-lông : Saloon ..phòng khách)
- tủ lạnh saratop
- phích con ngỗng Tq
- trạn gỗ, có lưới sắt để chống gián
- bếp dầu nhà nào cũng có, có thêm cái bếp diện dây may xo, có lần em nghịch lấy con dao sắt chọc vào chỗ nóng đỏ đỏ, nó giật cho tí die
- tủ là phải có búp bê
- nhà chật giường cac cụ có rido, để thay quần áo luôn
- chai 65 rửa sạch để nước lọc
- gạch phải lát đá hoa- gạch bông bây h, mùa hè nằm nóng lại lau nhà cho mát
- quạt thì quạt trần đen. Ì em ko nhớ, chắc Tq, còn quạt nhỏ thì orbita nga và tai voi, lỡ đạp đổ cái là bỏ mẹ luôn
- xuýp văn tơ, em cũng ko biết tiềng gigf, thỉnh thoảng điện tăng là kêu ré lên, có hôm xòm kêu inh ỏi (Survonte - Xút-vôn-tơ : Biến thế tự ngẫu )
- chuồng gà là có con gà lơ go lấy trứng, đi học về nhặt ko thì nó giẫm vỡ mnm
Gần 40 năm mà em còn nhớ như in cái nào đặt đâu, ước gì trở lại thời chìa khoá đeo cổ, ăn cơm với đường để đi học co kịp đây
 

alexandra

Xe điện
Biển số
OF-21973
Ngày cấp bằng
4/10/08
Số km
3,001
Động cơ
518,864 Mã lực
Không ăn nhập lắm nhưng em chợt nhớ bài này, tặng các cụ cư dân phố cổ.
Tác giả: Võ Tòng

"...
Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy giai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp lết thì phố cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến phố cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gầy gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.

Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:

- Ở đây, ai đi xe tay ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!

Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng…

- Sao nhà bé thế anh?

Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20m2 với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy 7 người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:

- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!

Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:

- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?

- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!

- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?

- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!

- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?

- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính!

Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:

- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!

- Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!

Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:

- Gì đây anh?

- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!

- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?

- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!

- Che cái gì ạ?

- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!

Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung.

Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:

- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?

- Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!

Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm! Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9 giờ tối, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ?!

Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi! Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai! Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…

- Sao ông lại nhét bông vào tai con?

- Để ngủ cho ngon con ạ! Đêm nay có biến!

- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông? - Nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.

- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con!

Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật! Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào miệng vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy! 7 người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:

- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…

- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được! Để chú nói với bố mẹ con giúp cho!

- Nhưng mà… anh ấy muốn ở rể!

- Ừ! Cũng không sao! Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa! Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ!
 

Tý phệ

Xe điện
Biển số
OF-511435
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
2,963
Động cơ
22,491 Mã lực
Tuổi
42
Đọc bài của thớt, kỷ niệm xưa lại ùa về như mới ngày hôm qua. Gia cảnh nhà em ở quê cách hồ con rùa 10 km, ông bà già thì công nhân ô tô và hoả xa Giáp Bát nhưng vẫn có suất ở HTXNN, cứ đến mùa đông là cái đói cái khổ nó hiện ra như xem thế giới ảo 3D của SS. Trời thì rét, ông bà già đi làm giao nhiệm vụ đến chiều xách rổ ra sân kho nhận thịt lợn của HTX (một năm đc 2 lần). Thằng bé mải chơi quên cmn việc đc giao đến khi nhớ ra thì còn cái gì người ta vứt cho cái ấy, về bị tổng sỉ vả của cả nhà. Cơm thì có ăn là phúc lắm òi, lại có thìa mỡ với vài miếng tóp còn xót trong âu thì kiểu mịa gì cũng có món cơm rang tuyệt hảo, đến cái lớp dính đáy cũng sạch. Bữa nào đc vài miếng thịt mỡ sốt cà chua thì món rau xà lách chẳng bao giờ thiếu mà tinh cái rau ấy toàn hết đầu tiên, còn thịt lại thêm cà chua và cái gọi là nc mắm thêm vào, cũng phải đến lần thứ 3 mới hết thịt. Trời lạnh thì quần áo cũng chỉ có thế, lạnh thâm cả môi mà vẫn cười, nhìn thằng bạn cởi chuồng nó có cái áo lông xanh (ông già nó đi Đứt) mà lúc nào cũng suýt xoa ... Tự nhiên nhớ câu của một lão nào đó "đất nước có khi nào được như thế này không ?" cũng giật mình nhìn lại.
 

Lambatda

Xe container
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
5,442
Động cơ
412,514 Mã lực
Tuổi thơ này chỉ ở m.Bắc mình thôi.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,983
Động cơ
994,718 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu vào hóng các cm kể về thời bao cấp.
 

namdq

Xe container
Biển số
OF-27589
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
5,547
Động cơ
525,425 Mã lực
Cái xe đạp lốp rách bươm quấn dây chun vào đi vừa trơn vừa ngã. Thức ăn theo tem phiếu về kiếm được tý sườn là băm thật nhỏ rang với muối để ăn cơm
Mỡ lợn quý hơn thịt nạc vì mỡ rán còn có nước và tóp bỏ vào liễn cơm chỉ cần nước mỡ và muối.
Ngon nhất vẫn là đi bắt đươcn cá đồng phơi khô nấu với tương và tóp mỡ.
Đúng là không chết đói nhưng đói đến lúc chết.
 

Vienxu

Xe điện
Biển số
OF-406652
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
2,522
Động cơ
249,125 Mã lực
Lại kể chuyện cái hố xí KTT. Em và con bạn hay rủ nhau đi cùng. Ngồi cùng 1 hố luôn cho vui. Nhiều hôm đi buổi tối. Tối mò mà ko có đèn. Con bạn nghĩ ra cách đốt đống giấy chùi trong xô cho sáng. Nói chung là thơm nức các Cụ ợ
Chỗ Mợ có hố xí đôi ko ạ? Xưa chỗ em có cả hố xí đôi, ngồi quay mít vào nhau. Một bên là đống tro còn 1 bên là thùng đựng giấy đã sử dụng, thơ mộng vãi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top