Ở đây đa phần mọi người lái xe nhỏ, cụ đưa k/n lái xe to thì ít ứng dụng lắm !
Em cũng để gót chạm sàn,chẳng thể tưởng tượng ra tình huống nào mà mu bàn chân lại vướng bàn đạp ????
Tình huống này là có thật. Nếu như có thói quen để gót chạm sàn và chỉ vẩy ngang mũi chân. Dễ bị hơn nếu đi dép kể cả xăng đăng hoặc giày có đế dầy. Nên tập phản xạ ngóc mũi bàn chân lên trước khi vẩy ngang. Quy tắc chữ V là đúng với tất cả các xe. Nó có nghĩa là khi ga thì gót chân chạm sàn, ga bằng mũi chân. Việc bị co ngón chân chỉ xảy ra khi tăng ga cần động tác miết xuống, sau khi đã đạt được mức ga hợp lý sẽ thả lỏng ngón chân, dùng sức nặng tự nhiên để đè ga. Kết hợp với đế giày hơi cứng nên không cần đặt cả bàn chân lên bàn ga mà vẫn không mỏi. Dự lệnh phanh thì ngóc mũi bàn chân lên, theo cấu tạo của khớp cổ chân nên khi ngóc mũi bàn chân sẽ về gần về gót sau đó dúi nhẹ mũi chân sang trái để chạm bàn đạp phanh. Đệm phanh thì gót chân vẫn chạm sàn ấn nhẹ ức bàn chân xuống rồi nhấc lên. Đạp phanh đột ngột thì dùng lực của cả đùi, bắp chân và lực ưỡn của lưng. Vị trí tiếp xúc với bàn phanh là lòng bàn chân, gót chân không còn chạm đất (do lực đạp mạnh nên bàn chân bị tiến lên, gót rời đất, tiếp túc ức chân trượt xuống lòng).
Túm lại chân phải phải làm được:
Ga: mớm ga, miết ga, thốc ga và giữ ga.
Phanh: Dự lệnh phanh, đệm phanh, rà phanh, đạp chết.
Di chuyển mũi chân nhẹ nhàng giữa bàn phanh và bàn ga (ngóc mũi đặt chéo sang chứ không được chỉ vẩy ngang.
Để làm được vậy thì tư thế ngồi phải tốt (có tiêu chí đó), thắt dây an toàn và quan trọng hơn tất cả là thần kinh tỉnh táo, chủ động quan sát đánh giá để chuyển chân ga, phanh trước khi ga, phanh. Sử dụng chuẩn trong tình huống bình thường để hình thành thói quen để hi vọng giảm thiểu hoặc khi xảy ra sự cố thiệt hại là thấp nhất. Còn lại là hên xui