Xin cám ơn bác
tuctuc2010 tuc2010 đã tin mà hỏi, và em xin có ý kiến ntn:
Trước hết em cần biết là giáo trình cháu nhà học là giáo trình gì? Học ở đâu? với ai? thì mới có thể có ý kiến chính xác được.
Tuy nhiên "
hơn tháng khoảng 12 buổi nhưng vẫn gõ mí rê đồ theo nốt nhạc và chưa oánh được hoàn chỉnh 1 bài," thì cùng là bình thường vì có những giáo trình phần đầu chỉ đơn thuần là luyện ngón và giúp nhạc sinh làm quen với phím đàn, tập đọc note, đọc nhạc nhanh, và chính xác. Với những giáo trình ntn người nào (hay phụ huynh nào) muốn khoe mình (con mình) đang học piano thì đúng là một thất vọng lớn! Nó không đáp ứng cho cái nhu cầu (ý muốn) đánh được một bài nhạc (có thể là đơn giản) để loè người chung quanh là ta
học piano và đã đánh được bài A, B hay C, D gì đó!
Đây là con dao hai lưỡi vì nó làm vui người học nhưng giết khả năng đọc note và giữ nhịp vì khi đánh những bài hay câu nhạc phổ biến, người ta sẽ có xu hướng (theo bản năng) là đánh theo cái minh từng nghe và biết mà không đánh trên thực tế bài nhạc mình đang học. Điều này dẫn tới thói quen "đàn tủ" giống như "học tủ": Chỉ đàn cái mình nghe và biết qua còn một bài nhạc lạ chưa từng nghe chưa từng biết thì sẽ không đánh hay đàn được!
Em sẽ trả lời thật chính xác, kín kẽ về thực tế cháu nhà bác đang "trong tình trạng nào, học như vậy là tốt hay xấu" nếu bác cung cấp cho em chinh xác và đầy đủ thông tin về: cháu nhà học là
giáo trình gì? Học ở đâu? với ai?
Nhưng em tin là trên 80% là cháu nhà đang học với thầy cô tử tế, và giáo trình đúng đắn!
Những bác có con học đàn mới năm ba tuần mà đã đánh được bài này bài nọ thì khoan vội mừng!
Theo kinh nghiệm của Mme Đỗ Thế Phiệt, một người thầy đáng kính của nhiều thế hệ nhac sinh, và em cùng may mắn được cô dạy dỗ trong gần 9 năm, từ lúc khai tâm cho đến khi cô rời Sàigon đi qua Mỹ, thì phương pháp tốt nhất để học Piano là "
Nhìn, nghe, và chơi" (Trong giáo trình SEE HEAR PLAY PIANO COURSE).
Mời các bác coi phát biểu của bà ở phút
1:56 - 2:26 về cách học và dạy của bà
Nhớ cô chan chứa bao tình,
Khi xưa dạy dỗ nhục hình đòn roi.
Nhờ vậy mà khó xăm soi,
Tìm ra sai sót, móc moi, khi đàn.
Cô thật tài sắc vẹn toàn
Dạy ra trò giỏi, lại ngoan, dẫn đầu.
Ơn cô khôn tả nông sâu,
Hôm nay xin góp đôi câu tặng người.
P/S:
Khi xưa dạy dỗ nhục hình đòn roi: Trong Trường Quốc Gia Âm Nhac và Kich Nghệ Sài Gòn trước 1975, khoa Piano có nhiều giảng viên (Nam, nữ) nhưng đứng đầu ( dạy giỏi, môn sinh đậu cao trong các kỳ thi, đàn giỏi là Mme Phiệt, Mlle Lạc Nhân và bà Cung). Cả ba cô đều dạy giói, rất nghiêm khắc và nổi tiếng là đánh học trò! Trong đó Mme Phiệt là khó và dữ nhất!!!