[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,084
Động cơ
505,934 Mã lực
Câu chuyện bắt đầu như thế này:



Sau đó là:



Tiếp theo là:




Câu chuyện có thể coi như là chấm dứt ở đây nhưng vì:

1/

2/


Nên tôi xin phép viêt tiếp như sau:

Ngay sau khi các báo mạng đưa tin về một cô bé đàn giỏi tên Minh Châu, có lẽ do thói quen "bệnh nghề nghiệp" và phần cũng là do đây là một cô bé (đa phần những học sinh nổi trội trong âm nhạc thường là Nam - đặc biệt là với bộ môn piano vì nó đòi hỏi thể lực và sức khỏe rất nhiều!) nên tôi tò mò tìm nghe và tìm hiểu đôi ba điều về cô bé này!

Tôi được biết gia đình em vốn là "bàng môn ngoại đạo" chứ không phải gia đình "âm nhạc nhà nòi" nhưng do thiên bẩm của em và thương con nên đã tạo mọi điều kiện cho cháu được tiếp cận với bộ môn piano
Tôi thực sự trân trọng và mừng cho cô bé này bởi vì bản thân tôi hồi bé khi đi học không được may mắn như vậy!

Sau khi nghe một số những bài đánh của cô bé, quả thật mà nói, tôi không chối là cô bé đáng tốt nhưng với sự cảm nhận cảm nhận của bản thân, tôi không thích tiếng đàn của cô bé.

Như đã nói ở trên, "Âm nhạc là sự cảm nhận âm thanh của mỗi người không thể đem chuẩn của mình để áp cho người khác và ngược lại"

Tuy nhiên qua cách tiếp thu rất cầu thị của phụ huynh của cô bé cũng như trước những tố chất đặc biệt quý hiếm của cô tôi thấy mình sẽ có lỗi nếu không thẳng thắn nói ra suy nghĩ này!

Có thể suy nghĩ của tôi trái chiều với những gì gia đình cô bé cảm nhận hoặc thầy cô của cô bé đã "cho" cô từ trước đến nay, nhưng với kinh nghiệm trong nghề cũng như trong bộ môn piano tôi xin phép được chia sẻ những suy nghĩ rất thực của mình mong gia đình của bé lắng nghe và tự điều chỉnh lại nếu có thể.

Cũng xin nói thêm, sự thật là ở thành phố Hồ Chí Minh cách đây 15 năm cũng có một trường hợp khá tương tự là một cháu bé được coi như thần đồng xuất chúng cũng được giải cũng được tung hê rất nhiều nhưng có lẽ một phần do gia đình không hiểu biết nhiều về âm nhạc, cộng thêm thầy cô cũng có lỗi là đã tung hê em, đưa em tiếp cận quá sớm với truyền thông, để rồi sau đôi ba năm lừng lẫy, em lẳng lặng rút lui không kèn không trống khỏi sự nghiệp piano: Vì em không thể đi tiếp được nữa! Thật là đáng tiếc!

Tôi đã nghe tất cả các tác phẩm Minh Châu đánh trên Youtube từ năm 6 tuổi cho tới gần đây nhất cảm nhận của tôi là:

+ Cô bé có trí nhớ bài tốt
+ khả năng luyện tập chỉn chu
+ thể lực tốt nên có thể tham gia nguyên cả 1 chủ đề thi và đánh song suốt, không vấp váp
+ Nếu đơn thuần chỉ xét về mặt kỹ thuật mà thôi, với một cô bé 6 tuổi, 7 tuổi hay 12 tuổi thì cho đến nay không có gì để chê trách, tất cả những gì Minh Châu làm được đều đáng ca ngợi và trân trọng!

Tuy nhiên có một điểm rất quan trọng mà tôi thấy dường như thầy cô cũng như gia đình và những người xung quanh không để ý tới là tiếng đàn của Minh Châu rất khô khan chỉ nặng phần đánh! Đánh đàn đơn thuần, chứ không phải Biểu diễn một tác phẩm.

Nói nôm na là Minh Châu đánh đàn chứ không chơi đàn!

Rất thật lòng mà nói để đưa ra kết luận ở trên tôi đã cố gắng nghe hết và đầy đủ những gì Minh Châu đã đánh và upload trên youtube bởi vì không thể nói khi không nghe hết hoặc nghe hết mà không trọn vẹn cả bài.

Tôi sẽ phân tích từ từ từng bước, nhưng trước nhất là tôi phân tích và chứng minh ngay tác phẩm cô đánh khi lần đầu tiên đoạt giải cao nhất trong kỳ thi đó là chương 2 bản Sonatine Op. 60 No. 2 của Kuhlau " Các biến tấu về chủ đề của Rossini"

Để nghe hết và đầy đủ những gì Minh Châu đánh tôi phải hết sức cố gắng bởi vì tiếng đàn của cô không thu hút người nghe, do thiếu biểu cảm không duyên dáng và thiếu đi sự tinh tế.

Xin mọi người cùng nghe một tác phẩm do hai người biểu diễn: Minh châu và một chú bé khác (Wakasa Taro 8 tuổi học tiểu học năm lớp hai) và chúng ta có thể cảm nhận ngay là cả hai đánh đều tốt nhưng:

+ Minh Châu thiếu hẳn phần linh hồn của bản nhạc và sự tinh tế, duyên dáng tác phẩm, câu chạy thiếu đi sắc thái, nhịp thở cũng như sự thi vị của bài nhạc và có nhưng note nghe "thô" (ví dụ: 0:12" 0:14" 0:18" Lưu ý chỗ dãn câu của cô bé: 0:41".v.v ...).
In addition: những câu đánh mạnh do kỹ thuật sai (phải hạ thấp cổ tay và lắc nhẹ nhưng cô bé lại để cổ tay cao ngang bàn tay: coi ví dụ: 1:10 = 1:30" - Chú bé kia 1:40" - 1:57") làm tiếng đàn thô!
+ Trong khi chú bé này cũng ngang tuổi nhưng tíếng đàn rất ngọt ngào, truyền cảm, duyên dáng, dễ thương lại trong sáng và phong cách thì rất đáng yêu! (ví dụ so sánh cùng một câu nhạc: 0:48" 0:52" 0:58" Lưu ý chỗ dãn câu của chú bé: 1:02" .v.v ...)! Chú bé chơi đàn!

Mong mọi người hãy cùng nghe và góp ý để xây dựng giúp cho cô bé ngày càng hoàn thiện hơn nữa bởi vì xin nhắc lại những tố chất ban đầu của Minh Châu có là đáng quý và trân trọng nếu chúng ta không có sự hướng dẫn đúng đắn thì rất thiệt thòi cho cô bé cũng như một nhân tài trong tương lai của Việt Nam!


Đọc những bài viết của Bác thì đúng là E hiểu vì sao con E khó mà chơi được đàn thật chứ đánh đàn thì nhanh lắm. Chính vì thế E tạm thời dừng cho cháu tập đàn gần 1 năm nay và vẫn loay hoay tìm chỗ học. Nhiều lần sờ vào cây đàn E cứ thấy nó sao ý bởi đúng là như trong ngành của E cũng vậy, chỉ cần nhìn một người cầm lên cái chậu, cái cây là người như E hiểu được họ sẽ làm được đến đâu.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Đọc những bài viết của Bác thì đúng là E hiểu vì sao con E khó mà chơi được đàn thật chứ đánh đàn thì nhanh lắm. Chính vì thế E tạm thời dừng cho cháu tập đàn gần 1 năm nay và vẫn loay hoay tìm chỗ học. Nhiều lần sờ vào cây đàn E cứ thấy nó sao ý bởi đúng là như trong ngành của E cũng vậy, chỉ cần nhìn một người cầm lên cái chậu, cái cây là người như E hiểu được họ sẽ làm được đến đâu.
Em đồng ý với bác!
Khi nhìn một hành động hay một cử chỉ cử chỉ ta có thể đoán được cái trước đó đã xảy ra và cái gì sắp xảy ra.

Cũng ví như nhìn người đầu bếp cầm con dao cắt thịt hoặc cầm đôi đũa và cái sạn đảo thức ăn ta có thể biết được tay nghề cũng như sắp tới đĩa thức ăn mình sắp ăn ngon hay dở.

Còn bàn về tiếng đàn hay dở thì ai cũng biết rằng khi đàn bất kỳ loại nhạc cụ nào cũng cần phải có mạnh nhẹ, nhanh, chậm, dãn câu ra, dồn note lại, làm rõ cao trào của bài hay câu nhạc, Khi đến cao trào thì phải đánh mạnh lên hoặc nhanh lên, việc này dẫn tới tốc độ và cường độ thay đổi. Cũng như khi đến cuối câu phải thở tức là phải đánh nhỏ lại chậm lại để qua một câu mới. Ví như khi nói chuyện hay đọc văn chúng ta đều phải ngừng nghỉ.


Nhưng nhanh thế nào là đúng chậm thế nào là đủ. to thế nào là vừa. nhỏ thế nào là đạt. tất cả những cái này thuộc về cảm nhận của người nghe cũng như khả năng làm được (đánh - xử lý) của người đàn nghĩa là cả hai có sự đồng cảm về những cái vừa nêu. Gọi nôm na đó là "Thẩm mỹ âm nhạc"!

Thẩm mỹ âm nhạc không chỉ đòi hỏi ở người đánh đàn mà cả người nghe đàn! Bởi vì nếu anh đánh theo thẩm mỹ tốt nhưng tai của tôi không trải nghiệm hay chấp nhận được cái tốt đó thì rõ ràng là tôi cho rằng anh không có thẩm mỹ! NHƯNG quả thật là không phải thế, mà chính đôi tai của tôi mới không có thẩm mỹ để nghe!

Tóm lại những cái mạnh, nhẹ, nhanh, chậm, ngừng, nghỉ, dãn câu, ..... tất cả thuộc về cảm tính mà nhưng cái này TO NHỎ sẽ lộ ra được một cái thẩm mỹ của người làm chủ nó hay có người động chạm đến nó!
Trong thực tế có rất nhiều nghệ sĩ đánh ở mức độ thẩm mỹ chẳng giống ai trong âm nhạc kêu là thẩm mỹ tồi (Mauvais goût)!

Gọi là thẩm mỹ tồi (Mauvais goût) bởi vì anh làm chủ một cái thẩm mỹ không quân bình, không tinh tế, chẳng thi vị. Nên khi anh có khả năng (kỹ thuật - technique) tốt để thể hiện điều anh nghĩ, điều anh muốn và khi anh thể hiện ra người ta mới biết được rằng là cái cảm nhận của anh về nhanh, chậm, mạnh nhẹ, ngừng, nghỉ không bình thường và nghe không chấp nhận được. Hay nói nôm na là tiếng đàn của anh không làm cho tôi chấp nhận vì khi nghe nó tôi không thấy thoải mái.

Còn nói về xử lý tinh tế, xử lý tinh tế là khả năng anh làm câu xử lý tiếng đàn sao cho phù hợp với thực tế của buổi biểu diễn hoặc của nhạc cụ anh biểu diễn hoặc của tác giả anh biểu diễn, thể hiện được tính chất phong cách của tác giả đỏ!

Nói cho dễ hiểu cũng là gắp một lượng thức ăn rất ít để thể hiện sự trân trọng tôn trọng miếng ăn ngon, nên anh ăn ít chừa phần cho người chung quanh nó khác với anh gắp rất ít vì anh không ăn được anh sợ ăn nó!
Cũng là gặp thức ăn rất nhiều vì thức ăn ngon anh muốn ca ngợi tài người nấu hay người mời anh bày tỏ sự trân trọng món ăn ngon. VÀ cũng là cách anh gắp thức ăn rất nhiều vì anh đói hay do không được giáo dục cách gắp thức ăn nó lại khác!

Tất cả các kiểu gắp thức ăn ít nhiều thể hiện bốn nhóm suy nghĩ hành động là sự tinh tế trong ứng xử trong hành vi sống. Sự tinh tế trong biểu diễn nhạc cụ cũng vậy!
 
Chỉnh sửa cuối:

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
376
Động cơ
-65,265 Mã lực
Đọc một hồi, cuối cùng em tự thấy mình như bị tẩu hỏa nhập ma. Nói tóm lại, giả sử nhà em có F1 khoảng 5-7 tuổi, muốn cho học Piano thì em nên làm gì giờ:
1. Không cho con học nữa như bác Mua xe nào vì không tin thầy dạy đc con mình chơi đàn. Vì các thầy ở VN toàn học ở Liên xô về, sẽ làm hỏng con em.

2. Đưa sang Mỹ, Đức học.

3. Góp ý với giáo viên là các ông (bà) dạy chuẩn chưa đấy. Cẩn thận, tôi biết hết đấy :-*:-*

Khó nhỉ!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Đọc một hồi, cuối cùng em tự thấy mình như bị tẩu hỏa nhập ma. Nói tóm lại, giả sử nhà em có F1 khoảng 5-7 tuổi, muốn cho học Piano thì em nên làm gì giờ:
1. Không cho con học nữa như bác Mua xe nào vì không tin thầy dạy đc con mình chơi đàn. Vì các thầy ở VN toàn học ở Liên xô về, sẽ làm hỏng con em.

2. Đưa sang Mỹ, Đức học.

3. Góp ý với giáo viên là các ông (bà) dạy chuẩn chưa đấy. Cẩn thận, tôi biết hết đấy :-*:-*

Khó nhỉ!
Đầu tiên là phải đẻ con và nuôi 5-7 năm đã rồi mới phải tính tiếp cụ nhé.
 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,084
Động cơ
505,934 Mã lực
Đọc một hồi, cuối cùng em tự thấy mình như bị tẩu hỏa nhập ma. Nói tóm lại, giả sử nhà em có F1 khoảng 5-7 tuổi, muốn cho học Piano thì em nên làm gì giờ:
1. Không cho con học nữa như bác Mua xe nào vì không tin thầy dạy đc con mình chơi đàn. Vì các thầy ở VN toàn học ở Liên xô về, sẽ làm hỏng con em.

2. Đưa sang Mỹ, Đức học.

3. Góp ý với giáo viên là các ông (bà) dạy chuẩn chưa đấy. Cẩn thận, tôi biết hết đấy :-*:-*

Khó nhỉ!
Học đàn không chỉ là học đánh đàn mà là học lắng nghe bản thân, học hoàn thiện tâm hồn mình Cụ ạ! Quan điểm của E là vậy, cháu chưa quá thích đến đam mê thì cũng không ép cháu. Tìm được thầy tốt nó cũng như giúp con mình mở ra được một chương mới. Cccm quan trọng việc con mình sẽ học trường nào, cô giáo dậy ra sao, bạn bè ntn trong khi đó chính cái việc khơi dậy tâm hồn cho các Cháu thì cccm lại hoặc không biết, hoặc chấp nhận giao cho giáo viên một cách mù mờ ko biết gì.
Con E đi tập đàn về dù cô giáo khen học nhanh nhưng cái đầu tiên E vẫn phải nhắc và chỉnh đó là con ngồi vào ghế ntn, chỉnh ghế vừa chưa, khi đánh thì đánh nhỏ, lực nhẹ E phải nhắc đánh to, rõ ràng trước và khi cháu đánh quen muốn thể hiện với bố mẹ là cháu đánh nhanh thuần thục đc là E lập tức cho nghỉ ngay, quay ra bắt con đọc lại các nốt nhạc đó theo nhịp phách.
Em nhận thức được rằng việc cháu đi học nó rất rõ ràng đó là mục tiêu cháu biết cảm thụ âm nhạc, sau nữa mới tới các kỹ thuật chuẩn. Việc có được 1 thầy có tâm để dạy và định hướng được cho các cháu là vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách, thói quen sử lý công việc hay kể cả trong cuộc sống sau này của các Con. Hoàn toàn đồng tình với Cụ Quang về điều này!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cá nhân em thì em thấy là học nghệ thuật ở VN, không riêng gì cái món Piano là cực kỳ khó vì 3 lý do
1) Khó kiếm thầy giỏi
2) Có gặp được thầy giỏi đi nữa thì cũng có mấy khi họ thực tâm truyền thụ cho học trò
3) Môi trường thì "sến sẩm", mà đa số những người cho con cái theo học mấy cái món Piano hoặc Violon mà không phải dân "Con nhà nòi" thì đều phải là gia đình có điều kiện, thậm chí là phải "Rất có điều kiện" vì em thấy cái món này nó "Ngốn tiền" khủng khiếp. Mà khi đã là người "Rất có điều kiện" thì nhu cầu "Trưng diện" nó lại rất lớn. Thế là có rất nhiều cuộc thì "Ao làng" ra đời để phục vụ mục đích "Trưng diện" của các bậc phụ huynh.

Trẻ em không có lỗi gì cả. Nhưng môi trường như vậy thì các em rất khó có thể vươn lên tầm thế giới được. Mà cái "con Át" này mà không loi ngoi được lên top đầu thì coi như công toi. Sau này hoặc bố mẹ nuôi tiếp, hoặc loe nghoe oánh phòng trà kiếm sống.

Những ý kiến của bác QUANG1970 rất đáng trân trọng và đáng để các bậc phụ huynh suy nghĩ để định hướng cho các em tránh được những sai lầm mà khó thể sửa chữa được.

P/s. Em cũng buồn vì mấy đứa nhỏ nhà em chả có năng khiếu về cái món này. Cơ mà ngẫm lại nó cũng có cái may :D cho các cháu học theo kiểu là để có một người bạn tri kỷ khi vui cũng như khi buồn thôi ạ.
Em nghĩ phụ huynh quan tâm tới Piano, có niềm yêu thích cũng rất tốt. Mọi sự cần có khởi đầu từ sự quan tâm. Nhiều cụ trên này cũng có niềm yêu thích rồi tìn tòi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để con cái có thêm cơ hội. Điều này là rất đáng khích lệ.
Đọc những bài viết của Bác thì đúng là E hiểu vì sao con E khó mà chơi được đàn thật chứ đánh đàn thì nhanh lắm. Chính vì thế E tạm thời dừng cho cháu tập đàn gần 1 năm nay và vẫn loay hoay tìm chỗ học. Nhiều lần sờ vào cây đàn E cứ thấy nó sao ý bởi đúng là như trong ngành của E cũng vậy, chỉ cần nhìn một người cầm lên cái chậu, cái cây là người như E hiểu được họ sẽ làm được đến đâu.
Đọc một hồi, cuối cùng em tự thấy mình như bị tẩu hỏa nhập ma. Nói tóm lại, giả sử nhà em có F1 khoảng 5-7 tuổi, muốn cho học Piano thì em nên làm gì giờ:
1. Không cho con học nữa như bác Mua xe nào vì không tin thầy dạy đc con mình chơi đàn. Vì các thầy ở VN toàn học ở Liên xô về, sẽ làm hỏng con em.

2. Đưa sang Mỹ, Đức học.

3. Góp ý với giáo viên là các ông (bà) dạy chuẩn chưa đấy. Cẩn thận, tôi biết hết đấy :-*:-*

Khó nhỉ!
Các cụ lo hơi xa quá, nếu trẻ con yêu đàn thì cứ bắt đầu thôi! Để đạt được đến đỉnh cao như cụ ĐTS hay Kissin thì mới phải nghĩ chứ để chơi đươc các bản nhạc như các cụ mong muốn thì làm gì đến mức ở VN không có thầy cô đủ tiêu chuẩn dạy con các cụ!
 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,084
Động cơ
505,934 Mã lực
Các cụ lo hơi xa quá, nếu trẻ con yêu đàn thì cứ bắt đầu thôi! Để đạt được đến đỉnh cao như cụ ĐTS hay Kissin thì mới phải nghĩ chứ để chơi đươc các bản nhạc như các cụ mong muốn thì làm gì đến mức ở VN không có thầy cô đủ tiêu chuẩn dạy con các cụ!
Thực sự E không muốn con E chơi bản nhạc E muốn Cụ ạ mà là E thích, vâng thích và khuyến khích cháu chơi được những gì cháu yêu. Vấn đề gđ E là E không gần F1 nhà E nhiều nên E coi người thầy dậy đàn như dạng một hướng đạo sinh cho con E trong lĩnh vực nghệ thuật này.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thực sự E không muốn con E chơi bản nhạc E muốn Cụ ạ mà là E thích, vâng thích và khuyến khích cháu chơi được những gì cháu yêu. Vấn đề gđ E là E không gần F1 nhà E nhiều nên E coi người thầy dậy đàn như dạng một hướng đạo sinh cho con E trong lĩnh vực nghệ thuật này.
Có 2 cách:
1. Cụ nêu thẳng mong muốn với thầy/cô đang dạy đàn cho cháu, nhờ cô kèm thêm như ý cụ.
2. Cụ cho cháu học trường quốc tế. Trong trường quốc tế, môn âm nhạc thay vì dạy cả lớp cùng gào 1 bài hát nào đó thì họ dạy đúng những cái cụ đang mong muốn.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Đọc một hồi, cuối cùng em tự thấy mình như bị tẩu hỏa nhập ma. Nói tóm lại, giả sử nhà em có F1 khoảng 5-7 tuổi, muốn cho học Piano thì em nên làm gì giờ:
1. Không cho con học nữa như bác Mua xe nào vì không tin thầy dạy đc con mình chơi đàn. Vì các thầy ở VN toàn học ở Liên xô về, sẽ làm hỏng con em.

2. Đưa sang Mỹ, Đức học.

3. Góp ý với giáo viên là các ông (bà) dạy chuẩn chưa đấy. Cẩn thận, tôi biết hết đấy :-*:-*

Khó nhỉ!
1/ Cho cháu qua học ở Mỹ Hay Đức tệ lắm mới là cũng là Pháp vì kỹ thuật Piano của Pháp xưa và lạc hậu cũng như có nhiều hạn chế khiến người đàn không có thể xử lý được những rào cản kỹ thuật khi đánh (biểu diễn) một tác phẩm Còn Liên xô thì bác nhìn sản phẩm của LX qua quý giáo sư, nhạc sĩ đã học bên đó mà con bác là một "nạn nhân"! (trường phái piano LX không dở thậm chí rất hay và tinh tế nhưng lý do các ông bà GS,tiến sĩ qua học rồi đem bằng về VN dạy lại dờ thì lại là chuyện bàn trong một chủ đề sau!)

2/Trước mắt cho cháu tham dự các lớp Master class:
a/ (ở Saigon - nhac viện TP) thỉnh thoàng cũng có một số giáo sư NN về dạy giao lưu.
b/ coi trên web cac nhac viện ở Singapore, thailand, hay Mỹ hoặc,...... ở đâu có minh lien hệ trướng đang ký (không tốn kém nhiều đâu!)

Người như bác mà có con, nếu muốn theo học piano ra "tấm ra món" thì theo em đừng nên cho học piano mà cho học thổi kèn là ăn chắc: Vừa có tiền lại vừa được ....!

1/ Nhìn con cái biêt cha mẹ và ngược lại nhìn cha mẹ thấy con cai họ sẽ ntn!
2/ Bác đọc một cái thông tin mà không biết chắt lọc, không đọc kỹ lại thiếu tư duy thì nếu cháu nhà mà có may mắn thừa hưởng cái "gien quý" này của bác thì ....
3/ bác chửa đọc hay chẳng hiểu chỗ đo đỏ?

a/ Kỹ thuật Piano của Nga rất tốt: Đặng Thái Sơn (ĐTS) là một minh chứng!
Nhưng minh chứng ĐTS có vì"
+ bản thân ĐTS đã khác những trẻ em khác
+ ĐTS cũng phải "trầy trật" lắm do ông bố "nhân văn giai phẩm" để có một xuất đi!
+ ĐTS may mắn học được Nghệ sĩ dương cầm người Nga, Isaac Katz, người đã đến thăm Việt Nam năm 1974, giúp ông theo đuổi chương trình huấn luyện tiên tiến của mình tại Nhạc viện Moscow ở Nga. và ĐTS còn học với Vladimir Natanson, một học trò của Samuil Feinberg, và sau đó là học Dmitri Bashkirov nhựng bậc thầy Piano của Nga.

b/ Trong khi các ông bà GS,tiến sĩ qua học rồi đem bằng về VN không có cùng xuất phát điểm như ĐTS! Ví dụ Đỗ Hồng Quân con Đỗ nhuận, Thanh Thảo con nhạc Nguyễn văn Tý, thái Linh con Từ kiết Tường,.... v.v. .. họ đi theo diện COCC! Nói vậy là tự hiểu?

4/ Việc cho trước mắt cho các cháu có năng khiếu nghĩa là đã đánh nhiều đã đoạt một số giải thưởng, tham dự các lớp Master class để các làm quen với một yêu cầu khác cao hơn cái mình đang học và nếu "hứng thú" (kết qủa tốt hôn) hơn so với thầy mình đang học sẽ chuyện sang bước 2 : Đổi thầy!!!!

Đổi thầy có hai phương án: Đổi thầy ngay trong nước và Đổi thầy bằng cách sang nước ngoài học:

b/ Phương án đổi thầy ngay trong nước : là điều không thể xảy ra vì chẳng có thầy cô VN dám nhận học trò người khác vì mang tiếng tranh giành học trò , thù hằn, .......
Ngày trước các giàng viên như Đặng Hồng Quang (trước khi làm Chủ nhiêm khoa Piano) chẳng dạy dỗ học sinh minh gi hết! Đó là sự thực! Học sinh phải đi học chui với các thầy cô giỏi khác trong trưởng hay bên ngoài nếu không ai dạy các em xử lý bài? Sao thi cuối năm??? Ngay học trò Mme Lâu (Cúc Xuân) Chủ nhiệm khoa cũng vậy (phải đi học chui với các thấy cô giỏi khác trong trường)!!!

b/ Phương án đổi thầy bằng cách sang nước ngoài học: nếu em đó có tố chất thiện bẩm và gia đình có điều kiện thì đây là phương án vẹn cả đôi đường!

5/ Kỹ thuật piano của Nga rất tinh tế và đáng hoc tập! Ví dụ: Chỉ Pedal thôi: Half pedal, late pedal, Syncope pedal.... là những khái niệm và kỹ thuật vô cùng tinh tế mà trường phái cổ Pháp phải học t
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Em thích tư duy nghe nhạc cũng như cách đánh giá của bác, nói chung là khác nhiều người, nhưng chỉ ra đúng và trúng cái mà em đang loay hoay tìm lời giải. ..................................
Nếu nói về thích nghe và tiêu chuẩn cảm nhận. nghe giống nhau, em xin đưa thêm một ví dụ. Lập lại tiếng đàn của chú bé Wakasa Taro là một tiếng đàn cho thấy sự quân Bình trong sáng tình cảm tuy chỉ là một chú bé 10 tuổi trong tác phẩm Valse số 14 mi thứ của Chopin!


Trong khi đó chúng ta cũng có một chú bé khác Ray Ushikubo, cũng Người Nhật cũng cùng độ tuổi đánh cùng một tác phẩm mới nhìn qua thì rất là chuyên nghiệp như một nghệ sĩ nhưng nếu nghe thì rõ ràng là tiếng đàn của chú rất thô cũng nhanh, chậm, cũng mạnh nhẹ, cũng dãn câu, cũng có cao trào nhưng khi nghe người nghe cảm thấy rất khó chịu và vô cùng bực mình không thoải mái!



Xét về mặt kỹ thuật chú bé Ray Ushikubo này không có gì sai Nhưng xét về mặt thẩm mỹ âm nhạc thì rõ ràng do làm chủ một thẩm mỹ méo mó lêch lạc hoặc do người thầy hướng dẫn sai về thẩm mỹ để dẫn tới kết quả là em đàn thì không sai điêu luyện nhưng người nghe không chấp nhận được tiếng đàn của em vì họ rất mệt khi nghe tiếng đàn của em!

Cũng tác phẩm Valse số 14 mi thứ của Chopin này chúng ta cũng nghe thêm Uni Garrett theo ý kiến là thần đồng âm nhạc của Nhật Bản khi nghe ta thấy rõ ràng cô bé đánh rất tốt về mặt kỹ thuật cũng như xử lý tốt về mặt thẩm mỹ


Nhưng với em, riêng về bài này em thích chú bé Wakasa Taro hơn là cô bé Yumi gara !
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Cá nhân em thì em thấy là học nghệ thuật ở VN, không riêng gì cái món Piano là cực kỳ khó vì 3 lý do
1) Khó kiếm thầy giỏi
2) Có gặp được thầy giỏi đi nữa thì cũng có mấy khi họ thực tâm truyền thụ cho học trò
3) Môi trường thì "sến sẩm", mà đa số những người cho con cái theo học mấy cái món Piano hoặc Violon mà không phải dân "Con nhà nòi" thì đều phải là gia đình có điều kiện, thậm chí là phải "Rất có điều kiện" vì em thấy cái món này nó "Ngốn tiền" khủng khiếp. Mà khi đã là người "Rất có điều kiện" thì nhu cầu "Trưng diện" nó lại rất lớn. Thế là có rất nhiều cuộc thì "Ao làng" ra đời để phục vụ mục đích "Trưng diện" của các bậc phụ huynh.

Trẻ em không có lỗi gì cả. Nhưng môi trường như vậy thì các em rất khó có thể vươn lên tầm thế giới được. Mà cái "con Át" này mà không loi ngoi được lên top đầu thì coi như công toi. Sau này hoặc bố mẹ nuôi tiếp, hoặc loe nghoe oánh phòng trà kiếm sống.

Những ý kiến của bác QUANG1970 rất đáng trân trọng và đáng để các bậc phụ huynh suy nghĩ để định hướng cho các em tránh được những sai lầm mà khó thể sửa chữa được.

P/s. Em cũng buồn vì mấy đứa nhỏ nhà em chả có năng khiếu về cái món này. Cơ mà ngẫm lại nó cũng có cái may :D cho các cháu học theo kiểu là để có một người bạn tri kỷ khi vui cũng như khi buồn thôi ạ.
Thực chất không phải ai học Piano cũng mong muốn vươn lên đẳng cấp thế giới. (cũng giống như mọi người đều tập đi, tập chạy cả nhưng không phải ai cũng học để trở thành các nhà vô địch điền kinh olympic).
Cũng chỉ mong các cháu có kiến thức kỹ năng âm nhạc để làm sinh động hơn cho cuộc sống của chúng, hoặc của cộng đồng mà chúng sống sau này.
Em nghĩ những người thuộc diện "mặt bằng" như em chiếm phần đa, chứ những người học chuyên nghiệp để hướng tới đẳng cấp thế giới không nhiều.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nếu nói về thích nghe và tiêu chuẩn cảm nhận. nghe giống nhau, em xin đưa thêm một ví dụ. Lập lại tiếng đàn của chú bé Wakasa Taro là một tiếng đàn cho thấy sự quân Bình trong sáng tình cảm tuy chỉ là một chú bé 10 tuổi trong tác phẩm Valse số 14 mi thứ của Chopin!
Trong khi đó chúng ta cũng có một chú bé khác Ray Ushikubo, cũng Người Nhật cũng cùng độ tuổi đánh cùng một tác phẩm mới nhìn qua thì rất là chuyên nghiệp như một nghệ sĩ nhưng nếu nghe thì rõ ràng là tiếng đàn của chú rất thô cũng nhanh, chậm, cũng mạnh nhẹ, cũng dãn câu, cũng có cao trào nhưng khi nghe người nghe cảm thấy rất khó chịu và vô cùng bực mình không thoải mái!

Xét về mặt kỹ thuật chú bé Ray Ushikubo này không có gì sai Nhưng xét về mặt thẩm mỹ âm nhạc thì rõ ràng do làm chủ một thẩm mỹ méo mó lêch lạc hoặc do người thầy hướng dẫn sai về thẩm mỹ để dẫn tới kết quả là em đàn thì không sai điêu luyện nhưng người nghe không chấp nhận được tiếng đàn của em vì họ rất mệt khi nghe tiếng đàn của em!

Cũng tác phẩm Valse số 14 mi thứ của Chopin này chúng ta cũng nghe thêm Uni Garrett theo ý kiến là thần đồng âm nhạc của Nhật Bản khi nghe ta thấy rõ ràng cô bé đánh rất tốt về mặt kỹ thuật cũng như xử lý tốt về mặt thẩm mỹ

Nhưng với em, riêng về bài này em thích chú bé Wakasa Taro hơn là cô bé Yumi gara !
Về 3 clip cùng chơi 1 bản Valse, em cũng đồng cảm nhận với bác khi nghe. Cậu bé Taro chơi mượt mà dễ nghe nhất. Cô bé Garrett chơi kém mượt hơn.
Như trong clip thì cậu bé Ushikubo chơi bản này lúc 8 tuổi (so với 2 bạn kia 10 tuổi), tay quá bé để có thể chơi được đúng kỹ thuật như yêu cầu. Với trẻ con, chênh tuổi 6 tháng là ghê rồi, 2 năm thì khác hẳn.
Còn về bạn thần đồng Nhật Bản Kobayashi, ngoài việc cực bé chơi các bài cực khó ra, em chưa ưng điểm gì khác. Nay bạn ấy đã sang Mỹ học và gần như là chìm.
 

Converter

Xe hơi
Biển số
OF-562474
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
146
Động cơ
150,760 Mã lực
Em nghĩ rằng để chơi được piano thì dễ hơn các loại đàn dây. Vì bản chất cái đàn piano đã cho âm thanh rất hay khi tương tác vào phím đàn. Gõ phím piano cũng đỡ đau tay hơn đàn dây. Chỉ có điều về lâu về dài không hiểu chơi piano có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không các cụ nhỉ. Vì đầu ngón tay nhiều dây thần kinh, cứ gõ phím suốt như thế sợ nó ảnh hưởng đến tim và não bộ?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Về 3 clip cùng chơi 1 bản Valse, em cũng đồng cảm nhận với bác khi nghe. Cậu bé Taro chơi mượt mà dễ nghe nhất. Cô bé Garrett chơi kém mượt hơn.
Totally ensemble!

Như trong clip thì cậu bé Ushikubo chơi bản này lúc 8 tuổi (so với 2 bạn kia 10 tuổi), tay quá bé để có thể chơi được đúng kỹ thuật như yêu cầu. Với trẻ con, chênh tuổi 6 tháng là ghê rồi, 2 năm thì khác hẳn.
Hoàn toàn đồng ý nhất là chỗ đo đỏ!
Trong ba ví dụ em không có hàm ý thiên về so sánh độ tuổi mà chỉ muốn minh hoạ và so về thẩm mỹ âm nhạc của "ba pianist" (người đánh) từ đó chúng ta (người nghe) sẽ cảm nhận ntn và thẩm mỹ của người nghe là ntn .

VÀ , vấn đề ở dây không phải kỹ thuật (technique ) mà là thẩm mỹ âm nhạc khi xử lý một tác phẩm ví như cách nêm nếm gia vị và trình bày một tô bún thang: Ba tô. tô nào nhìn cũng ngon nhưng:
+ tô 1: nhìn đơn giản không cầu kỳ trong trình bày thịt gà, trứng. chả lụa,... vị, hương vừa phải dễ ăn, hương vứ phải ăn xong có thể ăn thêm
+ tô 2: nhìn sơ qua thấy đẹp nhìn kỹ là chỉn chu trong cách xé thịt gà, cắt trứng, ... cầu kỳ trong trình bày thịt gà, trứng. chả lụa,... nhưng khi ăn thì vị mặn, hương nồng, mùi cà cuống nồng, mắm tôm gắt, ... phải ráng ăn cho xong kẻo uổng. xong chằng muốn ăn thêm
+ tô 3: Nghe do một nghệ nhân (cỡ Mme Tuyết nấu!) nhìn sơ qua thấy cũng đẹp chỉn chu trong cách xé thịt gà, cắt trứng, ... trình bày thịt gà, trứng. chả lụa,... khéo. Khi ăn thì vị hương ngon, ngon ở mức vừa phải không có gì quá nổi trội. Ăn xong thì ăn thêm nữa cũng được mà không thêm thì cũng chẳng sao!

Còn về bạn thần đồng Nhật Bản Kobayashi, ngoài việc cực bé chơi các bài cực khó ra, em chưa ưng điểm gì khác. Nay bạn ấy đã sang Mỹ học và gần như là chìm.
Đúng vậy! Con đường đến với đỉnh cao không phải chỉ toàn hoa hồng!
Nay như cô bé Umi Garrett với 9 giải nhất của các kỳ thi có giá trị cũng tạm ngưng (suspended) mọi hoạt động tranh tài trong các giải nghệ thuật từ năm 2012!

BTW, Em "thưởng bonus" cho bác một clip của chú bé Ray Ushikubo, người mà bác "ra tay bênh vực" về yếu tố tuối tác đây! Chú chơi và chỉ huy dàn nhac "tiểu hoà tấu" rất tốt, "ensamble" và nghe rất thú vị!
So với bậc đàn chị thâm niên Polina Osetinskaya chẳng thua kém về thẩm mỹ âm nhạc! Polina có tiếng là pianist "chuyên trị" Bach! Nghe Polina đánh Bach ai mà chê thì đúng là .......


 
Chỉnh sửa cuối:

trungcsds

Xe buýt
Biển số
OF-201315
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
564
Động cơ
44,169 Mã lực
Nơi ở
long biên hà nôi
Cụ mua đc chưa em có một chiếc còn mới nguyên mua lâu rồi ko dùng đến đang muốn thanh lý có gì cụ alo em 0977738866
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,939
Động cơ
323,145 Mã lực
Em không tin cụ Quang làm nghề phụ tùng xe hơi.
Cụ công tác ở nhạc viện TPHCM.
Người có trình độ như cụ là hiếm.
Nhưng ko cần thiết ở VN.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Em không tin cụ Quang làm nghề phụ tùng xe hơi.
Cụ công tác ở nhạc viện TPHCM.
Người có trình độ như cụ là hiếm.
Nhưng ko cần thiết ở VN.
Chỉ có thể là đam mê mới có thể đưa bác ấy tới đỉnh cao của kiến thức như vậy được.
Khi đã là đam mê thì họ chỉ chơi cho chính mình và không cho ai, vì ai!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Em nghĩ rằng để chơi được piano thì dễ hơn các loại đàn dây. Vì bản chất cái đàn piano đã cho âm thanh rất hay khi tương tác vào phím đàn. Gõ phím piano cũng đỡ đau tay hơn đàn dây. Chỉ có điều về lâu về dài không hiểu chơi piano có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không các cụ nhỉ. Vì đầu ngón tay nhiều dây thần kinh, cứ gõ phím suốt như thế sợ nó ảnh hưởng đến tim và não bộ?

Ngừoi ta bảo "con mèo đi qua cái piano" nghe cũng thích. Nhưng là Piano có dây chuẩn hay chuẩn tương đối chứ dây mà lạc thi nghe như vọng từ thế giới bên kia!

Bạn chỉ nhìn mà nghĩ chứ học chuyện nghiệp thì không như bạn nghĩ: Chẳng có "tay ngọc trên phím ngà" đâu! mà là tay phải to dài mạnh đánh như bổ củi! Tay ngọc chắc không hợp với học đàn piano chuyện nghiệp có hợp chăng là chỉ hợp với Đàn nhưng là "Đàn ông chuyên nghiệp trong chuyện ....."

Đau tim thì không học piano được!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Ngừoi ta bảo "con mèo đi qua cái piano" nghe cũng thích. Nhưng là Piano có dây chuẩn hay chuẩn tương đối chứ dây mà lạc thi nghe như vọng từ thế giới bên kia!

Bạn chỉ nhìn mà nghĩ chứ học chuyện nghiệp thì không như bạn nghĩ: Chẳng có "tay ngọc trên phím ngà" đâu! mà là tay phải to dài mạnh đánh như bổ củi! Tay ngọc chắc không hợp với đàn piano chuyện nghiệp có hợp chăng là hợp với "Đàn ông chuyện nghiệp trong chuyện ....."

Đau tim thì không học piano được!
Con bé nhà em nó tự kết luận, nghề này là lao động tay chân! =))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top