Em cũng đang băn khoăn vấn đề chọn đàn cơ hay đàn điện cho F1. Nghe các cụ bàn luận cũng ham hố đàn cơ ngân sách tầm 40 - 50 tr rồi. Tuy nhiên cụ Quang1970 nói 95% thợ chỉnh dây đàn là không chuẩn. Vậy có nghĩa là nếu mua đàn cơ thì 95% là phải nghe đàn sai dây, sai nốt cả đời hả cụ? Nếu thế thì mua đàn điện cho lành? Cụ thông não cho em với. Em cảm ơn
Bẩm bác!
Sau "còm" 378, Em định khoá mỏ nhưng thấy các bác còn tiếp tục luận bàn và một số vấn đề liên quan tới ý kiến hay quan điểm của em đã nêu, nên em buộc lòng phải khai mỏ để tiếp tục phân tích cũng như chia sẻ với các bác.
Em xin lưu ý mọi so sánh đều là khập khiễng và bất cập! Tuy nhiên trong hoàn cảnh các bác không đánh đàn không hiểu đàn mà không có sự so sánh tương đồng thì thật là khó để cắt nghĩa! Em xin phép ví dụ nôm na cho dễ hiểu piano: giống như một cây viết chấm mực (có ngòi viết) mà viết, còn Organ hay Piano điện thì giống như một cây viết bi (nguyên tử).
Nghĩa là nếu đơn thuần chỉ để viết những dòng chữ, dùng cho việc giao dịch bình thường thì cách chọn bút bi nguyên tử bởi vì tiện lợi dễ dàng không mất công.
Nhưng nếu muốn viết thư pháp học viết chữ với nét đậm, lợt, thanh, mảnh, dầy cũng như là muốn thấy được "cái hồn của con chữ" thì bắt buộc phải dùng ngoài viết chấm mực!
Em nghĩ rằng nếu nói như vậy các bác có thể hiểu được giá trị của từng văn bản viết trên từng loại mực.
Em cũng xin nhắc lại một lần nữa, là mọi So sánh đều bất cập, nhưng đây là cách để các bác dễ hiểu và hình dung nhất giữa âm thanh của tiếng đàn piano và âm thanh của tiếng đàn điện.
Việc đánh đàn piano hoặc đánh đàn điện cũng giống như việc khi ta viết mà dùng ngồi viết lá tre chấm mực hoặc viết bi (nguyên tử)
Tiếng đàn chính xác giống như màu mực đã pha, còn việc viết đậm nhạt thanh dầy, hoàn toàn là do chất lượng của ngòi viết. Ta có thể nôm na, ví ngòi viết giống như máy của cây đàn piano.
Nghĩa là có những màu mực viết rất đẹp sau khi pha ví như tiềng đàn sau khi lên dây. Nhưng khi chấm mực viết, do chất lượng của ngòi viết không tốt, khiến người viết rất khổ sở để tạo nét đậm lợt thanh mảnh.
Ví như một cây đàn piano lên dây chuẩn xác nhưng do chất lượng của hệ thống máy móc căn chỉnh không đúng khiến người đánh đàn rất khổ sở để thể hiện sắc thái: Mạnh, nhẹ, nhanh, chậm cũng như "làm câu" đẹp
Đa phần ở Việt Nam mọi người chỉ có khái niệm lên dây đàn piano khi nhà có đàn. Ít ai có khái niệm hay hiểu rằng ngoài việc lên dây còn phải căn chỉnh máy để cho tiếng đàn tuy đã chuẩn xác, nhưng máy đàn phải vận hành tốt để người đánh đàn thoải mái khi thể hiện tình cảm qua tiếng đàn.
Như đã nói ở trình độ sơ cấp những năm đầu với người học bình thường hoặc thời gian đầu với người học có năng khiếu thiên bẩm thì yêu cầu về độ chính xác của máy không cao những yêu cầu về sự chuẩn xác tiếng đàn là cần thiết!
Ở yêu cầu này đa số thợ lên dây Việt nam hiện nay 90% là dùng phần mềm, và máy hỗ trợ. Nếu người thợ có lương tâm chịu khó lắng nghe và tỉ mỉ thì vấn đề chuẩn xác của Tiếng Đàn Sau khi lên sẽ ở mức trên 95% nghĩa là ở mức độ cho phép chấp nhận.
Với những người đánh đàn yêu cầu chính xác cao thì phải dùng những người lên đây ở cấp chuyên nghiệp gọi là
concert tuners. Ở cấp độ này sự chuẩn xác phải gần như 99%
Số thợ lên dây theo dạng này ở Việt Nam có thể nói là đếm trên đầu ngón tay!
Còn thợ lên dây bình thường thì có đấy nhưng vấn đề còn lại là cái tâm và sự cẩn thận của họ như thế nào ?!
Tôi đã đánh hàng ngàn cây đàn! Nếu tính từ lúc bắt đầu học cho tới ngày nay trong hơn 40 năm.
Và tôi có thể
lớn tiếng khẳng định cũng như không sợ ai đập vào mồm là HẦU HẾT ĐÀN PIANO CỦA Ở VIỆT NAM HIỆN CÓ 90% KHÔNG ĐÚNG CHUẨN LÊN DÂY! 10% còn lại là ở nhưng showroom lớn và đàn ờ nhà cá nhân có yêu cầu cao về tunning. Ngay cả các trung tâm dạy đàn cùng không khá hơn!
Trước đây khoảng 20 năm chuyện hai người thợ lên đây chửi nhau, mạt sát nhau về độ chính xác, là một cuộc khẩu chiến bất phân thắng bại nhưng ngày nay với những công cụ đo tần số thì việc này vô cùng đơn giản không ai có thể phủ nhận sự chính xác của máy móc trong việc đo tần số. Do đó một người thợ lên dây tồi sẽ lòi ra ngay cái hạn chế của mình nếu bị kiểm tra tính chuẩn khi lên dây bằng máy móc chuyên dụng!
Đó là nói về phần lên dây, chỉnh dây giống như nói về phần pha mực viết.
Bây giờ ta bàn về phần chỉnh canh ngòi viết tương tự như việc canh máy một cây đàn piano: Việc căn chỉnh máy của một cây đàn piano, cần có những dụng cụ và thiết bị chuyên dùng để canh cũng như để kiểm tra sau khi canh.
Thử hỏi ở Việt Nam từ Nam chí Bắc có bao nhiêu người thợ dám vỗ ngực báo rằng mình có đủ các dụng cụ thiết bị để căn chỉnh cũng như các dụng cụ thiết bị để kiểm tra chất lượng căn chỉnh sau khi đã hoàn tất?
Về điều này
tôi mạnh dạn la to, nói lớn là không chỉ các thợ mà ngay cả các công ty kinh doanh piano ở Việt Nam cũng không đầy đủ thiết bị để căn chỉnh và kiểm tra chất lượng sau khi canh!
Bất kỳ cá nhân nào hoặc công ty nào chứng minh được cho tôi những máy móc thiết bị chuyên dùng để kiểm tra sau khi canh chỉnh theo yêu cầu tôi sẵn sàng đứng ra cho họ tát và nhổ vào mặt!
Ngoài ra ngoài những thiết bị để kiểm tra sau khi canh có một cách kiểm tra nhanh nhất và hiệu quả nhất chính là người thợ sau khi canh chỉnh sẽ đánh đàn: Khi đánh họ phát hiện ra được Hạn chế của chất lượng máy, chất lượng căn chỉnh, giống như sau khi căn chỉnh ngòi bút người căn chỉnh sẽ viết thử.
Thử hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu người thợ canh chỉnh máy mà
biết đánh đàn cho tử tế nghĩa là biết đánh tất cả các kỹ thuật của piano để có thể áp dụng các kỹ thuật này khi đánh hầu kiểm tra coi căn chỉnh đã đạt hay chưa!?
Về điểm này tôi cũng mạnh dạn tuyên bố luôn là chẳng có ai cả! Hoặc nếu có thì có số người đó chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Điều này cũng ví như một người thợ căn chỉnh ngòi bút mà không biết viết không thể viết được một bản thư pháp hay một văn bản nhìn cho ra hồn!
Ở nước ngoài những người thợ canh chỉnh hoặc là biết đánh đàn hoặc là không biết đánh nhưng có những dụng cụ thiết bị chuyên dùng để kiểm tra sau khi căn chỉnh.
Riêng những người thợ làm âm thanh (Voicing) đều là những người có tai cực tốt hoặc họ là những pianist biểu diễn chuyên nghiệp tham gia công việc làm âm thanh như mục đích để kiếm thêm tiền tiêu vặt!
Còn về việc bảo rằng không có đàn chuẩn nên không học đàn thì xin lưu ý: Ở đây ta đang bàn về sự tuyệt đối chuẩn xác. Trong thực tế với những người sử dụng đàn bình thường không nhất thiết phải yêu cầu chuẩn xác sát đến mức nhiều vậy!
Ví như khi bàn về một tô bún riêu hoặc một tô bún thang Hà Nội thì nếu hỏi thế nào là một tô bún riêu hoặc một bát bún thang Hà nôịi chuẩn" Thì hãy đến hỏi và ăn từ tay nghệ nhân Ánh Tuyết!
Dĩ nhiên Hà Nội vẫn có những nơi bán bún riêu bún thang rất nổi tiếng và ngon và được người tiêu dùng ủng hộ cũng như ca ngợi nhưng đây ta bàn về một tô bún riêu bún thang đúng chuẩn Hà Nội thì bắt buộc ta phải đến gặp Mme Ánh Tuyết! Còn nếu đơn giản chỉ là một tô bún riêu hay bún Thang ăn hàng ngày thì những tô kia chắc cũng ..............
Nói ít chắc các bác hiểu nhiều không cần cắt nghĩa thêm phải không ạ?!