Giá trị sản phẩm nằm trong đầu Khách hàng, do vậy nếu các cụ đã hiểu và đam me xe mer thì sẽ chỉ đầu tư cho Mer/Bim/Por... vậy tại sao Mer và các dòng cao cấp lại mất giá nhiều hơn xe Nhật, Hàn em nói ở VN thôi nhé:
- Phần đông những người có nhu cầu mua oto đều chỉ có thể đáp ứng mức chi trả cho các dòng xe Nhật/Hàn (do tính ưu việt của chế độ XHCN
), do vậy phần đông mọi người chưa quen và được trải nghiệm xe hịn nên chưa hiểu ý nghĩa nó thế nào: tính năng an toàn cho người và xe cái này ai đi xe hịn rồi bảo sao chẳng buồn quan tâm xe Nhật/Hàn (em nói chung các dòng xe Nhật/Hàn ko bao hàm số ít và chỉ nói chất lượng xe cho thị trường VN thôi nhé). Giao thông hỗn loạn như đường VN thì ko thể nói hay được về việc lái xe an toàn, chả ai muốn gặp tai nạn cả, nhưng khi vô tình đen đủi gặp phải thì điều đầu tiên các cụ quan tâm là cái thằng ngồi lái có bị sao không? Trên mạng đầy thông tin và hình ảnh các cụ lái xe hịn cứ lóc ngóc bò ra trong khi xe nát gần như hết. Ngó sang xe Nhật/Hàn lúc nào cũng phải quan tâm cái túi khí nó có nổ không?
Một chi tiết khác, chế độ trợ lực của Mer nó rất an toàn, đi phố lái bằng 2 ngón tai trỏ được, nhưng khi đi tốc độ cao nó cứng volang biến thiên theo tốc độ, mình buộc phải vần tay lái bầng cả 2 bàn tay => buộc phải tăng tính tập trung, an toàn hơn. Trong khi em lái thử K3 (chưa có lái xe Nhật) thì nó trợ lực ảo tung cmn chảo, đi tốc độ cao thì cũng vãi lái => Đấy là 1 trong vô số cái giá trị của xe Mer nói chung so với các dòng khác => nếu ai đã trải nghiệm sẽ chả bao giờ muốn mua xe cỏ.
- Xe Nhật/Hàn phù hợp mức chi trả của số đông người VN nên đương nhiên là được nhiều người đi, trải nghiệm, nó tốt vì nó đáp ứng được cơ bản giá trị của những người nâng đời từ 2 bánh lên, cái cảm giác đi 2 bánh lên 4 bánh nó khác biệt lắm, em cũng từ cái thằng nhà quê 2 bánh lên oto nên em hiểu rõ cảm giác đó, ấn tượng của những cái lần đầu tiên nó quan trọng lắm í ạ (em thì phát từ 2 bánh lên Mer nên lại càng yêu Mer
). Xe Nhật đi chả có gì mà hỏng nên it khi hỏng, đến hạn bảo dưỡng cũng chả cần đi bảo dưỡng làm gì tốn xèng vưỡn đi tốt. => giá tiền nuôi đơn giản, ít tốn. Nhưng khi tai nạn, xe hỏng mới thấy nó khốn nạn.
- Xe Mer đi bảo dưỡng định kỳ, đúng ngày đấy, tháng đấy ko thay thế, bảo dưỡng taplo nó kêu cho điếc tai, nghe thì tốn xèng nhưng nó đang giúp mình tiêu tiền mua phí an toàn cho chính bản thân mình và những nguời trên xe.
- Với Mer tiền mua xe là một chuyện, tiền nuôi mới là chuyện lớn với đại đa số. Bộ phận lớn người mua xe ở mình ăn sâu vào tiềm thức mua xe để thể hiện và đảm bảo nhu cầu đi lại tối thiểu, và nó là tài sản lớn, nó phải giữa giá khi bán lại, nuôi tốn ít tiền, ko phải là mua để làm phương tiện đi lại an toàn, để nâng cao trải nghiệm, để hưởng thụ nên ko dám mua xe Đức => lượng cầu ít hơn xe Nhật => bán mất giá nhiều hơn xe Nhật/Hàn.
Cá nhân em nghĩ có sức khoẻ là có tất cả, mình đi cái xe an toàn nó bảo vệ mình an toàn cái đã, giá nó có mất cũng chả là cái gì nếu túi khí nó không bung, khung nó ko rắn chắc khi rủi ro bị tai nạn, lúc đó giá nào mua lại được sức khoẻ và cuộc sống của mình. Mua xe là để an toàn và để sướng cái trải nghiệm, còn mua để do dự mất giá sau này thì tốt nhất nên đi BRT cho nó an toàn và khỏi phải nghĩ suy.