Thay cài at tổng kia bằng cái chống giật là xong, nhà cháu dùng từ khi xây năm 2009. Mua của bên Sa Giang hàng pana
Tất cả các căn hộ hay khoán cho thợ điện làm thì đều chỉ có mỗi cái ELCB 40A đứng sau MCB tổng , nó nhảy cái ELCB tổng thì mất điện cả nhà, thiết bị bình thường không có gì quan trọng thì cũng chẳng sao, khởi động lại được, Nhưng nếu có nhiều thiết bị khá nhạy cảm về điện và không cho phép tắt ngang như các hệ thống máy tinh đang chạy tiến trinh ngầm, servers chạy 24/7 thì là thảm hoạ, Hoặc đang bật cùng lúc 2-3 cái máy lạnh mà bị cắt điện đột ngột khi đóng ELCB tổng lại thì nó có thể đẩy dòng khởi động lên tới 40-50A tuỳ số lượng tải đang có, khả năng cao nó lại nhảy tiếp MCB tổng, thựuc tế các căn hộ biệt thực nhiều phòng, số lượng máy lạnh từ 5-7 cái cùng chạy , máy nước nóng gián tiếp phòng nào cũng có và bật 24/7, tất cả các thiết bị này đều đang bật thì tổng tải lên đến 70-100A khi đồng loạt khởi động lại là có thật. Do vậy đặc biệt phải có ELCB/RCD cho từng phòng hay tiết kiệm hơn là từng tầng để chỉ mất điện cục bộ, tránh ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Tuỳ nhu cầu của mỗi nhà nhưng thiết kế chính tắc thì người ta luôn có cái ELCB/RCBO tổng sau MCB kế tiếp là các RCBO/(ELCB rẻ tiền hơn) cho các phòng tương ứng với tải mỗi phòng, thường có tải là 16-25A, dòng cắt tiêu chuẩn 30mA, mục đích là cắt cục bộ để tránh sự cố cắt toàn bộ điện toà nhà nếu ELCB tổng nó nhảy.
Các cụ đây hay có cái câu thợ quen nhà làm nên phó thác cho nó, thằng thợ thì sao bằng thằng kỹ sư có học có hành, thiết kế bài bản về an toàn điện? thực tế thì có nhiều thằng thợ chúng nó còn ngu xuẩn đến mức dùng mấy cái CB tép để đấu cho pha trung tính của điện 3 pha, nhìn bảng điện mà không để ý thì chẳng ai biết, đến khi cái CB tép kia nó nhảy thì lập tức điện áp nó đẩy lên 360V-380V vì bị xông điện do mất pha trung tính, cháy hàng loạt thiết bị, thảm hoạ khôn kể xiết.
Em luôn khuyên người quen nên chọn mấy công ty cơ điện, các đội kỹ thuật của các toà nhà kiểm tra và lắp đặt lại hệ thống điện nếu nó chưa đáp ứng yêu cầu, luôn review cho tiết linh kiện (không quan tâm giá thành) sơ đồ mạch điện và cách tính phụ tải. nghiệm thu OK thì mới bảo gia chủ thanh toán, em làm cũng chỉ vì đam mê
chứ không tiền bạc gì
Đi điện âm tường thì phải giám sát kỹ, không dùng mấy cái ống gen vớ vẩn, nó chỉ sỏ được một lần khi lắp đặt, sau có sự cố cần thay 2-3 dây cùng lúc thì khóc với nó, làm đúng thì phải dùng ống nhựa loại tốt phi 27 hoặc 32 tuỳ tải, có co vuông góc hay góc tù để rút dây và thay dây, bảo đảm kỹ thuật và không bị mọt, thấm nước như các loại ống gen lâu ngày hay bị thế do nó mục. Nhiều nhà bỏ ra vài tỷ để xây nhà, nhưng phần điện thị lại hết sức lởm khởm và buồn cười đến mức không hiểu được. Nhưng chịu thôi, mỗi người một kiểu
Xây cái nhà ở và chục năm nhưng rất nhiều người trên này rất là phiến diện cái chuyện điện đóm
Chi phí khi lắp đặt bài bản có thể nó cao hơn so với làm đối phó, nhưng có thể chia ra nhiều phần và làm từng phần, nhưng tối thiểu
phải làm đúng và làm đủ từng phần đã làm.
Em tuy không làm điện công trình, nhưng gốc là kỹ sư điện tử - viễn thông, thời SV cũng theo mấy thầy bên khoa điện đi lắp điện công trình, căn hộ để kiếm thêm nên cũng có chút kỹ năng, bước vào nhà bất kỳ, em chỉ cần nhìn cái bảng điện thì cũng tạm hiểu được gia chủ là kiểu người thế nào, trình độ ra sao.
Nhìn chung thì thấy đa phần các cụ đây có hiểu biết về an toàn điện và thiết kế hệ thống nó rất là phiến diện, nhưng lại cứ thích đi chia xẻ dạng truyền miệng "cụ cứ nghe em , chơi cái này là ngon, em dùng mãi.... bla bla bla". Thật là nguy hiểm, nhất là khi nhà có người già và trẻ em trong khi người lớn lại đi vắng cả ngày.
Cháy chập điên dẫn đến thảm hoạ cũng đa phần vì những nguyên nhân này, gia chủ quá phiến diện và coi thường về thiết kế hệ thống, lại thêm đi nghe thầy dùi chẳng có kiến thức gì phần vì bản tính qua chi li tiết kiệm nên mới thấy bọn thầy dùi kia có lý, công lại các yếu tố trên nó thành tai hoạ và chỉ chực xảy ra bất kỳ lúc nào.