[Funland] Tư vấn lắp át chống rò cho điện gia đình

toankhuc

Xe hơi
Biển số
OF-779947
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
162
Động cơ
35,969 Mã lực
Tuổi
44
Dùng hơi bất tiện cụ ah vì 1 thời gian sau nó sẽ nhảy at khi trời mưa, mùa nồm hoặc khi thiết bị có dòng dò dù rất nhỏ.
Nhà mới xây thì dùng 1 thời gian sau mới phát sinh lỗi.
Nhà e trc cũng lắp sau tháo rồi, có những bận nửa đêm nó nhảy át khi mưa to mà ko sao tìm đc chỗ rò, kiểu như tường ẩm. Gạt lên dùng bt nhưng có thể vài tiếng sau nó nhảy. Hôm sau khô ráo lại hết. Hoặc đợt sau Tết nồm ẩm dài ngày tự dưng có bữa nó nhảy.
Sau này tầng 1 nhà em cải tạo thành xưởng, đi điện 3 pha sản xuất riêng, điện đi nổi hoàn toàn trong ống gen cho dễ sửa chữa, cũng lắp at chống giật 3 pha dùng 3 năm đầu ko sao, tự dưng đầu năm vừa rồi nhảy at khi vào đợt trời nồm kéo dài 7-10 ngày, mà hôm nhảy hôm ko, hôm nào nhảy ban ngày mình gạt lên nhưng có bữa 2h sáng nó nhảy, mình ở liền đó nhưng ở tầng trên, điện tầng 1 lại độc lập nên mình trên gác ko biết, sáng dậy thấy tủ đông tủ mát tắt.
Qua đợt nồm lại hết bị nhưng cứ mưa phùn nồm ẩm là thi thoảng bị, mặc dù điện đi nổi hết ko âm tường đoạn nào, thiết bị kiểm tra ko có thiết bị nào rò điện nên hơi khó chịu.
Tóm lại cũng tháo ra thay at thường.
Do thợ trình kém đi dây ẩu, đấu nối tiếp xúc kém. Cháu 3 tầng 3 cái chưa thấy nhảy bao giờ trừ khi có sét đánh ở gần. Có cái bảo vệ tính mạng thì lại gỡ ra
 

Nobita090

Xe tải
Biển số
OF-813002
Ngày cấp bằng
22/5/22
Số km
238
Động cơ
7,798 Mã lực
Sao lại chơi ngược đời thế ạ. Bếp với tắm ẩm ướt càng cần đi ống cứng dây to cẩn thận hơn chỗ khác mà
Thế mới chán cụ ạ. Ngày làm nhà chẳng nghe ra nào thợ bảo hết ống Gen rồi thế là bếp dán luôn
 

hoanptp

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-4409
Ngày cấp bằng
25/4/07
Số km
3,155
Động cơ
585,147 Mã lực
Chào các Cụ.
Xây nhà xong em mới biết đến cái át chống rò điện nên đang muốn lắp để yên tâm hơn.
Tủ điện nhà em như hình ảnh.
Nhờ các Cụ tư vấn xem nên lắp như thế nào để tối ưu sử dụng và công năng ạ ( tủ nhà e hơi bé ^^) .

Điện nhà em đi ống gen cứng toàn bộ ạ.
Duy nhất phòng bếp, nhà tắm lại đi dán tường.

Screenshot_20231003_173640_Zalo.jpg
Em thấy lắp được mà vì vẫn có khe hở, cụ gọi thợ điện vào họ làm được mà, nhà em tầng nào cũng có át chống rò hiệu quả phết cụ ah, được cái mình yên tâm khi sử dụng. Em thấy con át chống rò có to gấp 2 con át đơn nó như con át đầu tiên của cụ bên tay trái ý
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ có biết thiết bị nào để đo dòng dò không ạ
các loại đồng hồ vạn năng cái nào cũng có test dòng rò và thời gian cắt
cụ chọn của bọn nào thôi. Em hay dùng Kyỏitru chuyên đo dòng rò cua Nhật dẻ test at
 
Chỉnh sửa cuối:

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,973 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Chào các Cụ.
Xây nhà xong em mới biết đến cái át chống rò điện nên đang muốn lắp để yên tâm hơn.
Tủ điện nhà em như hình ảnh.
Nhờ các Cụ tư vấn xem nên lắp như thế nào để tối ưu sử dụng và công năng ạ ( tủ nhà e hơi bé ^^) .

Điện nhà em đi ống gen cứng toàn bộ ạ.
Duy nhất phòng bếp, nhà tắm lại đi dán tường.

Screenshot_20231003_173640_Zalo.jpg
Tốt nhất cụ đầu tư biến áp cách li tổng từ đầu nguồn.
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
7,762
Động cơ
573,397 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
1 trong 3 PA là: (1) Thay tổng thành chống giựt; (2) kết hợp 2 cụm phòng để lấy chỗ cho 1 chống giựt; (3) Trang bị AT chống giựt cục bộ mỗi phòng: 8 phòng hết tầm hơn triệu bọ nhưng được cái an toàn tuyệt đối.
Kinh nghiệm cá nhân: Em đã từng dùng AT thường Pana, sino, Lioa và em thấy khi chập có AT Lioa nhảy hết, các loại khác cái nhảy cái không :))
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
6,285
Động cơ
634,243 Mã lực
Nơi ở
3801
Do thợ trình kém đi dây ẩu, đấu nối tiếp xúc kém. Cháu 3 tầng 3 cái chưa thấy nhảy bao giờ trừ khi có sét đánh ở gần. Có cái bảo vệ tính mạng thì lại gỡ ra
Cái này cũng ko hẳn, thợ lâu năm làm quen cho nhà em.
Đi dây bấm cos cực cẩn thận, tủ điện rất gọn gàng, dây mát tiếp địa đâu ra đấy.
Nó ko bị ngay mà dùng 3-4 năm đến năm nay mới bị đợt nồm vừa rồi.
Thế nên đợt vừa rồi em tạm cắt bỏ vì xưởng em toàn tủ đông chạy 24/24 mà nó nhảy lúc tối đến sáng đi làm mới phát hiện mềm hết đồ.
Cơ bản thấy nguy cơ điện giật ở gia đình bây giờ khá ít nên trc mắt nhu cầu đõ bực mình ưu tiên hơn nên thay bố nó bằng at thường.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,453
Động cơ
623,241 Mã lực
Nhà em cũng lắp at chống giật ở tổng, mỗi năm chỉ bị nhảy vài ba lần thôi.
 

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,177
Động cơ
-339,806 Mã lực
Nhà e có át chống giật rồi mà tủ điện như nhà cụ chủ thớt cũng chịu, ko biết lắp như thế nào
 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
3,292
Động cơ
266,951 Mã lực
Năm vừa rồi e phải vất hết mặt điện cũ thay toàn bộ mặt pana và át chống giật cũng của pana.
Từ ngày thay, bị mỗi lần nhảy do em xịt vòi rửa xe vào bảng điện ngoài sân.
Quan trọng là tất cả bảng điện kể cả bảng ngoài trời cần xử lý sao cho chỗ đấu điện không bị ẩm ướt.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Thay cài at tổng kia bằng cái chống giật là xong, nhà cháu dùng từ khi xây năm 2009. Mua của bên Sa Giang hàng pana
Tất cả các căn hộ hay khoán cho thợ điện làm thì đều chỉ có mỗi cái ELCB 40A đứng sau MCB tổng , nó nhảy cái ELCB tổng thì mất điện cả nhà, thiết bị bình thường không có gì quan trọng thì cũng chẳng sao, khởi động lại được, Nhưng nếu có nhiều thiết bị khá nhạy cảm về điện và không cho phép tắt ngang như các hệ thống máy tinh đang chạy tiến trinh ngầm, servers chạy 24/7 thì là thảm hoạ, Hoặc đang bật cùng lúc 2-3 cái máy lạnh mà bị cắt điện đột ngột khi đóng ELCB tổng lại thì nó có thể đẩy dòng khởi động lên tới 40-50A tuỳ số lượng tải đang có, khả năng cao nó lại nhảy tiếp MCB tổng, thựuc tế các căn hộ biệt thực nhiều phòng, số lượng máy lạnh từ 5-7 cái cùng chạy , máy nước nóng gián tiếp phòng nào cũng có và bật 24/7, tất cả các thiết bị này đều đang bật thì tổng tải lên đến 70-100A khi đồng loạt khởi động lại là có thật. Do vậy đặc biệt phải có ELCB/RCD cho từng phòng hay tiết kiệm hơn là từng tầng để chỉ mất điện cục bộ, tránh ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Tuỳ nhu cầu của mỗi nhà nhưng thiết kế chính tắc thì người ta luôn có cái ELCB/RCBO tổng sau MCB kế tiếp là các RCBO/(ELCB rẻ tiền hơn) cho các phòng tương ứng với tải mỗi phòng, thường có tải là 16-25A, dòng cắt tiêu chuẩn 30mA, mục đích là cắt cục bộ để tránh sự cố cắt toàn bộ điện toà nhà nếu ELCB tổng nó nhảy.

Các cụ đây hay có cái câu thợ quen nhà làm nên phó thác cho nó, thằng thợ thì sao bằng thằng kỹ sư có học có hành, thiết kế bài bản về an toàn điện? thực tế thì có nhiều thằng thợ chúng nó còn ngu xuẩn đến mức dùng mấy cái CB tép để đấu cho pha trung tính của điện 3 pha, nhìn bảng điện mà không để ý thì chẳng ai biết, đến khi cái CB tép kia nó nhảy thì lập tức điện áp nó đẩy lên 360V-380V vì bị xông điện do mất pha trung tính, cháy hàng loạt thiết bị, thảm hoạ khôn kể xiết.

Em luôn khuyên người quen nên chọn mấy công ty cơ điện, các đội kỹ thuật của các toà nhà kiểm tra và lắp đặt lại hệ thống điện nếu nó chưa đáp ứng yêu cầu, luôn review cho tiết linh kiện (không quan tâm giá thành) sơ đồ mạch điện và cách tính phụ tải. nghiệm thu OK thì mới bảo gia chủ thanh toán, em làm cũng chỉ vì đam mê :D:D:D chứ không tiền bạc gì

Đi điện âm tường thì phải giám sát kỹ, không dùng mấy cái ống gen vớ vẩn, nó chỉ sỏ được một lần khi lắp đặt, sau có sự cố cần thay 2-3 dây cùng lúc thì khóc với nó, làm đúng thì phải dùng ống nhựa loại tốt phi 27 hoặc 32 tuỳ tải, có co vuông góc hay góc tù để rút dây và thay dây, bảo đảm kỹ thuật và không bị mọt, thấm nước như các loại ống gen lâu ngày hay bị thế do nó mục. Nhiều nhà bỏ ra vài tỷ để xây nhà, nhưng phần điện thị lại hết sức lởm khởm và buồn cười đến mức không hiểu được. Nhưng chịu thôi, mỗi người một kiểu

Xây cái nhà ở và chục năm nhưng rất nhiều người trên này rất là phiến diện cái chuyện điện đóm

Chi phí khi lắp đặt bài bản có thể nó cao hơn so với làm đối phó, nhưng có thể chia ra nhiều phần và làm từng phần, nhưng tối thiểu phải làm đúng và làm đủ từng phần đã làm.

Em tuy không làm điện công trình, nhưng gốc là kỹ sư điện tử - viễn thông, thời SV cũng theo mấy thầy bên khoa điện đi lắp điện công trình, căn hộ để kiếm thêm nên cũng có chút kỹ năng, bước vào nhà bất kỳ, em chỉ cần nhìn cái bảng điện thì cũng tạm hiểu được gia chủ là kiểu người thế nào, trình độ ra sao.

Nhìn chung thì thấy đa phần các cụ đây có hiểu biết về an toàn điện và thiết kế hệ thống nó rất là phiến diện, nhưng lại cứ thích đi chia xẻ dạng truyền miệng "cụ cứ nghe em , chơi cái này là ngon, em dùng mãi.... bla bla bla". Thật là nguy hiểm, nhất là khi nhà có người già và trẻ em trong khi người lớn lại đi vắng cả ngày.

Cháy chập điên dẫn đến thảm hoạ cũng đa phần vì những nguyên nhân này, gia chủ quá phiến diện và coi thường về thiết kế hệ thống, lại thêm đi nghe thầy dùi chẳng có kiến thức gì phần vì bản tính qua chi li tiết kiệm nên mới thấy bọn thầy dùi kia có lý, công lại các yếu tố trên nó thành tai hoạ và chỉ chực xảy ra bất kỳ lúc nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nobita090

Xe tải
Biển số
OF-813002
Ngày cấp bằng
22/5/22
Số km
238
Động cơ
7,798 Mã lực
Em thấy lắp được mà vì vẫn có khe hở, cụ gọi thợ điện vào họ làm được mà, nhà em tầng nào cũng có át chống rò hiệu quả phết cụ ah, được cái mình yên tâm khi sử dụng. Em thấy con át chống rò có to gấp 2 con át đơn nó như con át đầu tiên của cụ bên tay trái ý
Có loại RCBO tép nhỏ cụ ạ.
Em mớt đặt 32A của schneider cho riêng phòng bếp trước xem sao nếu OK sau có điều kiện thay hết toàn bộ như vậy cụ ạ
IMG_20231006_103109.jpg
 

kfcminh

Xe tăng
Biển số
OF-314034
Ngày cấp bằng
31/3/14
Số km
1,655
Động cơ
610,994 Mã lực
Chào các Cụ.
Xây nhà xong em mới biết đến cái át chống rò điện nên đang muốn lắp để yên tâm hơn.
Tủ điện nhà em như hình ảnh.
Nhờ các Cụ tư vấn xem nên lắp như thế nào để tối ưu sử dụng và công năng ạ ( tủ nhà e hơi bé ^^) .

Điện nhà em đi ống gen cứng toàn bộ ạ.
Duy nhất phòng bếp, nhà tắm lại đi dán tường.

Screenshot_20231003_173640_Zalo.jpg
Nhà e vừa lắp 1 tháng lại phải tháo ra, mưa là nhẩy. Cụ muốn lắp thì chỉ lắp khu vực nào cần thôi.
 

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,622
Động cơ
134,464 Mã lực
Chào các Cụ.
Xây nhà xong em mới biết đến cái át chống rò điện nên đang muốn lắp để yên tâm hơn.
Tủ điện nhà em như hình ảnh.
Nhờ các Cụ tư vấn xem nên lắp như thế nào để tối ưu sử dụng và công năng ạ ( tủ nhà e hơi bé ^^) .

Điện nhà em đi ống gen cứng toàn bộ ạ.
Duy nhất phòng bếp, nhà tắm lại đi dán tường.

Screenshot_20231003_173640_Zalo.jpg
Nhìn cái tủ điện và thông số atomat thì chỉ có thay cái tổng thôi. Nhưng khá bất tiện,kèm theo cái atomat chống dòng dò khá chát vì công suất lớn. Thi công điện kiểu thợ nửa mùa thế này thì tiết kiệm tí dây chứ không đảm bảo an toàn và thuận tiện khắc phục khi có sự cố.
 

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,622
Động cơ
134,464 Mã lực
Ko phải loại rẻ, nhà em dùng Sneider Đức xịn vẫn nhảy. 3-4 năm đầu ko sao đến lúc nó nhảy thi thoảng khá bực mình.
Em cảm giác cái này phù hợp vs khi hậu châu Âu quanh năm khô ráo, hoặc ở Việt Nam thì miền Nam hợp hơn.
Miền Bắc sau Tết có mùa nồm khá khó chịu, ẩm lâu ngày dễ phát sinh nhảy at.
Nếu thiết kế dùng atomat chống dòng dò thì phải đáp ứng đc về tiêu chuẩn đi dây,phải có tiếp địa chuẩn.
Về việc khí hậu thì có chút bất lợi. Vì thế phải có thiết kế phù hợp,tách các lộ chi tiết,các atomat phải phù hợp với thiết bị,hệ thống đầu cuối,và đạt chất lượng. Riêng việc thi công chuẩn,tiếp địa chuẩn là đã gần như không cần đến atomat chông dòng dò.
 

Nobita090

Xe tải
Biển số
OF-813002
Ngày cấp bằng
22/5/22
Số km
238
Động cơ
7,798 Mã lực
Nếu thiết kế dùng atomat chống dòng dò thì phải đáp ứng đc về tiêu chuẩn đi dây,phải có tiếp địa chuẩn.
Về việc khí hậu thì có chút bất lợi. Vì thế phải có thiết kế phù hợp,tách các lộ chi tiết,các atomat phải phù hợp với thiết bị,hệ thống đầu cuối,và đạt chất lượng. Riêng việc thi công chuẩn,tiếp địa chuẩn là đã gần như không cần đến atomat chông dòng dò.
2 mới xây nhà được 2 năm. Cái chỗ quan trọng nhất phòng bếp e lại đi dây dán tường còn lại đi Gen cứng hết Nghĩ lại mới chán.
 

mr.l0nely.184

Xe điện
Biển số
OF-36141
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
3,230
Động cơ
507,958 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà,Ngã đâu là giường...
Theo em là không cần thiết, nếu có lắp thì cụ lắp trước các thiết bị có khả năng dò điện cao như bình nóng lạnh, bếp từ. Còn lại các thiết bị trong nhà cứ MCB mà dùng. Kể cả cụ có lắp RCBO loại tốt của ABB hay Hager thì nguyên tắc 1 tháng cụ vẫn phải test 1 lần để đảm bảo khả năng chống dò còn hoạt động tốt, như thế thì thêm công thêm việc ra chả giải quyết cái gì
Cái lúc nó giật cho quíu người lại, mồm méo xệch, mắt trợn ngược và ú ớ chả kêu được tiếng nào, nằm cứng đờ lưỡi thì thè ra như thắt cổ thì mới biết đến giá trị của thiết bị bảo vệ& cảm thấy dù cho có phải nhấn nút Test mỗi sáng 1 lần vẫn thấy đáng cụ ạh. Còn bình thường thì chả ai thấy nó quan trọng (thậm chí với nhiều người thì nó là sự lãng phí& ví dụ như với cụ thì nó là sự phiền phức).
Nhà em cũng dùng sneider xịn , 1 lầu 1 cái, xài tốt 7 năm nay, lúc đầu cũng nhãy do bị rò điện, e xử lý hết rò, hết nhãy, công nhận rất nhạy , bửa e sơ í làm rớt cái ổ cắm vô hồ cá, nhãy ngay, cá kg bị gì
Vấn đề k phải do nồm ẩm mà nó nhảy. Nó nhảy là chắc chắn hệ thống đã bị rò rỉ (có vấn đề), nên việc cần làm là khắc phục cái chưa chuẩn để nó có thể làm việc. Nhiều cụ k hiểu lại cứ cái kiểu đái dầm đổ rại Trym. 😩
E lắp nhiều hệ thống cả cho thiết bị ngoài trời, ổ cắm ngoài trời luôn. Mà bao năm nó vẫn làm việc đúng theo thiết kế ban đầu. Có nhiều tủ điện còn là ờ môi trường bán lộ thiên (ngay dưới hiên nhà chỉ có nhõn mỗi cái k mưa nắng trực tiếp xối vào chứ k chống nồm ẩm của không khí) mà nó cũng chả tự nhảy khi vào mùa Nồm sau Tết.
Cái RCCB và RCBO nó có cái hay và cái nhược.
RCCB nếu lắp thì cần kết hợp thêm MCB, nên nhược điểm của nó là sẽ tốn thêm chi phí đầu tư& phần nhỏ là không gian tủ điện (với những tủ điện k tính toán trc sẽ bị thiếu), nhưng nó sẽ cho ta biết để chẩn đoán chính xác khi có sự cố.
Còn RCBO nó là sự kết hợp của 2 con MCB+RCCB, nên nó khắc phục được nhược điểm của thằng trên, nhưng nhược điểm chí mạng của nó là việc chẩn đoán sự cố sẽ là phức tộp.🤭
 

mr.l0nely.184

Xe điện
Biển số
OF-36141
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
3,230
Động cơ
507,958 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà,Ngã đâu là giường...
Chào các Cụ.
Xây nhà xong em mới biết đến cái át chống rò điện nên đang muốn lắp để yên tâm hơn.
Tủ điện nhà em như hình ảnh.
Nhờ các Cụ tư vấn xem nên lắp như thế nào để tối ưu sử dụng và công năng ạ ( tủ nhà e hơi bé ^^) .

Điện nhà em đi ống gen cứng toàn bộ ạ.
Duy nhất phòng bếp, nhà tắm lại đi dán tường.

Screenshot_20231003_173640_Zalo.jpg
Tủ này dồn hết về vẫn đủ chỗ lắp thêm RCCB, cơ mà nói thật nhìn cái tủ điện nhà cụ thì thôi tốt nhất là cũng chả lắp thêm RCCB hay thay con MCB tổng thành RCBO làm gì, vì E dám chắc đến 85% lắp vào là nhảy luôn tắp lự. Cơ bản h là năm nào rồi mà cái tủ điện k khác gì của các phòng trọ hay nhà của những năm 2010 về trc. Thợ nhà cụ cứ nhắm mắt táng bừa mớ CB mà chả quan tâm đến việc nó để làm gì. Tủ điện nhà cụ nó chỉ là thiết bị đóng cắt điện, chứ nó chả có tác dụng bảo vệ tí nào. Thứ nữa là k phân tách line cho từng thiết bị, nhà cụ là mỗi phòng chơi 1 line rồi đấu túm tụm hết cả vào với nhau (công tắc, ổ cắm, điều hoà, nóng lạnh,…). Đến lúc có sự cố thì lại cắt điện cả đám và đi lần bằng chết. Và nói luôn là có cháy hết dây thì mớ CB kia nó cũng chả nhảy. Thế nên tốt nhất E khuyên cụ chân thành là bỏ luôn suy nghĩ lắp RCCB hay RCBO tổng đi cho đỡ phiền. Mất công tìm mua rồi về cũng chả dùng được.
2 mới xây nhà được 2 năm. Cái chỗ quan trọng nhất phòng bếp e lại đi dây dán tường còn lại đi Gen cứng hết Nghĩ lại mới chán.
 

dongich

Xe tải
Biển số
OF-34940
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
206
Động cơ
477,403 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Theo em là không cần thiết, nếu có lắp thì cụ lắp trước các thiết bị có khả năng dò điện cao như bình nóng lạnh, bếp từ. Còn lại các thiết bị trong nhà cứ MCB mà dùng. Kể cả cụ có lắp RCBO loại tốt của ABB hay Hager thì nguyên tắc 1 tháng cụ vẫn phải test 1 lần để đảm bảo khả năng chống dò còn hoạt động tốt, như thế thì thêm công thêm việc ra chả giải quyết cái gì
E vừa ngâm cứu xong thì của siemens nửa năm mới test 1 lần. Tốt hơn chăng?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top