[Funland] Tư vấn chọn trường học cho F1, Ngôi Sao Hà Nội hay Achimedes???

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Kết quả thi HSG môn toán ở HN của trường NS và Archimedes khá cao, có thể so sánh được với Amsterdam cấp 2, Chu Văn An, THCS Cầu Giấy, ...
Trường Archimedes có 1 thầy giáo toán giỏi (giải toán :) ) Em thi thoảng hay mua sách toán phổ thông của NXB Sputnik đặt trong trường này. Em đoán là giáo viên ở đây cũng khá. Thế nhưng chương trình học như thế nào thì em không biết. Cá nhân em ghét kiểu học nhồi nhét của các trường chuyên. Từ quan sát và kinh nghiệm bản thân, em thấy học kiểu đó có thể cho điểm số cao nhưng không làm học sinh giỏi lên. Tất nhiên, mỗi người có mục tiêu khác nhau: người muốn điểm cao đỗ đạt trường nọ kia; có người muốn có thực học; ...

Nhân tiện em hỏi cccm có kinh nghiệm về Nhạc viện, là có nên cho trẻ con học từ bé không? Nhà em có 1 bà cụ đang học lớp 3. Nó học violin 1 năm rồi, và mới học thêm cả piano. Em thấy nó thích thú nhạc nhẽo quá nên đang tính cho thi vào học chuyên nghiệp luôn. Nếu đỗ NV thì bắt đầu từ năm tới, tuần 2 hay 3 buổi gì đó trong khi vẫn học chính khóa ở trường công.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,648
Động cơ
481,771 Mã lực
Nơi ở
..
Thế này chả mấy chốc nước ta hóa rồng. Bằng công nghệ thượng thừa cụ hề. Em là em cũng vui hẳn ra đấy.
Tỷ lệ trẻ cấp 1 thành thạo TA hiên nay của nước ta là rất thấp so các nước trong khu vực, không nhiều như ta nghĩ. Tuy nhiên so với 10 năm về trước là có sự khác biệt. Còn hoá rồng hoá giun chắc đợi thêm 20 năm khi tỷ lệ sử dụng TA của ta bằng 1/3 Sing.
Học sinh cấp 1 mà thuyết trình chủ để khoa học thì em nghĩ sv không đc thật. Vì nói có đúng đâu mà hiểu. Đúng ra là chả ai hiểu đc mấy ông nhõi đấy nói cái gì chứ chả riêng gì sv.
Thế mà các gia đình có điều kiện tài chính và thời gian người ta đưa con đi thi tận Tân Gia Ba, Mã Lai Á và giật giải đấy.
Con cụ ấy chắc đang là sinh viên. Lại còn coi tụi mình là seeder cho mấy trường tư. Rõ là hãm.
Stop tranh luận với cụ. Nếu cụ đã kg muốn hiểu vấn đề thì có tranh luận cũng chả giải quyết được j!
Nghe các cụ tranh luận hơn thua về học sinh lớp 4,5 vs với sinh viên về TA em xin có ý kiến ( ý kiến cá nhân ) sau.
- thứ nhất theo em khi so sánh 2 lứa tuổi này lf không hợp lý dù có so sánh gì đi nữa vì khả năng nhận thức của lứa 10-11 tuổi với 19-20 tuổi nó khác nhau hoàn toàn===> không đồng nhất thức để so sánh.
- Nói về TA... thì chuyên một bé nói , phát âm, phản xạ... hơn một người lớn ... là chuyện bình thường với các điều kiệu đặc thù. Tuy nhiên không phải là đại trà. Hay nói chính xác một sinh Viên A.. thi đỗ vào Trường ĐHBK khối A với môn Toán, Lý, Hoá... tuy nhiên vì điều kiện món TA giao tiếp bập bẹ thì không thể so 1 cháu từ bé 2 tuổi học TA từ mẫu giáo... rồi lên cấp 1 4-5 năm học trường quốc tế + học thêm GV bản địa ====> chém TA như gió... như thế chỉ là thiểu số không nhiều. Ngoài ra nhận thức Về Xã hội của một đứa bé 10-11 tuổi thì không thể hơn một thanh niên 19-20 tuổi ====> lệch lạc về các chủ đề biện luận. Về logich thì một thanh niên 19-20 xẽ nhìn tốt hơn rất nhiều với một đưa bé... nên khi nói TA về chủ đề dành cho người lớn thì đưa bé xẽ không thể hiểu được.
- tóm lại việc so sánh TA một đưa bé với một SV là không ổn. Nếu SV đó là dân chuyên học TA bài bản từ nhỏ thì việc so sánh nó lại là quá lệch. Đồng ý TA của trẻ bây giờ nhiều GĐ đầu tư mạnh.. có khi từ 2-3 tuổi nên các em nói, phát âm rất chuẩn... tuy nhiên so sánh TA với các thế hệ lại là một chuyện khác.
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Kết quả thi HSG môn toán ở HN của trường NS và Archimedes khá cao, có thể so sánh được với Amsterdam cấp 2, Chu Văn An, THCS Cầu Giấy, ...
Trường Archimedes có 1 thầy giáo toán giỏi (giải toán :) ) Em thi thoảng hay mua sách toán phổ thông của NXB Sputnik đặt trong trường này. Em đoán là giáo viên ở đây cũng khá. Thế nhưng chương trình học như thế nào thì em không biết. Cá nhân em ghét kiểu học nhồi nhét của các trường chuyên. Từ quan sát và kinh nghiệm bản thân, em thấy học kiểu đó có thể cho điểm số cao nhưng không làm học sinh giỏi lên. Tất nhiên, mỗi người có mục tiêu khác nhau: người muốn điểm cao đỗ đạt trường nọ kia; có người muốn có thực học; ...

Nhân tiện em hỏi cccm có kinh nghiệm về Nhạc viện, là có nên cho trẻ con học từ bé không? Nhà em có 1 bà cụ đang học lớp 3. Nó học violin 1 năm rồi, và mới học thêm cả piano. Em thấy nó thích thú nhạc nhẽo quá nên đang tính cho thi vào học chuyên nghiệp luôn. Nếu đỗ NV thì bắt đầu từ năm tới, tuần 2 hay 3 buổi gì đó trong khi vẫn học chính khóa ở trường công.
Về học nhạc viện, em có một số kinh nghiệm xin được trả lời cụ vì nhóc nhà em đang học song song năm 1 nhạc viện + lớp 4 trường tư lởm bên ngoài:
- Để thi đỗ nhạc viện - khá là khó, bé cần phải theo học chương trình để chuẩn bị cho việc thi ít nhất 2 năm, thường thì các thầy giáo đang dạy nhạc viện sẽ có kinh nghiệm đào tạo cho việc này, và khi đỗ vào sẽ theo học chính thầy giáo đó luôn cho đến hết chương trình.
- Violin và piano đều theo học hệ 9 năm, thường khi đỗ vào nhạc viện là lớp 4, các bạn bé học 9 năm đồng thời hết phổ thông là vừa lúc đó sẽ lấy được bằng trung học chuyên nghiệp của nhạc viện cấp.
- Nhạc viện đào tạo cả môn chuyên ngành (âm nhạc) lẵn các môn học phổ thông như văn toán ngoại ngữ (chương trình văn hóa) tuy nhiên cho phép các bé lựa chọn có học cả âm nhạc hoặc văn hóa ở nhạc viện hay không hoặc chỉ học âm nhạc còn văn hóa vẫn học trường bên ngoài bình thường. Nhóc nhà em chọn pa 2 vì em không thích chương trình văn hóa của nhạc viện lắm mặc dù học có vẻ nhàn, nhưng khá là mất công đưa đón (hoặc tiền thuê xe ôm tùy) vì 1 tuần học 4 buổi, trong đó 2 buổi rơi vào ngày thường - phải đón bé ở trường, đưa đến nhạc viện học 45’ rồi lại đưa lại trường.
- Học phí 1 năm học nhạc viện riêng cho chương trình âm nhạc là 8tr. Rất rẻ nếu so với quá trình đầu tư và đi học bên ngoài.
- Ngoài nhạc viện ra em thấy có một số trường khác cũng đào tạo chuyên nghiệp như cao đẳng nghệ thuật hà nội... Cụ có thể nghiên cứu thêm em không rõ lắm.
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Về học nhạc viện, em có một số kinh nghiệm xin được trả lời cụ vì nhóc nhà em đang học song song năm 1 nhạc viện + lớp 4 trường tư lởm bên ngoài:
- Để thi đỗ nhạc viện - khá là khó, bé cần phải theo học chương trình để chuẩn bị cho việc thi ít nhất 2 năm, thường thì các thầy giáo đang dạy nhạc viện sẽ có kinh nghiệm đào tạo cho việc này, và khi đỗ vào sẽ theo học chính thầy giáo đó luôn cho đến hết chương trình.
- Violin và piano đều theo học hệ 9 năm, thường khi đỗ vào nhạc viện là lớp 4, các bạn bé học 9 năm đồng thời hết phổ thông là vừa lúc đó sẽ lấy được bằng trung học chuyên nghiệp của nhạc viện cấp.
- Nhạc viện đào tạo cả môn chuyên ngành (âm nhạc) lẵn các môn học phổ thông như văn toán ngoại ngữ (chương trình văn hóa) tuy nhiên cho phép các bé lựa chọn có học cả âm nhạc hoặc văn hóa ở nhạc viện hay không hoặc chỉ học âm nhạc còn văn hóa vẫn học trường bên ngoài bình thường. Nhóc nhà em chọn pa 2 vì em không thích chương trình văn hóa của nhạc viện lắm mặc dù học có vẻ nhàn, nhưng khá là mất công đưa đón (hoặc tiền thuê xe ôm tùy) vì 1 tuần học 4 buổi, trong đó 2 buổi rơi vào ngày thường - phải đón bé ở trường, đưa đến nhạc viện học 45’ rồi lại đưa lại trường.
- Học phí 1 năm học nhạc viện riêng cho chương trình âm nhạc là 8tr. Rất rẻ nếu so với quá trình đầu tư và đi học bên ngoài.
- Ngoài nhạc viện ra em thấy có một số trường khác cũng đào tạo chuyên nghiệp như cao đẳng nghệ thuật hà nội... Cụ có thể nghiên cứu thêm em không rõ lắm.
Cám ơn cụ! Con quỷ nhà em học hay thi là tự nó quyết định. Bố mẹ cũng không định hướng hay áp lực gì. Thôi thì cứ kệ, tùy duyên vậy :)
 

Dotting

Xe tải
Biển số
OF-199429
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
480
Động cơ
352,093 Mã lực
Cháu nhà cụ đang học đại học đúng không? Bất chấp cháu đang học tây hay ta, ta làm cái kèo đi, cho đọ tiếng anh với cu nhà em đang học lớp 5. Cháu nhà cụ tự nó thấy giói hơn thì em mất cụ 5tr. Cháu nhà cụ tự thấy nó kém hơn thì cụ mất em 1tr. Nói nhanh cho vuông. Cháu nhà em học tư, trường lởm ạ.
Cụ tinh tướng thế :D
 

drchimnon

Xe tăng
Biển số
OF-386083
Ngày cấp bằng
8/10/15
Số km
1,384
Động cơ
247,403 Mã lực
Công nhận, Tiếng Anh là môn học quan trọng, là chìa khóa mở ra biển tri thức trên google book..... Em tìm sách chuyên ngành thì chỉ có sách T.A mới đáp ứng được yêu cầu. Môn T.A thì lên cấp 3 học cũng ko muộn. Archidemes học hành nhồi nhét, tư tưởng học trước các kiến thức, các bạn giỏi ngoài học trên trường thì đi học thêm nếm ở ngoài rất nhiều. Ku nhà em đang đánh vật ở trường này, bị xếp vào lớp kém nhất trong khối he he. Năm nay lớp 9 rồi, thoai cố hết năm rồi cố thi vào cấp 3 công lập. Gái nhà em ngoan nên học cấp 2 công lập cho gần nhà.
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Công nhận, Tiếng Anh là môn học quan trọng, là chìa khóa mở ra biển tri thức trên google book..... Em tìm sách chuyên ngành thì chỉ có sách T.A mới đáp ứng được yêu cầu. Môn T.A thì lên cấp 3 học cũng ko muộn. Archidemes học hành nhồi nhét, tư tưởng học trước các kiến thức, các bạn giỏi ngoài học trên trường thì đi học thêm nếm ở ngoài rất nhiều. Ku nhà em đang đánh vật ở trường này, bị xếp vào lớp kém nhất trong khối he he. Năm nay lớp 9 rồi, thoai cố hết năm rồi cố thi vào cấp 3 công lập. Gái nhà em ngoan nên học cấp 2 công lập cho gần nhà.
Cháu nhà cụ có phải đeo khăn quàng đỏ không?
 

Xikar

Xe tăng
Biển số
OF-441793
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
1,575
Động cơ
228,142 Mã lực
Em tiếp xúc với tương đối nhiều người thành công, và thấy họ đều học từ trường công ra, nhiều người làm lãnh đạo hiện nay tiếng Anh gần như rất kém, thậm chí máy tính cũng chả đụng đến bao giờ, nên e thấy các cụ cứ cố nhồi cho con học tiếng Anh thật giỏi nhưng k đồng nghĩa là tương lai cháu sẽ thành đạt.
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Em tiếp xúc với tương đối nhiều người thành công, và thấy họ đều học từ trường công ra, nhiều người làm lãnh đạo hiện nay tiếng Anh gần như rất kém, thậm chí máy tính cũng chả đụng đến bao giờ, nên e thấy các cụ cứ cố nhồi cho con học tiếng Anh thật giỏi nhưng k đồng nghĩa là tương lai cháu sẽ thành đạt.
Không rõ các cụ khác như thế nào, nhưng đối với em việc đầu tư học hành rốt cục chỉ để cháu được hưởng thụ cho tốt hơn, cho “sướng” hơn chứ không phải để tương lai thành đạt. Học tiếng Anh và các ngôn ngữ khác thật giỏi để:
- Xem phim hiểu ngay bằng bản ngữ-hiểu hơn- thấy phim hay hơn.
- Đi du lịch chủ động hơn, đi được mọi nơi trên thế giới.
- Đọc sách báo tiểu thuyết tin tức nhanh chóng hơn, biết nhiều hơn, sướng hơn
- Thấy cô gái tây nào xinh, tán luôn, có khi lại được chịch free-sướng hơn rõ.
Mù ngoại ngữ chả khác gì mù chữ vừa khổ vừa nhục chứ hay ho gì mà khoe.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,482
Động cơ
387,475 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cứ học giỏi tiếng Anh là nước ta hòa rồng hóa hổ hả các cụ?
Chính phủ nên tổ chức xòa mù tiếng Anh cho toàn dân... chẳng mấy mà vượt bọn giãy chết.
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Tiếng Anh cũng chỉ là một trong số những kỹ năng cần thiết thôi. Không cần phải đề cao quá hay đầu tư quá nhiều tiền bạc của bố mẹ cũng như thời gian và sức khỏe của con. Trẻ còn cần học cách tư duy, học tiếng Việt để diễn đạt và suy nghĩ mạch lạc, học và tập thể thao, nghệ thuật, các kỹ năng mềm, ... Và đặc biệt là cần nghỉ ngơi thư giãn một cách lành mạnh.

Việc học tiếng Anh cũng có những mục tiêu khác nhau dẫn đến chương trình học khác nhau. Học để dịch thuật khác, học để làm hướng dẫn viên du lịch khác, học để diễn thuyết khác, học chỉ để đọc khác mà học để hót líu lo cũng khác nữa.
Như em thấy thì chỉ cần 2 năm học thêm ngoài giờ làm là đủ trình độ nghe nói đọc viết để làm thuê cho Tây rồi. Cái thằng chủ nó cần người làm được việc chứ không cần nói hay. Ngoài ra em còn thấy 1 hiện tượng khá phổ biến là có những đứa trẻ nói rất lưu loát nhưng thực ra vốn từ và ngữ pháp thì nghèo nàn. Tuy cái việc đứa trẻ đạt được như vậy đã là tốt rồi, nhưng sẽ là tai hại nếu như bố mẹ hay bản thân đứa trẻ tưởng rằng chỉ cần như thế là đủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Tiếng Anh cũng chỉ là một trong số những kỹ năng cần thiết thôi. Không cần phải đề cao quá hay đầu tư quá nhiều tiền bạc của bố mẹ cũng như thời gian và sức khỏe của con. Trẻ còn cần học cách tư duy, học tiếng Việt để diễn đạt và suy nghĩ mạch lạc, học và tập thể thao, nghệ thuật, các kỹ năng mềm, ... Và đặc biệt là cần nghỉ ngơi thư giãn một cách lành mạnh.

Việc học tiếng Anh cũng có những mục tiêu khác nhau dẫn đến chương trình học khác nhau. Học để dịch thuật khác, học để làm hướng dẫn viên du lịch khác, học để diễn thuyết khác, học chỉ để đọc khác mà học để hót líu lo cũng khác nữa.
Như em thấy thì chỉ cần 2 năm học thêm ngoài giờ làm là đủ trình độ nghe nói đọc viết để làm thuê cho Tây rồi. Cái thằng chủ nó cần người làm được việc chứ không cần nói hay. Ngoài ra em còn thấy 1 hiện tượng khá phổ biến là có những đứa trẻ nói rất lưu loát nhưng thực ra vốn từ và ngữ pháp thì nghèo nàn.
Tiếng Anh nó chỉ là ngôn ngữ để giao tiếp, để sống cho sướng hơn thôi. Chứ để làm việc thì đương nhiên sẽ cần nhiều kỹ năng, kiến thức tuỳ vào chuyên môn. Tiếng Anh hay nói rộng ra là ngoại ngữ cũng giống như tiền vậy, là điều kiện cần có để hạnh phúc.
 

Tôm đồng

Xe tải
Biển số
OF-490131
Ngày cấp bằng
20/2/17
Số km
478
Động cơ
194,754 Mã lực
Em tưởng để thi vào mấy trường này cũng khoai phết đấy cụ. Chất lượng thì như nhau thôi. Cái nào gần và tiện hơn thì cụ cho cháu thi và học.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Archimedes em thấy chả khác gì trường công lập. Thà vào công lập cho đỡ tốn tiền.
Có vẻ như đúng như vậy, nhưng lớp đỡ đông hơn. Cũng có môi trường tốt hơn do toàn con các phụ huynh "thế nào một tý" chứ nửa cuối bảng xếp hạng thì không vào đây được.
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Có vẻ như đúng như vậy, nhưng lớp đỡ đông hơn. Cũng có môi trường tốt hơn do toàn con các phụ huynh "thế nào một tý" chứ nửa cuối bảng xếp hạng thì không vào đây được.
Lúc thằng cu chuẩn bị vào lớp 1 em cũng cho đến đó học thử. Nhưng thấy cô hiệu trưởng nặng về thành tích quá, kiểu như lấy ams làm chuẩn, lấy giải này giải nọ để hướng đến em thấy không hợp với nhà mình nên thôi. Học phí thì trung bình chấp nhận được.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Self-esteem chế ơi.

Học bơi, piano hay cờ vua có phải để mai này kiếm cơm đâu.

Tiếng Anh cũng chỉ là một trong số những kỹ năng cần thiết thôi. Không cần phải đề cao quá hay đầu tư quá nhiều tiền bạc của bố mẹ cũng như thời gian và sức khỏe của con. Trẻ còn cần học cách tư duy, học tiếng Việt để diễn đạt và suy nghĩ mạch lạc, học và tập thể thao, nghệ thuật, các kỹ năng mềm, ... Và đặc biệt là cần nghỉ ngơi thư giãn một cách lành mạnh.

Việc học tiếng Anh cũng có những mục tiêu khác nhau dẫn đến chương trình học khác nhau. Học để dịch thuật khác, học để làm hướng dẫn viên du lịch khác, học để diễn thuyết khác, học chỉ để đọc khác mà học để hót líu lo cũng khác nữa.
Như em thấy thì chỉ cần 2 năm học thêm ngoài giờ làm là đủ trình độ nghe nói đọc viết để làm thuê cho Tây rồi. Cái thằng chủ nó cần người làm được việc chứ không cần nói hay. Ngoài ra em còn thấy 1 hiện tượng khá phổ biến là có những đứa trẻ nói rất lưu loát nhưng thực ra vốn từ và ngữ pháp thì nghèo nàn. Tuy cái việc đứa trẻ đạt được như vậy đã là tốt rồi, nhưng sẽ là tai hại nếu như bố mẹ hay bản thân đứa trẻ tưởng rằng chỉ cần như thế là đủ.
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Self-esteem chế ơi.

Học bơi, piano hay cờ vua có phải để mai này kiếm cơm đâu.
Chưa hiểu ý cụ?
Còn ý em là: Học nhiều hơn những cái đang dạy trong trường và cả học thêm tiếng Anh từ bé không thực sự đem lại ích lợi cho cuộc đời đứa trẻ đó, bao gồm cả việc kiếm cơm sau này. Học ít hơn thậm chí cho kết quả học tập tốt hơn, và chắc chắn làm cho đứa trẻ phát triển cân bằng, toàn diện hơn.

Ngoài ra, việc bắt 1 đứa trẻ từ bé tí đã phải lo cho công cuộc mưu sinh sau này thì thật là khổ quá! Bố em ngày xưa suốt ngày bắt học vì sợ sau này nghèo đói. Giờ thì em không làm thế với con mình nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top