- Biển số
- OF-193606
- Ngày cấp bằng
- 11/5/13
- Số km
- 140
- Động cơ
- 329,300 Mã lực
Cụ còn cái link ko em chả tìm thấy nó đâu cả
Tùy cách bác xử lý thôi: Tôi thoải mái với Tổ trưởng trong việc thanh toán.Cụ chủ viết thế nhưng thực tế khó có thể kiếm được thợ nề như thế. Nếu theo cụ cứ thấy lỗi cho nghỉ thì công trình cứ suốt ngày thay và tìm thợ
Chính xác là như vậy đấy. Việc ăn nhậu với thợ là không thể thiếu trong quá trình thi công được. Dĩ nhiên mình phải tiền nhậu thôiTùy cách bác xử lý thôi: Tôi thoải mái với Tổ trưởng trong việc thanh toán.
Nhưng cũng nhắc trước, ông Giám sát của anh trình còi (thực ra ông đó rất biết việc), nên thỉnh thoảng anh sẽ gọi dân Pờ rồ vào check random.
Chú mà bị 1 lỗi thì coi chừng, anh sẽ check toàn bộ, và chú sẽ phải đập đi sửa lại toàn bộ chỗ lỗi, nếu có.
Bù lại, thi thoảng có dịp, ít nhất là 1 lần / tháng, tôi lại bảo Bếp trưởng ra mua con gà, vài chai Vodka, về nhậu với anh em thợ.
Thế nên, tụi nó làm tương đối tử tế, và tôi hài lòng.
Lỗi vẫn có, nhưng chấp nhận vậy.
Có bị dở hơi đâu cầm cái thước đi soi mói, có ngày ăn gạch rơi hoặc thụt giáo. Mình có tình có lý, nói việc rõ ràng có số liệu. Sai đâu có kiểm tra mới nói, không nói cảm tính. Thợ giá cao hay thấp đều phải giám sát kỹ thuật không có thì cũng ẩu như nhau cả.Cụ chủ mà cầm thước cặp kiểm tra suốt như thế , làm nhà dân dụng khó kiếm được thợ . Hoặc công thợ phải rất cao mới đáp ứng được yêu cầu , còn giá bình dân mà yêu cầu lại cao thì thợ nó chạy hết .
Cụ đo giúp cháu cái 2 dem với, đo độ dày sơn bằng cách nào cụ bẩu cháu với ạKiểm tra các vị trí liền kề khuôn. Các vị trí này thường hay gây ra lỗi khó chịu nhất. Bề mặt hoàn thiện có sơn sẽ dầy lên khoảng 2 dem so với bề mặt khuôn chưa tính nẹp. Do đó nếu không muốn nẹp có khe hở thì bề mặt trát hoàn thiện phải thấp hơn bề mặt khuôn khoảng 2 dem, đa phần các góc sẽ bị gồ cao lên, từ đó sinh ra bề mặt giữa tường và khuôn sẽ không phẳng bắn khuôn sẽ xấu nhưng lại không phải là lỗi của ông làm cửa vì tường nhà anh nó thế mẹ nó rồi em làm gì được ? Anh chủ nhà lại ngậm đắng mà cho nó làm cho nó xong thôi vậy vì anh không sửa ngay từ phần nề thật nắn nót thì các phần còn lại anh có làm đúng bao nhiêu trên một cái nền sai thì anh vẫn cứ phải sai theo nó.
Căng dây bật mực thì bắt buộc cụ phải có máy chứ không đơn giản là kéo thước mét được.Thì lấy toạ độ trục XY lấy một điểm làm gốc toạ độ. Việc gì mà phải to tát thế.
Không xác định được tim code thì không phải dân xây dựng rồi cụ ạ.
Nói chung là hài hoà thôi cụ nhỉ. nhiều khi thợ xây họ chỉ có năng lực xây chứ tư duy logic hơi kém, ko nhìn sâu nhìn xa dc như chủ nhà nên mình có nói thì ngta chỉ biết lúc đấy, lúc khác quên ngay, chả để ý như chủ nhà dc.Mấy cụ trên nói chuẩn ạ. Xây nhà nhiều khi phải tặc lưỡi cho qua, thậm chí bực cũng phải nhịn, thậm chí nịnh thợ. Chứ đang xây dở rồi , đổi thợ thì cũng không ổn chắc gì đổi đã hơn, mà nhắc họ họ vẫn thế thì làm gì được. Mà để thợ bực rồi thù chủ nhà em nghe nói họ có nhiều chiêu trả thù chủ nhà lắm.
Loại sơn thì trên thị trường có nhiều, màu sơn cụ phải theo bản vẽ thiết kế.Em đang hóng vụ sơn. Màu và loại sơn
Em lại nghĩ khác. Sợ thế thì sợ cả đời, ăn được thì phải làm được.Nói chung là hài hoà thôi cụ nhỉ. nhiều khi thợ xây họ chỉ có năng lực xây chứ tư duy logic hơi kém, ko nhìn sâu nhìn xa dc như chủ nhà nên mình có nói thì ngta chỉ biết lúc đấy, lúc khác quên ngay, chả để ý như chủ nhà dc.
vâng. Em cũng không mấy khi có việc làm kể cả từ hồi mới ra trường vì em nhất định phải pha lê hoá công trình nên chả mấy ai chịu được.Có nhiều cái thấy cụ thớt viết nghe hơi mông lung, ko thực tế lắm.
Vâng, thực ra cũng do tính chủ nhà thôi. Có người trực tính, quyết liệt thì vẫn ép dc thợ làm. Có ng thì cũng ngại ko muốn căng thẳng. Em cũng gặp cụ mấy lần khi qua kho đồ gỗ mua đồ rồi, em thấy cụ bán hàng rất trách nhiệm và cung cấp thông tin sp rất đầy đủ. Chắc trc kia cụ làm xây dựng cũng rất trách nhiệm, cho em hỏi tại sao cụ lại ko làm nữa ạ?Em lại nghĩ khác. Sợ thế thì sợ cả đời, ăn được thì phải làm được.
Vì lấy vợ và sinh con cụ ạ. Vợ chồng em có bốn đứa con lần lượt trong 10 năm chỉ có bỉm sữa. Em không thể bán mặt cho công trình được nữa phải ở nhà để giúp việc nhà ạ.Vâng, thực ra cũng do tính chủ nhà thôi. Có người trực tính, quyết liệt thì vẫn ép dc thợ làm. Có ng thì cũng ngại ko muốn căng thẳng. Em cũng gặp cụ mấy lần khi qua kho đồ gỗ mua đồ rồi, em thấy cụ bán hàng rất trách nhiệm và cung cấp thông tin sp rất đầy đủ. Chắc trc kia cụ làm xây dựng cũng rất trách nhiệm, cho em hỏi tại sao cụ lại ko làm nữa ạ?
Các cụ cứ sợ thợ thế thì không được. Chơi bẩn cũng không phải là cứ muốn chơi là chơi được. Mình đàng hoàng nói đúng ko không nói cảm tính. Không có lý nào nó lại không làm cả.
Mình là người mất tiền là người chủ phải rõ ràng ra, nhậu cũng giới hạn khoảng cách không sa đà vào quan hệ anh anh em em vớ vẩn. Nói như anh Dũng em đã nói : Không thể đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông được.
Các cụ anh anh em em với thợ nó lại càng cậy quen làm láo. Với người lao động chỉ có giám sát chặt chẽ chứ không có chuyện tình cảm tốt tạo nên công trình tốt được.
Còn cái loại quen xin tạm ứng, có trái ý là giở trò ngay, đến lúc khó khăn xin phát sinh với lên gối thì em thật loại đó cả đời chỉ đi làm lao động chân tay với cái kiểu lưu manh nhà quê em diệt cho bằng chết chứ không dung túng tại công trình cho nó mất công trông nó.
Đúng rồi. Có đủ gậy và cà rốt thì tốt quá rồi ạ. Mình không hề coi rẻ người thợ mà mình tôn trọng đúng mức mà thôi.Một câu quen thuộc nhưng vẫn phải nói
"Ở Việt Nam mình nó khác"
Tình cảm hoặc cảm tính nó nặng lắm. Bác mà làm căng là nó nghỉ, nó đếch cần. Phải cương nhu uyển chuyển, em khẳng định là cứ căng đét lên là nó phá xong nó nghỉ, thằng cai cũng bó tay chứ đừng nói đến thằng kts
Ví dụ bọn em đi làm, vẫn phải có 2 ông giám sát, 1 ông đến chửi ầm ầm, bật thước laze lên sai 1 ly cũng chửi, chửi xong là té, đến lượt ông ở lại cười hề hề: "thôi sửa nhanh còn uống bia các chú"
Đấy gọi là xa luân chiến