[Funland] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_30 (1_10).jpg
Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam để giang sơn đất nước thống nhất về một mối
Em sẽ đưa nhiều hình ảnh chặng đường cuối cùng của chiến thắng, từ tháng 1/1975 tới tháng 4/1975
Trở lại lịch sử
Sau khi ký Hiệp định hoà bình Paris, Mỹ phải rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam. Tại Nam Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đã cung cấp cho VNCH rất nhiều vũ khí để sau này có cớ “1 đổi 1“ theo tinh thần Hiệp định
Đáng lẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải hợp tác để thành lập chính phủ ba bên. Nếu thế, thì sau những lần bầu cử, phe Nguyễn Văn Thiệu sẽ yếu đi và rồi Mặt trận Giải phóng sẽ áp đảo đa số, đất nước không phải chịu đau thương tiếp
Thiệu là kẻ độc tài, dứt khoát không chịu thương lượng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và Lực lượng thứ ba. Dẫn đến sau Hiệp định hoà bình 1973 là chuỗi ngày chiến tranh liên miên ở Nam Việt Nam
Tháng 2/1974, ông Lê Duẩn triệu tập các cán bộ cao cấp tại Đồ Sơn và đi đến nghị quyết sẽ sử dụng vũ lực để đánh bật Thiệu
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn lo ngại Mỹ nhảy vào cuộc chiến với lý do “bảo vệ Hiệp định hoà bình Paris“, vì lúc này Nixon vẫn là Tổng thống Hoa Kỳ. Tuy chẳng coi chính quyền Thiệu ra gì, nhưng Nixon là kẻ chống Cộng cuồng điên
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
Thớt hay em vào kê chỗ xem ah.
Cảm ơn cụ !
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Tháng 8/1974, Nixon phải từ chức vì vụ nghe lén Watergate (tên một khách sạn, nơi Đảng Dân chủ họp đại hội), người kế nhiệm là Gerald Ford, không ủng hộ Thiệu bằng Nixon
Lưỡng viện Hoa Kỳ không ủng hộ Thiệu, và chỉ cấp cho chính quyền Thiệu lượng tiền bạc vừa đủ để cầm hơi. Viện trợ quân sự cho Thiệu bị cắt xén nhiều, nhất là xăng dầu, đạn dược. Tóm lại, Thiệu có nhiều vũ khí hơn Quân Giải phóng, nhưng thực tế thì máy bay, xe tăng nằm xó cũng nhiều.
Về mặt kinh tế, khi Mỹ đổ quân vào Nam Việt Nam, nền kinh tế Nam Việt Nam bùng phát nhanh, nhu cầu xây cất khách sạn, dịch vụ lau nhà, lau giày, giặt quần áo, gái điếm cũng đem lại cho xã hội Nam Việt Nam một lượng ngoại tệ khá lớn. Người Mỹ choáng khi riêng tiền chi tiêu cho giặt quần áo lính Mỹ lên tới 120 triệu USD/năm, gấp 1,5 lần Mỹ viện trợ cho Thái Lan
Quân nhân Mỹ ở Việt Nam nhận lương bổng phụ cấp không phải trả thuế thu nhập. Hơn thế nữa, họ được phép mua hàng, đặt hàng ở cửa hàng PX (Post Exchange), nơi hàng nhập khẩu miễn thuế, mang ra chợ đen bán có thêm thu nhập. Quân nhân Mỹ có quyền đặt qua catalog của PX bất cứ hàng hoá gì cho người thân tại Mỹ mà không phải trả thuế hải quan






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Nay, người Mỹ đã rút lui, khách sạn trống rỗng, xích lô không còn khách sộp, 200.000 gái điếm hết nguồn sống, chợ đen không còn đầy ắp hàng như xưa, xăng dầu phải hạn chế... tất cả những thứ đó khiến xã hội Nam Việt Nam càng thêm ngột ngạt, tuy vẫn sản xuất được nhiều hàng hoá hơn miền Bắc Việt Nam như gạo, ô tô La Dalat, bột giặt, mì ăn liền, mì chính...
Hà Nội hoạch định kế hoạch cho năm 1975 là tấn công chiếm lấy Tây Nguyên, với hy vọng sẽ chiếm được trước tháng 10/1975. Không cán bộ cao cấp nào ở Hà Nội nghĩ rằng chỉ sau gần hai tháng tấn công, đã thống nhất đất nước.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Hôm 7/1/ 1975, Quân Giải phóng tấn công đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long, như một hoạt động thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ, nhưng Mỹ không có động thái can thiệp quân sự
Sài Gòn 1975_1_7 (1).jpg

7-1-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm thị xã Phước Long

Sài Gòn 1975_1_7 (2).jpg

7-1-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Long
Sài Gòn 1975_1_7 (3).jpg

7-1-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm phi trường tỉnh Phước Long
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Lực lượng Quân Giải phóng tham chiến tại Mặt trận Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 ban đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên (mật danh 275) trên cơ sở tổ chức lại Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) trước đây.
Ngày 5 tháng 2 năm 1975, Bộ Tư lệnh được thành lập do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ, Thiếu tướng Vũ Lăng (nguyên Cục trưởng Cục tác chiến) và các Đại tá Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh. Đại tá Phí Triệu Hàm làm Phó chính uỷ, Đại tá Hồ Đệ làm Tham mưu trưởng Quân đoàn kiêm Sư trưởng sư 10, sau làm Phó Tư lệnh quân đoàn 3.
Lực lượng Quân Giải phóng chừng 65.000 quân đối đầu với Lực lượng VNCH 78.000 quân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực

Sở chì huy Mặt trận Buôn Ma Thuột tháng 3-1975
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Nhiều Sư đoàn của Bắc Việt Nam đã áp sát Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột. Theo thông lệ, Quân Giải phóng sẽ phải phá được cánh cửa sắt Kontum trước đã, rồi đánh chiếm Pleiku, tiếp đó Ban Mê Thuột. Tuy có tin tình báo, có một lực lượng lớn Bắc Việt Nam uy hiếp Ban Mê Thuột, nhưng Thiệu và Cố vấn Mỹ cho rằng, Quân Giải phóng nghi binh, thu hút lực lượng Nam Việt Nam vào Ban Mê Thuột để dễ dàng đánh chiếm Kontum, Pleiku
Nghĩ là làm, Thiệu rút một Trung đoàn từ Ban Mê Thuột lên tăng cường cho Pleiku
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Ngày 9/3/1975, mở màn Chiến dịch Tây Nguyên, Quân Giải phóng tiến đánh Đức Lập, giải phóng căn cứ 23 và Núi Lửa
Lúc 5 giờ 35 phút ngày 9/3/1975, Sư đoàn 10 bộ binh Bắc Việt Nam tiến đánh Đức Lập. Đức Lập là quận lỵ nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia về phía tây nam thị xã Ban Mê Thuột khoảng hơn 50km. Quận lỵ Đức Lập là một quận lỵ lớn nằm trên đường số 14, án ngữ con đường vận tải chiến lược vào miền Đông Nam Bộ. Theo yêu cầu của chiến lược từ cuối năm 1974, việc giải phóng quận lỵ Đức Lập, chiếm đường số 14 ở đoạn này để nối tiếp đường chiến lược vào Lộc Ninh là yêu cầu rất cấp thiết. Việc giải phóng Đức Lập là nhiệm vụ rất quan trọng.
Sau đòn hoả lực chuẩn bị, Trung đoàn 66 đã đột kích vào căn cứ 23. Đến 8 giờ 30 phút ngày 9/3/1975, ta đã tiêu diệt quân địch và chiếm được căn cứ 23. Cùng lúc, ở phía Tây, trung đoàn 28 cũng đã đánh chiếm căn cứ Núi Lửa. Sư đoàn 10 tiếp tục tổ chức tiến công vào chi khu (quận lỵ Đức Lập).
Lợi dụng công sự và xe thiết giáp đặt ngầm dưới đất, quân địch trong căn cứ chi khu đã chống trả quyết liệt. Ngày hôm đó, Sư đoàn 10 bộ binh không đánh chiếm xong chi khu và phải tạm dừng lại. Chiều cùng ngày, Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm: “Tiến công thị xã Ban Mê Thuột”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Sáng 10/3/1975, Sư đoàn 10 bộ binh tổ chức lại lực lượng, tiến công lần thứ hai và dứt điểm chi khu Đức Lập. Quận lỵ Đức Lập được hoàn toàn giải phóng. Bộ Tư lệnh Chiến dịch lập tức điều động một bộ phận lực lượng và phương tiện của Sư đoàn 10 bộ binh nhanh chóng chuyển về phía đông thị xã Ban Mê Thuột.
Tại thị xã Ban Mê Thuột, từ 2 giờ sáng, Trung đoàn 198 đặc công đã nổ súng tiến công sân bay thị xã, sân bay Hoà Bình, khu kho Mai Hắc Đế, mở màn cuộc tiến công Ban Mê Thuột. Cùng lúc đó, pháo chiến dịch chế áp mãnh liệt các mục tiêu: Sư đoàn bộ Sư đoàn 23, sở chỉ huy tiểu khu Đắk Lắk, trại pháo binh, thiết giáp của địch. Cuộc pháo kích kéo dài đến 6 giờ sáng, làm rối loạn và tê liệt cơ quan chỉ huy, tiêu hao một bộ phận lực lượng địch trong thị xã.
Đến 17 giờ 30 phút ngày 10/3/1975, bộ đội ta đã chiếm được hầu hết các mục tiêu trong thị xã. Nguyễn Văn Thiệu và Tư lệnh Quân đoàn 2 Phạm Văn Phú lệnh cho binh lính còn lại trong thị xã “tự thủ Ban Mê Thuột bằng mọi giá” để chờ quân cứu ứng.
Ngày 11/3/1975: Giải phóng hoàn toàn Ban Mê Thuột; Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị: Nhanh chóng nắm thời cơ giành thắng lợi to lớn hơn nữa
6 giờ sáng ngày 11/3/1975, các đơn vị binh chủng hợp thành của ta từ ba hướng mở trận công kích vào sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Trong cơn tuyệt vọng, bọn địch cố dồn sức chống đỡ. Máy bay địch ném bom xuống đường phố. Xe tăng M48, M41 của địch liều mạng xông ra bịt các ngả đường.
Đến 11 giờ cùng ngày, sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy bị tiêu diệt. Đại tá Vũ Thế Quang, sư đoàn phó Sư đoàn 23 và Đại tá Nguyễn Trọng Luật, tiểu khu trưởng Đắk Lắk bị bắt.
Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng được kéo lên trên cột cờ cao của Sư đoàn bộ Sư đoàn 23. Trận then chốt mở đầu Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi sau 32 giờ tiến công mãnh liệt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_10 (1).jpg

Đánh chiếm trại Mai Hắc Đế (Buôn Ma Thuật) ngày 10-3-1975
Sài Gòn 1975_3_10 (2).jpg

10-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đành chiếm phi trường Phụng Dực (tên khác là Hòa Bình) ở Ban Mê Thuột
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_11 (1).jpg

10-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đành chiếm phi trường Phụng Dực (tên khác là Hòa Bình) ở Ban Mê Thuột
Sài Gòn 1975_3_11 (2).jpg
Sài Gòn 1975_3_11 (3).jpg

26-11-1994, tượng đài xe tăng T-34 từng mở đường cho bộ đội Bắc Việt Nam chiếm Ban Mê Thuột hôm 10-3-1975. Ảnh: Steve Raymer
Lưu ý: Trong trân Ban Mê Thuột, Quân Giải phóng sử dụng T-54 mà không sử dụng T-34
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_11 (4).jpg

Căn cứ 53 (tức Trại Mai Hắc Đế) của VNCH ở Buôn Ma Thuột bị Bắc Việt Nam đánh tan trong Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975
Sài Gòn 1975_3_11 (5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Ngày 12/3/1975, Quân Giải phóng đánh địch phản kích và thành lập ủy ban quân quản tỉnh Đắk Lắk
VNCH sử dụng liên đoàn 21 biệt động quân (thiếu) phối hợp với số quân còn lại của trung đoàn 53 tại trại B50 (hậu cứ sư đoàn 23) hình thành một cánh quân tại chỗ để phản kích.
Điều động toàn bộ hai trung đoàn còn lại của sư đoàn 23 (44 và 45) dùng trực thăng vận đổ bộ xuống khu vực Nông Trại - Phước An (phía Đông Buôn Ma Thuột), hình thành cánh quân phản kích chủ yếu đánh thẳng vào thị xã.
Huy động tối đa các sư đoàn không quân 6 (thuộc Quân đoàn II), 1 (tại Đà Nẵng), 4 (tại Cần Thơ) yểm trợ tối đa cho cuộc hành quân.
Điều động liên đoàn 7 biệt động từ Sài Gòn lên Pleiku thay thế hai trung đoàn 44 và 45 được rút đi để ném xuống Buôn Ma Thuột..
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Chiều ngày 12 tháng 3, sau trận oanh kích dọn bãi của 81 máy bay cường kích A-1, A-37, F-5; hai tiểu đoàn của trung đoàn 45 và một đại đội thám báo của sư đoàn 23 do trung tá Phùng Văn Quang (trung đoàn trưởng trung đoàn 45 chỉ huy) là những đơn vị đầu tiên đổ quân xuống Phước An. Hơn 100 máy bay trực thăng đủ loại, kể cả loại hạng nặng CH-47 Chinook được huy động cho cuộc chuyển quân. Lúc 13 giờ 10 phút chiều 12 tháng 3, đích thân thiếu tướng Phạm Văn Phú bay trên phi cơ hạng nhẹ U-17 lên vùng trời Buôn Ma Thuột chỉ huy cuộc phản kích. Từ trên máy bay, tướng Phú điện cho trung tá Võ Ấn đang chỉ huy các lực lượng giữ sân bay Hòa Bình biết cuộc đổ quân xuống Phước An - Nông Trại đã bắt đầu và động viên các đơn vị này cố gắng giữ vững. Sang ngày 13 tháng 3, 145 chiếc trực thăng đã đổ trung đoàn 44, pháo đội 232 và tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 45 xuống khu vực điểm cao 581, Nông Trại, Phước An, Chư Cúc dọc đường 21. Chiều tối 12 tháng 3, sau khi đợt 1 của cuộc đổ quân hoàn tất, tướng Phú quay lại Pleiku gặp tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trên máy liên lạc cao tần để báo cáo cho tổng thống Thiệu tin tức mới nhất về sự xuất hiện của sư đoàn 316 QGP trên chiến trường Buôn Ma Thuột.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Trong khi đang thực hiện việc chuyển quân của sư đoàn 23 từ Pleiku về Buôn Ma Thuột, sân bay Cù Hanh tiếp tục bị các đơn vị của sư đoàn 968 Quân Giải phóng pháo kích. Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng tại mặt trận Tây Nguyên đã dự liệu được phản ứng của QLVNCH và hành động theo phương châm: tranh thủ được một tiếng đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp đôi; tranh thủ được 24 tiếng đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp mười. Ngày 11 tháng 3 trong khi các trận đánh trong thị xã còn tiếp diễn, tiểu đoàn 6, trung đoàn 24 (sư đoàn 10) đã tấn công cứ điểm Chư Nga và căn cứ 45 phía Đông thị xã. Việc để mất căn cứ 45 và cứ điểm Chư Nga đã buộc các trung đoàn 44 và 45 QLVNCH phải thay đổi địa điểm đổ quân đến Nông Trại - Phước An. Từ chiều 13 tháng 3, các trung đoàn 24 và 28 (sư đoàn 10) được tăng cường hai đại đội xe tăng và một tiểu đoàn pháo binh đã hành quân suốt đêm và áp sát quận lỵ Phước An vào rạng sáng. 7 giờ 7 phút sáng 14 tháng 3, trong khi các đơn vị của hai trung đoàn 44 và 45 QLVNCH còn chưa triển khai đội hình, trung đoàn 24 (sư đoàn 10 QGP) có hai tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 yểm hộ đã từ hai phía nổ súng tấn công trung đoàn 45 tại điểm cao 581..
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Đến 12 giờ trưa ngày 14 tháng 3, các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 45 cùng tiểu đoàn bảo an tại điểm cao 581 hầu như bị đánh tan. Tiểu đoàn còn lại vừa đánh vừa lùi về khu vực Nông Trại. Bây giờ thì nhiệm vụ trước mắt của trung đoàn 44 (sư đoàn 23 QLVNCH) chưa phải là giải toả Buôn Ma Thuột mà là ứng viện cho trung đoàn 45 đang bị vây ép. Ngày 15 tháng 3, cánh quân còn lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị đánh tan, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đã nổ máy định bốc họ lên không.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,233
Động cơ
350,987 Mã lực
Trong cả chiến dịch giải phóng miền Nam 1975 thì trận Buôn Mê Thuột là trận thể hiện nghệ thuật quân sự cao nhất của quân Giải Phóng. Từ đó các đơn bị VNCH tan rã như quân domino, bại binh như núi lở nên quân Giải Phóng phần lớn là hành tiến thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
15/3/1975 – binh sĩ VNCH lên trực thăng đến giải cứu Ban Mê Thuột. Ảnh: Nick Ut
Sài Gòn 1975_3_15 (2).jpg

3-1975 – VNCH đổ quân xuống Gia Nghĩa hòng giải cứu Ban Mê Thuột (nhưng bị Quân Giải phóng đánh tơi tả)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,004
Động cơ
1,127,922 Mã lực
Ngày 17 tháng 3, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên điều tiếp trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và tiểu đoàn xe tăng còn lại của trung đoàn 273 tăng cường cho trung đoàn 24 tấn công Phước An. Cùng ngày, trung đoàn 66 (sư đoàn 10) và trung đoàn đặc công 198 mở đợt tổng công kích vào cụm quân còn lại của trung đoàn 53 và liên đoàn 21 biệt động quân tại sân bay Hòa Bình (Phụng Dực). 11 giờ 30 sáng 17 tháng 3, sân bay Hòa Bình bị chiếm. Trung đoàn 53 bị xóa sổ. Một nhóm nhỏ gần 20 binh sĩ của cụm quân này thoát vây chạy về được Phước An. Trong ngày 17 tháng 3, trung đoàn 44 bị tấn công liên tục tan rã tại Phước An. Đại tá Đức (tư lệnh mới của sư đoàn 23) đưa sở chỉ huy nhẹ sư đoàn và hơn 700 quân còn lại về Chư Cúc. Ngay lập tức, họ bị trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và 1 tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 QGP truy kích, phải bỏ Chư Cúc chạy về Pleiku.. Trận phản kích của QLVNCH với ý định tái chiếm Buôn Ma Thuột thất bại.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top