[Funland] Tư liệu: Tư duy kinh tế 1975-1989

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Chuyển bến tư duy về giá thu mua lương thực:

-Ủy ban Vật giá Nhà nước muốn duy trì cách thức Liên Xô, nghĩa là định giá lương thực thật thấp. Nông dân và nông nghiệp phải hy sinh cho công nghiệp hóa để tạo số vốn ban đầu cho xây dựng CNXH.

-Viện Kinh tế học cho rằng đây là cơ chế bất cập, mua như cướp, bán như cho, nông dân ko thể thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất.

Vụ này cãi nhau dai dẳng ở cấp trung ương.

Trong khi đó thì địa phương xé rào. Giá chỉ đạo của UB Vật giá là 0,52 xu/kg, nhưng TP.Hồ Chí Minh mua tới 1,5đ, rồi 2đ/kg.

Địa phương ko bị phạt, bởi kết quả rất tốt: Thành phố có đủ gạo bán cho dân. Hơn 3 triệu người ko phải ăn bo bo nữa.

An Giang cũng làm thế, ngoài việc thu mua được nhiều lương thực, lại dư tiền (những 10 củ) nộp ngân sách địa phương.

Thực tiễn từ cơ sở đã kết thúc cuộc tranh cãi trên trung ương

Tháng 9/1979, Bộ Chính trị ra Thông báo 14:

"Sau khi đã nộp đủ thuế nông nghiệp và bán nông sản cho nhà nước theo hợp đồng 2 chiều, người sản xuất được tự do lưu thông. Thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán tổ chức mua bằng giá thỏa thuận để nắm thêm nông sản hàng hóa".
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,354
Động cơ
466,773 Mã lực
sao những tài liệu sách vở, hối ký kiểu này dạo náy lắm thế nhỉ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Tháng 9/1979, diễn ra Hội nghị Trung ương 6.

Thủ tướng Phạm văn Đồng trình bày bản báo cáo nổi tiếng mang tên "Những vấn đề kinh tế cấp bách". Sau đó, Hội nghị ra Nghị quyết 20, chủ trương bung ra, cởi trói sản xuất với những nội dung chính sau:

-Phê phán lệch lạc, tả khuynh trong thực hiện cải tạo công thương nghiệp và cải tạo nông nghiệp.

-Thừa nhận phải kết hợp kế hoạch với những quy luật của thị trường.

-Sử dụng kinh tế tư nhân và cả tư bản tư nhân trong phát triển kinh tế, có sự kiểm soát của nhà nước; chấp nhận kinh tế nhiều thành phần.

-Sửa đổi hệ thống giá cả và cơ chế quản lý giá....
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Địa phương bung ra

Cơ sở đã có quyết định táo bạo nhưng "khôn": Ko chống thể chế, nhưng lách cơ chế.

Khác với những cuộc xé rào hồi những năm 60 (Như Vĩnh Phúc-1968), lần này, Trung ương ko "tuýt còi" mà "cứ thử cho làm xem sao"

Hải Phòng, 1980

HTX Đoàn Xá trước đó có 7.000 nhân khẩu mà thu hoạch được có 160 tấn lúa, bằng 1/6 sản lượng thông thường. Đã thế, còn phải giao nộp nhà nước 100 tấn. Vậy, 7.000 nhân khẩu chỉ còn 60 tấn lúa. Tính trung bình, mỗi người chỉ có 1kg gạo ăn trong 6 tháng.

HTX này còn có tên gọi là "HTX ăn mày", vì nông dân chỉ còn cách đi ăn mày mới hết đói.

Từ khi HTX làm chui, sản lượng tăng 6 lần, đảm bảo nộp đủ chỉ tiêu cho nhà nước, nông dân có cái ăn.

Huyện về định thi hành kỷ luật, nhưng ko thể không đồng tình với cách làm này. Tỉnh về kiểm tra huyện thấy ổn quá, liền bá cáo lên Trung ương

Rồi vụ Vĩnh Lạc (Vĩnh Phú) cũng có kết quả xé rào khá ổn...

Cuối năm 1980, Ban Bí thư ra thông báo:

"Tận dụng sức lao động của gia đình xã viên, phát huy được tính tích cực lao động, tinh thần hăng hái áp dụng biện pháp kỹ thuật và ý thức chăm lo tiết kiệm chi phí trong sản xuất, khai thác thêm được một phần vật tư của gia đình xã viên...".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Xí nghiệp đánh cá Côn Đảo-Vũng Tàu, năm 1979

Vốn là 1 xí nghiệp quốc doanh, nhưng làm ăn kém tập đoàn sản xuất. Năm 1979, xí nghiệp mời ông Năm Ve, lãnh đạo tập đoàn sản xuất về điều hành.

Ông Năm Ve áp dụng mô hình quản lý của các chủ như trước giải phóng, nhưng nhà nước là "chủ doanh nghiệp".

Kết quả là: Cứ 1.000đ tài sản cố định thì khai thác được 1 tấn cá, trong khi con số tương tự ở quốc doanh trung ương là 17.000đ mới đc 1 tấn cá

Ở Xí nghiệp đánh cá quốc doanh Hạ Long, cứ khai thác 1 tấn cá, NHà nước bù lỗ từ 5-10.000đ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
6,258
Động cơ
191,566 Mã lực
sao những tài liệu sách vở, hối ký kiểu này dạo náy lắm thế nhỉ?
sắp hội làng mà cụ, phải có những cái này để biết mình đã vấp ở đâu, đã ngã ở đâu để còn né mà cụ :D

lần nữa cảm ơn cụ Lầm nhá, mời cụ mà máy nó bẩu : phài từ từ :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Công ty xe khách TP.Hồ Chí Minh, năm 1979

Cơ chế quốc doanh dẫn tới tình trạng lượng đàu xe giảm sút nhanh vì thiếu phụ tùng, thiếu xăng dầu...hành khách phải xếp hàng, ăn chực nằm chờ xe.

Khi được khoán, tài xế tự lo xăng dầu, vật tư. Từ đó, họ ko ăn bớt xăng dầu, ăn cắp phụ tùng nữa. Khẩu hiệu "yêu xe như con, quý xăng như máu" đột nhiên được thực hiện rất tốt trên thực tế, điều trước đây không có.

Nạn vé chợ đen chấm dứt; hết cảnh hành khách xếp hàng chờ đợi mệt mỏi ở các bến xe.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Cụ Lầm xem lại bộ gõ tí đi nhé, đọc mệt quá vì dấu không chuẩn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

-Các Imex:

Tức là các công ty xuất nhập khẩu của địa phương, được thành lập từ ănm 1980, chủ động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, rồi lấy nông hải sản để trang trải. Mô hình này nửa đầu những năm 80 đã giúp kinh tế VN không bị 'quẫn bách" như một số nước XHCN khác.

-Vosco và hàng Vosco

Hàng năm, có một lượng hàng hóa trị giá khoảng 100-200 triệu USD được mang về nước qua hàng trăm chuyến tầu viễn dương. Chắc các cụ vẫn nhớ tủ lạnh, ti vi, xe máy, cát xét...:)). Đây chính là nguồn bổ sung hàng hóa vốn đang cực kỳ thiếu ở VN.

-Đường dây buôn bán với nước ngoài:

Với Liên Xô và Đông Âu; buôn bán qua biên giới với Lào và Cam. Hàng nhập khẩu từ những nguồn này chiếm tới 80-90% thị trường

-Các xí nghiệp tự vay vốn ngoại tệ để nhập nguyên liệu...

Vietcombank TP. Hồ Chí Minh đột phá:

-Cho vay ngoại tệ.

-Bảo lãnh trả chậm

-Quyền sử dụng ngoại tệ.

-Hợp đồng kinh tế ngoại tệ

4 hình thức này đã giúp nhiều địa phương tháo gỡ khó khăn trong tìm kiếm ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất được "bung ra".
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Ô, sao vừa rồi xem trên lap thấy bài cụ Lầm các dấu chạy lung tung, giờ lại thấy ổn rồi.
 

Fexx

Xe điện
Biển số
OF-204717
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
3,039
Động cơ
350,070 Mã lực
Nơi ở
beer & pub
Vosco và thủy thủ viễn dương , người giàu có 1 thời đã qua
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Sắp đến đoạn đổi xiền chưa các cụ? Em chỉ nhớ hôm mẹ em đi đổi tiền em đi theo lúc cầm tiền về mà nhìn mẹ em cứ thẫn thờ, bần thần, mếu máo. Bố em lão thành cách mạng thì cả tháng trc đó ra sức động viên thuyết phục người nhà đi đổi tiền theo chủ trương nhà nc. Sau này thì chính bố em lại sợ vụ đổi tiền nhất, lâu lâu lại nháo nhác tin vỉa hè ở đâu là sắp đổi tiền tiếp, nhớn nhác, xì xào như buôn bạc giả. Khổ thế cơ chứ!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Tháng 2/1980, Chủ tịch nước ký lệnh thay đỏi một loạt nhân sự trong Chính phủ, thực chất là đưa những người cấp tiến vào những vị trí then chốt của nền kinh tế: Ủy ban Kế hoạch, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Vật giá NHà nước....

Bắt đầu quá trình đưa những người đang lẽ bị tuýt còi, nay được cầm còi.

Tháng 11/1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 32: Nguyên nhân trì trệ kinh tế chính là sự trì trệ trong công tác tổ chức cán bộ. Công tác này ko đáp ứng được những yêu cầu mới, nhất là về lãnh đạo và quản lý kinh tế.

"Bộ máy vừa tập trung, quan liêu, cồng kềnh, cách bức, vừa phân tán, chia cắt....một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, vô kỷ luật, vô trách nhiệm, tham ô, cửa quyền, không dân chủ, xu nịnh cấp trên, hống hách với cấp dưới, ức hiếp quần chúng, trù dập người tốt, dao động trước khó khăn, giảm sút ý chí chiến đấu..."

(TRích Nghị quyết 32)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,965
Động cơ
-1,781 Mã lực
Sắp đến đoạn đổi xiền chưa các cụ? Em chỉ nhớ hôm mẹ em đi đổi tiền em đi theo lúc cầm tiền về mà nhìn mẹ em cứ thẫn thờ, bần thần, mếu máo. Bố em lão thành cách mạng thì cả tháng trc đó ra sức động viên thuyết phục người nhà đi đổi tiền theo chủ trương nhà nc. Sau này thì chính bố em lại sợ vụ đổi tiền nhất, lâu lâu lại nháo nhác tin vỉa hè ở đâu là sắp đổi tiền tiếp, nhớn nhác, xì xào như buôn bạc giả. Khổ thế cơ chứ!
Đổi tiền là năm 85, lúc gần đến ngày đổi tiền (gần rằm trung thu) em mang tiền đi mua khẩu súng phun nước mà cái hàng đồ chơi ở trước cửa chợ Đồng Xuân nó không bán.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Tháng 6/1980, Ban Bí thư ra Thông báo 14, nhìn nhận lại công cuộc cải tạo công thương nghiệp:

-Năng lực của phần lớn xí nghiệp sau khi cải tạo chứ được sử dụng tốt, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế giảm, nhìn chung quản lý kém hơn trước.

-Thương nghiệp XHCN phát triển chậm, nguồn hàng tập trung trong tay Nhà nước còn quá thấp, nhìn chunh tình hình thị trường chứ có chuyển biến tốt, có những mặt xấu hơn trước.

-Tài sản thu được qua cải tạo bị hư hỏng, mất mát nhiều.

-Đời sống của công nhân và nhân dân lao động có nhiều khó khăn hơn. Vai trò làm chủ tập thể của công nhân và lao động trong các xí nghiệp đã cải tạo chứ được đề cao. lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề chưa đwwocj sử dụng tốt, một số người đã bỏ việc, đi ra nước ngoài.

-Tâm trạng hoài nghi chán nản và bất mãn khá phổ biến không chỉ trong tầng lớp tư sản dân tộc mà còn cả trong một bộ phận tiểu tư sản, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Cuối cùng, Ban Bí thư quyết:

"Rút gọn nhiệm vụ của Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương...", giờ chỉ tổng kết công tác đã làm, không tiến hành "cải tạo" nữa.

Dù còn những ý kiến khác nhau, nhưng Ban Bí thư "cấm" cán bộ phát biểu công khai trái chỉ đạo này.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

-Tháng 2/1980, Chính phủ ra Nghị quyết 40, cho phép thực hiện xuất nhập khẩu địa phương. Điều này trước đó bị coi là bất hợp pháp. Hàng loạt các công ty imex ra đời...

-Tháng 1/1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100 (Khoán 100) với nội dung cơ bản là xóa bỏ chế độ công điểm và ăn chia trong các hợp tác xã, giao ruộng đất cho các đơn vị hoặc cá nhân người lao động, áp dụng định mức giao nộp sản phẩm cho HTX. Các HTX căn cứ trên các diện tích nhận khoán mà phân bổ nghĩa vụ cho từng hộ xã viên.

Định mức này căn cứ trên năng suất thực tế của ruộng đất trong những năm trước đó. Người nông dân, ngoài nộp định mức theo quy định, được hưởng phần còn lại. Điều này kích thích họ sản xuất.

Khoán quan trọng như vậy nhưng chỉ là Chỉ thị, chứ không phải NGhị quyết; ko do Bộ Chính trị mà lại là Ban Bí thư ban hành?

Bởi còn nhiều ý kiến khác nhau.

Trong Trung ương, Trưởng ban Nông nghiệp còn phản đối, nên ko có Nghị quyết.

Trong Chính phủ, được ông Bộ trưởng Nông nghiệp đồng ý, nhưng Thủ tướng lại lưỡng lự, nên ko có văn bản từ Chính phủ.

Cuối cùng, Ban Bí thư ra Chỉ thị.

Chính TRung ương cũng đã "lách" cơ chế với "khoán 100".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Tháng 1/1981, Chính phủ ban hành Quyết định 25, cho phép áp dụng chế độ 3 kế hoạch:

-Kế hoạch của Trung ương (kế hoạch 1)

-Kế hoạch liên doanh liên kết với cơ sở bạn (kế hoạch 2, trước đây bị coi là móc ngoặc).

-Kế hoạch tự tìm kiếm nguyên liệu để sản xuất cho thị trường (Cơ sở quốc doanh được sản xuất cho thị trường tự do-KẾ HOẠCH 3).
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,697
Động cơ
422,620 Mã lực
Bà đầm Thép xứ sương mù đã hằng đúng khi nói:"sớm hay muộn thì các chế độ cộng sản cũng sẽ tiêu hết tiền của ai đó.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Tháng 1/1981, Bộ trưởng Nội thương mới là ông Trần Phương trình Bộ Chính trị Đề án cải tiến công tác nội thương:

-Dẹp bỏ hoàn toàn hệ thống các mặt hàng cung cấp.

-Bán theo sát giá thị trường.

-Bù vào lương cho cán bộ công nhân viên chức.

Đây được coi là bước chuyển hẳn sang kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, Đề án đã ko được chấp thuận hoàn toàn bởi nó đụng chạm đến những thói quen bao cấp của số đông người.

Nó chỉ được chấp thuận một phần, khi Bộ Chính trị cho phép xóa bao cấp cho 33/42 mặt hàng. Những thứ thiết yếu như gạo, vải, thịt, đường, chất đốt...vẫn giữ chế độ cung cấp định lượng.

Tháng 5/1981, diễn ra cuộc cải cách giá lần thứ nhất, khi mà lúc đó, hầu hết các mặt hàng đã được nâng giá 10 lần cho sát với giá thị trường trong nước và thế giới.

Tháng 6/1981, cán bộ công nhân viên chức được phụ cấp 100% lương cơ bản.

Tháng 7/1981 ban hành giá bán buôn vật tư mới.

Tháng 9/1981, ban hành chính sách mới về thu mua nông sản.

Một mặt bằng giá mới được hình thành.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1982, Bộ Nội thương quyết định dẹp bỏ các cửa hàng cung cấp đặc biệt ở các phố Tông Đản, Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung.

Vì sao chỉ là dẹp bỏ vài cửa hàng, mà Bộ trưởng phải ra quyết định?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top