- Biển số
- OF-35138
- Ngày cấp bằng
- 12/5/09
- Số km
- 605
- Động cơ
- 479,228 Mã lực
1. Tôi có vợ chồng người em đi du học rồi sống nhiều năm ở Nhật. Gần đây, vợ chồng cậu quyết định về nước làm việc. Trong hành trang hồi hương, ngoài những thứ đã nằm trong... đầu, vợ chồng cậu có một số đồ đạc, trong đó có cái nồi cơm điện.
Cái nồi cơm diện nội địa của Nhật (vốn sản xuất chỉ dành cho người bản xứ) mà vợ chồng cậu em mang về tròn tròn giống cái đầu người máy Asimo đã từng vài lần sang thăm Việt Nam, rất hiện đại và đa năng. Ngoài chức năng nấu cơm, nó còn có chức năng nấu cháo, chức năng hấp, thậm chí cả chức năng... nướng. Nó đặc biệt ở chỗ, nếu nấu cơm, bạn chỉ cần cho gạo, đổ nước vào, cắm diện và nhấn nút, gạo chẳng cần vo, nước đổ nhiều bao nhiêu cũng được (miễn đừng ít quá), khi bạn nhấn nút chức năng nấu cơm, nổi sẽ tự lọc tạp chất, tự điều chỉnh nước sao cho vừa chín hạt cơm. Nếu bạn hấp hay nướng bánh, dù bánh to hay nhỏ, chỉ cần nhấn đúng nút chức năng, nó tự cảm nhận được bánh trong nồi cần bao nhiêu thời gian và nhiệt độ để chín mà làm vừa lòng chủ...
Nhưng có một điều mà chiếc nồi cơm điện do vợ chổng cậu em tôi mang về thua xa cái nồi cơm điện rẻ tiền bên xứ mình. Đó là chiếc nồi chúng ta thường dùng chỉ cần vo gạo, đổ nước (tất nhiên là phải canh nước sao cho vừa), cắm điện và chờ tối đa 20 phút là có cơm ăn, còn cái nồi cơm điện nội địa của Nhật kể trên phải mất tối thiểu 40 phút đến một tiếng.
Tại sao người Nhật đã có thể sản xuất ra chiếc nồi thông minh đến thế nhưng lại không thể rút ngắn được thời gian nấu cơm so với cái nồi rẻ bèo bán ở Việt Nam? Cậu em cười hề hề giải thích: "Tất nhiên khi đã sản xuất ra được cái nồi cỡ đó thì việc rút ngắn thời gian nấu cơm chỉ là chuyện... vặt. Nhưng điều đáng để chúng ta suy nghĩ lại chính ở chỗ này".
Cậu em giảng giải: Cũng như nhiều thứ khác, trước khi chế tạo ra cái nồi cơm điện thông minh này, những kỹ sư Nhật đã nghiên cứu rất kỹ cơ chế làm chín thức ăn: để hạt cơm có thể chín mềm đều từ trong ra ngoài, nồi cơm không có chỗ khô chỗ ướt, ngoài những yếu tố quan trọng như chất liệu, độ dày, khả năng xử lý nhiệt độ của nồi phải phù hợp, còn cần đến một thứ tối quan trọng khác: thời gian "ủ” cần thiết cho hạt gạo trong quá trình chuyển hóa thành cơm. Nhờ vậy mà cùng một loại gạo, cái nồi cơm điện nội địa của Nhật đã cho ra thứ cơm ngon hơn bất ứ cái nồi cơm điện “nấu nhanh” nào. Mà người Nhật thì luôn dành những thứ "ngon" nhất cho mình.
Đến đây tôi mới "ớ người" ngộ ra một chân lý xưa như trái đất: có những thứ giá trị không bao giờ có thể tạo ra được bằng sự đốt cháy giai đoạn.
Cái nồi cơm diện nội địa của Nhật (vốn sản xuất chỉ dành cho người bản xứ) mà vợ chồng cậu em mang về tròn tròn giống cái đầu người máy Asimo đã từng vài lần sang thăm Việt Nam, rất hiện đại và đa năng. Ngoài chức năng nấu cơm, nó còn có chức năng nấu cháo, chức năng hấp, thậm chí cả chức năng... nướng. Nó đặc biệt ở chỗ, nếu nấu cơm, bạn chỉ cần cho gạo, đổ nước vào, cắm diện và nhấn nút, gạo chẳng cần vo, nước đổ nhiều bao nhiêu cũng được (miễn đừng ít quá), khi bạn nhấn nút chức năng nấu cơm, nổi sẽ tự lọc tạp chất, tự điều chỉnh nước sao cho vừa chín hạt cơm. Nếu bạn hấp hay nướng bánh, dù bánh to hay nhỏ, chỉ cần nhấn đúng nút chức năng, nó tự cảm nhận được bánh trong nồi cần bao nhiêu thời gian và nhiệt độ để chín mà làm vừa lòng chủ...
Nhưng có một điều mà chiếc nồi cơm điện do vợ chổng cậu em tôi mang về thua xa cái nồi cơm điện rẻ tiền bên xứ mình. Đó là chiếc nồi chúng ta thường dùng chỉ cần vo gạo, đổ nước (tất nhiên là phải canh nước sao cho vừa), cắm điện và chờ tối đa 20 phút là có cơm ăn, còn cái nồi cơm điện nội địa của Nhật kể trên phải mất tối thiểu 40 phút đến một tiếng.
Tại sao người Nhật đã có thể sản xuất ra chiếc nồi thông minh đến thế nhưng lại không thể rút ngắn được thời gian nấu cơm so với cái nồi rẻ bèo bán ở Việt Nam? Cậu em cười hề hề giải thích: "Tất nhiên khi đã sản xuất ra được cái nồi cỡ đó thì việc rút ngắn thời gian nấu cơm chỉ là chuyện... vặt. Nhưng điều đáng để chúng ta suy nghĩ lại chính ở chỗ này".
Cậu em giảng giải: Cũng như nhiều thứ khác, trước khi chế tạo ra cái nồi cơm điện thông minh này, những kỹ sư Nhật đã nghiên cứu rất kỹ cơ chế làm chín thức ăn: để hạt cơm có thể chín mềm đều từ trong ra ngoài, nồi cơm không có chỗ khô chỗ ướt, ngoài những yếu tố quan trọng như chất liệu, độ dày, khả năng xử lý nhiệt độ của nồi phải phù hợp, còn cần đến một thứ tối quan trọng khác: thời gian "ủ” cần thiết cho hạt gạo trong quá trình chuyển hóa thành cơm. Nhờ vậy mà cùng một loại gạo, cái nồi cơm điện nội địa của Nhật đã cho ra thứ cơm ngon hơn bất ứ cái nồi cơm điện “nấu nhanh” nào. Mà người Nhật thì luôn dành những thứ "ngon" nhất cho mình.
Đến đây tôi mới "ớ người" ngộ ra một chân lý xưa như trái đất: có những thứ giá trị không bao giờ có thể tạo ra được bằng sự đốt cháy giai đoạn.