1. Từ
Cửu Long chả liên quan đến từ
Klong.
2. Đủ cả 9 cửa cụ nhé.
Nguồn đây.
Kính cụ! Vẫn đang cãi nhau cụ ạ
Về tên gọi sông Cửu Long, ( hay đồng bằng sông Cửu Long ) trước đây đã có nhiều ý kiến, ngoài nghĩa thông thường ai cũng biết là do các nhánh sông tại Nam bộ chảy ra biển Đông bằng 9 cửa, nên được gọi là Cửu Long ( chín con rồng). Tuy nhiên có người lại cho rằng Cửu Long là tiếng phiên âm từ tiếng Mekongk của Khmer hoặc Mékăng theo tiếng Thái. Gần đây, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường trong một tài liệu nghiên cứu, ( Sử Việt đọc vài quyển ) ông cho rằng Cửu Long là phiên âm từ tiếng Klong của Malaisia, ( cũng theo ông, nếu cố mà đếm cho đủ các nhánh sông thì cũng chỉ có 8 cửa ! ).
Như chúng ta đều biết, người Việt tiếp cận con sông này từ khoảng đầu thế kỷ 17 khi những lưu dân theo chúa Nguyễn vào Nam lập ấp xây làng. Từ đó tên gọi con sông này đã được ghi vào sử sách như sau :
- Sách Đại Nam thực lục ghi là sông Khung:
“ Tháng 11, viên quan coi việc làm tập biên cương giới là Hoàng Hữu Xứng nghĩ dâng sách ấy phàm lệ có 12 diều
Về nguyên được chuẩn cho kiểm xét cương giới nước ta tiếp giáp với nước Thanh, nước Xiêm, nước Diến và sông Khung Giang đích là chỗ nào, biên tập thành sách. Nay kính xét miền thượng du nước ta lấy sông Khung làm giới hạn, thì từ Nghệ An trở vào Nam, có giáp sông ấy, còn từ Nghệ An trở về Bắc, thì giáp giới với sông ấy, không liên can với nhau. Sách này xin chuyển lấy cương giới tiếp giáp các nước làm chủ, sông Khung cũng xét cả một thể, tùy theo nđịa phương nào, thông với sông ấy, biên thêm vào, đề phòng xem xét, nhưng đặt tên sách là Đại nam cương giới vựng biên, không phải cùng biên cả chữ “ Khung Giang”…) ( ĐNTL, sđd, tr 290).
Theo tác giả Nguyễn Văn Âu trong Địa danh Việt Nam thì Khung là tiếng chỉ con sông của đồng bào dân tộc Thái ở tại vùng Tây Bắc Việt Nam ( sđd, tr 40)
-Sách “ Sử lục bị khảo “ do Đặng Xuân Bảng soạn năm 1876 thì ghi là sông Lan Thương :
“ Miền Tây Nam kỳ thì có sông Tiền Giang và sông Hậu Giang là lớn nhất, tức là hạ lưu của sông Lan Thương bắt nguồn từ Thanh Hải ( Trung Hoa)…( Sử Học bị khảo, sđd, tr 138 ).
- Trương Vĩnh Ký khi viết Petit cours de geographie de la Basse –Cochichine xuất bản năm 1875 ghi là Mé-cong:
“ Les fleuves Anterieur et Posterieur sont formes du grand fleuve Mé- cong…”( Petit cours…; sđd, tr 18)
Khi soạn Gia Định Thành Thông Chí, cụ Trịnh Hoài Đức chính thức ghi tên sông là sông Cửu Long:
“ Mỹ Tho giang-( Sông lớn): Ở trước trấn, làm sông cái của trấn. Phát nguồn từ sông Cửu Long tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ), chảy nhanh cuồn cuộn từ phía bắc qua phía tây… ( GGĐTTC, sđd, tr 42)
Sau này, tên gọi Cửu Long mới được các sử gia triều Nguyễn ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí:
“ Miền tây Nam kỳ thì có sông Tiền Giang và sông Hậu Giang là lớn nhất, tức là hạ lưu của sông Lan Thương bắt nguồn từ Thanh Hải ( Trung Quốc) qua phủ Lệ Giang tỉnh Vân Nam, qua các phủ Đại Lí, Thuận Ninh, đến phủ Phổ Nhĩ, có sông Phổ Nhĩ đến từ phía đông chảy vào làm sông Cửu Long…” ( ĐNNTC, T5, tr 273)
Căn cứ vào những ghi chép đó, ta có thể suy luận rằng, phải chăng tên gọi Mê Kông đã được cư dân người Việt, những người đầu tiên đến khai hoang lập ấp tại vùng đất mới dưới thời các chúa Nguyễn “Việt hóa ”thành Cửu Long để truyền ngôn ? Rồi từ đó, cụ Trịnh Hoài Đức (1765-1825) mới chép vào cuốn địa chí đầu tiên của vùng đất Nam bộ ?
Có thể lý giải rằng, cách gọi này, một phần dựa vào cách phát âm của cư dân láng giềng, những người đã cùng họ “đồng lao cộng khổ” trên vùng đất mới hoang vu, đầy khó khăn thuở ban đầu. Nơi đó, trên rừng là cọp, dưới nước là sấu luôn chực chờ với bao nỗi hiểm nguy. Gọi tên một con sông dài bao trùm cả một vùng đồng bằng rộng lớn, bằng một âm gần gũi cũng là một cách để dễ dàng giao tiếp, tạo sự đoàn kết thân hữu, tương trợ nhau. Mặt khác, điều này có lẽ quan trọng hơn, trong tâm thức của người Việt đến từ các vùng phía Bắc di dân vào Nam, họ quan niệm rằng, một con sông lón, một ngọn núi cao luôn gắn liền với hình ảnh của những vị thần, mà biểu tượng con Rồng ( Long ) là linh vật tiêu biểu, là vật chủ của nguồn nước... Lại thêm nữa, sông đổ ra biển theo nhiều nhánh, thuở đó không ai đếm được bao nhiêu, nên cứ gọi là chín ( Cửu), đó là con số tròn đầy, viên mãn , rồi dần dần tên gọi đó được được ghi vào sách vở và truyền lại đến ngày nay…
nguồn :
http://sachxua.net/forum/index.php?topic=3117.0;wap2