[TT Hữu ích] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Hóa ra từ "Ren" ( Răng) trong cơ khí vẫn chưa tìm được từ gốc hả Cụ Hán?
Cụ Bụp xắn tay áo lên xem lào! Tiếng Ăng Lê thì nó là Screw, thiếng Pháp thì là Vis. Thần việt nghe cũng không xuôi. Có lẽ nào người Việt gọi nó là cái "Rãnh" theo tiếng Pháp là " Rainure"
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,980
Động cơ
736,450 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Hóa ra từ "Ren" ( Răng) trong cơ khí vẫn chưa tìm được từ gốc hả Cụ Hán?
Cụ Bụp xắn tay áo lên xem lào! Tiếng Ăng Lê thì nó là Screw, thiếng Pháp thì là Vis. Thần việt nghe cũng không xuôi. Có lẽ nào người Việt gọi nó là cái "Rãnh" theo tiếng Pháp là " Rainure"
Iem cũng chưa lần ra cụ ơi.:D
 
Chỉnh sửa cuối:

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
Em tìm mãi không được từ "Cầu Ba lây" trong tiếng Việt Cụ ạ :-B
Cầu Bai-Lây (Bailey) là loại cầu dã chiến giàn thép chế tạo sẵn, dễ tháo lắp do ông Donald Bailey một công chức ham mê cầu của Anh thiết kế trong Thế chiến thứ 2). Loại cầu này được sử dụng rất phổ biến ở Miền Nam thời VNCH. Thời Pháp cũng có loại cầu dã chiến cháu nhớ gọi lài cầu Pi-giô (cụ nào tra giúp tiếng Pháp có hay ko giúp cháu)

Một cầu Bai-lây quân dụng



Cầu Mường Thanh:



Cầu Hiền Lương



Còn ngoài Bắc sau năm 1954 ngoài các cầu dã chiến của Pháp để lại thì có khá nhiều cầu sử dụng kết cấu dầm giàn thép như UIKM, H10 của Liên Xô [nhân đây cháu thêm từ Xô-viết = Soviet cụ chủ nhé] hay T66 của Trung Quốc viện trợ.

Như vậy kết cấu giàn Bai-lây từ chỗ mang tên người (sau thành hãng sản xuất http://www.baileybridge.com) đến nay đã trở thành một dạng kết cấu mà được nhiều nơi sản xuất, trong đó có cả Việt Nam. Ở Hà Nội cụ nào đi qua 2 cầu thép đầu đường Kim Ngưu thì chính là nó đấy các cụ ạ. VN chế nhái hay sao mà xấu vãi các cụ ạ



Cầu do hãng Ma-bêy sản xuất lắp ở Áp ga ni x tan

 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
Báo cáo các cụ là một số từ tìm kiếm bằng anh gúc khá là khó khăn do những từ này cũ, phổ biến thời chưa có nét. Nếu bây h dùng tiếp thì do trình độ ngoại ngữ và hội nhập nhiều nên thường có xu hướng dùng từ gốc chứ ko dùng từ việt hóa nữa. Cháu nghĩ từ bai-lây là một ví dụ. Cháu nhớ là xưa có đọc nhiều tài liệu in có từ này. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận thì kết cấu bailey mới trở lại và khi gọi hoặc viết người ta dùng từ gốc nên hỏi cụ gúc cụ cũng chịu
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Từ Tao cháu ko nghĩ từ thời Pháp vì kỹ thuật này sau này mới có ở VN. Cũng không phải tiếng Anh - Mỹ vì nó là Tendon. Vậy khả năng chỉ từ tiếng Nga hoặc tàu thôi.
Dâv văng có từ do cụ Bụp post rồi thì phải. Gốc tiếng Nga cụ ạ.
Từ "Tao" trong tao cáp như Cụ nói có thể mới xuất hiện sau này cũng có lý. Có điều từ thời Pháp thuộc họ cũng XD nhiều cầu treo ở nước ta, vì vậy cháu nghĩ Cable đã được sử dụng từ thời ấy.
TAO CÁP là một tổ hợp gồm nhiều sợi bện lại. Ví dụ như tao cáp 7 sợi. Cụ nào làm kết cấu, dự ứng lực chắc rành về vụ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Một từ nữa cụ nào làm ảnh hay dùng. Đen-xi-ti
gốc là Density mật độ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,380
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Một từ nữa cụ nào làm ảnh hay dùng. Đen-xi-ti
gốc là Densyti mật độ.
Hình như dân chộp choẹt ko gọi là mật độ mà khác , em ko nhớ ...đã đi với 1 cụ ô phở chộp con nghệ thụt rồi , nghe cụ ấy nói khác cơ ?
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Hình như dân chộp choẹt ko gọi là mật độ mà khác , em ko nhớ ...đã đi với 1 cụ ô phở chộp con nghệ thụt rồi , nghe cụ ấy nói khác cơ ?
Chộp choẹt thì gọi là độ phân giải cụ ợ. Các cụ làm tráng rọi ảnh ọt thì gọi là đen xi ti. Tức là mật đọ hạt mầu trên mm2.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,899
Động cơ
488,547 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
1. Từ Cửu Long chả liên quan đến từ Klong.

2. Đủ cả 9 cửa cụ nhé. Nguồn đây.



Kính cụ! Vẫn đang cãi nhau cụ ạ

Về tên gọi sông Cửu Long, ( hay đồng bằng sông Cửu Long ) trước đây đã có nhiều ý kiến, ngoài nghĩa thông thường ai cũng biết là do các nhánh sông tại Nam bộ chảy ra biển Đông bằng 9 cửa, nên được gọi là Cửu Long ( chín con rồng). Tuy nhiên có người lại cho rằng Cửu Long là tiếng phiên âm từ tiếng Mekongk của Khmer hoặc Mékăng theo tiếng Thái. Gần đây, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường trong một tài liệu nghiên cứu, ( Sử Việt đọc vài quyển ) ông cho rằng Cửu Long là phiên âm từ tiếng Klong của Malaisia, ( cũng theo ông, nếu cố mà đếm cho đủ các nhánh sông thì cũng chỉ có 8 cửa ! ).
Như chúng ta đều biết, người Việt tiếp cận con sông này từ khoảng đầu thế kỷ 17 khi những lưu dân theo chúa Nguyễn vào Nam lập ấp xây làng. Từ đó tên gọi con sông này đã được ghi vào sử sách như sau :

- Sách Đại Nam thực lục ghi là sông Khung:
“ Tháng 11, viên quan coi việc làm tập biên cương giới là Hoàng Hữu Xứng nghĩ dâng sách ấy phàm lệ có 12 diều
Về nguyên được chuẩn cho kiểm xét cương giới nước ta tiếp giáp với nước Thanh, nước Xiêm, nước Diến và sông Khung Giang đích là chỗ nào, biên tập thành sách. Nay kính xét miền thượng du nước ta lấy sông Khung làm giới hạn, thì từ Nghệ An trở vào Nam, có giáp sông ấy, còn từ Nghệ An trở về Bắc, thì giáp giới với sông ấy, không liên can với nhau. Sách này xin chuyển lấy cương giới tiếp giáp các nước làm chủ, sông Khung cũng xét cả một thể, tùy theo nđịa phương nào, thông với sông ấy, biên thêm vào, đề phòng xem xét, nhưng đặt tên sách là Đại nam cương giới vựng biên, không phải cùng biên cả chữ “ Khung Giang”…) ( ĐNTL, sđd, tr 290).

Theo tác giả Nguyễn Văn Âu trong Địa danh Việt Nam thì Khung là tiếng chỉ con sông của đồng bào dân tộc Thái ở tại vùng Tây Bắc Việt Nam ( sđd, tr 40)

-Sách “ Sử lục bị khảo “ do Đặng Xuân Bảng soạn năm 1876 thì ghi là sông Lan Thương :
“ Miền Tây Nam kỳ thì có sông Tiền Giang và sông Hậu Giang là lớn nhất, tức là hạ lưu của sông Lan Thương bắt nguồn từ Thanh Hải ( Trung Hoa)…( Sử Học bị khảo, sđd, tr 138 ).

- Trương Vĩnh Ký khi viết Petit cours de geographie de la Basse –Cochichine xuất bản năm 1875 ghi là Mé-cong:
“ Les fleuves Anterieur et Posterieur sont formes du grand fleuve Mé- cong…”( Petit cours…; sđd, tr 18)

Khi soạn Gia Định Thành Thông Chí, cụ Trịnh Hoài Đức chính thức ghi tên sông là sông Cửu Long:
“ Mỹ Tho giang-( Sông lớn): Ở trước trấn, làm sông cái của trấn. Phát nguồn từ sông Cửu Long tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ), chảy nhanh cuồn cuộn từ phía bắc qua phía tây… ( GGĐTTC, sđd, tr 42)
Sau này, tên gọi Cửu Long mới được các sử gia triều Nguyễn ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí:

“ Miền tây Nam kỳ thì có sông Tiền Giang và sông Hậu Giang là lớn nhất, tức là hạ lưu của sông Lan Thương bắt nguồn từ Thanh Hải ( Trung Quốc) qua phủ Lệ Giang tỉnh Vân Nam, qua các phủ Đại Lí, Thuận Ninh, đến phủ Phổ Nhĩ, có sông Phổ Nhĩ đến từ phía đông chảy vào làm sông Cửu Long…” ( ĐNNTC, T5, tr 273)

Căn cứ vào những ghi chép đó, ta có thể suy luận rằng, phải chăng tên gọi Mê Kông đã được cư dân người Việt, những người đầu tiên đến khai hoang lập ấp tại vùng đất mới dưới thời các chúa Nguyễn “Việt hóa ”thành Cửu Long để truyền ngôn ? Rồi từ đó, cụ Trịnh Hoài Đức (1765-1825) mới chép vào cuốn địa chí đầu tiên của vùng đất Nam bộ ?
Có thể lý giải rằng, cách gọi này, một phần dựa vào cách phát âm của cư dân láng giềng, những người đã cùng họ “đồng lao cộng khổ” trên vùng đất mới hoang vu, đầy khó khăn thuở ban đầu. Nơi đó, trên rừng là cọp, dưới nước là sấu luôn chực chờ với bao nỗi hiểm nguy. Gọi tên một con sông dài bao trùm cả một vùng đồng bằng rộng lớn, bằng một âm gần gũi cũng là một cách để dễ dàng giao tiếp, tạo sự đoàn kết thân hữu, tương trợ nhau. Mặt khác, điều này có lẽ quan trọng hơn, trong tâm thức của người Việt đến từ các vùng phía Bắc di dân vào Nam, họ quan niệm rằng, một con sông lón, một ngọn núi cao luôn gắn liền với hình ảnh của những vị thần, mà biểu tượng con Rồng ( Long ) là linh vật tiêu biểu, là vật chủ của nguồn nước... Lại thêm nữa, sông đổ ra biển theo nhiều nhánh, thuở đó không ai đếm được bao nhiêu, nên cứ gọi là chín ( Cửu), đó là con số tròn đầy, viên mãn , rồi dần dần tên gọi đó được được ghi vào sách vở và truyền lại đến ngày nay…

nguồn : http://sachxua.net/forum/index.php?topic=3117.0;wap2
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Nhà cháu đi hệch ra ngoài mọt chút nhưng vẫn có liên quan về dịch thuật ạ.

Số là nhà cháu vừa đọc bài

http://www.nguoiduatin.vn/nguoi-phu-nu-sinh-ra-dua-con-co-hinh-thu-ky-quai-a115464.html
Người phụ nữ sinh ra đứa con có hình thù kỳ quái

thấy có câu: "Khi chảy máu kéo dài , tôi đã gửi cho các giám đốc y tế và khi cô đến, chúng tôi bước vào nhà hát để hoạt động trên người phụ nữ ." Nhà cháu đố các cụ mợ thử dịch ngược câu này lại tiếng Anh xem nó là cái gì? Và câu đúng trong tiếng Việt là gì?
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Vần H có đường Hy- péc- bôn : Hyperpol các Cụ nhỉ?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Bác nào bên cơ khi chắc rành từ "chấu" tức chấu kẹp, mâm cặp 3 chấu. Từ gốc " Jaw" (E.)


Mâm cặp 4 chấu ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Trong ngành cơ khí có từ Rơvonve cũng phổ biến để gọi máy tiện sao chép, định hình ... Máy tiện Rơvonve với nhiều dao cắt gắn trên ụ dao.
 
Chỉnh sửa cuối:

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Các cụ cho em hỏi từ gốc của từ "Khắm" là gì với.:-?
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,899
Động cơ
488,547 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Sở cẩm, tên tiếng Pháp là Commissariat de Police được thiết lập dưới thời Pháp thuộc. Cơ quan này bao gồm những cảnh sát của chính quyền Pháp tại các thành phố Việt Nam.
Sở cẩm có trách nhiệm là bảo vệ một xã hội xứ An Nam yên ổn và lề lối. Về an ninh, tổ chức này cũng có những hoạt động như dập tắt các cuộc nổi dậy, bắt bớ những người bất đồng chính kiến, áp giải những tù nhân chính trị.
Trong một sở cẩm, người Pháp thường giữ chức chánh cẩm, phó cẩm, còn người Việt Nam thì giữ các chức ký lục cũng như cảnh binh. Trong lúc thi hành nhiệm vụ, ngoài các ký lục ra mỗi viên cảnh binh luôn phải mặc đồng phục.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Sở_cẩm
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Nhà cháu ngờ ngợ cái từ " Máy" liệu nó có liên quan gì đến từ "Machine" trong tiếng Tây không các Cụ nhỉ? vì các loại máy móc thiết bị chỉ xuất hiện sau khi người Pháp mang vào VN.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
CỤ xe ơi. Ở post #1472 nhà cháu góp từ Sến mà chưa thấy cụ xét nhể
Sến (nhạc): Schell
Mari Sến = Maria Schell
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
Cháu thêm từ
Phuy/phi (thùng) = fût
Ma-ní = cháu chịu, mời các cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top