em thấy bên ttvnol có topic, nhưng cảm thấy họ giải thích gượng gạo quá ko dứt khoát như các cụ OF nhà mình
Cái này là cách gọi để phân biệt với cánh bận đồ nhà binh Cụ ợ.các cụ xin cho hỏi, đã có từ "xô vin" hay "sô vin" hay "sơ vin" chưa ạ?
có nơi còn gọi là "đóng âu " hay "cho áo vào trong quần"
Mấy từ này là dịch từ tếng Trung, không phải mục tiêu của thớt này.Em làm giao nhận vận tải, có mấy từ em chưa thấy có :
Cao bản : Pallet để hàng
Xì lắng : Sling - dây nối để nâng, kéo pallet
Phán xẩu : việc sắp xếp container trong bãi để lấy được container mình cần.
Lão ý đồ xe roàiLâu lâu ko thấy cụ Xe ngựa đời Hán vào thớt nhỉ.
Chắc chưa móc ra từ mới he heLâu không thấy cụ nào bổ xung thông tin gì nữa nhỉ
cua=court: ngắn
Cắt tóc ngắn cụ ạ
Em bổ sung.
- E tăng: đợi, chờ (attendre)
- A na mit:người nước An Nam (Annamese)
- Phịch (sex): (Fiar), ****ing
_
Thùng tô nô: tonneau
Lô tô: loterie
Cớm : cop (tiếng anh)
Sốp phơ: chauffeur
khăn mùi xoa: mouchoir
Khăn phu la: foulard
Xi lô: Silos
Xanh tuya: ceinture
Bis (dùng trong đang số nhà VD 35, 35 bis)
Tăng đơ: tendre
em biết từ lính lê dương là từ : légion của Pháp, hình như trong đế chế em cũng thấy quân này ở nhà B B
Em nhắc lại, cụ chỉ cần chỉnh sửa mỗi trên Excel, các chỗ khác chỉ cần CÓP BẾT.
Cụ ạ, excel sửa nhanh hơn nhiều. Cụ chỉ việc gõ Từ tiếng Việt, từ gốc và người đề xuất, phần còn lại đã có sẵn trên Excel, kể cả dấu cách lẫn dấu - . Cái nào ko có chỉ việc xóa đi.
Sau này cụ ko phải lội ngược dòng làm gì nữa vì toàn bộ những post đầu tiên sẽ dành cho cụ để post các vần.
Excel có lợi thế nữa là sắp xếp theo vần ABC rất nhanh, rất đơn giản. Bây giờ khi thêm từ, cụ phải nhòm xem nó xếp vào chỗ nào, trước từ nào và sau từ nào. Trên Excel thì khỏi cần, cụ cứ việc gõ tiếp xuống phía dưới, sau đó dùng lệnh Sort là chỗ nào vào chỗ ý.
Cụ có thể nhìn thấy bài ví dụ của em, sau mỗi từ đều có (E) hoặc (F)... cho biết từ gốc thuộc ngôn ngữ nào. Cụ sửa trên OF hoặc trên Word sẽ phải sửa từng chữ rất mất thời gian, ở đây em phang cả loạt.
Thêm nữa, cụ không việc gì phải sửa từng dòng trên OF, với mỗi bài viết khi cập nhật cụ chỉ làm 1 việc duy nhất là Copy & Paste từ Excel sang mà thôi.
Hiện tại lượng từ còn ít, sau này khi số lượng nhiều thì cụ sẽ rất vất vả khi cập nhật.
Thêm 1 tẹo nữa, các nhà làm từ điển đều làm trên Excel.
Ai bảo bây giờ Cụ mới nói - Cụ phải mở thớt dạy kỹ thuật mở thớt ở quán cafe đê
Vụ Excel để tối về nhà có thời gian em sẽ làm. Đang ở chỗ làm, nghỉ trưa nên vào OF tí thôi
Hay quá lão Ngựa ạ, em đang bận cuối tuần em nhảy vào chém cùng cả nhà nhé. A mà em kiếm được từ áo phông rồi, hay phết em sẽ chú giải nhá (b)
Sốc=shock
Sờ-troét=stress
.....
Nhân thấy các cụ đang có thảo luận về từ [cắt] trong Tiếng Việt có phải là phiên âm của từ [cut].
Nhà cháu xin có ý kiến phân tích như thế này :
Từ ngữ thì luôn được sử dụng trong văn nói hoặc văn viết, muốn tìm hiểu về thời điểm ra đời của từ [cắt] trong Tiếng Việt thì chỉ cần tìm hiểu văn bản viết nào, có lịch sử thật xa xưa là ra ngay thôi.
Và có thể thấy ngay từ [cắt] đã được sử dụng để dịch ra nghĩa nôm của bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn năm 1284.
Đoạn văn dịch nôm có từ [cắt] như sau :
" ... Dư thường Lâm xan vong thực, Trung dạ phủ chẩm, Thế tứ giao di, Tâm phúc như đảo ..." [Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa]
Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] ra đời năm 1284 và sau đó được dịch nôm để tất cả quân sỹ cùng hiểu, nghĩa là rất rất lâu trước khi từ [cut] trong tiếng nước ngoài du nhập vào Việt Nam.
Như vậy từ [cắt] trong Tiếng Việt với từ [cut] trong ngoại ngữ, hoàn toàn chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.
1. Cháu xin bổ sung thềm từ này nữa ạ "Lốp" ví dụ lốp xe, lốp ô tô ... bắt nguồn từ tên ông Dunlop - Nha sỹ phát minh ra lốp xe đầu tiên
2. "Tua" - Tour (hành trình) ví dụ : làm một tua đi XXX, tua đi tua lại ...
Từ này làm em nhớ câu hát thịnh hành một thời: "Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, này cô em tóc demi-garçon,..."
Nhân tiện nói đến từ [cắt] nhà cháu giải thích luôn thành ngữ [Bảy lần đo, một lần cắt] là thành ngữ của Nga [Семь раз примерь, один раз отрежь] chứ không phải của Việt Nam như nhiều người vẫn bị nhầm.
Bổ sung từ gốc Hán nhé:
Em chỉ viết được phiên âm.
- Hộ chiếu [Hu-Chao]
- Khẩu: Mồm, miệng (trong: khẩu phần,khẩu khiếu, cấm khẩu, khẩu lệnh...) [Koâu], từ này trong tiếng hán viết như hinh vuông.
-Hoả xa: Tàu hoả, xe lửa [Huo-chẽ]
- Thuỷ: nước (trong hồng thuỷ, tàu thủ, cách thuỷ, phong thuỷ) [Shui] đọc gần như thủy luôn.
-Phong: gió (phong hàn, phong thuỷ, cảm phong..,) [Fẽng]
- Thân thể: từ này không biết giải nghĩa ra tiếng Việt thế nào cho đúng (hình thể, tình trạng con người) [shủnThi]
Tạm thế đã, nếu kể tất cả các từ Hán-Việt liệt kê ra thì từ thuần Việt chắc 1%.
Sai rồi ạ. Ma ní là Manila thủ đô philippin. Hồi xưa ở SG có nhiều người nam á sinh sống, ấn độ malayxia. Còn có bài thơ Ma ní lấy chồng chà già. Đó có nghĩa là cô ngừoi philipin lấy chồng người chăm, hoặc ấn độ làm cho anh người việt tiếc ngẩn ngơ.Từ ma ní này còn là 1 dạng từ manager ...quản lý khi đọc chệch âm , em nghe các cụ (tầm 70 - 80 ) nói chuyện thời xưa hay gọi ma ní cho vị trí chủ chốt , quản lý , sếp ... Như hay so sánh ma ní > < cu li ...
Bành ki là từ địa phương, dân Miền Tây hay dùng.EM mới lội được 18 trang, thấy rất hay. Em tích lại cụ mợ vì muốn nhờ cụ mợ giúp dùm em ạ. Em quên hết thảy 90% từ rồi. Chỉ có từ BÀNH KI -> ý nói to, bự, lớn khi xưa cô giáo dạy em bảo đấy là gốc pháp. Cô còn viết ra từ BÀNH-KI tiếng pháp nữa cơ mà giờ em search google hoài mà không ra.
Cụ mợ nào làm phúc nhắc giúp em từ BÀNH-KI được không ạ?
Hí hí, em chào cụ chã, từ Bành Ki í gốc tiếng Pháp mà em quên mất từ nguyên bên tiếng Pháp. Cụ có lòng cho em xin với ạ. Vạn tạ cụ.Bành ki là từ địa phương, dân Miền Tây hay dùng.
Từ này theo như em được biết thì không phải gốc tiếng Pháp cụ ạ. Góc hán Việt, "bành" có nghĩa là lớn, mạnh, phình to (VD bành trướng, bành miệng)Hí hí, em chào cụ chã, từ Bành Ki í gốc tiếng Pháp mà em quên mất từ nguyên bên tiếng Pháp. Cụ có lòng cho em xin với ạ. Vạn tạ cụ.