- Biển số
- OF-23752
- Ngày cấp bằng
- 7/11/08
- Số km
- 4,916
- Động cơ
- 534,475 Mã lực
Zôna nguyên bản nghĩa là đau chứ hẻm ngứa Cụ Hán nhé.
Đủ 100 bài rồi đấy - đi chợ đikhông hiểu mấy
Về vấn đề tên thương hiệu cháu thiết nghĩ thế này
Thớt này là nói về vấn đề việt hóa tiếng nước ngoài. Ngày trước dân mình ít học (cháu tính phải đến thời Mỹ bỏ cấm vận 1993) nên nhiều tên riêng đã phải việt hóa cho dễ đọc. Dùng nhiều đến lỗi mà nhiều từ nguyên có khi phải tra mãi mới ra. Trong thực tế sử dụng dùng từ nguyên cũng được mà dùng từ Việt hóa ai cũng hiểu, thậm chí là dùng từ Việt hóa mới hiểu nó là cái gì. VD nói dòng xe Công pho của Sim-son thì ai đã sống thời 1980 đều biết, chứ viết là dòng xe Comfort chắc mấy người đã luận ra. Do VN giao lưu với nước ngoài hạn chế nên số lượng từ cũng không phải là quá nhiều nên các cụ có thể xem xét đưa vào một chương riêng những thương hiệu nổi tiếng có từ việt hóa để đời sau con cháu tiện tra cứu.
Mời các cụ chém xem sao
Thế còn từ Ác xê nan hay Ác sê nan (Arsenal) thì có chấp nhận được không ạ? Bằng chứng ạ: https://www.google.com.vn/#q=ác+sê+nan
http://nld.com.vn/the-thao/bale-lap-hattrick-real-de-bep-valladolid-20131201072225188.htm
Bale lập hat-trick, Real đè bẹp Valladolid
http://vi.wiktionary.org/wiki/ki-lô_ca-lo
Định nghĩa
ki-lô ca-lo
- (Vật lý học) Đơn vị nhiệt lượng bằng l000 ca-lo.
Tô nô vít - Tournevis (F) -
Tu bô (tăng áp) - Turbo (F) - Turbo (E) - Do Cụ BG25 đề xuất.
Tua bin - Turbin (E) -
Nhà cháu nghĩ thêm, có lẽ Ban quản chị OF nên xuất bản từ điển này để bán lấy tiền làm từ thiện chăng?Do VN giao lưu với nước ngoài hạn chế nên số lượng từ cũng không phải là quá nhiều nên các cụ có thể xem xét đưa vào một chương riêng những thương hiệu nổi tiếng có từ việt hóa để đời sau con cháu tiện tra cứu.
Có cụ Dớt, cụ cho nhà cháu thêm từ (Gót chân) A sin và Thần Prômêtê nhé? Bằng chứng đây ạ:Dớt (Thần Dớt, Zớt) - Zeus (F) - Do Cụ 4banhxequay đề xuất.
Phăng tê zy (ăn chơi) - Fantaisie (F) - Do Cụ Minhchi233 đề xuất. Cụ Cattiensa chỉnh sửa.
Công nhận từ mượn bây giờ kiếm khó hơn đãi vàng nhưng em nghĩ thôi kệ cứ để thớt dạng mở như vậy rồi lúc thư giãn lại nhớ ra được từ nào thì đưa vào từ đóCụ Xe từ chối nhiều quá, mà kho từ vựng có lẽ cũng đã đến hồi cạn kiệt, công sức bỏ ra - vô cùng lớn - để tìm ra được cái gì mới có lẽ sẽ đi vào vô vọng. Vậy cụ xem tổng kết lại để khóa sổ và đãi rượu đi ạ.
- Cụ ơi, mới có từ "Bích, mặt bích" thôi - còn từ "Bích neo" chưa cóCỤ Xe ơi, Bích neo có rồi mờ. Cháu nhớ vì cháu giới thiệu có cụ bẩu là có rồi.
Các cụ học toán hệ sách giáo khoa ngày xưa thày hay đọc thuật ngữ công sờ tăng nghĩa là hằng số. Ngày đó hầu hết học sinh và thày cô học tiếng Nga nên cứ đọc và hiểu nghĩa thế. Sau này học tiếng Anh mới biết nó là constant có nghĩa là không đổi hay hằng số, có lẽ tiếng Pháp cũng vậy nên các thày pháp học truyền lại cho thế hệ thày Nga/Trung/Việt học
Còn một từ nữa trong ngành giáo dục thi cử mà cụ nhà cháu hay gọi là thi công-cua tức thi chọi kiểu như thi đại học. Từ này chăc gốc Pháp, có cụ nào rành tiếng Pháp bổ sung giúp cháu với !
Về vấn đề tên thương hiệu cháu thiết nghĩ thế này
Thớt này là nói về vấn đề việt hóa tiếng nước ngoài. Ngày trước dân mình ít học (cháu tính phải đến thời Mỹ bỏ cấm vận 1993) nên nhiều tên riêng đã phải việt hóa cho dễ đọc. Dùng nhiều đến lỗi mà nhiều từ nguyên có khi phải tra mãi mới ra. Trong thực tế sử dụng dùng từ nguyên cũng được mà dùng từ Việt hóa ai cũng hiểu, thậm chí là dùng từ Việt hóa mới hiểu nó là cái gì. VD nói dòng xe Công pho của Sim-son thì ai đã sống thời 1980 đều biết, chứ viết là dòng xe Comfort chắc mấy người đã luận ra. Do VN giao lưu với nước ngoài hạn chế nên số lượng từ cũng không phải là quá nhiều nên các cụ có thể xem xét đưa vào một chương riêng những thương hiệu nổi tiếng có từ việt hóa để đời sau con cháu tiện tra cứu.
Mời các cụ chém xem sao
Em xin quote lại 2 còm của 2 Cụ & những còm dưới đây để giải thíchNhà cháu đồng ý với cụ.
#301 ngày 27/09/2013 lúc 01.09Trong danh sách có cả những từ mới mà ai cũng biết như Internet, theo em không nên đưa vào cho nó đỡ loãng.
Cụ cũng nên giới hạn lại các từ, chứ nhiều từ mới biết từ gốc một cách rõ ràng, cũng không cần đưa vào.
# 599 ngày 29/09/2013 lúc 19.25- Chỉ nên thu thập các từ nhập ngoại đã được Việt hóa hoàn toàn (như tít báo, kính lúp, li quần) hoặc được sử dụng hàng ngày một cách phổ biến (như ghi-đông, bi-đông, mi-nhon) chứ không nên vơ cả các từ phiên âm, nhất là danh từ riêng (như Ai-xơ-len/Ái Nhĩ Lan, Tân Tây Lan, Liệt Ninh, Mã Khả Tư, Mạc Tư Khoa) dù bị trại đi do đọc sai âm hoặc viết sai chính tả.
#989 ngày 03/10/2013 lúc 13.34Em nghĩ nên phân biệt từ Việt hóa và từ Việt phiên âm tiếng nước ngoài. Từ phiên âm thì thực ra vẫn là tiếng nước ngoài, mình chỉ mượn chứ ko Việt hóa. Như Sút ~ shoot thì là Việt hóa, còn pích ních ~ picnic thì chỉ là phiên âm thôi
# 1215 ngày 05/10/2013 lúc 22.23Các cụ thử nghiên cứu xem chứ nếu bổ sung các từ địa phương, quốc gia như: cao nguyên Golan, Palestine, Israel..., kim tự tháp Kheops, tháp Eiffel, cung điện Versaille... thì nhiều lắm ạ.
#1636 ngày 10/10/2013 lúc 16.21Theo em tên thủ đô các nước như Pekin, Bangkok, Peru...cụ nên bỏ đi vì đưa vào sẽ rất nhiều.
Em không dám bảo thủ hoặc duy ý chí. Khi một Cụ còm như vậy có thể xem như ý kiến thiểu số, nhưng khi đã có trên 3 Cụ ý kiến như thế thì em không thể không nghe. Vậy nên sau này những từ tên riêng, tên thương hiệu, tên địa danh (nó khác với thuộc tính của một từ) em không đưa vào vì lẽ đóCụ Xe ngựa: Tên riêng được Việt hóa hết cụ ạ, ví dụ Hấc Phin, Cô Dét, Sê Lốc Hôm, Giuyn Véc Nơ, Pa Pi Lon, Mai Ca,...