Từ một vị trí cao nhất trong thung lũng để quan sát hết quần thể kiến trúc của Thánh địa Mỹ Sơn ta có thể phân chia các di tích, các tháp theo kiểu phong thủy của nền văn minh Châu Á người ta thường chọn hướng Đông Tây làm trục chính, Nam Bắc làm trục phụ, gò cao, thế núi và mạch sông làm chuẩn trong việc thiết kế xây dựng kinh đô, lăng miếu, đền đài, nhà cửa...
Trong thung lũng có hai ngọn đồi, ngọn phía đông cao hơn ngọn phía tây hai ngọn đồi này đối diện nhau ở điểm trung tâm ngã tư của một con suối, các nhánh của con suối này bao bọc 4 khu vực trong Thánh địa.
Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông.
Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây.
Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam , có hai khu C1 và C2.
Khu D : gồm các tháp và di tích nằm phía bắc.
Cách phân chia này phù hợp với địa thế phong thủy, tránh được tình trạng xé lẻ từng mảnh vụn của tổng thể kiến trúc của mỗi tháp mà trước đây nhà khảo cổ học người Pháp ông H.Parmentier đã công bố năm 1904.
Khu A có 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ.
Khu B có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ.
Khu C chia làm C1 và C2, C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12 bên trong): 2 tháp chính với 8 tháp phụ, 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc ( 6 ngoài và 20 trong ): 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng, phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc, bi kí bằng đá mang tính tôn giáo.
Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẫm điêu khắc nhất.
Khu D có 12 kiến trúc ( 1 ngoài và 11 trong): 2 tháp chính, và 4 tháp phụ, trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm, cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này.
Quan sát một số tháp, di chỉ tiêu biểu mà hiện nay (năm 2003 ) còn lại trên thực địa.
Khu A: gồm 5 kiến trúc nằm trên ngọn đồi phía đông là ngọn đồi cao nhất trong thung lủng, có một tháp chính và 4 kiến trúc phụ trong đó có một tháp nhỏ để đựng bi kí nằm ở giữa, một thủy tháp, một hỏa tháp và nhà bày mâm dùng để sửa soạn đồ tế.
Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, ở mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên , ở mỗi cửa đều có vòm cuốn. Các vật trang trí quanh tháp chất liệu xữ dụng toàn là gạch và đất nung không bằng sa thạch như ở tháp khác
Đặc biệt, tiêu biểu và khá độc đáo nhất là cách trang trí ở chân tháp, mỗi góc của chân tháp có một con sư tử đực vóc dáng cực kỳ dũng mãnh bằng đá có kích thước khá lớn trong tư thế chống đỡ các góc tháp, quanh chân tháp được trang trí bằng những hàng mặt nạ gồm các ô vuông bằng đất nung cùng một kích thuớc và cùng một chủ đề là mô tả dương vật bằng hình ảnh thật mà không cách điệu như bộ Linga & Youni mà ta thường thấy, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc rất tinh tế, sắc sảo, đầy ấn tượng với dương vật ngắn, hai tinh hoàn to và tròn, qui đầu tròn đỉnh nhọn, mạnh mẽ đầy sinh khí
Mặt nạ nầy cũng có thễ nhìn theo một cách khác đó là mặt của một quái vật mắt lồi, mũi to, môi trên xếch lên, nhe răng dáng dấp của sư tử, mỗi ô vuông là mỗi tác phẫm điêu khắc rất sinh động và hấp dẫn, không có cái nào giống cái nào.
Nếu chỉ tách riêng phần sống mũi và hai cánh mũi của quái vật để so sánh với một Linga ở khu D thì khuynh hướng thiên về hình ảnh của Linga không cách điệu dể dàng đựơc chấp nhận hơn, thế nhưng giải thích đó là mặt nạ của mặt sư tử theo như vùng đất mang tên Shimhapura thì cũng là một điều thú vị, bởi Shimhapura là Trà Kiệu hay còn gọi là thành phố sư tử
[/B][/FONT]
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4
Khu C1 là nền cũ của một ngôi tháp với một kiến trúc đẹp nhất và vĩ đại nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn, chung quanh nó, đôi chỗ vãn còn thấy di tích nền móng của sáu ngôi tháp nhỏ bao bọc tạo thành một quần thể kiến trúc tăng thêm phần uy nghi vĩ đại của ngôi tháp chính. Theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn với chiều cao 24 m, diện tích đáy là hình vuông, mỗi cạnh dài 10m, tháp có 2 cửa ra vào hướng đông và tây, hướng tây nhìn xuống khu C1. Trong tháp thờ một bộ Linga - Youni lớn (nay chỉ còn một bệ đá Youni), phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch, ở mỗi tầng đều có cửa giả có hình người đứng dưới vòm cuốn, hai cửa giả hai bên hông là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ, mỗi cửa chính đều có tiền sảnh, cửa hình vòm hoa văn rất tinh xảo, hai trụ vuông ép sát nằm hai bên làm tăng thêm vẽ uy nghi ngôi tháp. Ngoài của tháp thì các trụ áp tường kéo dài khoảng 4 m với những trang trí hoa văn hình lá cuốn hình chử S nối liền nhau, các vật trang trí là các tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara, hình vũ nữ Apsara, sử tử, voi, chim thần Garuda....
Ngôi tháp chính mà ngảy hôm nay trên nền đá của nó chỉ còn sót lại một bệ đá Youni cô đơn buồn hiu trong buổi chiều nắng quái đỏ rực trên thánh địa Mỹ Sơn hoang vu đầy gió, nắng, cỏ tranh và hoa dại, một vùng đất thánh, một nơi linh thiêng một thời của dân tộc và vương quốc Champa...