[Funland] Từ báo cáo mật của Khrushev đến bạo động Hungary tháng 10-11/1956

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Khi quân nổi dậy Hungary giao chiến với xe tăng Liên Xô bằng chai cháy trên những đường phố chật hẹp của Budapest, các Hội đồng Cách mạng được thành lập trên khắp cả nước, chiếm lấy chính quyền địa phương, và kêu gọi thực hiện tổng đình công. Các biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản như sao đỏ và các tượng đài tưởng niệm chiến tranh Xô-Đức bị tháo bỏ, và những cuốn sách về chủ nghĩa Cộng sản bị đốt cháy. Những đội dân quân tự phát nổi lên, như nhóm 400 tay súng do József Dudás chỉ huy, tấn công hay giết hại những người có thiện cảm với Liên bang Xô viết và các thành viên mật vụ ÁVH.
Các đơn vị Liên Xô chủ yếu chiến đấu bên trong Budapest; những nơi khác trong nước khá yên tĩnh. Các chỉ huy Liên Xô thường đàm phán những cuộc ngừng bắn địa phương với những người nổi dậy. Ở một số vùng, các lực lượng Liên Xô tìm cách dập tắt cuộc nổi dậy Hungary.
Tại Budapest, cuộc giao tranh với binh lính Xô viết cuối cùng cũng ngưng lại và những hành động thù địch bắt đầu giảm đi. Viên tướng người Hungary Béla Király, được trả tự do sau khi bị kết án tù chung thân vì phạm tội chính trị và hoạt động với sự hỗ trợ của chính phủ Imre, tìm cách tái lập trật tự bằng cách thống nhất các nhóm cảnh sát, quân đội và người nổi dậy vào một lực lượng Vệ binh Quốc gia.
Một cuộc ngừng bắn được dàn xếp ngày 28 tháng 10, và tới ngày 30 tháng 10 hầu hết quân đội Liên Xô đã rút khỏi Budapest về các trại đồn trú ở vùng nông thôn Hungary.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực

Ngày 1 tháng 11, Nagy Imre tuyên bố Hungary rút khỏi khối Hiệp ước Warsaw và thông qua Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các cường quốc, như Anh và Hoa Kỳ, công nhận qui chế trung lập của Hungary. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc nổi dậy, Nagy vẫn kiên quyết trung thành với chủ nghĩa Marx, nhưng quan điểm của ông về chủ nghĩa Marx là "một khoa học không thể mãi trì trệ", và ông lên án chủ nghĩa "giáo điều cứng nhắc" bởi "sự độc quyền của những người theo chủ nghĩa Stalin".
Giao tranh rõ ràng đã chấm dứt trong khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 4 tháng 11, khi nhiều người Hungary tin rằng các đơn vị quân đội Liên Xô đang rút khỏi Hungary. Trong khi đó thì "khoảng trống quyền lực" do các sự kiện trước đó tạo ra lại không được lấp đầy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Chính phủ Quốc gia Hungary Mới

Sự lan rộng nhanh chóng của cuộc nổi dậy trên đường phố Budapest và sự sụp đổ bất ngờ của chính phủ Gerő-Hegedűs khiến ban lãnh đạo chính phủ mới bị bất ngờ, và ban đầu thiếu tổ chức. Nagy Imre, một người chủ trương cải cách nhưng trung thành với Đ.ảng cộng sản, và từng được nhận xét chỉ có "chút ít khả năng chính trị", ban đầu kêu gọi công chúng bình tĩnh và quay về với trật tự cũ.
Tuy vậy, Nagy Imre - cũng chính là lãnh đạo duy nhất còn lại của Hungary được cả công chúng và Liên Xô công nhận - cho rằng đó là "một cuộc nổi dậy quần chúng chứ không phải là một hành động phản cách mạng".
Gọi cuộc nổi dậy đang diễn ra là "một phong trào dân chủ rộng lớn" trong một bài phát biểu trên đài phát thanh ngày 27 tháng 10, Nagy Imre đã thành lập một chính phủ gồm một số bộ trưởng không cộng sản. Chính phủ Quốc gia mới này xoá bỏ cả mật vụ ÁVH và hệ thống độc đ.ảng.
Vì cầm quyền có mười ngày, Chính phủ Quốc gia ít có cơ hội giải thích rõ ràng các chính sách của mình. Tuy nhiên, các tổng biên tập báo chí ở thời điểm ấy nhấn mạnh rằng Hungary phải là một nhà nước trung lập, đa đ.ảng phái và dân chủ. Nhiều tù nhân chính trị được thả, đáng chú ý nhất là Hồng y József Mindszenty. Các đ.ảng chính trị từng bị cấm trước đây, như Tiểu chủ Độc lập và Đ.ảng Nông dân Quốc gia, tái xuất hiện và gia nhập liên minh.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Những người buộc tội Stalin không ai khác chính là những người cực thân cận với Stalin, thuộc hàng ngũ "học trò xuất sắc" của Stalin: đầu sổ là Molotov, Malenkov, Voroshilov, Mikoyan, Khrushev.... chỉ thiếu Beria, cánh tay phải của Stalin, bị những người trên bắt và xử bắn ngay tức khắc, không toà tiếc gì trước đó ba năm
Beria bị bắn chết sau phiên tòa ngắn trong nhà tù không phải vì giết hàng triệu người, mà là tội “làm gián điệp cho Phương Tây” - Lý do để Khrushchev loại bỏ đối thủ trong nhóm lãnh đạo tập thể 5 người sau khi Stalin chết, gồm: Malenkov, Khrushchev, Beria, Molotov, Bulganin

Em muốn nhấn vào chi tiết này vì có thể nhiều người đọc đoạn này của cụ sẽ bị nhầm mà cho rằng Beria bị xử bắn vì các tội ác đã thực hiện theo lệnh Stalin. Nguồn BBCVietnamese:

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ




Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã 'bỏ lỡ cơ hội' bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền.

BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn 'The Last Days of Stalin' (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào "cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953".

Theo các bình luận vừa đăng tải trên báo chí Anh, tác giả Rubenstein đã tái dựng lại chi tiết cái chết của Joseph Stalin và bác bỏ giả thuyết nhà lãnh đạo Liên Xô bị đầu độc.

"Vào khoảng 10 giờ đêm ngày Chủ Nhật, 1 tháng 3, người quản gia ngôi nhà nghỉ (dacha) ở ngoại ô Moscow tìm thấy Stalin nằm trên nền nhà, hôn mê và bộ pyjama thấm đầy nước tiểu."

"Bình thường, nhà lãnh đạo Liên Xô thường làm việc vào đêm, và đến trưa mới ngủ dậy rồi tự gọi nhóm cận vệ vào. Nhưng nếu họ không được gọi thì cũng là chuyện thường bởi Stalin hay không đòi ăn sáng và cũng không yêu cầu các thư ký đến. Nếu không thấy gì lạ, họ đều biết là cần tránh tối đa, không làm phiền nhà độc tài tính khí thất thường."

"Nhóm vệ sỹ nâng Stalin lên giường và một người gọi vào Điện Kremlin. Trong vòng chưa đầy một giờ, ba nhân vật cao cấp nhất đến ngay: Lavrentiy Beria, lưỡi đao của nhà độc tài, người trực tiếp chỉ đạo các vụ thanh trừng cho ông chủ từ 1930 trở về sau; Nikita Khrushchev, quan chức phụ trách các sự vụ của Đảng Cộng sản, và Georgy Makenkov, kẻ bị quá cân nặng, lo công việc hàng ngày của chính phủ."

Nhưng họ đã thảo luận và rời căn nhà ở Kuntsevo trở về Moscow, để Stalin nằm đó, không gọi bác sỹ.



Có vẻ như các tính toán quyền lực của ba nhân vật thân cận nhất với Stalin bắt đầu từ quyết định khó hiểu đó, ít ra là từ góc độ y tế.

Chỉ đến ngày hôm sau, khi Stalin đã bị liệt và mất giọng nói, các bác sỹ mới được mời đến.

Họ xác nhận ngay rằng Stalin đã bị một cú đột quỵ nghiêm trọng.

Nhưng các nhân vật cao cấp nhất của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, nay gồm cả Nikolay Bulganin và Vyacheslav Molotov cứ đến đó hàng ngày mà không làm gì khác.

Điều này làm nổ ra đồn đoán rằng ai đó trong số này "nhúng tay vào cái chết của nhà độc tài".

Cuối cùng, chính thức thì Stalin chết vào ngày 5/3/1953.

Các tài liệu khác ghi lại lúc chết, Stalin có con gái Svetlana bên cạnh.

Bà kể lại cha bà "mở được một mắt, giơ bàn tay trái lên như đe dọa", rồi từ trần.

Tại đám tang vĩ đại ngày 9/3, Vyacheslav Molotov, người có vợ bị Stalin cho vào trại cải tạo, đã ngợi ca nhà độc tài.

Ban lãnh đạo 5 người



Nhưng từ hôm 06/3, cuộc chia chác quyền chức đã bắt đầu.

Malenkov được phong làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng).

Khrushchev thôi làm Bí thư Moscow để phụ trách công tác Đảng trong Ban chấp hành trung ương.

Beria tiếp tục chức Bộ trưởng Nội vụ, Molotov làm Bộ trưởng Ngoại giao và Bulganin làm Bộ trưởng Quốc phòng nhưng cả ba người cùng Lazar Kaganovich đều có thêm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

'Bộ ngũ' cùng nhau cầm quyền vì trong nhiều tháng sau khi Stalin chết, Liên Xô lập ra một chức vụ tập thể tối cao trong Đảng là Chủ tịch đoàn của Trung ương Đảng, sau đổi thành Ban Bí thư.

Cơ quan 5 thành viên này chỉ thể hiện vị trí 'thứ nhất' hay các thứ tự sau khi tên tuổi xuất hiện trên báo chí.

Thời kỳ đầu thì Malenkov luôn đứng đầu, sau đó dần dần chỉ thấy Khrushchev luôn ở vị trí số một.



Nhưng các mâu thuẫn nhanh chóng lộ ra.

Beria, người chỉ đạo cả chương trình vũ khí nguyên tử mà Moscow có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đối đầu Đông - Tây đã dùng nó làm bàn đạp cho quyền lực cao nhất và can thiệp cả vào chính sách đối ngoại.

Từ cuốn sách của Rubenstein và nhiều tài liệu sau này được tiết lộ, người ta được biết thêm Beria dự tính làm gì.

Dù là kẻ giết hàng triệu người, Beria tại tỏ ra hào hứng với chương trình tan băng và tự do hóa hơn ai hết.

Khi xảy ra khủng hoảng Berlin, Beria đã sẵn sàng trả Đông Đức cho Tây Đức để đổi lấy các khoản bồi thường và đảm bảo an ninh cho Liên Xô tại châu Âu.

Thậm chí ông ta còn muốn 'thả lỏng' các nước Baltic mà Liên Xô mới chiếm từ sau 1945.

Ngày 23/6/1953, Khrushchev ra tay và Beria bị nhóm quân nhân do Nguyên soái Georgy Zhukov chỉ huy bắt tại cuộc họp của Bộ Chính trị, tống vào ngục.

Các tài liệu tại Wilson Center, Hoa Kỳ còn giữ nội dung thư Beria gửi cho Malenkov ký ngày 1/7 xin nhận tội và mong được ân giảm.

Nhưng đến tháng 12 cùng năm, Lavrentiy Pavlovich Beria (sinh năm 1899) bị bắn chết sau phiên tòa ngắn trong nhà tù với tội 'làm gián điệp cho Phương Tây'.

Vì bị cho là mềm yếu, Malenkov mất dần quyền lực.

Tháng 9/1953, Khrushchev thay Malenkov ở vị trí Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng.




Sau khi tự mình đã lên nắm vị trí cao nhất trong Đảng, hơn một năm sau, sang tận tháng 2/1955, Khrushchev mới đưa Bulganin, người chỉ làm bù nhìn cho mình, vào vị trí thủ tướng thay Malenkov.

Và cũng tới tháng 3/1958, Khrushchev mới thực sự nắm trọn quyền là cầm luôn chức thủ tướng.

Di sản của Khrushchev
Dù cho thả ra hàng triệu tù nhân từ các 'quần đảo ngục tù' và có cử chỉ hòa hoãn với Nam Tư, Khrushchev không cải tổ hệ thống chính trị Liên Xô.

Ông loay hoay giữa xu hướng dân túy và thường nhượng bộ trước sức ép dư luận nhưng cũng phải làm hài lòng bộ máy quan liêu Xô-Viết ngày một phình to.

Kinh tế Liên Xô tiếp tục có nhiều vấn đề.

Về đối ngoại, các bất ổn trong ban lãnh đạo Liên Xô 'hậu Stalin' cũng khiến Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower không thể tính đến một sự kết nối và bắt tay hòa hoãn có ý nghĩa với Moscow.

Khrushchev, một mặt tuyên bố chung sống hòa bình, mặt khác, đã phải đối phó mạnh tay với quá trình 'giải Stalin' ở Đông Âu dẫn tới các cuộc nổi dậy tại Ba Lan và Hungary (1956), làm rung chuyển phe cộng sản.

Tính phiêu lưu của Khrushchev đã góp phần gây ra khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 với Hoa Kỳ thời Kennedy, đưa thế giới đến bên bờ cuộc chiến hủy diệt bằng vũ khí nguyên tử.

Dưới thời Khrushchev, Liên Xô cũng rạn nứt với Trung Quốc của Mao khiến phe cộng sản không bao giờ có thể hàn gắn được.

Di sản đáng kể nhất của Khrushchev lại là bài diễn văn vạch tội Stalin tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 2/1956.

Theo đáng giá của Frank Gibney thì chính "sự dũng cảm" vạch trần các tội ác của quá khứ đã khiến Khrushchev, nhà lãnh đạo nông dân tính khí thô thiển, đầy lỗi lầm, cuối cùng đã làm thay đổi tương lai Liên Xô và thế giới.


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Các hội đồng cách mạng địa phương được thành lập trên khắp Hungary, nói chung không có sự tham gia của Chính phủ Quốc gia đã quá nhiều việc tại Budapest, và nhận lấy nhiều trách nhiệm từ chính quyền địa phương từ đ.ảng cộng sản khi ấy đã không còn hoạt động nữa. Tới ngày 30 tháng 10, các hội đồng đó đã được Đ.ảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary chính thức phê chuẩn, và chính phủ Imre yêu cầu sự hỗ trợ của họ như "các tổ chức tự quản, dân chủ địa phương được thành lập trong cuộc Cách mạng". Tương tự, các hội đồng công nhân cũng được thành lập tại các nhà máy và khu mỏ công nghiệp, và nhiều quy định mất lòng dân như các tiêu chuẩn sản xuất bị xoá bỏ. Các hội đồng công nhân cố gắng quản lý doanh nghiệp trong khi vẫn bảo vệ được các quyền lợi của công nhân; vì thế lập ra một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không bị quản lý cứng nhắc bởi Đ.ảng. Sự quản lý địa phương của các hội đồng không phải luôn luôn không đổ máu; tại Debrecen, Győr, Sopron, Mosonmagyaróvár và các thành phố khác, các đám đông người biểu tình đã bị lực lượng mật vụ ÁVH bắn, nhiều người thiệt mạng. Lực lượng mật vụ ÁVH bị giải giáp, thường là bằng vũ lực, trong nhiều trường hợp với sự hỗ trợ của cảnh sát địa phương.
 

thanhchienjihad

Xe tải
Biển số
OF-303635
Ngày cấp bằng
2/1/14
Số km
342
Động cơ
307,920 Mã lực
Thớt sặc mùi 3 que. Liên Xô vẫn hùng mạnh và lên đến đỉnh thời Leonid Brezhnev.
Sau khi ông này chết thì rơi vào khủng hoảng và với những QĐ sai lầm Govbachov làm tan rã Liên Xô và khối XHCN

Đấy là nội dung mà chùm phim tài liệu coldwar của CNN nói vậy.

Không hiểu sao mấy chú 3 que lúc nào cũng tỏ ra am hiểu mà không chịu xem nổi chính phim tài liệu của nước mình để có thể nhận thức được

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Phản ứng của Liên Xô
Ngày 24 tháng 10, Bộ chính trị ĐCSLX thảo luận về những vấn đề chính trị đang xảy ra tại Ba Lan và Hungary.
Nhóm cứng rắn do Molotov cầm đầu thúc đẩy can thiệp, nhưng Khrushev và Nguyên soái Zhukov ban đầu phản đối.
Một phái đoàn tại Budapest thông báo rằng tình hình không nghiêm trọng như đã từng được tường thuật. Khrushev nói rằng ông tin rằng yêu cầu can thiệp của Tổng bí thư Đ.ảng Gerő Ernő ngày 23-10 cho thấy Đ.CS Hungary vẫn giữ niềm tin vào dân chúng Hungary. Ngoài ra, ông thấy những cuộc phản kháng không phải là một cuộc đấu tranh ý thức hệ, mà là sự bất bình của dân chúng với các vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản còn chưa được giải quyết.
Sau một số cuộc tranh luận, ngày 30-10, Bộ chính trị ĐCSLX quyết định không lật đổ chính phủ mới của Hungary. Thậm chí Nguyên soái Georgy Zhukov còn nói: "Chúng ta phải rút quân khỏi Budapest, và nếu cần thiết là rút khỏi toàn bộ Hungary. Đây là một bài học của chúng ta về vùng ảnh hưởng chính trị-quân sự”.
Bộ chính trị ĐCSLX thông qua Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô về các Nguyên tắc Phát triển và Tăng cường hơn nữa Tình đoàn kết và Hợp tác giữa Liên bang Xô viết và các Nhà nước Xã hội chủ nghĩa khác, được công bố ngày hôm sau. Tài liệu này viết: "Chính phủ Liên Xô đang chuẩn bị bước vào những cuộc đàm phán thích hợp với chính phủ Cộng hoà Nhân dân Hungary và các thành viên khác của Khối hiệp ước Warszawa về vấn đề sự hiện diện của quân đội Liên Xô trên lãnh thổ Hungary”. Vì thế trong một thời gian ngắn có vẻ sẽ có một giải pháp hoà bình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ngày 30 tháng 10, những người phản kháng có vũ trang đã tấn công biệt đội mật vụ ÁVH bảo vệ các trụ sở của Đ.ảng Công nhân Lao động Hungary tại Budapest ở Quảng trường Cộng hoà, do bị kích động bởi những lời đồn đại rằng các tù nhân đang bị giữ ở đó, và bởi những vụ bắn súng vào người biểu tình bởi mật vụ ÁVH tại thành phố Mosonmagyaróvár. Hơn 20 sĩ quan AVH bị giết, một số người bị quần chúng đánh chết. Xe tăng của quân đội Hungary được gửi tới giải cứu các trụ sở đ.ảng đã bắn nhầm vào toà nhà. Lãnh đạo uỷ ban đ.ảng Budapest, Imre Mező, bị thương và chết sau đó.
Những hình ảnh từ Quảng trường Cộng hoà được phát đi trên chương trình tin tức Liên Xô vài giờ sau đó. Các lãnh đạo nổi dậy ở Hungary lên án vụ việc và kêu gọi bình tĩnh, và cuộc bạo lực quần chúng nhanh chóng chấm dứt, nhưng các hình ảnh của các nạn nhân tuy thế đã được nhiều tổ chức Cộng sản sử dụng để tuyên truyền.
Vào ngày 31 tháng 10, lãnh đạo Liên Xô quyết định đảo ngược quyết định ngày hôm trước của họ. Có sự bất đồng trong giới sử học về việc liệu tuyên bố rời khỏi Khối hiệp ước Warszawa của Hungary có phải là lý do dẫn tới sự can thiệp của Liên bang Xô viết. Những tài liệu về cuộc họp ngày 31 của Đoàn chủ tịch cho thấy quyết định can thiệp quân sự được đưa ra một ngày trước khi Hungary tuyên bố trung lập và rút khỏi Khối hiệp ước Warszawa. Tuy nhiên, một số nhà sử học Nga - không ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, cho rằng tuyên bố trung lập của Hungary khiến Kremlin can thiệp vào đây lần thứ hai.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Ngày 25-12-1991, Liên Xô tan rã. Nhiều người đổ lỗi cho Eltsin hoặc Gorbachev gây ra cái chết của Liên Xô. Không hẳn đúng. Người kết liễu thành trì Cộng sản chính là Nikita Khrushev với nhát búa „Báo cáo mật“ hôm 25-2-1956
Cụ công nhận có nhiều tài liệu, nhưng em thấy nhận định nư vậy là hơi áp đặt, vì:
1. Thằng A đi cướp bị thằng B đâm chết, thủ phạm không phải B mà là CDEF nào à?
2. Sau Khrushev LX còn phát triển dài dài, là đối trọng ngang ngửa với Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Thậm chí giai đoạn sau Brejnhev còn tuyên bố đã xong giai đoạn CNXH phát triển (razvitoi socialism) và bắt đầu xây dựng CNCS.
3. Xét một cách tổng thể, nguyên nhân LX sụp đổ thì có nhiều, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất nằm trong chế độ vì hơn 70 năm xây dựng mà năng suất lao động vẫn không bằng (chưa nói là cao hơn) CNTB. Mà trong lịch sử nhân loại, chế độ XH nào có năng suất LĐ cao hơn thì chế độ đó sẽ thắng.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,411
Động cơ
551,842 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thớt sặc mùi 3 que. Liên Xô vẫn hùng mạnh và lên đến đỉnh thời Leonid Brezhnev.
Sau khi ông này chết thì rơi vào khủng hoảng và với những QĐ sai lầm Govbachov làm tan rã Liên Xô và khối XHCN

Đấy là nội dung mà chùm phim tài liệu coldwar của CNN nói vậy.

Không hiểu sao mấy chú 3 que lúc nào cũng tỏ ra am hiểu mà không chịu xem nổi chính phim tài liệu của nước mình để có thể nhận thức được

:)):)):)) Không nên quy kết thế chứ. Nhân thể em kể mấy truyện tiếu lâm về Ba la da lép :

  1. Đài phát thanh Mát cơ va đưa tin: Mặc dù chưa ra khỏi hôn mê nhưng đồng chí Ba la da lép vẫn quay lại văn phòng để đưa ra những quyết sách quan trọng cho đất nước.
  2. Đồng chí Ba la da lép đọc diễn văn: Thưa các vị khách quý, thưa các đại biểu "O O O O O .....", người thư ký vội ghé tai nhắc: "Thưa đồng chí Lê ô nít I lích kính mến, đấy là lô gô O lem bích, đồng chí không phải đánh vần."
  3. Hai giờ sáng, lãnh tụ Liên Xô nghe tiếng gõ cửa, ông dậy khỏi giường, chỉnh lại bộ bi da ma, lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy, đeo kính vào và đọc : "Ai đấy?"
Những truyện tiếu lâm như thế này đầy trên mạng, nó là một phần của văn hóa dân gian Xô Viết và cũng cho thấy phần nào cái nhìn của nhân dân Xô viết về các lãnh tụ của mình.
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,269
Động cơ
230,989 Mã lực
Đêm 24 rạng sáng 25-2-1956, ĐCSLX họp phiên toàn thể, hoàn toàn bí mật
Tất cả các Đ.ảng Cộng sản anh em được yêu cầu không đến dự
Đoàn Đ.ảng Lao động Việt Nam do ông Trường Chinh, lúc đó là Tổng Bí thư, chưa bị hạ bệ sau sai lầm Cải cách ruộng đất, và ông Lê Đức Thọ đã mang tài liệu này về nước.
Cảm ơn cụ tư liệu hay quá. Tuy nhiên có đoạn này em chưa thông cụ giải ngố họ em với ; )
 

Xe chở đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-487597
Ngày cấp bằng
9/2/17
Số km
113
Động cơ
192,330 Mã lực
Tuổi
34
:)):)):)) Không nên quy kết thế chứ. Nhân thể em kể mấy truyện tiếu lâm về Ba la da lép :

  1. Đài phát thanh Mát cơ va đưa tin: Mặc dù chưa ra khỏi hôn mê nhưng đồng chí Ba la da lép vẫn quay lại văn phòng để đưa ra những quyết sách quan trọng cho đất nước.
  2. Đồng chí Ba la da lép đọc diễn văn: Thưa các vị khách quý, thưa các đại biểu "O O O O O .....", người thư ký vội ghé tai nhắc: "Thưa đồng chí Lê ô nít I lích kính mến, đấy là lô gô O lem bích, đồng chí không phải đánh vần."
  3. Hai giờ sáng, lãnh tụ Liên Xô nghe tiếng gõ cửa, ông dậy khỏi giường, chỉnh lại bộ bi da ma, lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy, đeo kính vào và đọc : "Ai đấy?"
Những truyện tiếu lâm như thế này đầy trên mạng, nó là một phần của văn hóa dân gian Xô Viết và cũng cho thấy phần nào cái nhìn của nhân dân Xô viết về các lãnh tụ của mình.
Truyện cười LX thì có vô vàn. Nhiều cái đọc đi đọc lại vẫn thấy buồn cười

Sắp đến đại hội ************* Liên Xô, trung ương giao cho các nhà khoa học nghiên cứu cách biến cứt thành bơ và phải thành công sao cho kịp lập thành tích chào mừng đại hội.
Sát ngày đại hội nhà khoa học trưởng nhóm nghiên cứu hớt hải tới báo cáo tổng bí thư. "Thưa đồng chí, dự án tới giờ mới thành công được có một nửa." "Sao lại chỉ có một nửa? Mà một nửa là sao?" "Báo cáo, phết được rồi nhưng mà ăn thì chưa được."

:)) :))
 

Fun_fun

Xe tăng
Biển số
OF-439158
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
1,286
Động cơ
224,272 Mã lực
Cảm ơn bác thớt.
Xưa nay em méo đọc được ở chỗ nào ngoại trừ chỗ em là "nhân dân anh hùng".
Bây giờ em xin được nói nhân dân Hungary anh hùng, nhân dân Ba lan anh hùng,
Hy vọng đám mù chữ như em biết thêm chân thực lịch sử.
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
:)):)):)) Không nên quy kết thế chứ. Nhân thể em kể mấy truyện tiếu lâm về Ba la da lép :

  1. Đài phát thanh Mát cơ va đưa tin: Mặc dù chưa ra khỏi hôn mê nhưng đồng chí Ba la da lép vẫn quay lại văn phòng để đưa ra những quyết sách quan trọng cho đất nước.
  2. Đồng chí Ba la da lép đọc diễn văn: Thưa các vị khách quý, thưa các đại biểu "O O O O O .....", người thư ký vội ghé tai nhắc: "Thưa đồng chí Lê ô nít I lích kính mến, đấy là lô gô O lem bích, đồng chí không phải đánh vần."
  3. Hai giờ sáng, lãnh tụ Liên Xô nghe tiếng gõ cửa, ông dậy khỏi giường, chỉnh lại bộ bi da ma, lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy, đeo kính vào và đọc : "Ai đấy?"
Những truyện tiếu lâm như thế này đầy trên mạng, nó là một phần của văn hóa dân gian Xô Viết và cũng cho thấy phần nào cái nhìn của nhân dân Xô viết về các lãnh tụ của mình.
Em cười góp bằng một câu chuyện:D

Nhân dịp sắp bầu cử,TBT Brezhnev kinh lý về một nông trang để "vận động bầu cử".

Trên đường đi,ngài gặp một người nông dân đang bán vật phẩm thu hoạch trong vườn,ngài bảo lái xe dừng lại vào hỏi thăm và mua hàng động viên.
Trong quang gánh còn đúng một quả dưa,ngài hỏi :
-bán cho tôi quả dưa,bao nhiêu tiền?
Người nông dân đáp:
-ngài chọn quả nào ạ?
Brezhnev ngạc nhiên:
-có mỗi một quả mà ông bảo tôi chọn là sao???:D:D:D
....
......
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Beria bị bắn chết sau phiên tòa ngắn trong nhà tù không phải vì giết hàng triệu người, mà là tội “làm gián điệp cho Phương Tây” - Lý do để Khrushchev loại bỏ đối thủ trong nhóm lãnh đạo tập thể 5 người sau khi Stalin chết, gồm: Malenkov, Khrushchev, Beria, Molotov, Bulganin

Em muốn nhấn vào chi tiết này vì có thể nhiều người đọc đoạn này của cụ sẽ bị nhầm mà cho rằng Beria bị xử bắn vì các tội ác đã thực hiện theo lệnh Stalin. Nguồn BBCVietnamese:

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ




Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã 'bỏ lỡ cơ hội' bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền.

BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn 'The Last Days of Stalin' (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào "cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953".

Theo các bình luận vừa đăng tải trên báo chí Anh, tác giả Rubenstein đã tái dựng lại chi tiết cái chết của Joseph Stalin và bác bỏ giả thuyết nhà lãnh đạo Liên Xô bị đầu độc.

"Vào khoảng 10 giờ đêm ngày Chủ Nhật, 1 tháng 3, người quản gia ngôi nhà nghỉ (dacha) ở ngoại ô Moscow tìm thấy Stalin nằm trên nền nhà, hôn mê và bộ pyjama thấm đầy nước tiểu."

"Bình thường, nhà lãnh đạo Liên Xô thường làm việc vào đêm, và đến trưa mới ngủ dậy rồi tự gọi nhóm cận vệ vào. Nhưng nếu họ không được gọi thì cũng là chuyện thường bởi Stalin hay không đòi ăn sáng và cũng không yêu cầu các thư ký đến. Nếu không thấy gì lạ, họ đều biết là cần tránh tối đa, không làm phiền nhà độc tài tính khí thất thường."

"Nhóm vệ sỹ nâng Stalin lên giường và một người gọi vào Điện Kremlin. Trong vòng chưa đầy một giờ, ba nhân vật cao cấp nhất đến ngay: Lavrentiy Beria, lưỡi đao của nhà độc tài, người trực tiếp chỉ đạo các vụ thanh trừng cho ông chủ từ 1930 trở về sau; Nikita Khrushchev, quan chức phụ trách các sự vụ của Đảng Cộng sản, và Georgy Makenkov, kẻ bị quá cân nặng, lo công việc hàng ngày của chính phủ."

Nhưng họ đã thảo luận và rời căn nhà ở Kuntsevo trở về Moscow, để Stalin nằm đó, không gọi bác sỹ.



Có vẻ như các tính toán quyền lực của ba nhân vật thân cận nhất với Stalin bắt đầu từ quyết định khó hiểu đó, ít ra là từ góc độ y tế.

Chỉ đến ngày hôm sau, khi Stalin đã bị liệt và mất giọng nói, các bác sỹ mới được mời đến.

Họ xác nhận ngay rằng Stalin đã bị một cú đột quỵ nghiêm trọng.

Nhưng các nhân vật cao cấp nhất của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, nay gồm cả Nikolay Bulganin và Vyacheslav Molotov cứ đến đó hàng ngày mà không làm gì khác.

Điều này làm nổ ra đồn đoán rằng ai đó trong số này "nhúng tay vào cái chết của nhà độc tài".

Cuối cùng, chính thức thì Stalin chết vào ngày 5/3/1953.

Các tài liệu khác ghi lại lúc chết, Stalin có con gái Svetlana bên cạnh.

Bà kể lại cha bà "mở được một mắt, giơ bàn tay trái lên như đe dọa", rồi từ trần.

Tại đám tang vĩ đại ngày 9/3, Vyacheslav Molotov, người có vợ bị Stalin cho vào trại cải tạo, đã ngợi ca nhà độc tài.

Ban lãnh đạo 5 người



Nhưng từ hôm 06/3, cuộc chia chác quyền chức đã bắt đầu.

Malenkov được phong làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng).

Khrushchev thôi làm Bí thư Moscow để phụ trách công tác Đảng trong Ban chấp hành trung ương.

Beria tiếp tục chức Bộ trưởng Nội vụ, Molotov làm Bộ trưởng Ngoại giao và Bulganin làm Bộ trưởng Quốc phòng nhưng cả ba người cùng Lazar Kaganovich đều có thêm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

'Bộ ngũ' cùng nhau cầm quyền vì trong nhiều tháng sau khi Stalin chết, Liên Xô lập ra một chức vụ tập thể tối cao trong Đảng là Chủ tịch đoàn của Trung ương Đảng, sau đổi thành Ban Bí thư.

Cơ quan 5 thành viên này chỉ thể hiện vị trí 'thứ nhất' hay các thứ tự sau khi tên tuổi xuất hiện trên báo chí.

Thời kỳ đầu thì Malenkov luôn đứng đầu, sau đó dần dần chỉ thấy Khrushchev luôn ở vị trí số một.



Nhưng các mâu thuẫn nhanh chóng lộ ra.

Beria, người chỉ đạo cả chương trình vũ khí nguyên tử mà Moscow có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đối đầu Đông - Tây đã dùng nó làm bàn đạp cho quyền lực cao nhất và can thiệp cả vào chính sách đối ngoại.

Từ cuốn sách của Rubenstein và nhiều tài liệu sau này được tiết lộ, người ta được biết thêm Beria dự tính làm gì.

Dù là kẻ giết hàng triệu người, Beria tại tỏ ra hào hứng với chương trình tan băng và tự do hóa hơn ai hết.

Khi xảy ra khủng hoảng Berlin, Beria đã sẵn sàng trả Đông Đức cho Tây Đức để đổi lấy các khoản bồi thường và đảm bảo an ninh cho Liên Xô tại châu Âu.

Thậm chí ông ta còn muốn 'thả lỏng' các nước Baltic mà Liên Xô mới chiếm từ sau 1945.

Ngày 23/6/1953, Khrushchev ra tay và Beria bị nhóm quân nhân do Nguyên soái Georgy Zhukov chỉ huy bắt tại cuộc họp của Bộ Chính trị, tống vào ngục.

Các tài liệu tại Wilson Center, Hoa Kỳ còn giữ nội dung thư Beria gửi cho Malenkov ký ngày 1/7 xin nhận tội và mong được ân giảm.

Nhưng đến tháng 12 cùng năm, Lavrentiy Pavlovich Beria (sinh năm 1899) bị bắn chết sau phiên tòa ngắn trong nhà tù với tội 'làm gián điệp cho Phương Tây'.

Vì bị cho là mềm yếu, Malenkov mất dần quyền lực.

Tháng 9/1953, Khrushchev thay Malenkov ở vị trí Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng.




Sau khi tự mình đã lên nắm vị trí cao nhất trong Đảng, hơn một năm sau, sang tận tháng 2/1955, Khrushchev mới đưa Bulganin, người chỉ làm bù nhìn cho mình, vào vị trí thủ tướng thay Malenkov.

Và cũng tới tháng 3/1958, Khrushchev mới thực sự nắm trọn quyền là cầm luôn chức thủ tướng.

Di sản của Khrushchev
Dù cho thả ra hàng triệu tù nhân từ các 'quần đảo ngục tù' và có cử chỉ hòa hoãn với Nam Tư, Khrushchev không cải tổ hệ thống chính trị Liên Xô.

Ông loay hoay giữa xu hướng dân túy và thường nhượng bộ trước sức ép dư luận nhưng cũng phải làm hài lòng bộ máy quan liêu Xô-Viết ngày một phình to.

Kinh tế Liên Xô tiếp tục có nhiều vấn đề.

Về đối ngoại, các bất ổn trong ban lãnh đạo Liên Xô 'hậu Stalin' cũng khiến Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower không thể tính đến một sự kết nối và bắt tay hòa hoãn có ý nghĩa với Moscow.

Khrushchev, một mặt tuyên bố chung sống hòa bình, mặt khác, đã phải đối phó mạnh tay với quá trình 'giải Stalin' ở Đông Âu dẫn tới các cuộc nổi dậy tại Ba Lan và Hungary (1956), làm rung chuyển phe cộng sản.

Tính phiêu lưu của Khrushchev đã góp phần gây ra khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 với Hoa Kỳ thời Kennedy, đưa thế giới đến bên bờ cuộc chiến hủy diệt bằng vũ khí nguyên tử.

Dưới thời Khrushchev, Liên Xô cũng rạn nứt với Trung Quốc của Mao khiến phe cộng sản không bao giờ có thể hàn gắn được.

Di sản đáng kể nhất của Khrushchev lại là bài diễn văn vạch tội Stalin tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 2/1956.

Theo đáng giá của Frank Gibney thì chính "sự dũng cảm" vạch trần các tội ác của quá khứ đã khiến Khrushchev, nhà lãnh đạo nông dân tính khí thô thiển, đầy lỗi lầm, cuối cùng đã làm thay đổi tương lai Liên Xô và thế giới.


Di sản của Khơ rút sốp về vắn hóa là thời kỳ "tan băng", được nói ra những gì bức xúc sau giai đoạn khốc liệt của cụ Xít; về quân sự, là giai đoạn ý tưởng về ct dùng tên lửa được đẩy mạnh, về kinh tế cũng có những thả lỏng cần thiết.
Có một bộ tranh liên hoàn thời cải tổ mô tả khá rõ nét 4 thời kỳ chính của Liên Xô:
Thời cụ Xít là đặc tả bàn tay cầm khẩu Mô de và những công trình quy mô.
Thời cụ Sốp là hình ảnh những con ng` bắt đầu lộ ra sau lớp tuyết tan thủng lỗ chỗ.
Thời cụ Bre thì lắm khẩu hiệu.
Thời cụ Chốp thì trông toàn người là người đang nhao nhao nói.
 

Xe chở đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-487597
Ngày cấp bằng
9/2/17
Số km
113
Động cơ
192,330 Mã lực
Tuổi
34
Trong lúc chờ cụ Ngao, mời các cụ giải trí :))

Một anh chàng Do Thái được cán bộ Đảng hỏi:

- Tổ chức cử anh đi Hungary xây dựng CNCS anh có đi không ?

- Tôi sẵn sàng

- Cử anh sang VN xây dựng CNCS anh có đi không ?

- Tôi sẵn sàng

- Cử anh sang Israel xây dựng CNCS anh có đi không ?

- Tôi không đi

- Vì sao vậy ?

- Vì Israel là đất nước của tôi!



Một người chết đi và bị đẩy xuống địa ngục. Anh ta được chọn giữa địa ngục tư bản và địa ngục cộng sản. Anh ta thấy một hàng người dài xếp hàng trước cửa địa ngục CS, nhưng không có ai xếp hàng trước cửa địa ngục tư bản, liền ra chỗ cửa địa ngục tư bản trước. Ở đó có Adam Smith đứng canh. Khi được hỏi ở đây thế nào, Smith trả lời: anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.

Nghe thấy kinh hãi quá, anh chàng liền chạy sang xếp hàng bên cửa địa ngục CS. Khi đến lượt, thấy có Karl Marx canh cửa. Khi hỏi “ở đây thế nào”, Marx cũng trả lời: “anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.” Anh chàng thắc mắc: “thế có gì khác với địa ngục TB ? !”. “Ở đây hay thiếu dầu để nướng, và khi có dầu thì cũng thiếu dao”.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Kể cho cân mà đưa các đảo chính Allende hay Lumumba lên thì sao nhỉ ;))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Hai ngày trước đó, ngày 30-10, khi hai uỷ viên Bộ chính trị Liên Xô Anastas Mikoyan và Mikhail Suslov đang ở Budapest, Imre Nagy đã gợi ý rằng mục tiêu lâu dài của Hungary là trung lập, và rằng ông hy vọng đàm phán vấn đề này với các lãnh đạo tại Kreml.
Thông tin này đã được Mikoyan và Suslov chuyển tới Moscow. Cùng lúc ấy, Khrushev đang ở trong khu nhà nghỉ của lãnh đạo Liên Xô tại Kuntsevo, xem xét các ý kiến của ông về Hungary. Một trong những người soạn diễn văn cho ông sau này nói rằng tuyên bố trung lập là một yếu tố quan trọng dẫn tới quyết định ủng hộ can thiệp sau đó của ông. Ngoài ra, một số lãnh đạo cuộc biểu tình Hungary cũng như các sinh viên đã kêu gọi nước họ rút khỏi Khối hiệp ước Warszawa từ trước, điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình đưa ra quyết định của Liên Xô.

Mikhail Suslov. từng là thư ký của Stalin, được coi là nhà lãnh đạo đường lối chính trị Xô viết, đại diện cho phái cứng rắn bao gồm những nhà chính trị đường lối cứng rắn, giáo điều và phái quân nhân công thần, chỉ thích oánh và tiêu tiền vô tội vạ (50% ký sư Xô viết làm việc trong công nghiệp quốc phòng)
Cụ Brezhnev là người hiền lành, dễ bảo, nên phái cứng rắn đưa cụ ra làm bình phong thôi
Mikhail Suslov có nick "Giáo chủ áo xám"



 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,512
Động cơ
436,681 Mã lực
Từ 1945 đến 1955, nước Áo dưới sự quản trị của Đồng Minh, giống như ở nước Đức













Tấm thứ 2 kể từ dưới lên là Toà nhà Quốc hội Áo, để cháu tìm lại cái ảnh chụp toà nhà ấy tháng trước up lên cho các cụ so sánh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top