[Funland] Từ báo cáo mật của Khrushev đến bạo động Hungary tháng 10-11/1956

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Quân đội Liên Xô đánh chiếm thủ đô Vienn


















Binh sĩ Liên Xô và Mỹ tại Áo
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Từ 1945 đến 1955, nước Áo dưới sự quản trị của Đồng Minh, giống như ở nước Đức













 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Ngày 13-5-1955, Đồng Minh ký hiệp ước trả lại tự do cho Áo và cam kết biến Áo thành một nước trung lập










 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Ngược lại, quân đội Liên Xô vẫn chiếm đóng Hungary và dần thay thế chính phủ liên minh được nhân dân bầu lên do Đ.ảng Dân sự và Công nhân Nông nghiệp, Tiểu chủ Độc lập lãnh đạo bằng Đ.ảng Cộng sản Hungary.
Sự quốc hữu hoá triệt để nền kinh tế dựa theo mô hình của Liên bang Xô viết đã gây ra tình trạng trì trệ, tiêu chuẩn sống thấp đi và bất bình sâu sắc.

Năm 1955, Hungary tham gia khối Warsawa
quân đội Liên Xô đồn trú không nhiều ở Hung vì đã có một vùng đếm gồm Nam Tư và Áo là những nước không có khả năng tấn công Liên Xô
Liên Xô chú trọng Ba Lan, Tiệp Khắc , Đông Đức là nơi đấu đầu với Phương Tây
Điều này giải thích tại sao Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô Zuhkov từng đề nghị Khrushev rút quân đội từ Hungarry về nước
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Ngày 20-1-1945, Nguyên soái Liên Xô Kliment Voroshilov theo ủy quyền của các chính phủ Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã nhân danh các nước đồng minh chống phát xít ký kết Hiệp ước đình chiến với chính phủ lâm thời Hungary ở Debresel. Điều 12 của hiệp ước này quy định Hungary phải bồi thường một phần những thiệt hại mà Hungary gây ra trong chiến tranh cho Liên bang Xô viết, Tiệp Khắc và Nam Tư trị giá 300 triệu đô la Mỹ, trả bằng hàng hóa trong 6 năm.
Về chính trị:
Hungary bắt đầu giai đoạn hậu chiến theo mô hình nhà nước dân chủ đa đ.ảng. Cuộc bầu cử năm 1945 đã mang lại một chính phủ liên minh của ba đ.ảng: Đ.ảng Dân sự, Công nhân Nông nghiệp và Tiểu chủ Độc lập dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Zoltán Tildy.
Tuy nhiên, Đ.ảng Cộng sản (dưới quyền Rakósi Mátyás và Gerő Ernő) được Liên Xô hỗ trợ, vốn chỉ nhận được 17% phiếu bầu, liên tục đòi hỏi những nhượng bộ nhỏ trong một quá trình được gọi là "chiến thuật xúc xích", loại bỏ dần ảnh hưởng của chính phủ liên minh.

Rakósi Mátyás, cầm đầu Đ.CS Hungary, là người dập khuôn Stalin với chủ trương đàn áp, ám sát









 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Phía Liên Xô yêu cầu phải có Đ.ảng Cộng sản tham gia vào chính phủ liên minh, trong đó, những đ.ảng viên Đ.ảng Cộng sản nắm giữ các vai trò chủ chốt, còn Zoltán Tildy trở thành Tổng thống.
Bộ trưởng Nội vụ László Rajk (người của Đ.ảng Cộng sản) đã thành lập Cảnh sát An ninh Nhà nước Hungary (Államvédelmi Hatóság, sau này được gọi là ÁVH), sử dụng các biện pháp đe doạ, buộc tội giả, bỏ tù và tra tấn, để trấn áp những người đối lập chính trị. Giai đoạn dân chủ đa đ.ảng ngắn chấm dứt khi Đ.ảng Cộng sản sáp nhập với Đ.ảng Dân chủ Xã hội để trở thành Đ.ảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary, với danh sách ứng cử viên không có đối lập từ năm 1949. Sau đó nhà nước Cộng hoà Nhân dân Hungary được tuyên bố thành lập.
Tới năm 1949, Hungary tham gia cùng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế. Cũng trong năm 1949, một hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ được ký kết giữa Hungary và Liên Xô cho phép quân đội Liên Xô được tiếp tục đóng quân ở Hungary, đảm bảo sự thống trị tuyệt đối về chính trị của Liên Xô. Đến năm 1955, Hungary tham gia Tổ chức hiệp ước Warszawa, một tổ chức quân sự đối lập với NATO
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Năm 1979, Nhà xuất bản "Tác Phẩm Mới" (do Tô Hoài đứng đầu) đã xuất bản cuốn sách "24 giờ", dịch từ một tác giả Hungary. Cuốn sách mô tả những hành động tàn bạo của Đ.CS Hungary do Rakósi Mátyás đối với nhân dân và đ.ảng viên của họ. Cụ nào còn giữ được cho em mượn đọc lại.

Cảnh sát An ninh (ÁVH) bắt đầu một loạt các cuộc thanh trừng hơn 7000 người phản đối - tức những người bị chụp cho cái mũ là "theo Chủ nghĩa Tito" hay "điệp viên phương Tây", và bị buộc phải thú tội trong những phiên xử án điểm, sau đó họ bị đưa tới một trại ở phía đông Hungary.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Hungary cũng nhiều lần làm không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ mà Đ.ảng Lao động Hungary đề xướng. Từ năm 1950 tới năm 1952, Cảnh sát An ninh đã bắt bớ hàng nghìn người để giành lấy tài sản và nhà ở cho các thành viên của Đ.ảng Nhân dân Lao động, và loại bỏ mối đe doạ của tầng lớp trí thức và 'tư sản'. Hàng nghìn người bị bắt giữ, tra tấn, xét xử và bỏ tù trong các trại tập trung, bị trục xuất sang phía đông, hay bị hành quyết, gồm cả người sáng lập ÁVH là László Rajk. Chỉ trong một năm, hơn 26.000 người bị buộc phải rời khỏi Budapest. Vì thế, công việc và nhà cửa rất khó kiếm. Những người bị trục xuất nói chung phải trải qua các điều kiện sống kinh khủng, và bị cưỡng bức làm lao động nô lệ tại các nông trang hợp tác xã. Nhiều người chết vì các điều kiện sống và dinh dưỡng kém.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Chính phủ Rakósi Mátyás chính trị hoá hoàn toàn hệ thống giáo dục Hungary nhằm thay thế các tầng lớp giáo dục bằng một tầng lớp "trí thức lao động".
Việc học tiếng Nga và định hướng chính trị Cộng sản bị bắt buộc tại các trường học và đại học trên cả nước.
Các trường tôn giáo bị quốc hữu hoá và các lãnh đạo Giáo hội bị thay thế bởi những người trung thành với chính phủ.
Năm 1949 lãnh đạo Giáo hội Ki-tô giáo Hungary, Hồng y Giáo chủ József Mindszenty, bị bắt giữ và kết án tù chung thân vì tội phản bội.
Dưới sự lãnh đạo của Mátyás, chính phủ Hungary trở thành một trong những chính phủ hà khắc nhất ở châu Âu.


Hồng y Giáo chủ József Mindszenty, bị bắt giữ và kết án tù chung thân vì tội phản bội.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Nền kinh tế Hungary thời hậu chiến gặp rất nhiều khó khăn.
Theo điều 12 của Hiệp định đình chiến vào ngày 20 tháng 1 năm 1945, Hungary đồng ý trả bồi thường chiến tranh xấp xỉ 300 triệu đô la Mỹ bằng hàng hóa cho Liên Xô, Tiệp Khắc và Nam Tư trong 6 năm.
Đến năm 1951, tất cả các khoản bồi thường đã được thanh toán xong. Ngân hàng Quốc gia Hungary năm 1946 ước tính chi phí cho việc bồi thường là "từ 19 đến 22% thu nhập quốc gia hàng năm”.
Năm 1946, đồng tiền của Hungary bị giảm giá mạnh, dẫn tới một tỷ lệ siêu lạm phát chưa từng thấy trong lịch sử. Sự tham gia của Hungary vào khối COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) do Liên Xô bảo trợ, khiến nước này không thể thực hiện quan hệ thương mại với phương Tây hay nhận viện trợ từ Kế hoạch Marshall.
Dù thu nhập trên đầu người của quốc gia có tăng trong thời kỳ đầu thập niên 1950, tiêu chuẩn sống suy giảm. Những khoản khấu trừ thu nhập lớn để chi cho việc đầu tư vào công nghiệp làm tiêu chuẩn sống sụt giảm; quản lý kém tạo ra sự thiếu hụt kinh niên với những mặt hàng thực phẩm thiết yếu dẫn tới việc phải phân phối bánh mì, đường, bột mì và thịt theo tem phiếu.
Việc bắt buộc mua trái phiếu nhà nước càng làm giảm thu nhập cá nhân. Kết quả là thu nhập thực tế của công nhân và người lao động năm 1952 chỉ bằng hai phần ba mức năm 1938, trong khi năm 1949, tỷ lệ này là 90%. Những chính sách đó tạo ra một hậu quả xấu, và càng làm tăng sự bất bình khi nợ nước ngoài gia tăng và dân chúng phải chịu sự thiếu hụt hàng hoá.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Ngày 5 tháng 3 năm 1953, Stalin qua đời, dẫn tới một giai đoạn tự do có mức độ trong đó hầu hết các đ.ảng cộng sản châu Âu đều phát triển một phái cải cách.
Tháng 6-1953, các nhà lãnh đạo Hungary được mời sang Moscow và đích thân lãnh tụ Liên bang Xô viết đã yêu cầu Rakósi Mátyás nhường chức Thủ tướng cho Nagy Imre.


Nagy Imre
Nhà cải cách Nagy Imre thay thế Rákosi Mátyás – "Học trò ưu tú nhất người Hungary của Stalin" – làm Thủ tướng. Tuy nhiên, Rákosi Mátyás vẫn là Tổng bí thư Đ.ảng, và có khả năng hạn chế hầu hết các biện pháp cải cách của Imre.
Tới tháng 4-1955, do không chịu bị mất quyền, ông loại Nagy Imre khỏi Ban chấp hành Trung ương Đ.ảng và chức vụ Thủ tướng làm Nagy Imre bị mất tín nhiệm và bị tước bỏ chức vụ.
Sau "Báo cáo mật" của Nikita Khrushev hôm 25-2-1956, lên án Stalin và những người được ông bảo hộ, Rákosi Mátyás bị hạ bệ khỏi chức vụ Tổng bí thư Đ.ảng và được thay thế bởi Gerő Ernő hôm 18-7-1956
Ngày 14 tháng 5 năm 1955, Liên bang Xô viết lập ra Khối hiệp ước Warszawa, trói buộc Hungary vào Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của họ ở Trung và Đông Âu. Trong số những nguyên tắc của tổ chức này có câu "tôn trọng độc lập và chủ quyền của các quốc gia" và "không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Như đã nói ở #43
Ngày 13-5-1955, Đồng Minh ký hiệp ước trả lại tự do cho Áo và cam kết biến Áo thành một nước trung lập

Điều này làm dấy lên hy vọng của người Hungary rằng họ cũng có thể trở thành một quốc gia trung lập và vào năm 1955 Nagy Imre đã xem xét "khả năng Hungary chấp nhận một vị thế trung lập theo hình mẫu Áo".
Sự trung lập của Áo đã làm thay đổi những tính toán của kế hoạch quân sự của cuộc chiến tranh Lạnh bởi vị trí địa lý phân chia Liên minh NATO từ Geneva tới Viên của nó, vì thế càng làm tăng tầm quan trọng chiến lược của Hungary với Khối hiệp ước Warszawa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Tháng 6 năm 1956, cuộc bạo động của công nhân Ba Lan diễn ra tại Poznań đã bị chính phủ trấn áp, với hàng chục người bị chết và bị thương.
Trước yêu cầu của quần chúng, vào tháng 10-1956, chính phủ đã chỉ định nhà cải cách cộng sản mới được hồi phục Władysław Gomułka làm Bí thư thứ nhất của Đ.ảng Công nhân Thống nhất Ba Lan, với trách nhiệm đàm phán sự nhượng bộ thương mại và giảm quân số với chính phủ Liên Xô.
Sau một vài ngày đàm phán căng thẳng, ngày 19 tháng 10 cuối cùng Liên Xô đồng ý các yêu cầu cải cách của Gomułka.
Những tin tức về những điều khoản nhượng bộ mà người Ba Lan giành được - được gọi là Tháng 10 Ba Lan - đã khiến nhiều người Hungary hy vọng về những nhượng bộ tương tự cho Hungary và những tình cảm đó góp phần quan trọng vào không khí chính trị sôi nổi ở Hungary ở nửa sau tháng 10 năm 1956.
Ghi chú: Władysław Gomułka là nhà lãnh đạo cộng sản Ba Lan có đầu óc cải cách, nên bị Stalin tống giam. Lên cầm quyền, Khrushev đã thả Władysław Gomułka và đưa ông này trở thành người cầm đầu Đ.CS Ba Lan
Vụ bạo động POZNAN em sẽ post hình cuối thớt


Władysław Gomułka

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Władysław Gomułka trong chuyến thăm chính thức Ba Lan tháng 7-1957
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Như đã nói ở trên, những tin tức về những điều khoản nhượng bộ mà người Ba Lan giành được - được gọi là Tháng 10 Ba Lan - đã khiến nhiều người Hungary hy vọng về những nhượng bộ tương tự cho Hungary và những tình cảm đó góp phần quan trọng vào không khí chính trị sôi nổi ở Hungary ở nửa sau tháng 10 năm 1956.
Trước những sai lầm của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Hungary, nhân dân Hungary trở nên phẫn nộ.
Sau "Báo cáo mật" của Nikita Khrushev, dưới sức ép của Liên Xô, tháng 7-1956, Rakósi Mátyás phải từ chức (sang sống lưu vong ở Liên Xô, vì hiểu rõ nếu ở trong nước sẽ bị nhân dân Hungary căm phẫn sẽ giết)
Việc từ chức của Rakósi Mátyás đã khuyến khích sinh viên, các nhà văn và nhà báo trở nên sôi nổi và mạnh dạn chỉ trích chính trị hơn.
Các sinh viên và nhà báo khởi động một loạt các diễn đàn trí thức phân tích các vấn đề Hungary đang phải đối mặt. Những diễn đàn đó, được gọi là các nhóm Petofi, trở nên rất nổi tiếng và thu hút hàng nghìn người tham gia.
Ngày 6-10-1956, László Rajk - người từng bị chính phủ Rakósi Mátyás hành quyết, được chôn cất lại trong một buổi lễ càng làm gia tăng sự chống đối với Đ.ảng Cộng sản.
Như đã nói ở trên, những tin tức về những điều khoản nhượng bộ mà người Ba Lan giành được - được gọi là Tháng 10 Ba Lan - đã khiến nhiều người Hungary hy vọng về những nhượng bộ tương tự cho Hungary và những tình cảm đó góp phần quan trọng vào không khí chính trị sôi nổi ở Hungary ở nửa sau tháng 10 năm 1956.
Ngày 16-10-1956, các sinh viên đại học tại Szeged bác bỏ hội sinh viên cộng sản chính thức, DISZ, bằng cách lập nên MEFESZ (Hội Sinh viên Đại học và Hàn lâm Hungary), một tổ chức sinh viên dân chủ, trước đó đã bị cấm đoán trong thời kỳ Rakósi Mátyás cầm quyền.
Trong vài ngày, các hội sinh viên tại Pécs, Miskolc, và Sopron cũng được thành lập.
Ngày 22-10, các sinh viên tại Đại học Kỹ thuật biên soạn một danh sách mười sáu điểm gồm nhiều yêu cầu về chính sách quốc gia. Sau khi sinh viên biết rằng Hội Nhà văn Hungary có kể hoạch biểu tình thể hiện sự đoàn kết với các phong trào ủng hộ cải cách ở Ba Lan vào ngày hôm sau bằng cách đặt vòng hoa tại tượng Tướng Bem, một anh hùng của cuộc chiến tranh giành độc lập Hungary (1848 – 1849), người gốc Ba Lan, các sinh viên quyết định tổ chức một cuộc tuần hành ủng hộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,300 Mã lực
Chiều ngày 23-10-1956, gần 20.000 người biểu tình tụ họp gần bức tượng Józef Bem - một người anh hùng dân tộc của Hungary và Ba Lan. Péter Veres, Chủ tịch Hội Nhà văn, đọc một bản tuyên cáo trước đám đông, các sinh viên đọc bản tuyên bố của mình, và sau đó đám đông hát vang bài "Quốc ca" (Nemzeti dal) vốn đã bị cấm, lời bài hát viết:
“Chúng ta nguyện thề, chúng ta nguyện thề, chúng ta quyết không chịu kiếp nô lệ nữa.
Trong đám đông, một số người cắt bỏ Quốc huy Hungary năm 1949 ra khỏi lá cờ Hungary, để lại một chiếc lỗ trên lá cờ và những người khác nhanh chóng làm theo. Sau đó, hầu hết đám đông vượt sông Danube để gia nhập với đám đông người biểu tình bên ngoài Toà nhà Nghị viện. Tới 6 giờ chiều, đám đông đã lên tới hơn 200.000 người; cuộc biểu tình đầy khí thế, nhưng diễn ra trong hoà bình.
Lúc 8 giờ tối, Bí thư thứ nhất Gerő Ernő phát đi một bài phát biểu lên án các yêu cầu của các nhà văn và sinh viên. Tức giận bởi sự từ chối cứng rắn của Gerő, một số người biểu tình quyết định thực hiện một trong những yêu cầu của họ - phá bỏ bức tượng đồng Stalin được dựng lên năm 1951 bên cạnh một ngôi thánh đường, vốn đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho Tượng đài Stalin. Tới 9 giờ 30 phút tối bức tượng đã bị lật đổ và đám đông hân hoan ăn mừng bằng cách đặt lá cờ Hungary lên trên hai chiếc ủng của Stalin, phần còn lại duy nhất của bức tượng.
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,352
Động cơ
633,554 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Khrushev tố cáo:
"Cuộc điều tra đã cho thấy 98 người trong số 139 uỷ viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành trung ương do Đại hội thứ 17 bầu ra, nghĩa là 70 %, đã bị bắt bớ và bị xử bắn (phần đông vào những năm 1937-38). (Cả phòng họp xôn xao công phẫn)
Thử xem thành phần các đại biểu ở Đại hội lần thứ 17 ra sao? Ta được biết 80% đại biểu có quyền biểu quyết ở Đại hội thứ 17 đã gia nhập đảng trong những năm đảng còn ở trong vòng bí mật, trước cuộc cách mạng hoặc trong cuộc nội chiến, nghĩa là trước năm 1921. Về thành phần xã hội, đa số các đại biểu ở Đại hội (60% số đại biểu có quyền bỏ phiếu) là công nhân.
Chúng ta không thể tưởng tượng được một đại hội với thành phần như trên đã bầu ra một Ban chấp hành trung ương mà đa số thành viên là kẻ thù của đảng. Lý do độc nhất làm 70% uỷ viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành trung ương bị tố cáo là kẻ thù của đảng và nhân dân là ở chỗ các chiến sĩ cộng sản trung thực đã bị vu khống dựa trên những lời buộc tội bịa đặt, khiến pháp lý cách mạng bị vi phạm trầm trọng.
Bên cạnh những uỷ viên Ban chấp hành trung ương, đa số đại biểu Đại hội lần thứ 17 của đảng cũng chịu số phận ấy. Trong số 1956 đại biểu đại biểu chính thức và dự thính, 1108 người (nghĩa là đại đa số đại biểu Đại hội) bị bắt và bị kết án phản cách mạng. Ngay bản thân sự kiện này chứng tỏ tính phi lý, ngược đời, trái với lương tri của những lời buộc tội “phản cách mạng” gán cho đa số đại biểu Đại hội lần thứ 17. (Cả phòng nhôn nhao phẫn nộ)
Chớ quên rằng Đại hội lần thứ 17 được biết đến trong lịch sử như “đại hội của những người chiến thắng”. Các đại biểu trong Đại hội này đã từng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Số đông đã chịu đựng gian khổ và đã đấu tranh cho lợi ích của đảng trong những năm tiền cách mạng, trong vòng bí mật và trên các mặt trận thời cuộc nội chiến. Họ đã anh dũng chống lại kẻ thù và thường xuyên trực diện với cái chết. Làm sao chúng ta có thể tin được những người như thế lại là những kẻ giả dối và gia nhập phe thù địch của chủ nghĩa xã hội, ở thời kỳ mà bè phái Zinoviev, Trotsky và bọn hữu khuynh đã bị thủ tiêu về mặt chính trị và ở thời kỳ mà nhiều công trình xây dựng xã hội chủ nghĩa đã được thực hiện.
Đó là hậu quả của việc Stalin lạm dụng quyền hành, dùng khủng bố hàng loạt đối với các cán bộ đảng.
Quân đội có tình đồng đội, cùng quê có đồng hương, đi làm có đồng nghiệp. Còn đồng chí là cái gì rất dễ bị ăn đòn của nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Năm 1979, Nhà xuất bản "Tác Phẩm Mới" (do Tô Hoài đứng đầu) đã xuất bản cuốn sách "24 giờ", dịch từ một tác giả Hungary. Cuốn sách mô tả những hành động tàn bạo của Đ.CS Hungary do Rakósi Mátyás đối với nhân dân và đ.ảng viên của họ. Cụ nào còn giữ được cho em mượn đọc lại.

Cảnh sát An ninh (ÁVH) bắt đầu một loạt các cuộc thanh trừng hơn 7000 người phản đối - tức những người bị chụp cho cái mũ là "theo Chủ nghĩa Tito" hay "điệp viên phương Tây", và bị buộc phải thú tội trong những phiên xử án điểm, sau đó họ bị đưa tới một trại ở phía đông Hungary.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Hungary cũng nhiều lần làm không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ mà Đ.ảng Lao động Hungary đề xướng. Từ năm 1950 tới năm 1952, Cảnh sát An ninh đã bắt bớ hàng nghìn người để giành lấy tài sản và nhà ở cho các thành viên của Đ.ảng Nhân dân Lao động, và loại bỏ mối đe doạ của tầng lớp trí thức và 'tư sản'. Hàng nghìn người bị bắt giữ, tra tấn, xét xử và bỏ tù trong các trại tập trung, bị trục xuất sang phía đông, hay bị hành quyết, gồm cả người sáng lập ÁVH là László Rajk. Chỉ trong một năm, hơn 26.000 người bị buộc phải rời khỏi Budapest. Vì thế, công việc và nhà cửa rất khó kiếm. Những người bị trục xuất nói chung phải trải qua các điều kiện sống kinh khủng, và bị cưỡng bức làm lao động nô lệ tại các nông trang hợp tác xã. Nhiều người chết vì các điều kiện sống và dinh dưỡng kém.
Không biết cụ lấy cái nội dung của 24h ở đâu không biết, thật là kinh hoàng cho sự bóp méo.
Quyển đó nó nói về những chia rẽ ở vùng nông thôn Hung sau bạo loạn nhé, khi những anh em thân thiết từ thời làm thuê cuốc mướn nghe theo con cái địa chủ vác tiểu liên đi bắn vào nhau. Nguyên nhân của nó là những hành xử đặc trưng kiểu Xít ta lin.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,112
Động cơ
401,007 Mã lực
Chắc các cụ nói bậy, làm gì có chuyện đồng chí với nhau lại thủ tiêu nhau. Cháu chả tin.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top