Cảm ơn cụ đã góp ý, nhưng đời em gọi ba má em thế mà em chả bao giờ nhờn, các cháu em gọi em thế từ bé giờ đứa đi đại học đứa ra trường đi tu nghiệp nước ngoài vẫn tuần 1 lần í ới gọi "An ơi, An ơi, An tư vấn cho con chuyện này đi, An cho con lời khuyên với, An ơi, con nhớ An quá, An ơi sao nhìn mặt An mệt mỏi quá, An có uống vitamin X, xài mỹ phẩm Y, hay An nghỉ đi du lịch ở Z" hông? Con book cho cả đại gia đình mình luôn." Chưa thấy đứa nào dám nhờn mặt bảo: "An ơi, An im mồm đi hay An đừng xía vô chuyện của con."
Mỗi dịp lễ tết giỗ chạp quan trọng là tứ đại đồng đường tụ họp, ai khổ hơn là được đứa sướng hơn tài trợ vé 2 chiều đi về, tìm cách tạo cơ hội cho làm ăn (nhưng được cái tự trọng nên chẳng ai ỷ lại) đại gia đình không khá bằng ai nhưng gần 10 năm nay cũng có lập 1 cái quỹ học bổng khuyến khích học tập chung cho các thế hệ con cháu trong nhà, đứa nào vào đại học đều được chu cấp 100%
học phí (nhiều cụ nghĩ dân miền trong gắn kết gia đình không bằng miền khác, nhưng với gia đình em thì năm nào cũng thế), cùng nhau vào bếp, cùng nhau ăn uống, cùng nhau chơi cờ, ngắm hoa, dã ngoại...
Em kể không phải khoe (dù cũng giống khoe thật), mà để nói rằng ngôn ngữ xưng hô giao tiếp trong gia đình không quan trọng bằng cách sống làm gương. Gương sáng thì soi rõ, phải không cụ.
Tất nhiên vẫn phải dạy con quy tắc giao tiếp xã hội, đã ra xã hội phải theo quy tắc chung, còn gia đình là tổ ấm, miễn sao ấm là được, mọi thứ quy tắc chẳng quan trọng sau cánh cửa nhà khi trong nhà chỉ đầy tình yêu.