Học Ngoại ngữ nào là cũng khá phụ thuộc vào trào lưu xã hội chứ không mấy liên quan đến yêu hay ghét cả cụ ạ. Mỗi người đều cần khách quan để thừa nhận thực tế này.
Như những năm 1970 thì trào lưu là tiếng Trung. Đa số các trường phổ thông cấp 3 (cấp 2 chưa có môn Ngoại ngữ) dạy tiếng Trung. Thời đó giáo viên lẫn giáo trình tiếng Anh rất ít. Chỉ người thực sự có nhu cầu sẽ tự học.
Đến những năm 1980 thì trào lưu là tiếng Nga. Hồi đấy ai học tiếng Nga sẽ rất thuận lợi. Sách vở , giáo trình rất sẵn và rất rẻ, in lại đẹp. Ai học tiếng Nga rất thuận lợi cả vể việc học lẫn khả năng kiếm việc sau đó hoặc cũng dễ kiếm 1 suất đi Liên Xô.
Nhưng Giáo dục của VN thời đó cũng không chỉ tập trung toàn tiếng Nga mà vẫn có cả tiếng Anh. Như trường cấp 3 em học, 10 lớp thì có 8 lớp là tiếng Nga. Có 2 lớp là tiếng Anh (thời điểm đó tiếng Trung hoàn toàn không có lớp nào).
Lớp em học là tiếng Anh. Mặc dù thời điểm đó em yêu Liên Xô nhưng vẫn phải học tiếng Anh.
Còn hiện nay, trào lưu đang là tiếng Anh. Các trung tâm các lớp dạy tiếng Anh rất nhiều, khắp nơi, rất dễ tìm. Còn tiếng Nga thì không nhiều. Ngoài ra độ phổ cập tiếng Anh là phổ biến trên Thế giới, tiếng Anh cũng gần như là ngôn ngữ quốc tế. Người ta học tiếng Anh vì nhu cầu, vì sự cần thiết chứ chả liên quan gì đến yêu hay ghét nưỡc Anh cả. Trong khi, số người tìm học chọn học tiếng Nga có thể không nhiều như tiếng Anh, nhưng em dám khẳng định: ai đã học tiếng Nga thì đều rất yêu tiếng Nga, nước Nga, văn hoá Nga. Mặc dù có thể có người thích thể chế này anti thể chế kia vv