Cụ nhầm lẫn quá: Học ĐH Y sau 6 năm là thành Bác sỹ rồi. Còn Bác sỹ nội trú là tinh hoa của nghành Y đấy, trình tự học: Tốt nghiệp ĐH Y chính quy năm nào thi luôn Bác sỹ nội trú năm ấy, nếu đỗ học 3 năm nữa: sẽ được gọi là BS nội trú (BS nội trú: có cơ hội thi lần 2 nhé). Cụ có thể tham khảo:
- Ở Việt Nam, học 6 năm Y khoa hay đa khoa được cấp bằng bác sĩ đa khoa. Bằng này chưa hành nghề được, phải làm việc ở một bệnh viện khoảng 18 tháng thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.
-
Bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo đặc biệt dành cho các bác sĩ mới ra trường. Sau 6 năm học đại học, các bác sĩ mới ra trường, <27 tuổi, không bị kỉ luật có thể thi
Cao học hoặc bác sĩ nội trú. Thi vào nội trú khó khăn hơn rất nhiều so với
Cao học và Chuyên Khoa 1. Chỉ có các
sinh viên Y khoa chính quy mới được dự thi Bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời,số lượng chỉ tiêu nội trú rất ít một số chuyên ngành chỉ tuyển vài bác sĩ nội trú.
[1] Hiện nay, sau khi hoàn tất chương trình đào tạo kéo dài 3 năm (Cao học học 2 năm) thì các bác sĩ nội trú sẽ được cấp 3 bằng: Bằng bác sĩ chuyên khoa 1, Bằng thạc sĩ y khoa và bằng bác sĩ nội trú. Chương trình học nội trú khá nặng. Chữ "nội trú" hàm ý là sống và làm việc trong bệnh viện. Ngày nay, nội trú có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn và các bác sĩ nội trú không nhất thiết phải ở trong bệnh viện. Các Giáo sư đầu ngành của
Y học Việt Nam hầu hết xuất thân từ các
bác sĩ nội trú.