- Biển số
- OF-508277
- Ngày cấp bằng
- 4/5/17
- Số km
- 1,641
- Động cơ
- 201,156 Mã lực
- Nơi ở
- Láng - Đống Đa - Hà Nội
- Website
- www.bachanh.vn
Tác giả chắc là thành viên nữ quyền, lgbt, gen z, là người Việt nên thiếu một quyền là trọn bộ xu hướng thời đại.
Tội nghiệp em Trinh, xưa đâu có dễ mà mua được mớ đồ đó, thật là ác nhơnVừa nhấp từng ngum chè, tôi vừa nghĩ đến cảnh hai đứa đang tình tứ, âu yếm bên nhau khiến cơn ghen trong lòng bốc lên ngùn ngụt. Ngó ra cửa thấy đám quần áo lót xanh đỏ của em Trinh bay phấp phới trong gió như trêu ngươi. Điên tiết, tôi vớ ngay lấy cái kéo trên mặt bàn đi ra ngay chỗ phơi đồ;
Này thì Volga, này thì sinh viên văn khoa; cứ mỗi câu lẩm bẩm, tôi cắt xoẹt một phát. Chưa đầy 5 phút sau, toàn bộ số phụ kiện của em Trinh đã bị cắt xong.
Chắc tại trước đó đã nhiều lần nhìn mớ đó mà tưởng tượng rồi nên bong mới cú cái mớ đó phỏng cụTội nghiệp em Trinh, xưa đâu có dễ mà mua được mớ đồ đó, thật là ác nhơn
Nếu truyện “tình như sương khói” được 8 điểm thì truyện ngắn này tôi chấm 4 điểm. Văn phong bình thường, chỉ được phần tả thực thì khá sát thực tế, nhưng nội dung nhìn chung hơi nhảm. Nếu gọi là truyện ngắn chắc chưa đạt.***
Tối nay tôi đến chơi như mọi lần, thấy cả hai bố con nét mặt buồn bã. Nhà mình có việc gi vậy bác, tôi khẽ hỏi? Lo qua cháu ơi, lợn đang lớn mà bỏ ăn hai ngày rồi, ông bố vợ tương lai trả lời mà đôi mắt ngấn lệ sau cặp kính cận. Tôi biết, bao công to việc lớn đều trông vào con lợn chết tiệt này. Nếu chúng nó có mệnh hệ nào thì, quả thật là tôi cũng chả dám nghĩ đến.
Tôi nói; bác để cháu xem như thế nào. Bước vào buồng tắm tôi ngó vào chậu cám còn nguyên, trong khi con lợn vẫn gào réo inh ỏi. Khoắng tay vào chậu cám lõng bõng tôi quyết định, để cháu thử cách này xem sao.
Chạy xuống tiệm tạp hóa ngay dưới chân cầu thang tầng một, tôi mua bát mắm tôm đặc sản Thanh Hóa bốc mùi kinh khủng. Bê bát mắm tôm vào nhà, trước sự kinh ngạc của cả hai bố con, tôi múc 2 thìa to cho vào chậu cám và khoắng. Chưa đầy 5 phút, con lợn đói lao vào chén sạch nồi cám.
Ông bố vợ tương lai vui mừng hỏi: Sao cháu lại biết hay vậy? Gớm, cụ cứ bớt đọc sách đi là giỏi ngay, nghĩ vậy thôi, nhưng tôi vẫn dặn ông bố vợ tương lai: "Lần sau, bác cứ cho một thìa mắm tôm và khoắng đều là lợn ăn ngay. Chúng thiếu đạm, cũng như mình thèm thịt vậy thôi." Khỏi phải nói, hai bố con em Trinh rất ngưỡng mộ trước kiến thức chăn nuôi của tôi. Dù tối hôm đó tay vẫn còn vương mùi mắm tôm, nhưng lúc ra về tôi đã dám đưa tay xoa mái tóc em.
Lợn đã đến ngày xuất chuồng, ông bố vợ tương lai vui mừng khôn xiết. Ngay từ tối hôm trước, ông phá lệ bắt tôi ngủ lại để sáng mai đúng 4h30 hàng thịt sẽ đến cân lợn. Do không quen với việc mặc cả và mua bán, nên mọi việc ông cậy nhờ ở thằng con rể tương lai, theo cách gọi của ông.
Sáng hôm đó cân lợn xong, hàng thịt có để lại cho nhà chủ 3kg thịt và bộ lòng, vậy là mấy bố con làm bữa cháo lòng tưng bừng. Lần đầu tiên, ông lôi trong cái tủ lạnh Saratov chả mấy khi có điện ra một chai Sâm banh uống dở từ năm ngoái để mời tôi.
Vừa cụng ly với tôi, ông vừa nói một câu mang đầy tính triết lý:
- Hóa ra bây giờ lũ lợn nó nuôi mình cháu ơi. Nhâm nhi cốc rượu chua loét, vì không bảo quản đúng cách, tôi khẽ trả lời, cháu thấy bác nói gì cũng đúng.
Thế đó, chỉ nhờ vào thực tiễn cuộc sống mà mình từng trải qua.Tôi đã chinh phục trọn vẹn con tim và khối óc của cả hai bố con em Trinh.
Khi trở thành chỗ thân quen rồi, ông bố vợ tương lai cũng bắt đầu mở lòng và hay tâm sự với tôi; là người yêu nước Nga cuồng nhiệt ông đã lấy tên dòng sông Volga nổi tiếng để làm tên đệm cho con gái mình. Ông cũng hay ngâm nga câu thơ mà trong lúc cao hứng, một ông nhà thơ nào đó đã tuyên ngôn mang tính khẳng định “tôi cam đoan rằng trăng Trung Hoa tròn hơn trăng nước Mỹ.... đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”
Tình yêu dòng sông Volga của ông thì tôi hiểu, dù chưa đến nước Nga bao giờ. Nhưng tôi biết chắc, nó không giống như sông Kim Ngưu hay sông Tô Lịch mà tôi từng nhiều lần tham gia xây nhà ở đó. Nghe ông nói nhiều quá làm tôi cũng mê đồ Liên Xô. Dành dụm mất vài tháng tôi cũng tậu được con đồng hồ Poljot của Liên Xô với dòng chữ CCCP ngay trên mặt. Ác một nỗi, chiếc đồng hồ tôi mua, ngày nào cũng chậm mất 1 tiếng so với thời gian thực. Vậy là khi đeo đồng hồ và đạp xe đi chơi, hễ thấy nhà nào có đồng hồ treo trên tường, tôi lại ngó vào và dừng xe vặn nút căn chỉnh cho đúng giờ. Chưa hết, khi đeo liên tục trong vài giờ, mặt đồng hồ lại mờ tịt vì hơi nước. Báo hại tôi phải tháo đồng hồ và áp mặt kính vào áo để xoa cho nóng lên, mất 15 phút hơi nước mới tan hết. Quả là vô cùng phiền toái.
Dạo này em Trinh bận học suốt ngày nên tôi ít gặp. Nhiều hôm hẹn đi chơi rồi đành hủy, vì em nói phải lên thư viện tìm tài liệu. Thông cảm với tôi, lần nào ông bố vợ cũng pha ấm trà và cả hai vừa uống vừa nói chuyện. Phải thú thật, tôi rất nể vốn kiến thức uyên bác của ông. Vừa tham gia nuôi lợn thôi mà bây giờ ông biết từng loại bệnh của lợn tương ứng với việc dùng loại thuốc nào, các bệnh tiêu chảy hay tụ huyết trùng vào tay ông đều có cách xử lý ngon lành. Hôm thứ sáu vừa rồi, tôi vừa đạp xe chở bao tải xơ rau đến, bỗng nghe tiếng kêu thất thanh. Vội vứt xe chạy lên, tôi thấy bố vợ tương lai đang nằm ngay giữa nhà còn em Trinh đang khóc lóc và cuống lên. Chạy sang nhà hàng xóm, tôi nhờ được một bác hàng xóm cùng khiêng ông xuống tầng một để đưa ra viện. Tầm đó không tìm đâu ra một xe xích lô để chở người bệnh. Trong lúc cấp bách đó, tôi chạy đi mượn được một xe cải tiến rồi kéo về. Rải manh chiếu cũ ở dưới, tôi bế ông lên xe và kéo thẳng ra trạm xá Thanh Xuân. Em Trinh vừa đi sau vừa che ô cho khỏi nắng chiếu vào. Đến trạm xá được thăm khám và truyền dịch, ông bố vợ tương lai cũng dần tỉnh. Mở mắt nhìn tôi, ông cảm động nắm tay và khẽ thều thào; bố rất may có con ở bên cạnh. Tôi cũng xúc động an ủi ông mau chóng khỏi bệnh để còn lo nhiều việc.
Nằm viện 1 tuần thì ông được xuất viện, vì còn yếu nên nhà trường cho ông nghỉ ốm kết hợp với phép năm đến hết tháng. Thấy ông yếu vậy. Hầu như ngày nào tôi cũng ghé qua giúp ông tắm cho lợn và xách nước lên tầng. Tình yêu của tôi thì đang bận học nên cũng không mấy khi rảnh.
Trưa nay vừa đổ trần tầng một cho nhà chủ bên phố Lò Đúc xong, chúng tôi được thết đãi cơm rượu no say. Ăn xong cả lũ chui vào lán ngủ vì chiều được nghỉ. Đang thiếp đi bỗng tôi nghe tiếng réo tên mình ầm ĩ cộng thêm tiếng xa máy nổ phành phạch ngay bên ngoài, ngó ra tôi thấy thằng Hải bạn tôi. Không biết nó mượn đâu được con xe Honda cub 79 cũ đang nhả khói mù mịt, thấy tôi nó vẫy ngay ra và hỏi:
- Con người yêu mày đi với thằng khác rồi mà mày không biết sao?
- Đi đâu, sao tao không biết? - Tôi hỏi lại.
Thằng Hải mắng tôi, mày chỉ mải chăm lợn cho lắm vào, người yêu mày để thằng khác chăm lâu rồi, giờ tính sao? Có cần tao đi cùng cho nó một trận không. Thôi mày để tao tự xử lý cũng được, tôi trả lời mà cổ họng nghẹn đắng. Ngay chiều hôm đó tôi đạp xe vào trường tổng hợp và ngồi đợi em.
Khi tan học, tôi thấy em đi ra với một tên cao và gầy, lưng hơi gù còn mắt đeo kính cận, tên đó có mái tóc chải bồng bềnh như nghệ sĩ vậy. Cả hai vừa đi vừa cười nói rất tình cảm. Nhìn vậy là tôi biết dòng sông Volga của tôi đã bị thằng kia chiếm mất rồi. Sau này bình tâm lại, tôi thấy cũng không có gi đáng trách, có lẽ tôi và em Trinh không có nhiều điểm chung. Cái em cần chia sẻ thì tôi không đủ trình độ để tham gia góp ý, cái tôi cần chia sẻ thì em cũng không mấy quan tâm. Tình yêu đâu chỉ đi xem phim một tháng đôi lần và cùng nhau chăm mấy con lợn. Thằng Hải bạn tôi cũng điều tra được, tên này là sinh viên năm thứ tư khoa văn. Có tài làm thơ nên được nhiều em ngưỡng mộ. Hễ đi dự sinh nhật em nào, nó tự làm thơ và viết trên giấy trắng với nét chữ bay bướm. Ngoài ra nó còn tự vẽ được mấy bông hoa và tô xanh đỏ như tranh bờ hồ vậy. Chưa hết tên đó còn hát hay và biết chơi đàn nữa mới ác, dù nó không có sức xách nước lên tận tầng bốn cho em Trinh và lợn cùng tắm, dù nó không xốc vác như tôi. Trong cuộc chiến tình cảm, tôi đã thua thằng sinh viên văn khoa bẻm mép này.
Mấy hôm sau tôi và em Trinh đã có buổi nói chuyện khá nặng nề, dù em có thanh minh rất nhiều nhưng tôi biết chuyện tình cảm giữa hai đứa đã đến hồi kết. Vào ngày cuối tuần, tôi ghé lại nhà em lần cuối. Ông bố vợ tương lai mà tôi biết chắc sẽ thành bố vợ hụt đang tắm cho lợn. Thấy tôi, ông thò mặt ra nói: "Cháu uống nước đi, chè bác vừa pha xong đấy."
Vừa nhấp từng ngum chè, tôi vừa nghĩ đến cảnh hai đứa đang tình tứ, âu yếm bên nhau khiến cơn ghen trong lòng bốc lên ngùn ngụt. Ngó ra cửa thấy đám quần áo lót xanh đỏ của em Trinh bay phấp phới trong gió như trêu ngươi. Điên tiết, tôi vớ ngay lấy cái kéo trên mặt bàn đi ra ngay chỗ phơi đồ;
Này thì Volga, này thì sinh viên văn khoa; cứ mỗi câu lẩm bẩm, tôi cắt xoẹt một phát. Chưa đầy 5 phút sau, toàn bộ số phụ kiện của em Trinh đã bị cắt xong. Với tâm trạng buồn bực, tôi bỏ về mà không chào ông bố vợ hụt câu nào. Khi bước chân ra cửa, tôi biết sẽ không bao giờ quay lại căn hộ này được nữa. Dù sao tôi cũng gắn bó với căn hộ của hai bố con em Trinh hơn một năm, với khá nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Dù sau này tôi vẫn tự an ủi, mình thua trên thế thắng. Buổi tối đang nằm nhà, thằng em họ lại vác sang một bao xơ rau muống, tôi phẩy tay nói: Mày mang cho nhà khác đi, từ bây giờ anh không nuôi lợn nữa.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một dòng sông.
Một dòng sông dài, những chiều mưa tôi khóc.
Khóc một dòng sông.
***
Tiếng loa nhà tang lễ vang lên, tôi đi ké theo đoàn cán bộ giảng viên của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn mà tiền thân chính là trường đại học Tổng hợp, khi chào đáp lễ dòng người đến viếng. Em Trinh, người yêu cũ của tôi thoáng giật mình thảng thốt khi nhìn thấy tôi. Gần hai mươi đã qua, dấu ấn thời gian in hằn lên khuôn mặt cả em và tôi.
Ra khỏi nhà tang lễ, tôi phóng xe đi kiếm khách với tâm trạng khá thoải mái.
Đơn giản vì chồng của em Trinh không phải là cái thằng khoa văn bẻm mép ngày nào.
Thôi thế cũng được.
Mình thua trên thế thắng.
Bùi Ngọc Phúc
Vâng. Cùng một tác giả và cũng thời bao cấp nên em post lên thôi ạNếu truyện “tình như sương khói” được 8 điểm thì truyện ngắn này tôi chấm 4 điểm. Văn phong bình thường, chỉ được phần tả thực thì khá sát thực tế, nhưng nội dung nhìn chung hơi nhảm. Nếu gọi là truyện ngắn chắc chưa đạt.
Ngày bao cấp là cái hình chóp nón nhọn hoắt và cứng đơ, phụ kiện xanh đỏ là sang giai đoạn mở cửa rồi cụ nhỉTội nghiệp em Trinh, xưa đâu có dễ mà mua được mớ đồ đó, thật là ác nhơn