[Funland] Truyện ngắn thời bao cấp - Tình như sương khói

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Để em hầu các cụ 1 liều thuốc nhuận tràng

Phần 9

Sau cơn mưa hồi chiều, Sài Gòn chính thức bước vào mùa mưa, tiết trời dịu mát hơn nhiều so với mấy tuần trước đó. Cơm tối xong, Thịnh ra sân hút thuốc để thư giãn, làn khói thuốc mờ ảo qua đôi mắt kính cận dày cộp mà Thịnh đang đeo. Bà giáo Thanh bê đĩa dưa hấu ra chiếc bàn đá kê ở giữa sân, hai mẹ con ngồi ăn tráng miệng, thấy Thịnh trầm tư suy nghĩ, bà giáo Thanh khẽ hỏi con trai;

Việc đã đến cơ sự này, bây giờ con tính sao?

Thịnh ngước lên nhìn mẹ rồi nói; con đã nhờ bạn bè dò hỏi tin tức rồi nhưng vẫn bặt vô âm tín, với lại họ muốn giấu thì mình cũng đành chịu thôi chứ biết làm sao được. Thịnh nói tiếp; tuần sau con ra Hà Nội, sau đó sẽ bay sang Nga công tác 2 tuần, khi nào về con sẽ quyết định. Biết tính con trai nên bà giáo đành nén tiếng thở dài mà không hỏi gì thêm. Hơn 10 giờ đêm, nhìn từ cửa sổ trên phòng ngủ ở tầng 2 xuống, bà giáo Thanh vẫn thấy con trai ngồi im lặng bên chiếc bàn đá. Dưới ánh đèn cột từ xa hắt lại, bóng của Thịnh im lìm bất động như bức tượng đá, chỉ có làn khói thuốc bay nhè nhẹ lên cao rồi tan biến vào màn đêm của Sài Gòn.

Cách đây 3 năm, mặc dù tình hình các nước XHCN đang biến động mạnh, nhưng không hiểu sao, Hoài vợ Thịnh vẫn xin một suất sang Liên Xô để làm nghiên cứu sinh, dù làm chuyên viên của Sở ngoại vụ thành phố đâu cần học vị tiến sĩ. Sau nhiều lần thuyết phục chồng chấp thuận, cuối năm 1988 Hoài đã dắt theo cả bé Bạch Dương mới 5 tuổi theo mẹ sang Liên Xô. Thời gian đầu, hàng tháng Thịnh vẫn nhận được thư của vợ gửi về, nhưng từ giữa năm 1989 thì bặt vô âm tín.

Sợ có chuyện chẳng lành, Thịnh đã nhờ bạn học cũ hiện đang sinh sống bên đó tìm hiểu giúp. Thư đi thư lại, cuối cùng Thịnh được biết vợ mình chỉ nhập học bên Liên Xô có 6 tháng, sau đó Hoài đã dắt bé Bạch Dương sang Cộng hòa Dân chủ Đức. Việc của Hoài, có vẻ mọi người bên nhà vợ đều biết trước, mỗi Thịnh không được biết. Thậm chí địa chỉ hiện nay của vợ con mình bên Đông Đức, dù nhiều lần Thịnh có hỏi nhưng bố mẹ vợ đều nói không biết.

Chiều hôm qua bố vợ Thịnh có gặp và nói; Bố mẹ hiện nay về hưu rồi, đồng lương hưu cũng có hạn và không đủ chi tiêu. Ngập ngừng một chút, ông nói tiếp với con rể là Thịnh; bố mẹ bàn nhau sẽ sửa lại căn nhà của vợ chồng con để cho thuê, ‎ í con thế nào? Nghe đến đây Thịnh chợt hiểu, căn nhà mười năm trước bố mẹ vợ đã tặng cho vợ chồng Thịnh khi mới cưới nhau, hiện nay nhà bên quận 3 đang có giá. Tiếng là tặng cho con gái và con rể, nhưng bố mẹ vợ Thịnh vẫn đứng tên, việc sửa nhà cho thuê chỉ là cái cớ để đuổi khéo Thịnh ra khỏi nhà.

Sáng hôm sau, Thịnh đã chuyển va ly quần áo và hai thùng sách của mình về nhà mẹ mình bên quận 9. Bà giáo Thanh thấy Thịnh khuân hành lí về nhà, không cần hỏi nhưng với dự cảm của người mẹ, bà biết hạnh phúc của con trai đang dần tan vỡ. Biết Thịnh bay ra Hà Nội công tác, bà giáo muốn nói với con trai về thằng Liên Xô, theo như bà nhẩm tính, năm nay nó cũng tròn 16 tuổi rồi. Khi nhìn thấy con trai chìm đắm trong suy tư về chuyện gia đình, bà giáo Thanh đành phải dằn lòng lại, dù sao thời điểm này cũng không thích hợp.

Sau chuyến công tác Liên Xô về, Thịnh cho bà giáo Thanh biết; Trước khi về hưu, chính bố vợ Thịnh đã tác động để con gái được quay trở lại Liên Xô làm luận án tiến sĩ, tuy nhiên đó chỉ là cái cớ để ra nước ngoài. Sang đến Liên Xô được vài tháng, vợ Thịnh đã dắt bé Bạch Dương sang Đông Đức ở nhà người quen. Khi bức tường Berlin sụp đổ, vợ con Thịnh đã hòa vào dòng người chạy từ Đông Đức sang Tây Đức. Bố mẹ vợ Thịnh đã nhận được thư và mấy ngàn DMark của con gái gửi về, chỉ có điều họ đã chặn mọi thông tin không cho Thịnh biết.

Sau 4 năm kể từ ngày tiễn vợ sang Liên Xô, cuối năm 1992 Thịnh chính thức gửi đơn xin li hôn vắng mặt ra toà án nhân dân quận 9, nơi Thịnh chuyển về sống với mẹ mình. Tình cảm vợ chồng hơn 10 năm đã bị mờ tan trước sự cám dỗ của cuộc sống vật chất nơi xứ người.

*

* *

21 giờ tối, Thu đang ngồi kiểm tra lại sách vở của thằng Hải Kim, bỗng có ánh đèn pha ô tô tải rọi thẳng hiên nhà, cô vội chạy ra mở cửa đứng đợi. Chiếc xe tải lùi đit vào gần cửa thì dừng lại, thằng Liên Xô mở cửa nhảy xuống từ bên ghế phụ.

Thấy con Thu mừng rỡ hỏi;

Sao hôm nay về muộn thế ?

Thằng Liên Xô làu bàu;

Hôm nay phải làm luật nhiều quá, từ Tân Thanh đến Đồng Bành, đã về tới cầu Đuống rồi cũng bị chặn lại làm luật.

Đạt là lái xe cũng xuống khỏi ca bin cùng thằng Liên Xô mở khóa thùng xe, bên trong chất đầy các thùng bia Vạn Lực của Trung Quốc, sau khi chất hết chỗ bia vào nhà, Đạt và thằng Liên Xô ra ngay quán phở đầu ngõ ăn tối. Chưa đến 5 giờ sáng, thằng Liên Xô và lái xe đã chạy về hướng đê La Thành, ở đó có một kho phế liệu đồng các loại, chúng được thu gom từ nhiều nguồn, có rất nhiều ca tút đạn các cỡ khác nhau.

Không riêng xe tải của Đạt và thằng Liên Xô, trên đường quốc lộ từng đoàn xe chất đầy phế liệu đồng từ Hà Nội nối đuôi nhau chạy lên Lạng Sơn rồi qua cửa khẩu sang Trung Quốc bán cho phía họ. Sau đó đoàn xe lại quay về Việt Nam khi đã chất đầy bia Vạn Lực, xe đạp Phượng Hoàng và đủ thứ hàng tiêu dùng khác nhau. Từ ngày đi phụ xe, thằng Liên Xô cũng rắn rỏi và già hơn trước tuổi rất nhiều so với lũ bạn cùng trang lứa.

Đưa thằng Hải Kim đến trường xong, Thu quay về nhà, cô bán bún và ghi sổ giao nhận khi các đại lí đến nhận bia. Loại bia này hiện đang làm mưa, làm gió ở Hà Nội và hầu khắp các tỉnh lân cận. Đám cưới, đám tang, hay bất kể cuộc tụ tập nào, nếu thiếu vài chai bia Vạn Lực, mọi người lại chê là nhạt miệng và kém sang. Chính vì vậy bia nhập về bao nhiêu, được tiêu thụ hết bấy nhiêu. Trừ mọi chi phí, mẹ con Thu cũng để dành được một khoản tương đối. Rút kinh nghiệm xương máu từ vụ vỡ quỹ tín dụng nhân dân năm 1989, hễ có tiền là Thu mua vàng cho vào ống bơ rồi đem chôn ngay dưới bếp cho chắc ăn. Hồi đó khi vợ lão Hoán dúi vào tay Thu xấp tiền được bọc trong chiếc mùi xoa, cô đã không động đến một đồng nào mà đem gửi tại quỹ tín dụng nhân dân với mục đích lấy tiền lãi trang trải cuộc sống.

Bẵng đi một thời gian, Thu nhớ mãi sáng hôm đó đi chợ về, cô thấy bà con đứng đông nghịt trước quỹ tín dụng nhân dân mà mình gửi tiền. Ghé vào hỏi han, Thu mới tá hỏa khi biết, các quỹ tín dụng nhân dân đều bị vỡ nợ, bản thân những người cầm đầu đã ôm tiền bỏ trốn. Của đau con xót, Thu choáng váng và lăn ra ốm mất hai tuần liền, tay trắng lại hoàn tay trắng, việc mua ti vi cho con cũng chỉ là ước mơ, vì ham lãi suất nên khi bán lợn,Thu cũng dồn hết tiền đem gửi cho quỹ tín dụng để lấy lãi. Từ sau lần đó, Thu đã thực hiện theo đúng câu “đồng tiền liền khúc ruột”

*****

Trong số khách quen hay ghé hàng Thu ăn sáng, uống trà chén khi rảnh rỗi có Đạt, cậu này vốn dân lái xe đường dài chạy tuyến Bắc Nam. Sau ngày mở cửa biên giới Việt Trung để giao thương, Đạt chuyển sang chở hàng tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, công việc này nhanh có tiền mà không phải chạy quá xa như hồi trước. Đạt thấy thằng Liên Xô nhanh nhẹn tháo vát nên đã nhận nó làm phụ xe cho mình, công việc bê vác thì thằng LIên Xô làm rất khỏe và nhiệt tình. Từ khi thằng Liên Xô đi phụ xe, Thu đã nảy ra việc nhận làm tổng đại lí bia cho khu vực cầu Giấy, đường Láng, Ngã Tư Sở và khu Thanh Xuân. Khi bia được chuyển về nhà, Thu lại móc nối với các chủ vựa sắt thép phế liệu trên đường đê La Thành để thu gom các loại đồng phế liệu, mặt hàng đang rất được phía Trung Quốc ưa chuộng và trả giá cao nhờ vậy mà chuyến hàng nào cũng có lãi.

Thấy con vất vả sớm khuya, Thu hay động viên con;

Thôi con chịu khó vất vả một thời gian nữa, nếu chán làm phụ xe thì đi học nghề rồi mẹ mở đưa vốn mà mở cửa hàng. Nghe mẹ nói vậy, thằng Liên Xô cũng chỉ biết gãi đầu gãi tai vì nó không biết mình thích làm nghề gì. Nhiều lúc thấy mẹ hỏi nhiều quá, nó nói với Thu; Hay là con sắm xe xích lô, rồi hành nghề như ông ngoại ngày xưa. Nghe con nói vậy, Thu rớm nước mắt vì nhớ tới một thời cơ cực của cha mẹ ngày trước. Sợ mẹ buồn, thằng Liên Xô bèn an ủi; Thật ra bây giờ xe xích lô lọng vàng để chở khách du lịch và phục vụ các đám ăn hỏi thôi, không phải chở hàng vất vả như ông ngoại hồi xưa đâu mà mẹ đã lo.

*****

Bên cạnh Đạt, ông Minh cũng là khách thường xuyên đến ăn sáng tại quán của Thu, nghe nói trước khi về hưu ông Minh là trưởng ty văn hóa của tỉnh Hà Bắc, ông mới chuyển về khu này được vài năm. Ông Minh góa vợ đã lâu, ông có hai người con đều thành đạt. Cô con gái lớn của ông bằng tuổi Thu, hiện đang công tác trong ngành ngân hàng. Gia đình con gái ông đã chuyển vào miền Nam sinh sống được gần mười năm, cậu con trai thứ hai cũng lấy vợ và ở trên phố.

Về hưu lại sống một mình nên rảnh rỗi, các buổi sáng sau khi đi tập thể dục xong, ông Minh lại ghé quán Thu làm tô bún, sau đó ông đi mua tờ báo về đọc. Chiều đến, ông Minh lại ra quán nước của Thu gọi ấm trà rồi tán chuyện với mấy ông sửa xe, xích lô hay ngồi quán. Sau này thành chỗ thân quen, ông Minh và Thu hay tâm sự với nhau khi quán vắng khách. Chính ông đã cho Thu vay số tiền tương đối lớn khi cô có ý ‎ định nhập bia Vạn Lực của Trung Quốc về phân phối.

Dù biết ông Minh cũng xấp xỉ tuổi của bố mẹ mình, nhưng Thu nhận thấy, so với lũ đàn ông mà cô từng quen biết, ông Minh dù có tuổi nhưng vẫn là người nho nhã lịch duyệt và có phong độ hơn hẳn. Điều cô cảm thấy còn vướng mắc chính là thái độ của thằng Liên Xô và mấy người con của ông Minh, không biết bọn họ sẽ phản ứng như thế nào.

Thấu hiểu được tâm sự của Thu, ông Minh nói;

Em yên tâm, anh sẽ nói chuyện nghiêm túc với con trai, con gái, con dâu lẫn con rể anh để đả thông tư tưởng chúng nó. Thằng Liên Xô cũng đoán được tình ‎cảm của hai người, nó trở lên lầm lì và ít nói hơn hẳn, cứ thấy mặt ông Minh là nó tránh đi chỗ khác, việc này làm Thu cảm thấy vô cùng khó xử.

Năm nay Thu mới ngoài 30 tuổi, việc cần có một bờ vai nương tựa trong cuộc sống, hay có người để tâm sự mỗi khi đêm về cũng là khát khao cháy bỏng của cô. Ngày xưa Thu mới chớm yêu bố thằng Liên Xô đã phải chia xa, đến bố thằng Hải Kim cũng vậy, mỗi lần thỏa mãn xong lão Hoán lại biến về với vợ con, khi sinh thằng hải Kim, lão cũng chưa một lần ở lại thức đêm giúp Thu chăm con. Nghĩ đến lão Hoán là Thu lại thoáng rùng mình.

*****

Trưa nay ngồi suy nghĩ, Thu chợt nhớ đến bức thư dạo nào. Mở khóa tủ, cô lấy ra bức thư có con tem in cảnh lâu đài khá đẹp của châu Âu, phần người gửi có ghi tên Nguyễn Thị Thanh Hoài địa chỉ thành phố Dresden Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Trong thư người phụ nữ giới thiệu vắn tắt là vợ của Thịnh, điều này khiến Thu vô cùng bất ngờ và sửng sốt. Hoài cũng cho Thu biết, trước khi lấy Thịnh, Hoài không biết chồng mình đã có con ngoài giá thú là thằng Liên Xô, gia đình Thịnh cũng không biết Thu đang sống ở đâu ngoài Hà Nội.

Bức thư được viết kín 8 trang giấy, trong đó người phụ nữ nhận là vợ Thịnh đã giãi bày mọi nỗi niềm tâm sự. Cuối thư Hoài khuyên Thu nên cho thằng Liên Xô vào Sài Gòn rồi xuống Vũng Tàu nhận cha, Hoài cũng ghi rõ địa chỉ cơ quan Thịnh ở Vũng Tàu cho mẹ con Thu được biết. Giữa lá thư, Hoài có kẹp vào 500 DM để mẹ con Thu có thêm chút tiền làm lộ phí vào Nam. Cho đến bây giờ, Thu cũng không hiểu làm sao Hoài lại có địa chỉ của mẹ con cô, còn việc Hoài phát hiện ra thằng Liên Xô là con rơi của Thịnh cũng khiến Thu ngạc nhiên.

Đang miên man theo dòng suy nghĩ, Thu ngửi thấy mùi nước hoa quen thuộc, cô quay lại đã thấy ông Minh tay cầm bó hoa đi vào nhà.

Ông Minh hồ hởi nói với Thu;

Anh phải lên tận Quảng Bá mới mua được bó hoa Dơn này đó, em đưa lọ pha lê tiện tay anh cắm hoa luôn. Nhà vắng người vì cu Hải Kim đi học chưa về, thằng Liên Xô đang nhập hàng bên kia biên giới. Tự nhiên Thu muốn nghỉ buổi bán hàng chiều nay.

Như đọc được suy nghĩ của Thu, ông Minh nhanh nhẹn ra chốt
Em đánh dấu ở cái chốt cửa.
 

chẳng có tên

Xe tăng
Biển số
OF-394103
Ngày cấp bằng
27/11/15
Số km
1,224
Động cơ
272,083 Mã lực
Điều tóm lại ở câu chuyện này là suy nghĩ của Thịnh khi gặp bà Thu ở quán cafe: hoàn cảnh xét cho cùng chỉ là lí do để biện minh cho bản thân mà thôi. Trong cuộc sống ai cũng có sai lầm nhưng ko thể sai lầm nhiều quá. Đừng đổ tại cho hoàn cảnh để bao biện cho cái sai của mình. Cô Thu ở truyện này theo e đánh giá là cô gái hư ! Vì cô hư nên cô mới mắc phải vào những người đàn ông như vậy! Có lẽ vì đây là truyện có định hướng nên cô Thu mới có cái kết cục đẹp là các con ngoan ngoãn như vậy! Chứ em e thực tế sẽ rất hiếm có kết cục như vậy.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Rảnh rỗi ngồi đọc hết câu chuyện của cụ, đúng là tình như sương khói, kết cục có hậu và hoàn cảnh thời đó làm em nhớ lại bao điều. Cảm phục người viết, có lẽ cũng có phần thực trong hư cấu.
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần CUỐI
Mới sáng sớm ông Thịnh đã có mặt tại trại giam Gia Trung của tỉnh Gia Lai, sau khi làm thủ tục thăm phạm nhân, ông lặng lẽ ngồi đợi trong căn phòng rộng, trong phòng đã có nhiều gia đình cũng ngồi chờ như ông. Bà Hoàn vợ ông, sau nhiều năm lẩn trốn đã bị bắt trong một vụ lừa đảo lớn khác tại Trà Vinh. Tòa án đã tuyên phạt bà Hoàn mức án tù chung thân với các tội danh đã phạm phải, vợ ông mới chấp hành hình phạt được 8 năm, vậy nên ngày hoàn lương để trở về còn rất xa.
Đúng 8 giờ, những phạm nhân có người nhà đến thăm nuôi xuất hiện, ông Thịnh ngồi đối diện với vợ mình trong một tâm trạng khó tả, ông nói với vợ;
Còn vài tháng nữa tôi nhận quyết định nghỉ hưu, tôi sẽ về ngoài Bắc sống nên không vào thăm bà thường xuyên được. Vợ ông Thịnh gật đầu vẻ cam chịu, dù sao bà cũng là người đã gây ra mọi chuyện. Ông Thịnh nói tiếp; tôi rao bán căn nhà ở quận 2, số tiền bán nhà tôi sẽ nộp cho tòa án để khắc phục một phần hậu quả mà bà đã gây ra, tôi hy vọng việc đó là cơ sở để bà đượcxem xét giảm án trong thời gian tới, đó là tất cả những gì tôi có thể giúp bà. Bà Hoàn miệng lí nhí cảm ơn chồng mà nước mắt tuôn rơi.
Ông Thịnh mở kẹp file lấy ra một tờ giấy đưa cho vợ và nói;
Tôi muốn xin bà chữ kí vào đơn li hôn, sau hôm nay chúng ta đường ai nấy đi, nghe chồng nói vậy bà Hoàn im lặng cầm bút kí vào lá đơn vì bà biết rõ việc này sớm muộn gì cũng sẽ đến. Thời gian thăm thân chưa hết nhưng vợ chồng ông Thịnh đã đứng lên, mỗi người đi về một hướng. Đây là lần cuối ông Thịnh gặp vợ mình, dù sao mảnh đất phương Nam cũng không còn gì để ông phải lưu luyến.
*****
Vợ chồng cậu con thứ hai đi làm từ sớm, Bà Thu đưa cháu đi ăn sáng rồi dắt sang nhà trẻ ngay gần đó, khi quay về bà ghé mua bát phở cho cậu con út, hôm nay Hải Đăng đi phỏng vấn xin việc tại một công ty lớn có vốn FDI nên cả hai mẹ con đều rất hồi hộp. Đợi con trai ra khỏi nhà, bà Thu cũng chuẩn bị lên phố có chút việc.
Tiết trời sang xuân nhưng vẫn hơi se lạnh, mặc thêm chiếc áo len mỏng bà Thu vẫy xe ôm chở lên phố Hàng Quạt như đã hẹn. Ngồi trong một quán cafe nhỏ, ông Thịnh đưa cho bà Thu một cốc nước màu nâu vàng song sánh, ông nói;
Đây là nước nấm Linh Chi rất tốt cho sức khỏe, bà uống đi.
Vừa uống từng ngụm nước bà Thu vừa khẽ khàng nói;
Tôi biết ông muốn bù đắp cho thằng Liên Xô, nhưng có những thứ đã mất đi không thể bù đắp được. Ông không thể xuất hiện sau 40 năm rồi nói với nó về tình cảm cha con, thứ mà nó chưa bao giờ có được trong cuộc đời.
Việc ông chuyển ra ngoài Bắc sinh sống cũng không thay đổi được điều gì, mẹ con tôi đã quen và hài lòng với cuộc sống hiện nay rồi. Ngồi nghe bà Thu nói, ông Thịnh chỉ biết im lặng để cảm nhận, đúng là ông không thể bù đắp cho tuổi thơ bị đánh mất của con trai nhưng ông vẫn muốn làm một điều gì đó dù muộn còn hơn không.
Ông Thịnh rụt rè đề nghị;
Tôi biết mình không xứng đáng nhận con trong thời điểm hiện nay, việc tôi đề cập cũng chỉ muốn sau này bà và nó thấu hiểu cho hoàn cảnh của tôi vào thời điểm đó, thoáng chút bối rối, ông Thịnh khẽ thở dài, có lẽ bà Thu nói đúng phần nào về con người ông. Ở Liên Xô khi xưa, ông đã dần quên lãng người mình yêu nơi quê nhà và đắm say với mối tình tuyệt đẹp với bà Hoài, hoàn cảnh xét cho cùng chỉ là lí do để biện minh cho bản thân mà thôi.
Bà Thu nhìn thẳng vào mắt ông Thịnh sau cặp kính cận rồi nói;
Hôm nay ngày rằm, tôi mua mua bó hoa rồi lên chùa thắp hương, lần sau ông không phải hẹn hò khách sáo, nếu muốn gặp tôi, ông hãy đến công viên Thống Nhất, sáng nào tôi cũng tập thể dục ngay cổng chính đi vào.
Bà Thu đi rồi, ông Thịnh vẫn ngồi ưu tư bên chén trà đã nguội tanh.
*
**
Cụ Minh được con gái dìu ra ngồi bên hiên nhà sưởi nắng, con gái cụ từ ngày về hưu thường xuyên về chăm sóc bố già. Tranh thủ lúc cụ chưa ngủ gà gật, cô con gái bèn nói;
Con nghĩ kĩ rồi, việc cậu Hải Đăng có phải là giọt máu trong gia đình mình hay không cần phải làm xét nghiệm ADN. Nếu bố đồng ý, con sẽ tiến hành luôn nhé, cụ Minh có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Từ sau lần bị ngã, cụ hạn chế đi lại nhiều do sức khỏe ngày một kém.
Con gái cụ nói tiếp; mấy đứa con gái của con đang tuổi yêu đương, sự đời trớ trêu, nếu không xét nghiệm nhận huyết thống, biết đâu lại xảy ra cơ sự chú yêu nhầm cháu thì đúng là vô phúc mục mả. Nghe con gái nói vậy, cụ Minh gật đầu đồng ý. Chỉ đợi có vậy, bà con gái lấy chiếc kéo cắt một nhúm tóc bạc và bấm thêm mấy chiếc móng tay của cụ cho vào túi nylon. Ánh nắng sớm chiếu vào thân hình già nua của cụ già đã bước sang tuổi 84, như thường lệ, cụ Minh lại ngủ gà gật bên hiên nhà, thời gian như lắng đọng và ngừng trôi trong khung cảnh trầm mặc này.
Nhờ sự hợp tác của Hải Đăng nên sau đó ít lâu con gái cụ đã có kết quả xét nghiệm ADN. Tay cụ Minh run run vì xúc động khi cầm tờ kết quả xét nghiệm AND do con gái trao cho, cuối cùng cụ đã trút bỏ được gánh nặng mang trong lòng suốt 15 năm qua. Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt già nua của cụ, cụ ân hận vì đã vắng mặt suốt bao năm trong cuộc đời con trai mình, đúng vào giai đoạn đứa trẻ cần có sự dìu dắt của người cha.
Bốn năm trước, đền Đô nơi thờ tám vị vua triều L‎í cũng được nhiều khách trong và ngoài nước đến thăm viếng vì nó nằm trong chuỗi sự kiện kỉ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Chính Hải Kim khi biết em trai hay dẫn đoàn về đền Đô tại Kim Bảng nên đã rủ em trai hỏi thăm nhà cụ Minh, Hải Đăng ngày đó còn bé nên không biết, Hải Kim tuy không phải con đẻ nhưng được cụ Minh kèm cặp trong việc học hành rất nhiều, chính vì trân trọng nghĩa cử đó nên Hải Kim vẫn muốn em trai mình tìm và nhận bố. Là người có tiếng trong vùng Kim Bảng, nên việc tìm nhà cụ Minh không quá khó với hai anh em.
Sau hơn chục năm xa cách, cuộc gặp mặt lại gặp tình huống bất ngờ, cụ Minh do bất cẩn đã ngã ngay bậc thềm nhà, chính hai an hem Hải Kim và Hải Đăng đã chạy ra bế cụ vào nhà. Ngày cụ dứt áo bỏ đi, Hải Đăng mới là thằng bé 4 tuổi còn bây giờ đã thành chàng sinh viên cao lớn. Nhìn Hải Đăng giống khi mình thủa còn thanh niên, cụ Minh bỗng thấy hối hận trong lòng, cụ nắm chặt tay Hải Đăng mà không nói lên lời.
Từ sau lần gặp mặt đó, hàng tháng Hải Đăng vẫn phi xe máy về thăm cụ Minh. Bà Thu biết việc con mình hay về Từ Sơn thăm cha cũng không nói gì. Khi nghe con trai thông báo kết quả xét nghiệm ADN cho thấy Hải Đăng cùng huyết thống với cụ Minh, bà Thu đã bật khóc, có lẽ giống như cụ Minh, bà đã trút bỏ được nỗi niềm sâu kín đè nặng tâm can suốt mười mấy năm qua.
Cụ Minh ra đi trong thanh thản sau đó vài tháng, bà Thu dắt con trai về chịu tang cha theo đúng đạo lý. Sau đám tang, con trai và con gái cụ Minh cũng tiếp bà Thu chu đáo như với bậc bề trên, có lẽ thời gian đủ dài làm con người ta bao dung hơn và không còn thành kiến như trước kia.
Sau nhiều tuần cân nhắc, bà Thu quyết định tổ chức buổi gặp mặt giữa ông Thịnh và con trai của mình là Liên Xô. Việc cho hai cha con gặp nhau, có lẽ xuất phát từ chính việc nhận cha của cậu út.
Bà Thu mở điện thoại tìm số của ông Thịnh và bấm máy gọi.
Đầu bên kia tiếng nhạc chờ vang lên bài hát “ Đôi bờ” nổi tiếng của Nga;
"Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa."
Hết.
ảnh st
Hà Nội ngày 31/05/2019
B.N.P
Truyện hay quá cụ ạ!
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em tưởng tượng ra cô nữ sinh Thu năm nào: Thân hinh nảy nở, xinh đẹp, dậy thì sớm, tính phóng khoáng hiện đại, nghị lực, ... và "mắn đẻ".
Ngày trước quan hệ phát là có thai vì những hôm rụng trứng mới đủ máu để làm liều.

FB_IMG_1452988210889-1-1.jpg


Truyện ngắn, kết thúc nhẹ nhàng. Kiểu như gia đình ông bà giáo Thanh có không ít trong xã hội, được cô Thu chốt ở phần cuối: "Trí thức hèn...".
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cốt truyện này đủ tình tiết, không gian có thể biên tập thành film đầy đủ các yếu tố : cảm động nhân văn, bi, hài, lịch sử. Hi vọng giúp các cụ 5 x, 6x Hoài niệm 😎
Đúng rồi, cốt truyện này biên thành kịch bản phim thì cũng lấy nhiều nước mắt chị em phết đấy. Em thấy rất hay, có lẽ do mình được sống trong cùng thời nên cảm nhận rất rõ những tình tiết trong truyện.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cuộc sống đưa đẩy thôi cụ, anh Thịnh thì đúng 1 lần, lão Hoán thì vì kinh tế, nhắm mắt đưa chân, cụ Minh thì cũng già rồi. Có mỗi cậu Đạt khí thế thanh niên nên thèm muốn trỗi dậy, có khi lúc đó là cảm xúc nam nữ thật, còn lại đc mấy đâu cụ
Chuẩn cụ, cả đời nhân vật Thu có mấy được cảm xúc bên đàn ông thường xuyên đâu, chốt lại thì thấy nhanh chứ cả đời hơn 40 năm cũng chỉ có 4 lần, trong đó 2 lần được lâu lâu chút. Cũng không trách hay kết luận gì với hoàn cảnh như vậy.
 

TKNTTTAH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757715
Ngày cấp bằng
18/1/21
Số km
87
Động cơ
48,321 Mã lực
Tuổi
26
Ông bạn em viết truyện về thời bao cấp, em copy lại cho các cụ 7x, 8x hoài niệm:
-----

TÌNH NHƯ SƯƠNG KHÓI
Phần 1 - 2 - 3
Trời nhá nhem tối, các ngôi nhà trong xóm lao động le lói những ánh đèn dầu. Ông Phương mệt nhọc đạp chiếc xích lô về sát cửa nhà, thầy chồng về bà Dần vội nói; Thu mau ra lấy chậu nước cho bố rửa mặt rồi sắp cơm ra đi con. Nghe mẹ gọi, cô bé Thu vội bê chậu nước ra ngoài hè, ông Phương sau khi rửa mặt thì cởi áo và cúi xuống lấy khăn lau qua người cho mát. Dưới ngọn đèn Hoa Kỳ, ba con người bắt đầu bữa cơm tối của mình. Mâm cơm được đặt ngay xuống chiếc chiếu rách rải ngay giữa nhà, nhà nền đất nên vẫn mấp mô. Ngoài bát canh rau dền còn có một đĩa lạc rang mặn, riêng ông Phương có thêm cút rượu và một đĩa đậu phụ rán. Trong lúc hai mẹ con ăn cơm, ông Phương uống rượu và nhấm nháp mấy bìa đậu. Nhìn chồng đã uống đến chén thứ ba, bà Dần vội nói; Thôi để tôi xới bát cơm cho mình ăn nhé, uống vậy cũng đủ rồi. Thu vừa ăn vừa lấm lét nhìn bố như sợ sệt điều gì đó. Ông Phương uống thêm một chén rượu rồi mới bắt đầu ăn cơm, tiếng loa truyền thanh từ xa vọng lại báo tin quân chủ lực của ta đang thắng trận liên tiếp và sẽ giải phóng thành phố Huế trong nay mai. Khi chồng buông bát, bà Dần nhắc con bê mâm bát ra sau nhà để rửa.
Đợi chồng ngồi uống cốc nước xong, bà Dần mới rụt rè nói; Có chuyện này tôi muốn trao đổi nhưng mình phải bình tĩnh nhé. Chuyện gì vậy mình, ông Phương hỏi và bắt đầu có vẻ muốn đi ngủ. Dù sao cả ngày hôm nay ông phải chở gạch vụn cho mấy người mua về xây nhà nên cũng khá mệt rồi. Ông đoán chắc, bà muốn xin cho con bé Thu đi dự liên hoan hay đi chơi cùng mấy đứa bạn. Ngập ngừng hồi lâu bà Dần mới nói nhỏ vì sợ nhà hàng xóm sát vách nghe thấy. Dù sao cả dãy nhà ở đây đều cách nhau bởi bức tường con kiến xây chung. Bà Dần khổ sở trình bày; tôi nhận‎ thấy mấy tháng nay cứ đến kỳ của phụ nữ mà không thấy con Thu giặt và phơi khăn xô như mọi khi. Đoán có sự chẳng lành nên tôi đã tra hỏi, nó sợ ông đánh nên đã van xin tôi nói giúp. Vậy thằng nào đã hủ hóa với nó, ông Phương gằn giọng hỏi và như tỉnh hẳn rượu. Thu đứng nép sau tấm liếp phía sau nhà và chăm chú lắng nghe câu chuyện của bố mẹ.
Bà Dần hạ giọng nói nhỏ cho chồng:
-Thằng Thịnh con nhà ông bà giáoThanh.
Nghe đến đó ông Phương giật mình hỏi lại vợ; Bà có chắc chắn không, thằng bé đó đi Liên Xô từ năm ngoái rồi mà.Tôi hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi, con mình nó kể lại hết. Ông Phương lẩm bẩm; thôi chết rồi, nó bây giờ ở mãi xa vậy biết làm sao bây giờ. Bà Dần rớm nước mắt nói; thôi con dại cái mang, chuyện đã đến nước này sớm muộn gì cũng sẽ ầm ĩ cả xóm, ngày mai tôi đành muối mặt sang nói chuyện với người ta.
Nghe vợ nói vậy ông Phương chỉ nói một câu; Tùy hai mẹ con bà tự giải quyết, thôi coi như tôi không có đứa con hư hỏng mất nết như nó. Nói xong ông Phương đi ra ngoài cửa và leo lên xích lô để ngủ.
Cả gia đình sinh sống trong căn nhà chưa đến 9 mét vuông. Mùa đông hai vợ chồng rải chiếu nằm dưới đất và nhường chiếc phản duy nhất cho con bé Thu, còn mùa hè nóng bức ông Phương ngủ ngay trên chiếc xích lô để ngoài cửa. Chưa đầy 10 phút bà Dần đã thấy tiếng chồng gáy rồi, sợ chồng nằm ngoài bị muỗi đốt, bà Dần đem chiếc màn một ra mặc phía trên cho chồng. Lúc này trong nhà đèn dầu cũng đang le lói vì sắp cạn dầu. bà Dần rải chiếu nằm dưới đất cũng không sao chợp mắt được. Bà biết trước mắt là cả một chặng đường chông gai, riêng việc đối mặt với lời ra tiếng vào của dư luận, rồi việc tổ dân phố họp kiểm điểm, nhà trường thi hành kỉ luật…Chỉ nghĩ đến từng đó thôi cũng khiến trái tim của người mẹ như nghẹn lại.
Nằm trên phản cô bé Thu khóc thổn thức vì thương cha mẹ, tiếng ngáy không đều sau một ngày lao động nặng nhọc của bố, tiếng thở dài xót xa của mẹ khiến cho Thu cảm thấy day dứt và ân hận. Dù nói gì đi nữa, mọi việc cũng đã quá muộn để sửa chữa. Cái thai mà Thu cố giấu đi cũng không thể giấu được nữa, việc nạo phá thai ở tầm này không bệnh viện nào dám thực hiện. Trong đêm khuya tĩnh mịch, Thu lại nhớ đến Thịnh, người mà cô đã trao sự trong trắng của đời con gái cho anh. Không biết giờ này ở bên Liên Xô rộng lớn, anh có nhớ đến những gì mà mình hứa hẹn không. Cả xóm lao động chìm dần vào giấc ngủ, không gian vô cùng tĩnh lặng. Dù đang trong thời kỳ chiến tranh, nhưng kể từ khi người Mỹ rút về nước theo thỏa thuận đã kí tại Paris năm 1973, mọi người không còn phải lo lắng về những trận bom như mấy năm về trước.
---------
Mới gần 6 giờ sáng mà công viên Thống Nhất đã đông nghẹt người đi tập thể dục, từng tốp người thuộc đủ các lứa tuổi đang thong thả đi bộ quanh hồ bảy mẫu. Đám thanh niên trẻ khỏe thì chạy với tốc độ trung bình, ở nhiều khu vực khác lại có nhiều các mẹ đang tập thể dục theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài cát sét hoặc tiếng hô của huấn luyện viên. Ngồi ở ghế đá ngay gần mép hồ, ông Thịnh lặng lẽ quan sát một nhóm các phụ nữ trung niên đang nhảy theo điệu rumba khá sôi động. Ánh mắt của ông chăm chú quan sát từng động tác của người phụ nữ xấp xỉ 60 nhưng vẫn đẹp và nhanh nhẹn. Khi đồng hồ trên tay ông Thịnh chỉ sang đúng 7 giờ 15 phút , các cụ bà nghỉ tập và tỏa ra các hướng.
Ông Thịnh lập cập mở chiếc bình ủ mang theo từ sáng và rót ra một cốc nước còn ấm. Khi bà Thu, người phụ nữ mà ông Thịnh chăm chú dõi theo, ông đưa cốc nước và nói: Bà uống cốc nấm Linh chi cho ấm, bà Thu đỡ cốc nước và ngồi xuống uống từng ngụm nhỏ, ông Thịnh đưa cho bà chiếc khăn tay mới tinh để lau mồ hôi trên mặt.
Ông Thịnh khẽ hỏi:
-Sáng nay tôi muốn mời bà đi lên phố cổ chơi được không…?
Khẽ lắc đầu bà Thu nói luôn mà không cần suy nghĩ:
-Không được rồi, các cháu tôi đang nghỉ hè nên tôi phải về chăm chúng nó. Thế chuyện kia bà đã nói gì chưa. Bà Thu lắc đầu; Thôi cứ để mọi việc như nó vẫn vậy ông nhé, không để ông Thịnh nói tiếp, bà Thu đứng lên và dắt chiếc xe đạp hướng ra phía cổng công viên. Ông Thịnh nhìn theo cho đến khi không còn thấy bóng của bà Thu, ông đứng dậy bước ra cổng, để bắt taxi về tận bên khu đô thị Ecopark. Ngồi trên xe trở về nhà, ông ngậm ngùi nhớ lại một thời đã qua, ngày đó ông là chàng sinh viên năm thứ Nhất của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, còn bà Thu mới chỉ là cô bé học sinh lớp 10.
Chính ông trước khi sang Liên Xô du học đã chép tặng cô bé Thu bài thơ *“Đây thôn Vĩ Dạ”*của nhà thơ Hàn Mạc Tử vào sổ tay thay lời lưu bút với những câu đầy da diết;
"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Vào một tối mùa đông năm 1974, khi chuyến tàu liên vận quốc tế chạy qua cầu Long Biên lên Đồng Đăng rồi qua Trung Quốc để từ đó đoàn du học sinh sang Liên Xô học tập, cuộc đời của đôi bạn trẻ chính thức rẽ sang hai hướng hoàn toàn khác nhau. Đúng 40 năm sau kể từ cuộc chia tay năm nào, họ mới có dịp gặp lại nhau trong một hoàn cảnh khá trớ trêu.
2
Dù cho cả xóm lao động ở khu Văn Chương, cũng như toàn thành phố hân hoan vì bộ đội ta đã giải phóng được thành phố Huế, sau đó vài ngày là giải phóng Đà Nẵng, nhưng mọi người vẫn không ngớt xôn xao bàn tán về chuyện con bé Thu nhà Phương Dần chửa hoang. Nhà nào có con gái lớn cũng lôi con bé Thu ra làm tấm gương để răn dạy con em mình kiểu như; đấy thấy chưa cá không ăn muối cá ươn…..đua đòi cho lắm vào để rồi ễnh bụng ra. Trước những lời nói như xát muối vào tâm can của hàng xóm, ngày ngày ông Phương cũng đạp xích lô ra khỏi nhà từ khi trời còn chưa sáng rõ mặt người, ông về nhà khi tối khuya và người thì say mèm. Thương con nên bà Dần cắn răng chịu đựng mọi lời đàm tiếu của bà con lối xóm, công việc hàng ngày của bà Dần là nhóm lò đun nước sôi để bán cho cư dân. Tuy nhiên dạo gần đây, người ghé mua thì ít, chủ yếu họ hỏi bâng quơ; cháu Thu dạo này tôi không thấy đi học nhỉ..hoặc có người thì bóng gió; chiều lắm sinh hư là đúng rồi. Nhiều lời ra tiếng vào đến mức tổ phục vụ cũng đánh tiếng để bà Dần nghỉ việc. Thế vào chỗ bà Dần là một bà mẹ vừa nhận được giấy báo tử con trai đã hy sinh tại mặt trận phía Nam. Cũng từ đó, hầu như mọi người trong xóm đều tránh tiếp xúc với gia đình ông Phương, bà Dần.
Cô bé Thu cả ngày chỉ quanh quẩn dưới bếp, không dám bước chân đi đâu. Sáng ra Thu dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn gạo. Ngày trước nếu nhà hết gạo, Thu có thể vác rá sang nhà hàng xóm vay tạm mấy bơ, còn bây giờ mà hết thì cả nhà đành nhịn đói. Trong nhà chỉ có sẵn một vại dưa cà, một lọ mắm tôm và bát muối trắng còn mọi thứ đều ăn đong từng bữa. Từ hôm cái Hạnh học cùng lớp đến thông báo quyết định kỉ luật của nhà trường,Thu càng sống thu mình dưới bếp, đến việc xếp hàng lấy nước sinh hoạt cho gia đình cũng đều do mẹ đảm nhận hoặc hôm nào đợi tới lúc nửa đêm không có ai, Thu mới dám ra lấy mấy xô nước về để tắm giặt. Khổ nhất là mỗi lần phải ra nhà vệ sinh công cộng, lúc đó ngoài chiếc nón đội sụp xuống để che mặt và tránh nhiều ánh mắt soi mói của mọi người. Thu còn phải úp thêm một cái nón rách trước bụng để che đi cái bụng đã nhô ra thấy rõ. Đi đến gần nhà vệ sinh, từ xa Thu có thể thấy rõ bức tường có mầu vàng loang lổ nhưng được ai đó viết lên dòng chữ bằng than đento tướng; CON THU CHỬA HOANG. Trên đường về có mấy bà cụ già trong xóm đang ngồi bắt chấy cho nhau, thấy Thu các cụ bèn nói với nhau; Ngày xưa cái ngữ này cứ phải gọt đầu bôi vôi rồi lột truồng dẫn đi quanh làng mới biết thế nào là nhục. Nghe được những lời đó, Thu chỉ biết cắm mặt đi thật nhanh về nhà, mặc cho hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt. Ngay trên cánh cửa nhà Thu cũng bị ai đó viết chữ NHÀ CÓ ĐỨA CHỬA HOANG.
Từ sau hôm bà Dần đi họp tổ dân phố về, không khí trong nhà lúc nào cũng nặng nề như có đám, không ai dám ngẩng mặt lên với hàng xóm, ở trong nhà chả ai buồn nói với nhau một câu. Bên ngọn đèn dầu leo lét, ba con người ngồi ba góc nhà im lìm và cam chịu, ánh đèn hắt lên tường những hình bóng như bất động, họ luôn cảm thấy mọi lời nói hay cái nhìn là để phán xét nhà mình quản con không nghiêm. Ông Phương nếu tối nào không say rượu lại cởi trần ngồi ngoài cửa hút thuốc lào liên tục, có lẽ khi leo lên xích lô làm một giấc dài, ông mới tạm quên đi nỗi ô nhục mà đứa con gái mang lại. Thương con đứt ruột nên bà Dần âm thầm chịu đựng búa rìu của dư luận, kể cả khi bị đưa ra tổ dân phố để mọi người phê phán. Mọi đúng sai bà nhận hết về mình, chỉ mong sao con bà không nghĩ quẩn mà làm liều. Lúc còn hai mẹ con, bà nói nhỏ với Thu; Thôi việc đã lỡ rồi, người ta cười mình ba tháng, cười mình ba năm chứ không thể cười cả đời được. Có lẽ giờ đây chỉ có tấm lòng bao dung của người mẹ mới là chỗ dựa tinh thần lớn nhất đối với Thu.
Cả tuần nay, cứ 5 giờ sáng là Thu lại thức dậy nấu ăn cho cả nhà. Sau khi cho cơm vào hai chiếc cặp lồng, một cho ông Phương mang theo, một cặp lồng hai mẹ con sẽ mang đến chỗ làm. Nếu vét xoong còn chút cơm cháy hai mẹ con sẽ cho chút nước mắm vào ăn sáng luôn. Cặp lồng cũng chỉ có mấy quả cà, chút dưa muối và lạc rang, lâu lâu sẽ có thêm quả trứng luộc để Thu bồi dưỡng. Thương con ở nhà một mình, bà Dần đã xin cho Thu đến làm cùng với mẹ. Từ sau khi nghỉ việc ở tổ phục vụ, nhờ người quen bà Dần xin vào làm ở HTX dệt Hoàng Ngân ngay mạn Hoàng Cầu. Để tránh mọi sự soi mói, hai mẹ con rời nhà từ sớm, hàng ngày nhiệm vụ chủ yếu của bà Dần và Thu là quay xa để se lanh, đánh ống sau đó chuyển cho bộ phận dệt thảm. Công việc tương đối nhẹ nhàng và hợp với người đang mang bầu như Thu. Đa phần lao động của HTX là phụ nữ, nhiều người là góa phụ, có người thì chồng đang chiến đấu tại chiến trường B. Khi nghe chuyện của con bé Thu, mọi người đều có cái nhìn thông cảm cho con bé. Ở cái tuổi ăn chưa no mà lo chưa tới đã phải sắp sửa làm mẹ.
-------------
Ngày 30.04.1975 cả đất nước như vỡ òa trong niềm vui chiến thắng, tin về việc quân chủ lực của ta cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập đã khiến mọi người đổ ra đường phố ăn mừng. Dù đôi chân bị phù do sắp đến ngày sinh nở, Thu vẫn cảm thấy sung sướng và nhen nhúm hy vọng sớm gặp lại người yêu từ Liên Xô trở về. Hết chiến tranh mọi việc đi lại sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, đó là Thu tự nghĩ vậy. Bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vang lên trên khắp hệ thống loa truyền thanh công cộng.
Gương mặt ai cũng vui tươi hồ hởi, ai cũng hy vọng con em mình sẽ sớm được trở về sau một hành trình dài vì nền độc lập của dân tộc.
Sáng nay bà Dần nói với Thu; Chiều nay mẹ sẽ đi tàu điện vào Hà Đông bốc cho con mấy thang thuốc bổ để dưỡng thai, sắp sinh rồi nên con cần phải khỏe mạnh. Thu định hỏi mẹ điều gì nhưng lại thôi. Suốt một tháng sau đó, tối nào nhà Thu cũng ngào ngạt mùi thuốc Bắc, cứ đun ba chén cho cạn lấy một chén uống trước khi đi ngủ. Sau khi đun xong, bà Dần lại đem bã thuốc ra phơi để mấy ngày sau đun thêm lần nữa. Trời tháng sáu mới chớm hè mà đã nắng chói chang, ngày Thu vượt cạn, dù rất giận con nhưng ông Phương vẫn đạp xe xích lô chở hai mẹ con xuống Cây Đa Nhà Bò để sinh nở. Trong lúc con gái kêu la đau đẻ bên trong, ông Dần lôi chiếc điếu cày, là vật bất li thân ra vỉa hè phố Lò Đúc để hút. Vài tiếng sau Thu đã sinh được một bé trai nặng 3,2 cân, bà mẹ trẻ tưởng như kiệt sức trên bàn đẻ. Nằm viện được ba ngày, đợi khi trời xẩm tối cả nhà lại lên chiếc xích lô về nhà. Ngay đêm hôm đó, hàng xóm bắt đầu được nghe tiếng trẻ con khóc trong đêm. Bà Dần cũng mua chịu một chai dầu hỏa để rót vào ngọn đèn Hoa Kì, nhà có trẻ con nên ban đêm không thể tối om được.
Tiếng trẻ con khóc trong đêm khuya vọng rất rõ. Dù ở dãy phía sau nhưng ông bà giáo Thanh vẫn nghe rõ tiếng trẻ con khóc, tiếng ru ầu ơ không phải của mẹ mà là bà ngoại của thằng bé.
---------
Suốt mấy đêm liền bà giáo Thanh gần như mất ngủ, nghe tiếng trẻ con khóc như xé vải khiến bà nhớ lại buổi nói chuyện hồi tháng ba vừa rồi. Tối hôm đó ông bà vừa ăn tối xong, đang ngồi nghe tin tức từ chiếc loa truyền thanh treo ngay giữa nhà bỗng thấy bà Dần sang chơi. Dù là hàng xóm lâu năm, nhưng đây là lần đầu tiên bà Dần sang nhà ông bà giáo Thanh có việc. Sau một hồi bối rối, bà Dần sượng sùng kể lại đầu đuôi câu chuyện, hai ông bà giáo Thanh nghe xong cũng chết lặng. Tuy nhiên ông giáo Thanh cũng nói luôn:
-Có thể cháu nó sợ bị trách phạt nên nói vậy, dù sao cháu Thịnh nhà tôi đang du học ở xa nên không thể kiểm chứng được. Vợ chồng tôi luôn tin con mình không làm việc sai trái đó.
Bà Dân khẽ khàng thưa chuyện:
-Dạ em cũng tin lời con bé nhà em là thật, nếu không thì em dâu dám sang thưa chuyện với hai bác.
Bà giáo Thanh nhẹ nhàng nói:
-Con tôi đẻ ra nên tôi biết rõ hơn ai hết, cháu ngoan hiền và không làm chuyện tày đình đó. Chị mà tin lời con mình sang đây đổ thừa cho cháu Thịnh là không được. Vợ chồng tôi cũng rất quí‎ con bé Thu nhưng tôi chắc là do sợ bố mẹ nên cháu nói bừa vậy thôi. Mặc cho bà Dần tha thiết trình bày, hai vợ chồng ông bà giáo Thanh đều quyết không tin vào việc đó. Khi loa truyền thanh kết thúc “Câu chuyện cảnh giác” hai ông bà giáo Thanh tỏ ý cần‎ đi nghỉ sớm nên bà Dần đành lủi thủi ra về mà nuốt đắng cay vào trong lòng.
Khi bà Dần đi về, ông giáo Thanh dặn vợ; Việc này không liên quan đến thằng Thịnh, bà đừng có tiếp xúc với nhà đó nữa kẻo liên lụy đến con, nhỡ may bên đó nghe được tin này, có khi con mình phải về nước sớm. Vâng lời chồng, bà giáo Thanh cũng tránh không đi dù chỉ là ngang qua cửa nhà ông Phương bà Dần. Dù sao thì nhà ông bà cũng nổi tiếng là nhà gia giáo, làm sao có thể thông gia với gia đình đạp xích lô được. Mọi việc tưởng như đã quên cho đến khi nhà ông Phương bà Dần có thêm thành viên mới.
Sau khi sinh con được 10 ngày. Thu đã nhờ ông Phương đi làm giấy khai sinh cho con mình với tên là Đỗ Hoàng Liên Xô. Thấy con gái lấy họ Hoàng nhà ông bà giáo Thanh ghép vào họ nhà mình, đã thế tên thằng cu lại chính là tên đất nước mà bố nó đang du học. Ông Phương hiểu rằng con mình vẫn nuôi hy vọng ngày đoàn tụ với người ở phương xa. Thương con nên ông đã ra tiểu khu làm thủ tục giấy khai sinh đúng như yêu cầu của con gái. Trên đường đi men theo hồ về nhà, ông Phương thoáng thấy bóng ông giáo Thanh đang cắp cặp và tay cầm cây thước mét đi ngược lại. Nhìn thấy ông Phương, ông giáo Thanh chủ động rẽ ngay vào ngõ nhỏ đầu tiên. Dù chưa biết con ngõ nhỏ này sẽ dẫn ông đi tới đâu, nhưng ít ra ông cũng không muốn nhìn thấy rắc rối ở ngay phía trước.
3
Do sinh thiếu tháng lại không đủ sữa nên Thu nuôi thằng cu Liên Xô khá vất vả. Hàng ngày khi nấu cơm, đợi lúc cơm sôi bà Dần lại chắt ra một bát nước cơm rồi pha thêm chút đường cho cháu uống thay sữa. Nhờ có người mách nước, bà đã tất tả ngược xuôi xin được tờ giấy chứng nhận mẹ thiếu sữa rồi đi xếp hàng từ 5 giờ sáng, cuối cùng bà Dần cũng mua được cho con gái 02 hộp sữa ông Thọ để thằng bé có thêm sữa uống. Tã lót cũng không nhiều, nếu trời nắng không sao, hôm trời mưa gió thì rất khổ, ông Phương cũng phải hy sinh cái vỏ chăn của gia đình để xé ra làm tã cho cháu bé. Vì còn trẻ nên việc phải chăm một đứa bé là quá sức với Thu. Hàng đêm cô phải thức dậy thay tã, cho con bú và pha thêm sữa, rất may bà Dần cũng giúp con gái khá nhiều. Trời mùa hè dưới mái nhà lợp giấy dầu lại càng oi bức, khiến cho đứa trẻ không lúc nào ngon giấc. Hai mẹ con bà Dần phải thay nhau thức quạt cả đêm cho đứa bé.
Thương con vất vả, thỉnh thoảng bà Dần lại xách cặp lồng đi bộ sang phố Hàng Bột để mua cho con bát phở bồi dưỡng. Ngày đó mọi người hay nói “Phở mậu dịch, kịch ti vi”. Bởi vì nước phở mậu dịch như chạy qua hàng xương, mỗi bát phở chỉ có vài ba miếng thịt bèo nhèo, bánh phở vừa dày lại vừa cứng và khó nhai. Mọi người đều biết vậy nhưng vẫn phải mua vì nó rẻ hơn hàng phở bên ngoài.
Bước chân vào cửa hàng phở, bà Dần rụt rè nói với cô mậu dịch viên:
-Chị cho tôi mua một bát phở.
Không thèm ngẩng mặt lên, cô mậu dịch viên hỏi trống không:
-Mua loại nào?
Lúc này bà Dần mới ngước nhìn bảng giá niêm yết.
Phở mậu dịch có hai loại, loại có thịt giá bốn hào, loại không thịt giá hai hào. Để tiết kiệm nên bà Dần mua bát phở hai hào, loại này mọi người hay gọi là “phở không người lái”. Sau khi mua thêm một hào nước phở. Bà Dần xách cặp lồng phở về nhà xẻ ra bát cho con gái ăn, chỗ nước phở mua thêm được bà đổ ra chan với cơm nguội cho bà và ông Phương ăn còn đi làm. Ông Phương dạo này ít uống rượu hơn, ăn tối xong ông lại ra công viên Thống Nhất. Đêm nào nhiều thì ông đem về được mấy con trắm đen hoặc cá mè, có khi được mớ cá thầu dầu để cải thiện bữa ăn. Mấy con cá to được kho với riềng ăn dần, loại cá nhỏ được đảo qua tí mỡ hoặc nấu với dưa. Cuộc sống tuy vất vả, nhưng bù lại nhà có tiếng trẻ con cũng khiến mọi người xích lại gần nhau hơn.
---------
Khi chiến tranh bom rơi đạn nổ, ai cũng mong ước; nếu có hòa bình dù phải ăn cơm với muối trắng cũng thấy hạnh phúc. Bây giờ khi chiến tranh đã kết thúc, mọi người chỉ mong cuộc sống đỡ vất vả hơn. Để chăm sóc cho thằng cu Liên Xô, suốt tháng mọi người trong nhà chỉ ăn cơm với lạc rang, dưa cà muối, họa hoằn lắm có thêm quả trứng luộc, còn tem phiếu để dành mua xương về ninh cho hai mẹ con. Ai cũng thích mua xương hơn thịt vì mua xương sẽ được tăng gấp đôi tiêu chuẩn, phiếu 0,5kg thịt mà mua sườn hay xương ống sẽ được hẳn 1kg. Chính điều này khiến bà Dần phải đi xếp hàng từ 4 giờ sáng, nếu muộn sẽ không mua được. Khi thằng cu được ba tháng, Thu nói với mẹ xin đem việc về nhà cho mình làm kiếm thêm thu nhập. Hàng ngày sau khi cho thằng Liên Xô bú no và ngủ, Thu vội tranh thủ giặt giũ và phơi đống tã lót, thấy máy nước vắng người, cô liền đem đôi thùng ra xếp hàng lấy nước. Mọi ánh mắt nhìn hay lời bàn tán cũng không còn làm Thu bận tâm nữa.
Thậm chí có bà hàng xóm gặp ở máy nước đã hỏi mát mẻ; Thế bố nó là ai và có gửi cho chút gì để nuôi con không vậy cháu. Thu mím môi nhìn thẳng vào mặt người vừa hỏi mình rồi nói; Con cháu đẻ ra cháu nuôi, sao phải đợi người khác gửi cho cái gì. Nghe thấy cô bé nói vậy, người phụ nữ câm bặt. Sau khi gánh nước đổ đầy chum, Thu mới bắt đầu ngồi quay sợi đến trưa thì cho con bú.
Trời về chiều, Thu vừa bế con vừa nhặt sạn gạo chuẩn bị nấu cơm chiều. Gạo mậu dịch nên sạn và thóc nhiều vô kể, riêng ống bơ đựng thóc nhặt ra cũng gần đầy. Nấu cơm xong xuôi, Thu đem hai chiếc đèn dầu ra khêu bấc đổ thêm dầu, lau sạch các muội bám vào bóng đèn. Sau bữa tối, đợi khi thằng cu bắt đầu ngủ, Thu lại cặm cụi ngồi quay xa đến đêm khuya mới nghỉ. Nhiều lúc Thu tự hỏi; không biết giờ này ở Liên Xô xa xôi, Thịnh đang làm gì và có nhớ đến mình không. Nghĩ đến những cực nhọc đắng cay mà mình phải chịu đựng, trong lòng Thu trào dâng nỗi buồn tủi. Cô không biết liệu ở bên đó Thịnh có yêu người khác hay không.
Tự dưng cô lại nhớ đến lời ru con năm nào của chị Thoa hàng xóm, ngày đó chị Thoa mới sinh con thì anh chồng bỏ đi đâu biệt tích. Hàng đêm chị Thoa ôm con và ru những câu, mà Thu hồi đó dù thuộc lòng vẫn chưa hiểu hết.
“Sông sâu lắm khúc đò ngang.
Anh nhiều nhân ngãi em mang oán thù.” ‎
---------
Lúc Thịnh và các bạn đến thủ đô Moskva của Liên Xô, đúng vào mùa đông tuyết trắng, nhiệt độ ngoài trời là âm 30 độ. Sau những phút giây vui sướng và ngỡ ngàng khi lần đầu thấy tuyết, cả đoàn bắt đầu cảm nhận được cái lạnh thấu xương của mùa đông khắc nghiệt ở nước Nga. Đoàn du học sinh Việt Nam được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe trước khi nhập học. Khi biết Thịnh chưa được 49 cân, bà giáo già người Nga đã ôm Thịnh vào người và nhận làm con nuôi. Từ đó cứ cuối tuần, Thịnh lại được vợ chồng bà giáo đón về nhà nấu cho ăn các món truyền thống của Nga, trong đó không thể thiếu món soup củ cải trứ danh. Biết Việt Nam còn đang chiến tranh và thiếu thốn rất nhiều, nên các thầy cô giáo người Nga luôn quan tâm đặc biệt đến đoàn du học sinh. Sau thời gian học tiếng Nga tăng cường, Thịnh được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov. Đây là ngôi trường lâu đời và nổi tiếng của nước Nga. Khoa triết học mà Thịnh theo học nằm trên đồi Vorobjovy hay còn gọi là đồi chim sẻ.
Thời gian mới sang Liên Xô, Thịnh luôn nhớ về Việt Nam và mối tình với cô bé Thu. Có những đêm không ngủ được, Thịnh đã chép vào sổ tay bài thơ nổi tiếng có tựa đề TÔI YÊU EM của mặt trời thi ca nước Nga là Puskin. Lời bài thơ phần nào nói lên tâm trạng của chàng sinh viên xa xứ.
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể,
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em!”
Hồi trước khi Thu chuẩn bị thi vào cấp 3, trong một lần đứng xếp hàng lấy nước, bị thu hút bởi vẻ đẹp của cô bé hàng xóm mới lớn. Thịnh đã rụt rè đề nghị; Nếu học có bài nào không hiểu, em cứ mang sách vở sang nhà anh giảng lại cho. Biết Thịnh là người học giỏi nổi tiếng cả xóm này, Thu đã mừng rỡ nhận lời. Từ đó hễ buổi chiều rảnh, Thu lại đem sách vở sang nhờ Thịnh chữa bài và giảng giúp chỗ không hiểu. Là người nhiệt tình, Thịnh luôn kiên nhẫn giảng giải cặn kẽ. Cô bé Thu nhí nhảnh và tươi vui có ánh mắt nhìn cuốn hút khiến chàng tân sinh viên cảm thấy loạn nhịp, giữa Thu và Thịnh đã chớm nở tình yêu đầu đời. Sau khi Thu đỗ vào cấp 3 trong sự ngỡ ngàng của gia đình, hai người gặp nhau thường xuyên hơn trước. Trong một lần gặp nhau như thế cả hai đã không kiềm chế được cảm xúc bồng bột…Khi biết tin Thịnh được sang Liên Xô du học, Thu đã khóc rất nhiều.
Buổi chiều trước ngày lên đường, Thịnh đã chép vào cuốn sổ tay của Thu bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử như lời nhắn gử;
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Sáng nay khi Thịnh vừa đến trường, từ thầy trưởng khoa cho đến các thầy cô giáo lẫn bạn bè quốc tế đều xúm lại chúc mừng. Cuối cùng thì cuộc hành trình dài đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam đã thành công. Bà giáo Nga là mẹ nuôi của Thịnh cũng hứa; Nhất định sẽ sang thăm Việt Nam ngay khi điều kiện cho phép. Trong tâm trạng phấn khởi, Thịnh đã viết gửi về Việt Nam hai bức thư, một bức thư dành cho bố mẹ, bức còn lại dành cho Thu. Học bổng dù không nhiều nhặn gì, Thịnh vẫn tiết kiệm từng đồng Rúp để mua quà cho người thân. Hộp quà Thịnh gửi về cho bố mẹ gồm hai miếng vải kẻ, mấy vỉ thuốc bổ và đặc biệt là chiếc đồng hồ để bàn của Liên Xô khá đẹp. Riêng phần Thu được tặng mấy chiếc khăn mùi xoa và một con búp bê Nga. Dịp cuối năm 1975 có một người quen trở về nước, Thịnh đã nhờ đem giúp gói quà và hai bức thư.
Hai tuần sau đó, ông bà giáo Thanh đã nhận được quà và thư của con trai gửi về. Chính bức thư và mấy món quà nhỏ mà Thịnh gửi cho Thu, phần nào đã chứng minh lời bà Dần hôm sang nói chuyện về quan hệ của hai đứa là đúng. Sau một đêm suy nghĩ, ông giáo Thanh quyết định đốt bức thư của con trai gửi cho Thu. Những chiếc khăn mùi xoa được bà giáo Thanh đem tặng cho mấy người họ hàng thân quen, gọi là có chút quà từ Liên Xô gửi về. Con búp bê và chiếc đồng hồ có nhãn hiệu CCCP được ông bà giáo nâng niu như bảo vật và cho vào ngăn kính của chiếc tủ lệch kê ngay buồng khách. Hàng xóm sang chơi, ai cũng trầm trồ về mấy món quà từ Liên xô đem về, ông bà giáo Thanh nở mày nở mặt và hãnh diện với mọi người về cậu con trai hiền lành giỏi giang của mình.
Khi trời xẩm tối, ông giáo Thanh vừa lau tủ vừa nói với bà giáo:
-Thằng con mình lên đường sang Liên Xô du học rất kịp thời, nếu chậm thêm vài tháng nữa, tôi e là tương lai của nó sẽ mờ mịt.
Bà giáo Thanh chỉ khẽ nói với chồng:
-Thế còn thằng bé con thì ông tính sao?
Bà giáo nói quá nhỏ nên bị tiếng loa truyền thanh át mất. Ông giáo đang ngồi gần chiếc loa truyền thanh để chăm chú nghe “câu chuyện cảnh giác”
Còn nữa
ảnh st
-----------
Hà Nội ngày 12/05/2019
Bùi Ngọc Phúc.
hay
 
Biển số
OF-555655
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
1,249
Động cơ
312,140 Mã lực
Tuổi
45
Chuyện tương đối hay và cảm giác có bản thân trong chuyện. Tác giả viết dẫn dắt nhẹ nhàng, dễ hiểu … chỉ có vài chi tiết không logic và gần cuối đã định hình được tác giả là người trẻ tuổi.
Cảm ơn cụ chủ thớt đã chia sẻ để giờ đây nhà Em vào giấc ngủ dễ dàng hơn
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Đọc tên tựa là biết kết cuộc thế nào rồi.
 

anh Peter

Xe hơi
Biển số
OF-783432
Ngày cấp bằng
13/7/21
Số km
182
Động cơ
31,667 Mã lực
Tuổi
40
Truyện hay quá, em chốt lại mấy dòng đánh giá nhân vật của riêng mình:

+ Anh Thịnh sống hèn, cả đời anh ấy sống như nào toàn do người khác sắp đặt.
+ Bố anh Thịnh là ông Thanh thì khốn nạn, đại diện cho cái thế hệ bên ngoài thì ra vẻ trí thức, thanh cao, nhưng bên trong thì sống tư cách không hơn lão buôn bán kia.
+ Chị Thu sống cam chịu, cả đời toàn chọn lựa vì con cháu. Cụ nào 5x phía trên chê chị lăng loàn em cũng chịu thật, dự cụ ấy đúng kiểu tác phong trưởng giả, sắp đặt phụ nữ phải đi đứng nhìn ngó từng chi tiết theo đúng ý cụ thì mới hài longg
 

mypleasure

Xe buýt
Biển số
OF-156676
Ngày cấp bằng
13/9/12
Số km
908
Động cơ
356,928 Mã lực
Có quả mẹ con bà vợ lão buôn trâu chở xe đưa lão ấy đến bắt chị Thu phải nuôi đến cuối đời em thấy ảo quá. Đành rằng việc thấy không phải không thể xảy ra nhưng phải dàn xếp thế nào chứ không phải xoẹt cái xong thế được. Cccm có thể bảo đã đính kèm cục tiền nhưng chị Thu lúc ấy cũng chả túng lắm mà thằng LX nó lại húng thế dễ mà nó cho mẹ nó hốt rác.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Truyện hay quá, em chốt lại mấy dòng đánh giá nhân vật của riêng mình:

+ Anh Thịnh sống hèn, cả đời anh ấy sống như nào toàn do người khác sắp đặt.
+ Bố anh Thịnh là ông Thanh thì khốn nạn, đại diện cho cái thế hệ bên ngoài thì ra vẻ trí thức, thanh cao, nhưng bên trong thì sống tư cách không hơn lão buôn bán kia.
+ Chị Thu sống cam chịu, cả đời toàn chọn lựa vì con cháu. Cụ nào 5x phía trên chê chị lăng loàn em cũng chịu thật, dự cụ ấy đúng kiểu tác phong trưởng giả, sắp đặt phụ nữ phải đi đứng nhìn ngó từng chi tiết theo đúng ý cụ thì mới hài longg
Em thấy ngon nhất các nhân vật là cụ Minh, vừa có con thêm lại được vợ trẻ ở giai đoạn tưởng chừng như cô đơn (vợ mất và các con đã trưởng thành), cuối đời có thêm thằng con rõ là giỏi lại ngoan.

Có quả mẹ con bà vợ lão buôn trâu chở xe đưa lão ấy đến bắt chị Thu phải nuôi đến cuối đời em thấy ảo quá. Đành rằng việc thấy không phải không thể xảy ra nhưng phải dàn xếp thế nào chứ không phải xoẹt cái xong thế được. Cccm có thể bảo đã đính kèm cục tiền nhưng chị Thu lúc ấy cũng chả túng lắm mà thằng LX nó lại húng thế dễ mà nó cho mẹ nó hốt rác.
Nhân vật Thu xuyên suốt câu chuyện là một người nhẫn nhịn và cam chịu, không sợ khó sợ gian nan nên tình tiết này em nghĩ mợ ấy chấp nhận cũng vì cái tình bởi có con riêng với ổng và cũng là đáp lại cái nghĩa mà nhân vật Hoan giúp đỡ lúc khó khăn.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,818
Động cơ
630,472 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top