[Funland] Truyện ngắn thời bao cấp - Tình như sương khói

Phichzin

Xe buýt
Biển số
OF-12401
Ngày cấp bằng
2/1/08
Số km
957
Động cơ
529,823 Mã lực
Nơi ở
Trên mây và trên cây
Giá cụ chi tiết hơn phần anh Th choén em nó thì các cụ đo kêu chán
 

trunghd_08

Xe tải
Biển số
OF-139362
Ngày cấp bằng
21/4/12
Số km
329
Động cơ
369,994 Mã lực
Nhà em cũng gần tháp nước Trung Tự đây. Oánh dấu phát
 
Biển số
OF-601042
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,083
Động cơ
827 Mã lực
TÌNH NHƯ SƯƠNG KHÓI.
Phần 4 & 5
4
Khi thằng cu Liên Xô tròn 1 tuổi, để tiện làm việc nhà, Thu đã kiếm một sợi dây vải buộc vào cổ chân con mình, đầu dây kia buộc vào chân phản. Vậy là cu cậu chỉ có thể đi lại quanh chiếc phản thôi, nếu không buộc vậy Thu sợ con mình lẫm chẫm mò ra cái hố vôi vừa tôi phía sau nhà thì khổ. Dạo này tối đến Thu lại phụ bố mình đóng gạch ba banh để sửa nhà đang xuống cấp nghiêm trọng, khi mùa mưa bão đang tới. Cứ mỗi chiều ông Phương lại chở một xe xích lô xỉ than về đổ ngay bãi đất sau nhà, cơm nước xong hai bố con lại nhào vôi, cát vàng với xỉ than rồi đổ vào khuôn đóng gạch. Ban ngày trời nắng gạch sẽ khô nhanh, tranh thủ lúc thằng cu lăn ra ngủ trưa, Thu chạy ra đảo gạch cho khô đều, trời tối sẽ xếp ngay ngắn ở sát bếp.
Hai bố con nhẩm tính nếu chăm chỉ đóng gạch, cuối năm có thể xây lại căn nhà cấp bốn khang trang hơn. Ông Phương xin mua được hai cuộn giấy dầu để sẵn trong gầm phản, bà Dần nhờ mua rẻ được hơn chục cây tre già đang ngâm dưới ao rau muống sau nhà. Mọi người đều hy vọng sửa nhà trước khi đón năm mới Đinh Tị. Buổi sáng sớm, bà cụ Thuấn sang nhà gọi Thu; Con ra xếp hàng mua thực phẩm cho bà. Vâng cụ đưa con tem phiếu, Thu nhanh nhẹn trả lời; Nhớ 2 giờ chiều xếp hàng đong gạo luôn nhé, hôm nay đến lượt tổ mình, bà cụ Thuấn căn dặn. Thu vâng dạ, cầm chỗ tem phiếu và bế con ra cửa hàng thực phẩm ngoài phố Hàng Bột.
Hòa bình rồi nhưng không vì thế mà cuộc sống bớt khó khăn, hầu hết các mọi thứ đều bán theo tem phiếu, lúc nào cũng thấy hàng chục người xếp hàng dài trước các quầy mậu dịch, hàng hóa không bao giờ có đủ. Chính nhiều lần đi xếp hàng mua cho gia đình như vậy, Thu đã nhận lời xếp hàng thuê cho bà con trong xóm. Ngày trước ai cần mua chỉ xếp viên gạch đánh dấu là xong, bây giờ khi cửa hàng bắt đầu mở bán, mọi người chen lấn xô đẩy nhau quyết liệt, đống gạch xếp chỗ bị bay đi khắp nơi. Bà con chỉ còn lựa chọn, hoặc tham gia xếp hàng từ 5 giờ sáng, nếu không sẽ thuê người xếp hàng và mua hộ. Chưa kể lúc nào trước các cửa hàng cũng có hơn chục con phe đứng sẵn để gạ mua lại tem phiếu. Mua xong được nửa cân thịt và chai nước mắm cho bà cụ Thuấn, hai mẹ con Thu về nhà ăn vội chút cơm đến giữa trưa lại tất tả cầm sổ ra cửa hàng 157 Khâm Thiên xếp hàng đong gạo. Trong lúc bế con đang ngủ gà gật trên vai, Thu nhìn thấy mấy đứa bạn học ngày xưa đang xách cặp đi học ngang qua chỗ bán gạo, cô vội kéo vành nón che sụp mặt vì không muốn bạn bè thấy mình trong cảnh ngộ như vậy.
--------
Đứng xếp hàng phía sau Thu gần chục người, bà giáo Thanh chăm chú nhìn thằng cu Liên Xô đang ngon giấc trên vai mẹ, mặc cho nắng nóng và mấy chục con người chuẩn bị chen nhau vào mua gạo. Người bình thường chen mua còn khó, vậy mà không hiểu bằng cách nào, Thu vừa bế con vừa tham gia chen lấn xô đẩy rồi cũng mua được 20 cân gạo cho nhà bà cụ Thuấn. Nhìn Thu bế con lại vác 20 cân gạo đi ngang qua, bà giáo Thanh nén tiếng thở dài. Do nhà chỉ có hai ông bà, khi tới lượt mua, cô mậu dịch viên chỉ bán cho 10 cân gạo, số gạo trong sổ sẽ phải một lần đi xếp hàng vào cuối tháng. Chở 10 cân gạo về nhà, bà giáo Thanh vội mở tủ lấy ra cuốn album cũ, bà nhẹ nhàng lần giở từng trang. Đến bức ảnh một cậu bé kháu khỉnh, bà lật mặc sau tấm ảnh vẫn còn nguyên dòng chữ của ông giáo Thanh ghi; Hà Nội 10/1955. Bà nhớ rõ khi cu Thịnh tròn một tuổi, ông giáo đã đèo hai mẹ con lên phố Hàng Khay để chụp bức ảnh làm kỉ niệm. Khuôn mặt của thằng cu Liên Xô hôm nay, giống y như đúc khuôn mặt con trai bà hồi một tuổi. Bà giáo Thanh cứ ngồi thừ ra cho đến khi có tiếng xe đạp ngay ngoài cửa, thấy chồng về bà giáo không nói gì lặng lẽ châm lửa vào bếp dầu để làm cơm chiều.
Trong suốt bữa cơm, thấy chồng phấn khởi thông báo việc con trai được kết nạp đảng bên Liên Xô nhờ học tập chăm chỉ và gương mẫu trong sinh hoạt.
Bà giáo Thanh kể lại câu chuyện hồi chiều rồi hỏi chồng:
-Vậy bây giờ‎ ý ông định giải quyết thế nào, dù sao nó cũng là con cháu nhà mình, trẻ con không có tội tình gì. Hay ông viết thư cho thằng Thịnh, xem ý con mình thế nào?
Ông giáo Thanh im lặng hồi lâu rồi khẽ nói với vợ:
-Thôi được, bà để tôi cân nhắc xem sao, việc này không nóng vội làm theo cảm tính được.
Sau giải phóng, việc tiếp quản các cơ sở kinh tế, tài chính, y tế và giáo dục cần nhiều cán bộ từ ngoài Bắc vào. Nắm bắt được xu thế đó, ông giáo Thanh đã gửi đơn xin được chuyển công tác cho cả hai vợ chồng vào Nam. Sau vài tháng xét duyệt, cuối cùng vợ chồng ông đã nhận được quyết định điều động vào Nam để tăng cường cho đội ngũ cán bộ giáo dục. Cầm tờ quyết định được đánh máy trên giấy pơ luya về cho vợ xem, ông Thanh nói; Vợ chồng mình vào trong đó sẽ được nâng lương và phụ cấp vùng miền, mọi tiêu chuẩn chế độ cũng sẽ được ưu đãi hơn. Nếu cứ tiếp tục công tác ở đây, tôi e rằng cũng nhiều thứ bất tiện. Dù ông Thanh không nói ra, bà giáo cũng biết chồng mình ám chỉ điều gì. Biết tính chồng nên bà cũng lẳng lặng gói ghém đồ đạc chuẩn bị vào Nam, căn nhà đang ở sẽ được bán rẻ cho một người em họ. Bà giáo Thanh cũng giấu chồng, nhờ cụ Thuấn chuyển đến Thu một miếng vải kẻ và một gói kẹo Liên Xô cho thằng bé, đó là quà của Thịnh gửi về biếu ông bà mấy lần gần đây. Cầm trên tay gói quà vẫn thơm mùi Xô Viết, Thu lặng người trong giây lát. Hơn 3 năm trước, đoàn tàu liên vận quốc tế đã đưa người yêu cô đến chân trời mới, chiều tối qua đoàn tàu Thống Nhất cũng đưa gia đình người yêu vào miền đất mới. Vậy là sợi dây hy vọng liên hệ mong manh với Thịnh cũng đã mờ tan.
-----------
Trời vừa ngớt cơn mưa khiến tiết trời dịu mát sau mấy ngày nắng oi ả, Thu bế con ra sân đưa tay chỉ cho cu Liên Xô thấy cầu vồng ngũ sắc như dải lụa bắc ngang nhà, bỗng mấy người trong xóm hớt hải lao tới nói; Mau ra đầu ngõ đi, ông Phương bị cảm nhập tâm rồi. Nghe thấy vậy, Thu hốt hoảng bế con chạy ra đến nơi, cô nhìn thấy mấy thanh niên đang hất chỗ xỉ than trên xe xuống lề đường, xong họ xúm vào khiêng ông Phương lên xe, lúc này mặt ông tái nhợt, mắt thì nhắm nghiền còn đôi tay buông thõng xuống. Cậu thanh niên nhanh chóng đạp xe xích lô chở ông Phương và mẹ con Thu vào ngay bệnh viện Xanh Pôn. Trưa nay trời nắng như đổ lửa, ông Phương nhận chở các con sứ cách điện từ bãi An Dương về nhà máy điện Yên Phụ, lúc gần đến nơi thì trời bỗng tối sầm và mưa như trút nước. Do chủ quan vì hàng sứ không cần che chắn nên ông Phương cố đạp xe dưới trời mưa đến tận nơi giao hàng. Trả hàng xong, trời hửng nắng như lúc trước, ông Phương xúc một xe xỉ than để chở về đóng gạch. Khi đạp xe về đầu ngõ, ông thấy xây xẩm mặt mày và ngã gục ngay xuống đường. Bên ngoài phòng cấp cứu, Thu đứng ngồi không yên chờ kết quả. Khoảng 20 phút sau, một vị bác sĩ ra thông báo; bệnh nhân đã không qua khỏi, Thu ngã quỵ xuống khóc nức nở, từ bây giờ mọi gánh nặng trong cuộc sống sẽ chuyển sang vai mấy mẹ con, bà cháu. Ngày hôm sau, đám tang ông Phương được tổ chức một cách lặng lẽ, chỉ có vài người họ hàng cũng như hàng xóm ở gần nhà đến viếng.
Thằng cu Liên Xô được gần 4 tuổi, trộm vía tuy ăn uống kham khổ nhưng nó vẫn mũm mĩm trắng trẻo, đúng như bà Dần đã nói với con gái hồi xưa; không ai cười quanh năm được. Hễ mỗi lần Thu bận đi xếp hàng thuê, thằng bé lại được gửi sang các nhà trong xóm. Nhiều bà cụ đi lễ chùa ngày rằm, mùng một đều phần cho nó nắm xôi hay đồng oản. Dư âm của ngày chiến thắng qua đi, mọi người mới thấm thía nỗi đau của chiến tranh để lại. Nhiều bà mẹ đã khóc thầm hàng đêm vì con mình đã không trở về mà nằm lại đâu đó ở chiến trường miền Nam. Nhìn thằng cu chơi đùa, các bà mẹ đều ao ước; giá như con mình bình an trở về, có lẽ nó đã lập gia đình và bây giờ mình có cháu bế, giá như trước khi ra trận, nó với cô người yêu cũng có…
Thu mới ngoài 20 nhưng đã già dặn hơn tuổi rất nhiều, nhận thấy việc xếp hàng thuê cũng không đem lại thu nhập nhiều, Thu quyết định tới các chợ đầu mối như; chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam để tham gia đội quân phe phẩy vốn đã rất đông đảo rồi. Lúc này chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra liên tiếp khiến cuộc sống lại càng thêm khó khăn.
Thu vừa xách làn nhựa vào chợ Cửa Nam, một con mụ nhìn mặt khá dữ dằn đang phì phèo thuốc lá ngồi giữa một đám vây quanh hất hàm hỏi:
-Con kia ở đâu dám đến kiếm ăn ở đây?
Mấy con nhỏ đứng bên cạnh ghé tai mách đàn chị; Bọn em theo dõi thấy con này đã kiếm ăn tại chỗ chị em mình hơn 10 ngày rồi. Thu không biết con mụ ngồi hút thuốc tên là Minh, nhưng mọi người quen gọi là Minh sư tử. Nhà Minh có ba chị em gái đều là bà trùm ở các nơi. Mụ chị cả Minh sư tử làm trùm phe tại Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền, mụ chị thứ hai là trùm phe kiêm móc túi tại chợ Đồng Xuân. Còn Minh sư tử được các chị phân cho địa bàn khu vực chợ Cửa Nam. Người ta nói "buôn có bạn, bán có phường, phe có hội", trong khi Thu lại thân cô thế cô giữa bầy sói này. Thu ấp úng chưa kịp trả lời bỗng nhận ngay hai cái tát như trời giáng.
5
Bà Dần đang bế thằng cu Liên Xô ra phố để nhuộm mấy bộ quần áo, trong khi xà phòng không có nên đa phần giặt quần áo bằng quả bồ hòn. Để đỡ mất công, bà quyết định chọn toàn bộ quần áo sáng màu của hai bà cháu mang ra nhuộm thành màu xanh cửu long cho bền. Bà Dần vừa ra đến đầu ngõ, ông tổ trưởng dân phố đã gọi giật lại; Bà biết tin gì chưa?
Có việc gì vậy ông, bà Dần ngạc nhiên hỏi lại. Con Thu nhà bà đánh người ta vỡ đầu phải đi cấp cứu, hiện nó bị công an tạm giữ tại đồn 10 rồi, bà mau ra đó xem sao, tiếng ông tổ trưởng hối thúc. Bà Dần choáng váng khi nghe tin sét đánh, vội mang thằng Liên Xô gửi tạm nhà cụ Thuấn, bà tất tả đi dọc đường Nam Bộ đến đồn 10. Nhìn thấy con gái quần áo rách bươm, mặt mũi sưng vù còn một tay bị xích vào thành ghế khiến bà Dần bật khóc. Tranh thủ lúc công an đang lấy lời khai của một đám bị bắt vì tội đánh bạc, bà Dần vội chạy đi mua một chiếc bánh giò nguội rồi đem vào cho con gái ăn tạm. Thu giơ tay nhận chiếc bánh rồi nói; Mẹ về trông cháu đi, con không sao đâu. Thương con nhưng trời đã tối nên bà Dần lại quay về lo cơm nước cho thằng cháu.
Thu bị công an tạm giữ tại đồn 10 đúng 24 tiếng, sau khi công an lấy lời khai. cho lăn tay chụp hình và làm hồ sơ, họ trả về công an khu vực đưa vào diện quản lí, dù chưa có tiền án nhưng hồ sơ cũng ghi là có tiền sự tội gây thương tích. Ảnh của Thu và một số con phe tham gia ẩu đả được in và dán ngay phía ngoài cổng chợ cửa Nam cho mọi người biết mặt. Tiền và tem phiếu mất hết trong lúc giằng co, chiếc làn nhựa cũng bị đứa nào giật luôn. Chiều tối hôm sau, Thu trở về nhà với hai bàn tay trắng còn toàn thân đau ê ẩm vì trận đòn thù của lũ phe. Buổi trưa hôm đó, sau khi nhận hai cái tát từ một đàn em của Minh sư tử, Thu xây xẩm mặt mày còn máu từ mũi thì bắt đầu tuôn chảy. Minh sư tử tiến đến co chân đạp thẳng vào bụng khiến Thu ngã lăn ra sàn chợ. Một con phe trong hội đã túm tóc cô dựng cho ngồi lên, ngắm nhìn thân hình tươi trẻ của Thu, Minh sư tử vằn mắt nhìn Thu rồi rít lên; Loại mày chỉ làm phò không làm phe được, định đú làm phe thì tao cho làm phò luôn. Nói xong Minh sư tử thò tay vào cạp quần lụa của Thu, chuẩn bị xé toạc ra.
Dù bị tát và đạp cho xây xẩm mặt mày, bản thân đang khiếp sợ trước đám phe này, nhưng trong tích tắc không muốn bị bọn này làm nhục giữa ban ngày. Thu bất chợt vùng lên dữ dội.
Người ta hay nói “yếu trâu còn hơn khỏe bò” quả không sai. Con mụ đang túm tóc Thu bị cô hất ngã ngửa đạp đầu ra sàn chợ, Thu đạp mạnh Minh sư tử ra, nhanh như chớp cô rút ngay chiếc guốc mộc đang đi dưới chân nhằm thẳng mặt của mụ trùm phe chợ cửa Nam mà phang, thấy đàn chị bị guốc phang vỡ đầu, máu văng ra khắp nơi, lũ đàn em lao vào cấu xé, giẫm đạp Thu để trả thù. Chỉ đến khi tiếng còi, tiếng hô bắt của lực lượng công an mới khiến lũ phe chạy tan tác khắp nơi. Trên nền chợ còn lại Thu và Minh sư tử, cả hai đều nằm vật vã rên rỉ vì đau đớn. Xe xít đờ ca của công an chạy tới, Thu bị xích tay đưa về đồn giải quyết còn Minh sư tử được đưa vào bệnh viện Việt Đức ngay sau đó.
--------------
Bà Dần hàng ngày ra vườn hái lá láng hơ trên bếp lửa để chườm vào các chỗ bị thâm tím trên người con gái, nằm trên phản Thu lại thấy xót xa cho gia cảnh, cô vẫn quyết chí làm giàu để không phải chịu cảnh nhục nhã và cũng vì tương lai của con trai mình sau này. Dưỡng thương được năm ngày, Thu đi xuống khu tập thể Trung Tự để bắt đầu tìm công việc mới. Bà Dần lo lắng hỏi con; Sao con không quay về làm xã viên dệt thảm cho ổn định, cứ lăn lộn ở ngoài rồi lại khổ. Thu lắc đầu giải thích với mẹ; Con không muốn chôn chân mãi chỗ đó, thôi mẹ kệ con tự tính. Biết tính con gái, bà Dần đành thở dài im lặng. Xe đạp không có, Thu đi bộ dọc con đê nhỏ và ruộng rau muống, cô nhằm hướng tháp nước Trung Tự thẳng tiến. Khi đến gần tháp nước, Thu nhìn thấy cửa hàng có treo biển' HTX MUA BÁN TRUNG TỰ, bước vào trong cô thấy lão chủ nhiệm HTX mua bán đang phì phèo thuốc lá còn tay cầm cái vỉ đập ruồi. Vừa nhìn thấy Thu, lão đã đờ người ra giây lát.
Sau khi nghe Thu trình bày, lão gật đầu luôn mà không hỏi gì nhiều. Sở dĩ Thu tìm đến đây là do giới thiệu của cụ Thuấn, cháu họ cụ tên là Hoán đang‎ tìm người phụ bán hàng. Cư dân trong vùng hay gọi lão là Hoán trâu, vì ngày trẻ lão có lên mạn ngược buôn trâu một thời gian. Lão Hoán có tướng ngũ đoản, người lùn bụng phệ còn tay chân như chuối mắn, đôi mắt ti hí của lão thì vô cùng tinh ranh. Ngay khi nhìn thấy Thu, lão Hoán đã cảm thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng vậy.
HTX mua bán có nhiều mặt hàng, từ xà phòng cho đến nước mắm, dầu hỏa và đồ dùng sinh hoạt bằng nhựa. Nhưng mặt hàng chủ lực vẫn là bia hơi và nước chanh có ga, ngoài ra cứ tầm trưa HTX lại nhập về mấy cây đá để phục vụ bà con ở các dãy nhà trong khu tập thể và vùng lân cận. Các cụ nói “gái một con trông mòn con mắt quả không sai”, từ ngày có Thu ngồi rót bia bán hàng, HTX mua bán đông vui tấp nập hẳn lên. Ngoài bia, HTX bán kèm đồ nhậu như lạc luộc, lạc rang, nem chua và đặc sản là món dồi chó nướng. Món này phải tự tay lão Hoán làm mới ngon và đúng điệu, khách đến uống bia và ngắm cô bán hàng có khuôn mặt ưa nhìn, thân hình nở nang. Ngay như lão Hoán dù bận thu tiền và tiếp khách vẫn không quên liếc nhìn bộ ngực căng tròn của Thu. Chính lão đã tận tâm chỉ bảo các mánh khóe bán hàng cho Thu như; làm sao rót một cốc bia có non nửa là bọt, hay đợi khách ngà ngà say thì đánh tráo loại bia kém chất lượng cho khách. Việc bán hàng cũng bận như con mọn, bù lại Thu có nguồn thu nhập cũng khá hơn hồi làm xe sợi để dệt thảm.
Thấy Thu ngày nào cũng đi bộ vất vả, hôm cuối tháng khi chuẩn bị đóng cửa hàng, lão Hoán vừa cười nham nhở vừa đưa bàn tay chuối mắn bóp nhẹ vào mông Thu và nói; Nếu em cứ chăm chỉ ngoan ngoãn và nghe lời, sang tháng anh sẽ trích quỹ phúc lợi của HTX mua tặng em một con xe đạp Thống Nhất được không. Thu khẽ nghiêng người né bàn tay tham lam của lão Hoán và nói; Em đợi con xe đó của anh đã nhé.
Lão Hoán nuốt nước bọt thèm thuồng rồi gật đầu lia lịa, là kẻ hám gái, trước vẻ đẹp mơn mởn của Thu, nếu có xui đào mả tổ lên mà được toại nguyện, chắc lão cũng đào luôn huống chi là một con xe đạp.
Hai bà cháu thằng Liên Xô vừa mang cơm nguội ra ngoài tiểu khu để cho nhân viên y tế trộn thuốc làm bả chuột, đang đi bỗng nghe thấy tiếng chuông xe đạp kính coong, cu Liên Xô quay lại mừng rỡ hét lên; Mẹ về, mẹ về rồi lại đi xe đạp đẹp quá.
Còn nữa
ảnh st
---------------------------
Hà Nội, ngày 13/05/2019
Bùi Ngọc Phúc.
Cụ ơi em chờ đây từ chiều.
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
TÌNH NHƯ SƯƠNG KHÓI.
Phần 4 & 5
4
Khi thằng cu Liên Xô tròn 1 tuổi, để tiện làm việc nhà, Thu đã kiếm một sợi dây vải buộc vào cổ chân con mình, đầu dây kia buộc vào chân phản. Vậy là cu cậu chỉ có thể đi lại quanh chiếc phản thôi, nếu không buộc vậy Thu sợ con mình lẫm chẫm mò ra cái hố vôi vừa tôi phía sau nhà thì khổ. Dạo này tối đến Thu lại phụ bố mình đóng gạch ba banh để sửa nhà đang xuống cấp nghiêm trọng, khi mùa mưa bão đang tới. Cứ mỗi chiều ông Phương lại chở một xe xích lô xỉ than về đổ ngay bãi đất sau nhà, cơm nước xong hai bố con lại nhào vôi, cát vàng với xỉ than rồi đổ vào khuôn đóng gạch. Ban ngày trời nắng gạch sẽ khô nhanh, tranh thủ lúc thằng cu lăn ra ngủ trưa, Thu chạy ra đảo gạch cho khô đều, trời tối sẽ xếp ngay ngắn ở sát bếp.
Hai bố con nhẩm tính nếu chăm chỉ đóng gạch, cuối năm có thể xây lại căn nhà cấp bốn khang trang hơn. Ông Phương xin mua được hai cuộn giấy dầu để sẵn trong gầm phản, bà Dần nhờ mua rẻ được hơn chục cây tre già đang ngâm dưới ao rau muống sau nhà. Mọi người đều hy vọng sửa nhà trước khi đón năm mới Đinh Tị. Buổi sáng sớm, bà cụ Thuấn sang nhà gọi Thu; Con ra xếp hàng mua thực phẩm cho bà. Vâng cụ đưa con tem phiếu, Thu nhanh nhẹn trả lời; Nhớ 2 giờ chiều xếp hàng đong gạo luôn nhé, hôm nay đến lượt tổ mình, bà cụ Thuấn căn dặn. Thu vâng dạ, cầm chỗ tem phiếu và bế con ra cửa hàng thực phẩm ngoài phố Hàng Bột.
Hòa bình rồi nhưng không vì thế mà cuộc sống bớt khó khăn, hầu hết các mọi thứ đều bán theo tem phiếu, lúc nào cũng thấy hàng chục người xếp hàng dài trước các quầy mậu dịch, hàng hóa không bao giờ có đủ. Chính nhiều lần đi xếp hàng mua cho gia đình như vậy, Thu đã nhận lời xếp hàng thuê cho bà con trong xóm. Ngày trước ai cần mua chỉ xếp viên gạch đánh dấu là xong, bây giờ khi cửa hàng bắt đầu mở bán, mọi người chen lấn xô đẩy nhau quyết liệt, đống gạch xếp chỗ bị bay đi khắp nơi. Bà con chỉ còn lựa chọn, hoặc tham gia xếp hàng từ 5 giờ sáng, nếu không sẽ thuê người xếp hàng và mua hộ. Chưa kể lúc nào trước các cửa hàng cũng có hơn chục con phe đứng sẵn để gạ mua lại tem phiếu. Mua xong được nửa cân thịt và chai nước mắm cho bà cụ Thuấn, hai mẹ con Thu về nhà ăn vội chút cơm đến giữa trưa lại tất tả cầm sổ ra cửa hàng 157 Khâm Thiên xếp hàng đong gạo. Trong lúc bế con đang ngủ gà gật trên vai, Thu nhìn thấy mấy đứa bạn học ngày xưa đang xách cặp đi học ngang qua chỗ bán gạo, cô vội kéo vành nón che sụp mặt vì không muốn bạn bè thấy mình trong cảnh ngộ như vậy.
--------
Đứng xếp hàng phía sau Thu gần chục người, bà giáo Thanh chăm chú nhìn thằng cu Liên Xô đang ngon giấc trên vai mẹ, mặc cho nắng nóng và mấy chục con người chuẩn bị chen nhau vào mua gạo. Người bình thường chen mua còn khó, vậy mà không hiểu bằng cách nào, Thu vừa bế con vừa tham gia chen lấn xô đẩy rồi cũng mua được 20 cân gạo cho nhà bà cụ Thuấn. Nhìn Thu bế con lại vác 20 cân gạo đi ngang qua, bà giáo Thanh nén tiếng thở dài. Do nhà chỉ có hai ông bà, khi tới lượt mua, cô mậu dịch viên chỉ bán cho 10 cân gạo, số gạo trong sổ sẽ phải một lần đi xếp hàng vào cuối tháng. Chở 10 cân gạo về nhà, bà giáo Thanh vội mở tủ lấy ra cuốn album cũ, bà nhẹ nhàng lần giở từng trang. Đến bức ảnh một cậu bé kháu khỉnh, bà lật mặc sau tấm ảnh vẫn còn nguyên dòng chữ của ông giáo Thanh ghi; Hà Nội 10/1955. Bà nhớ rõ khi cu Thịnh tròn một tuổi, ông giáo đã đèo hai mẹ con lên phố Hàng Khay để chụp bức ảnh làm kỉ niệm. Khuôn mặt của thằng cu Liên Xô hôm nay, giống y như đúc khuôn mặt con trai bà hồi một tuổi. Bà giáo Thanh cứ ngồi thừ ra cho đến khi có tiếng xe đạp ngay ngoài cửa, thấy chồng về bà giáo không nói gì lặng lẽ châm lửa vào bếp dầu để làm cơm chiều.
Trong suốt bữa cơm, thấy chồng phấn khởi thông báo việc con trai được kết nạp đảng bên Liên Xô nhờ học tập chăm chỉ và gương mẫu trong sinh hoạt.
Bà giáo Thanh kể lại câu chuyện hồi chiều rồi hỏi chồng:
-Vậy bây giờ‎ ý ông định giải quyết thế nào, dù sao nó cũng là con cháu nhà mình, trẻ con không có tội tình gì. Hay ông viết thư cho thằng Thịnh, xem ý con mình thế nào?
Ông giáo Thanh im lặng hồi lâu rồi khẽ nói với vợ:
-Thôi được, bà để tôi cân nhắc xem sao, việc này không nóng vội làm theo cảm tính được.
Sau giải phóng, việc tiếp quản các cơ sở kinh tế, tài chính, y tế và giáo dục cần nhiều cán bộ từ ngoài Bắc vào. Nắm bắt được xu thế đó, ông giáo Thanh đã gửi đơn xin được chuyển công tác cho cả hai vợ chồng vào Nam. Sau vài tháng xét duyệt, cuối cùng vợ chồng ông đã nhận được quyết định điều động vào Nam để tăng cường cho đội ngũ cán bộ giáo dục. Cầm tờ quyết định được đánh máy trên giấy pơ luya về cho vợ xem, ông Thanh nói; Vợ chồng mình vào trong đó sẽ được nâng lương và phụ cấp vùng miền, mọi tiêu chuẩn chế độ cũng sẽ được ưu đãi hơn. Nếu cứ tiếp tục công tác ở đây, tôi e rằng cũng nhiều thứ bất tiện. Dù ông Thanh không nói ra, bà giáo cũng biết chồng mình ám chỉ điều gì. Biết tính chồng nên bà cũng lẳng lặng gói ghém đồ đạc chuẩn bị vào Nam, căn nhà đang ở sẽ được bán rẻ cho một người em họ. Bà giáo Thanh cũng giấu chồng, nhờ cụ Thuấn chuyển đến Thu một miếng vải kẻ và một gói kẹo Liên Xô cho thằng bé, đó là quà của Thịnh gửi về biếu ông bà mấy lần gần đây. Cầm trên tay gói quà vẫn thơm mùi Xô Viết, Thu lặng người trong giây lát. Hơn 3 năm trước, đoàn tàu liên vận quốc tế đã đưa người yêu cô đến chân trời mới, chiều tối qua đoàn tàu Thống Nhất cũng đưa gia đình người yêu vào miền đất mới. Vậy là sợi dây hy vọng liên hệ mong manh với Thịnh cũng đã mờ tan.
-----------
Trời vừa ngớt cơn mưa khiến tiết trời dịu mát sau mấy ngày nắng oi ả, Thu bế con ra sân đưa tay chỉ cho cu Liên Xô thấy cầu vồng ngũ sắc như dải lụa bắc ngang nhà, bỗng mấy người trong xóm hớt hải lao tới nói; Mau ra đầu ngõ đi, ông Phương bị cảm nhập tâm rồi. Nghe thấy vậy, Thu hốt hoảng bế con chạy ra đến nơi, cô nhìn thấy mấy thanh niên đang hất chỗ xỉ than trên xe xuống lề đường, xong họ xúm vào khiêng ông Phương lên xe, lúc này mặt ông tái nhợt, mắt thì nhắm nghiền còn đôi tay buông thõng xuống. Cậu thanh niên nhanh chóng đạp xe xích lô chở ông Phương và mẹ con Thu vào ngay bệnh viện Xanh Pôn. Trưa nay trời nắng như đổ lửa, ông Phương nhận chở các con sứ cách điện từ bãi An Dương về nhà máy điện Yên Phụ, lúc gần đến nơi thì trời bỗng tối sầm và mưa như trút nước. Do chủ quan vì hàng sứ không cần che chắn nên ông Phương cố đạp xe dưới trời mưa đến tận nơi giao hàng. Trả hàng xong, trời hửng nắng như lúc trước, ông Phương xúc một xe xỉ than để chở về đóng gạch. Khi đạp xe về đầu ngõ, ông thấy xây xẩm mặt mày và ngã gục ngay xuống đường. Bên ngoài phòng cấp cứu, Thu đứng ngồi không yên chờ kết quả. Khoảng 20 phút sau, một vị bác sĩ ra thông báo; bệnh nhân đã không qua khỏi, Thu ngã quỵ xuống khóc nức nở, từ bây giờ mọi gánh nặng trong cuộc sống sẽ chuyển sang vai mấy mẹ con, bà cháu. Ngày hôm sau, đám tang ông Phương được tổ chức một cách lặng lẽ, chỉ có vài người họ hàng cũng như hàng xóm ở gần nhà đến viếng.
Thằng cu Liên Xô được gần 4 tuổi, trộm vía tuy ăn uống kham khổ nhưng nó vẫn mũm mĩm trắng trẻo, đúng như bà Dần đã nói với con gái hồi xưa; không ai cười quanh năm được. Hễ mỗi lần Thu bận đi xếp hàng thuê, thằng bé lại được gửi sang các nhà trong xóm. Nhiều bà cụ đi lễ chùa ngày rằm, mùng một đều phần cho nó nắm xôi hay đồng oản. Dư âm của ngày chiến thắng qua đi, mọi người mới thấm thía nỗi đau của chiến tranh để lại. Nhiều bà mẹ đã khóc thầm hàng đêm vì con mình đã không trở về mà nằm lại đâu đó ở chiến trường miền Nam. Nhìn thằng cu chơi đùa, các bà mẹ đều ao ước; giá như con mình bình an trở về, có lẽ nó đã lập gia đình và bây giờ mình có cháu bế, giá như trước khi ra trận, nó với cô người yêu cũng có…
Thu mới ngoài 20 nhưng đã già dặn hơn tuổi rất nhiều, nhận thấy việc xếp hàng thuê cũng không đem lại thu nhập nhiều, Thu quyết định tới các chợ đầu mối như; chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam để tham gia đội quân phe phẩy vốn đã rất đông đảo rồi. Lúc này chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra liên tiếp khiến cuộc sống lại càng thêm khó khăn.
Thu vừa xách làn nhựa vào chợ Cửa Nam, một con mụ nhìn mặt khá dữ dằn đang phì phèo thuốc lá ngồi giữa một đám vây quanh hất hàm hỏi:
-Con kia ở đâu dám đến kiếm ăn ở đây?
Mấy con nhỏ đứng bên cạnh ghé tai mách đàn chị; Bọn em theo dõi thấy con này đã kiếm ăn tại chỗ chị em mình hơn 10 ngày rồi. Thu không biết con mụ ngồi hút thuốc tên là Minh, nhưng mọi người quen gọi là Minh sư tử. Nhà Minh có ba chị em gái đều là bà trùm ở các nơi. Mụ chị cả Minh sư tử làm trùm phe tại Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền, mụ chị thứ hai là trùm phe kiêm móc túi tại chợ Đồng Xuân. Còn Minh sư tử được các chị phân cho địa bàn khu vực chợ Cửa Nam. Người ta nói "buôn có bạn, bán có phường, phe có hội", trong khi Thu lại thân cô thế cô giữa bầy sói này. Thu ấp úng chưa kịp trả lời bỗng nhận ngay hai cái tát như trời giáng.
5
Bà Dần đang bế thằng cu Liên Xô ra phố để nhuộm mấy bộ quần áo, trong khi xà phòng không có nên đa phần giặt quần áo bằng quả bồ hòn. Để đỡ mất công, bà quyết định chọn toàn bộ quần áo sáng màu của hai bà cháu mang ra nhuộm thành màu xanh cửu long cho bền. Bà Dần vừa ra đến đầu ngõ, ông tổ trưởng dân phố đã gọi giật lại; Bà biết tin gì chưa?
Có việc gì vậy ông, bà Dần ngạc nhiên hỏi lại. Con Thu nhà bà đánh người ta vỡ đầu phải đi cấp cứu, hiện nó bị công an tạm giữ tại đồn 10 rồi, bà mau ra đó xem sao, tiếng ông tổ trưởng hối thúc. Bà Dần choáng váng khi nghe tin sét đánh, vội mang thằng Liên Xô gửi tạm nhà cụ Thuấn, bà tất tả đi dọc đường Nam Bộ đến đồn 10. Nhìn thấy con gái quần áo rách bươm, mặt mũi sưng vù còn một tay bị xích vào thành ghế khiến bà Dần bật khóc. Tranh thủ lúc công an đang lấy lời khai của một đám bị bắt vì tội đánh bạc, bà Dần vội chạy đi mua một chiếc bánh giò nguội rồi đem vào cho con gái ăn tạm. Thu giơ tay nhận chiếc bánh rồi nói; Mẹ về trông cháu đi, con không sao đâu. Thương con nhưng trời đã tối nên bà Dần lại quay về lo cơm nước cho thằng cháu.
Thu bị công an tạm giữ tại đồn 10 đúng 24 tiếng, sau khi công an lấy lời khai. cho lăn tay chụp hình và làm hồ sơ, họ trả về công an khu vực đưa vào diện quản lí, dù chưa có tiền án nhưng hồ sơ cũng ghi là có tiền sự tội gây thương tích. Ảnh của Thu và một số con phe tham gia ẩu đả được in và dán ngay phía ngoài cổng chợ cửa Nam cho mọi người biết mặt. Tiền và tem phiếu mất hết trong lúc giằng co, chiếc làn nhựa cũng bị đứa nào giật luôn. Chiều tối hôm sau, Thu trở về nhà với hai bàn tay trắng còn toàn thân đau ê ẩm vì trận đòn thù của lũ phe. Buổi trưa hôm đó, sau khi nhận hai cái tát từ một đàn em của Minh sư tử, Thu xây xẩm mặt mày còn máu từ mũi thì bắt đầu tuôn chảy. Minh sư tử tiến đến co chân đạp thẳng vào bụng khiến Thu ngã lăn ra sàn chợ. Một con phe trong hội đã túm tóc cô dựng cho ngồi lên, ngắm nhìn thân hình tươi trẻ của Thu, Minh sư tử vằn mắt nhìn Thu rồi rít lên; Loại mày chỉ làm phò không làm phe được, định đú làm phe thì tao cho làm phò luôn. Nói xong Minh sư tử thò tay vào cạp quần lụa của Thu, chuẩn bị xé toạc ra.
Dù bị tát và đạp cho xây xẩm mặt mày, bản thân đang khiếp sợ trước đám phe này, nhưng trong tích tắc không muốn bị bọn này làm nhục giữa ban ngày. Thu bất chợt vùng lên dữ dội.
Người ta hay nói “yếu trâu còn hơn khỏe bò” quả không sai. Con mụ đang túm tóc Thu bị cô hất ngã ngửa đạp đầu ra sàn chợ, Thu đạp mạnh Minh sư tử ra, nhanh như chớp cô rút ngay chiếc guốc mộc đang đi dưới chân nhằm thẳng mặt của mụ trùm phe chợ cửa Nam mà phang, thấy đàn chị bị guốc phang vỡ đầu, máu văng ra khắp nơi, lũ đàn em lao vào cấu xé, giẫm đạp Thu để trả thù. Chỉ đến khi tiếng còi, tiếng hô bắt của lực lượng công an mới khiến lũ phe chạy tan tác khắp nơi. Trên nền chợ còn lại Thu và Minh sư tử, cả hai đều nằm vật vã rên rỉ vì đau đớn. Xe xít đờ ca của công an chạy tới, Thu bị xích tay đưa về đồn giải quyết còn Minh sư tử được đưa vào bệnh viện Việt Đức ngay sau đó.
--------------
Bà Dần hàng ngày ra vườn hái lá láng hơ trên bếp lửa để chườm vào các chỗ bị thâm tím trên người con gái, nằm trên phản Thu lại thấy xót xa cho gia cảnh, cô vẫn quyết chí làm giàu để không phải chịu cảnh nhục nhã và cũng vì tương lai của con trai mình sau này. Dưỡng thương được năm ngày, Thu đi xuống khu tập thể Trung Tự để bắt đầu tìm công việc mới. Bà Dần lo lắng hỏi con; Sao con không quay về làm xã viên dệt thảm cho ổn định, cứ lăn lộn ở ngoài rồi lại khổ. Thu lắc đầu giải thích với mẹ; Con không muốn chôn chân mãi chỗ đó, thôi mẹ kệ con tự tính. Biết tính con gái, bà Dần đành thở dài im lặng. Xe đạp không có, Thu đi bộ dọc con đê nhỏ và ruộng rau muống, cô nhằm hướng tháp nước Trung Tự thẳng tiến. Khi đến gần tháp nước, Thu nhìn thấy cửa hàng có treo biển' HTX MUA BÁN TRUNG TỰ, bước vào trong cô thấy lão chủ nhiệm HTX mua bán đang phì phèo thuốc lá còn tay cầm cái vỉ đập ruồi. Vừa nhìn thấy Thu, lão đã đờ người ra giây lát.
Sau khi nghe Thu trình bày, lão gật đầu luôn mà không hỏi gì nhiều. Sở dĩ Thu tìm đến đây là do giới thiệu của cụ Thuấn, cháu họ cụ tên là Hoán đang‎ tìm người phụ bán hàng. Cư dân trong vùng hay gọi lão là Hoán trâu, vì ngày trẻ lão có lên mạn ngược buôn trâu một thời gian. Lão Hoán có tướng ngũ đoản, người lùn bụng phệ còn tay chân như chuối mắn, đôi mắt ti hí của lão thì vô cùng tinh ranh. Ngay khi nhìn thấy Thu, lão Hoán đã cảm thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng vậy.
HTX mua bán có nhiều mặt hàng, từ xà phòng cho đến nước mắm, dầu hỏa và đồ dùng sinh hoạt bằng nhựa. Nhưng mặt hàng chủ lực vẫn là bia hơi và nước chanh có ga, ngoài ra cứ tầm trưa HTX lại nhập về mấy cây đá để phục vụ bà con ở các dãy nhà trong khu tập thể và vùng lân cận. Các cụ nói “gái một con trông mòn con mắt quả không sai”, từ ngày có Thu ngồi rót bia bán hàng, HTX mua bán đông vui tấp nập hẳn lên. Ngoài bia, HTX bán kèm đồ nhậu như lạc luộc, lạc rang, nem chua và đặc sản là món dồi chó nướng. Món này phải tự tay lão Hoán làm mới ngon và đúng điệu, khách đến uống bia và ngắm cô bán hàng có khuôn mặt ưa nhìn, thân hình nở nang. Ngay như lão Hoán dù bận thu tiền và tiếp khách vẫn không quên liếc nhìn bộ ngực căng tròn của Thu. Chính lão đã tận tâm chỉ bảo các mánh khóe bán hàng cho Thu như; làm sao rót một cốc bia có non nửa là bọt, hay đợi khách ngà ngà say thì đánh tráo loại bia kém chất lượng cho khách. Việc bán hàng cũng bận như con mọn, bù lại Thu có nguồn thu nhập cũng khá hơn hồi làm xe sợi để dệt thảm.
Thấy Thu ngày nào cũng đi bộ vất vả, hôm cuối tháng khi chuẩn bị đóng cửa hàng, lão Hoán vừa cười nham nhở vừa đưa bàn tay chuối mắn bóp nhẹ vào mông Thu và nói; Nếu em cứ chăm chỉ ngoan ngoãn và nghe lời, sang tháng anh sẽ trích quỹ phúc lợi của HTX mua tặng em một con xe đạp Thống Nhất được không. Thu khẽ nghiêng người né bàn tay tham lam của lão Hoán và nói; Em đợi con xe đó của anh đã nhé.
Lão Hoán nuốt nước bọt thèm thuồng rồi gật đầu lia lịa, là kẻ hám gái, trước vẻ đẹp mơn mởn của Thu, nếu có xui đào mả tổ lên mà được toại nguyện, chắc lão cũng đào luôn huống chi là một con xe đạp.
Hai bà cháu thằng Liên Xô vừa mang cơm nguội ra ngoài tiểu khu để cho nhân viên y tế trộn thuốc làm bả chuột, đang đi bỗng nghe thấy tiếng chuông xe đạp kính coong, cu Liên Xô quay lại mừng rỡ hét lên; Mẹ về, mẹ về rồi lại đi xe đạp đẹp quá.
Còn nữa
ảnh st
---------------------------
Hà Nội, ngày 13/05/2019
Bùi Ngọc Phúc.
Cảm ơn cụ về câu chuyện! Tiếp đi nhé
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
E túm cho cụ : truyện tình vắt ngang từ thời bao cấp sang thời kỳ đổi mới , anh bao cấp chịch chị bao cấp được 1 ô con cho đi học Liên Xô , về già các nhân vật chính gặp lại nhau ở Hà Nội , có cả gió thổi mùa Thu xào xạc , truyện lãng mạn cảm động vs thấm đẫm bác ạ
Nếu cụ được trải nghiệm quãng time đó của đất nước cụ sẽ ko có những dòng này, đừng miệt thị. Em thì rất trân trọng
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,313
Động cơ
452,443 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng là dịp để nhiều người ngẫm lại về nhiều hoàn cảnh của một thời, e lót dép hóng tiếp
 

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,464
Động cơ
405,420 Mã lực
Đọc hơi mệt, có ai thấy vậy không.
Chắc do cụ thấy nội dung "nặng nề" quá, em đọc Thạch Lam, Kim Lân cũng thấy mệt lắm. Đọc 1 lần xong ko dám đọc lại.
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,432
Động cơ
-165,486 Mã lực
Cốt truyện quen lắm :D
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Eo ơi, lắm chữ khiếp :D . Thế này là chuyện dài chứ ngắn gì.
Em chịu, khọng đọc nổi.
Nhường các cụ.
 

happyhn

Xe container
Biển số
OF-82098
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
9,997
Động cơ
510,350 Mã lực
Qua em nghe ôn lại 1 thời ...
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Chuyện tình tiết rất thật, ít hư cấu.
Hóng Cụ kể nốt. 8->8->8->
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
TÌNH NHƯ SƯƠNG KHÓI.
Phần 6
Nhờ có thành tích học tập xuất sắc, sau khi nhận bằng đỏ tốt nghiệp, Thịnh được giữ lại làm nghiên cứu sinh lấy học vị Кандидат наук tức Phó Tiến sĩ chuyên ngành Triết học. Chính trong kì nghỉ hè trước khi học lên cao. Thịnh đã gặp Hoài, một sinh viên mới sang Liên Xô theo học ngành Văn học Nga. Cả hai đã có tình cảm và tìm được ở nhau nhiều điểm chung, Thịnh có thể ngồi cả buổi nghe Hoài say sưa nói về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Liên Xô mà không chán, còn Hoài cũng chăm chú lắng nghe Thịnh nói về phép biện chứng mác xít hoặc những điều cao siêu đến mức không tưởng. Tình yêu của hai người được hai bên gia đình và tổ chức ủng hộ.
Trước khi Thịnh về nước, Hoài đã thông báo; Vì tương lai của đôi ta, bố em sẽ thu xếp công việc cho anh, đây là cơ hội tốt anh nên nắm bắt lấy. Thịnh cảm động ôm lấy người yêu và gật đầu đồng ý. Ông bố Hoài làm bên Sở ngoại vụ nên khi Thịnh về nước, ông đã tác động cho Thịnh vào liên doanh dầu khí Vietsovpetro mới thành lập để làm việc. Công việc không đúng chuyên môn nhưng điều quan trọng là tiếng Nga vẫn được sử dụng hàng ngày. Hôm Thịnh mang hồ sơ và thư tay của bố người yêu đến gặp phòng tổ chức công ty liên doanh dầu khí Vietsovpetro, ông trưởng phòng vui vẻ nói;
Cậu đã có thư giới thiệu của anh Tư rồi là yên tâm nhé. Đúng một tuần sau Thịnh đã được gọi đi làm tại trụ sở chính của công ty dưới Vũng Tàu.
Cuối năm 1981 Hoài về nước và được bố đưa về Sở ngoại vụ Thành phố làm việc, đám cưới của họ được tổ chức ngay sau đó và hai gia đình được coi là môn đăng hộ đối. Lấy nhau xong, Thịnh không đưa vợ về sống cũng bố mẹ, hai vợ chồng chuyển về sống tại một căn nhà nhỏ nhưng tiện nghi ngay quận 3, đây là quà của bố mẹ vợ cho.
Để chuẩn bị cho việc thăm dò và khai thác những tấn dầu đầu tiên, Thịnh luôn phải đi lại như con thoi giữa Sài Gòn và Vũng Tàu, dù thông cảm với chồng, nhưng Hoài đôi lúc không khỏi chạnh lòng vì vợ chồng mới cưới mà chỉ gặp nhau vào mấy ngày cuối tuần. Sau mấy năm lấy nhau, cuối cùng vợ chồng Thịnh cũng đón chào thành viên mới trong niềm vui mừng khôn xiết của hai gia đình. Để kỷ niệm tình yêu với Liên Xô và nước Nga, em bé được hai vợ chồng đặt tên là Bạch Dương
------
Sài Gòn tiết trời tháng 4 vẫn còn oi nóng, hôm nay ông bà giáo Thanh ăn mặc chỉnh tề để chuẩn bị đi dự lễ mít tinh kỉ niệm 10 năm ngày giải phóng Sài Gòn và 40 năm ngày thành lập nước. Ông giáo Thanh ngắm mình trong gương để chỉnh lại cà vạt, bà giáo Thanh nói với chồng;
Tôi thấy trên đài thông báo, năm nay ngoài Hà Nội sẽ tổ chức duyệt binh rất lớn nhân dịp Quốc khánh, chắc ngoài đó sẽ đông vui hơn trong này. Biết vợ nhắc khéo vụ ra Bắc chơi như đã hứa, ông giáo Thanh nói; Thôi vợ chồng mình đi cho kịp giờ. Ông giáo Thanh chở vợ trên con xe cub 81 lướt nhanh trên đường, từ nhà chưa đến 15 phút hai ông bà đã tới bến phà Thủ Thiêm để sang trung tâm thành phố. Gần 10 năm lập nghiệp tại vùng đất phương Nam đầy nắng và gió, cuộc sống của hai ông bà có nhiều thay đổi. Ông giáo hiện đang là hiệu trưởng một trường cấp 2 ở Thủ Đức, còn bà giáo Thanh vừa cầm quyết định nghỉ hưu theo chế độ. Người về già thường hay sống bằng hoài niệm, mỗi sáng tiễn chồng đi làm, bà giáo Thanh thường có thói quen đọc lại các lá thư của con trai gửi từ Liên Xô về, trong chiếc hộp sắt cũ được để ngay đầu giường có một thứ bà còn quí‎ hơn vàng. Đó là tấm hình cu Thịnh chụp hồi 1 tuổi và một bức hình chụp cu Liên Xô khi đã lên 3 tuổi. Để có tấm hình này, bà đã bí mật nhờ cô em họ, người đã mua lại căn nhà của hai ông bà hồi chuyên vào miền Nam thực hiện.
Trong một lần được Thu nhờ trông con hộ, người này đã bí mật dắt thằng bé ra phố Khâm Thiên chụp tấm hình gửi vào cho bà. Từ ngày về hưu, bà giáo luôn mong có ngày được trở ra Bắc nhưng vì ông chồng quá bận nên dự định chưa thành hiện thực. Năm ngoái bà đã nhận được thư của cô em họ thông báo, nhà bà Dần đã bán nhà và chuyển đến chỗ khác sinh sống, vậy là tình hình của hai mẹ con Thu không còn được cập nhật như hồi trước. Nén tiếng thở dài bà lại mong có dịp ra Bắc để được gặp lại thằng cu Liên Xô, dù việc đó bây giờ khó vô cùng, từ khi lên chức hiệu trưởng rồi được bầu vào quận ủy viên, ông giáo Thanh suốt ngày họp hành liên miên, chưa kể ăn nhậu tối ngày đúng như cách sống trong này. Đặc biệt từ ngày vợ chồng Thịnh sinh con đầu lòng, ông giáo Thanh vô cùng mãn nguyện. Đối với ông, thằng cu Liên Xô là vết nhơ cần xóa bỏ khỏi kí ức của gia đình.
-------
Nghe tiếng trẻ con khóc, Thu giật mình tỉnh giấc. Chiếc quạt tai voi ngay cuối giường đã ngừng chạy. Từ tối đến giờ,đây là lần mất điện thứ tư, Thu với chiếc quạt nan rồi quạt cho thằng cu con đỡ nóng. Nhờ ánh đèn dầu leo lét trên bàn thờ, cô bước xuống bế thằng Liên Xô lên nằm cạnh đứa em, Thu ngồi quạt cho cả hai đứa. Chừng 20 phút sau có điện trở lại, thấy đèn vụt sáng, Thu vội chạy ra chỗ để súp-vôn-tơ điều chỉnh dòng điện. Có luồng gió mát phả vào, hai đưa trẻ lại chìm vào giấc ngủ. Thằng Liên Xô ngủ mơ nên miệng nói lảm nhảm còn tay chân thì khua khoắng một chút. Ngắm con Thu tự hỏi; sao nó không được thừa hưởng gien hiếu học của bố và gia đình bên nội nó nhỉ. Bằng tuổi nó hết hè này các bạn sẽ lên lớp 4, trong khi cu cậu do bị đúp lên vẫn học lại lớp 2, đã vậy cô giáo cũng thông báo cho Thu; với sức học như hiện nay, dù các cô đã rất nhiệt tình phụ đạo nhưng cũng không chắc nó có thể lên lớp được hay không.
Kể từ khi sinh con thứ hai, Thu bận rộn hơn trước nên không mấy khi kèm thằng Liên Xô học được, mà cu cậu chỉ thích nghịch ngợm, đá bóng còn nói đến học là trốn biệt. Nhìn lên bàn thờ nơi có di ảnh của bố mẹ mình, Thu ước giá ông bà còn sống để vui vầy bên đàn cháu thì tốt biết mấy. Bà Dần ốm nặng rồi mất khi Thu đang mang thai lần hai được ba tháng. Cũng giống như ông Phương, bà đã không được ở trong ngôi nhà mà con gái đang xây dở. Ngôi nhà một tầng nhưng cao ráo và có gác xép, nhà được xây kiên cố và lợp mái ngói, đây là niềm mơ ước và tâm huyết bao năm mà Thu đã cố thực hiện cho bằng được. Ba mẹ con ngủ ngon cho đến khi tiếng xe máy ngày ngoài cửa khiến Thu tỉnh giấc và ra mở cửa. Lão Hoán dựng con DD đỏ bóng loáng phía ngoài, vừa bước vào nhà lão đã cúi xuống hôn hít và cưng nựng thằng bé con.
Thấy cu Liên Xô tỉnh giấc, lão Hoán nói:
Mau ra ngoài cửa trông xe cho bác nhanh, do bị sai bảo nhiều lần nên cu Liên Xô nhanh chóng ra cửa ngồi nhìn con xe cho lão Hoán.
Đợi Thu từ nhà tắm đi ra, lão Hoán thì thào; Chút nữa nhờ người trông con rồi em ôm tiền vào Hà Đông mua hàng, giá nào cũng mua không được mặc cả, thấy lạ Thu hỏi lại:
-Mua kiểu đó thì lấy đâu ra lãi?
Lão Hoán gắt lên:
-Tôi bảo sao cứ vậy mà làm, nếu không rồi đến cháo không có mà húp.
Biết tính thằng cha này rất cục súc, nhưng vô cùng nhạy bén trong kinh doanh, nên Thu im lặng không hỏi gì nữa. Đợi hai thằng cu ăn xong, Thu dắt hai anh em đi gửi còn mình bắt tàu điện vào Hà Đông theo chỉ đạo của lão Hoán. Để tránh bị móc túi trên tài điện, Thu nhét xấp tiền vào túi vải rồi nhét sâu vào trong quần lụa cũ đang mặc, vì không muốn bị thuế vụ hay công an để mắt tới, cô khoác thêm chiếc áo bộ đội cũ nát và có mấy miếng tích kê ở vai và lưng áo. Suốt một tuần liền, theo lệnh của lão Hoán, Thu đem tiền đi thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng về chất trong kho của HTX mua bán nhưng tuyệt nhiên không được bán ra. Khi tin đồn về đổi tiền lan ra khắp thành phố, lúc đó Thu mới hiểu, việc thu mua hàng mà không cần tính lời lãi của lão Hoán nằm trong dự định từ trước.
Lúc chiều Thu hớt hải đưa cho lão Hoán tờ báo có bài xã luận với nội dung "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương...". Đọc xong lão Hoán chỉ nhếch mép cười không nói gì, còn Thu lo lắng vì vốn liếng bỏ ra mua một đống hàng về chất trong kho mà không được bán ra. Tuy nhiên chỉ hai ngày sau, lệnh thu hồi tiền cũ và đồng loạt thay tiền mới được ban hành, lúc này Thu mới thấy cảm phục con cáo già Hoán trâu. Vụ đổi tiền này, nhiều con buôn đã mất cả một đống tiền tích lũy bao năm trời, không đổi được nên hàng bao tải tiền thành vô giá trị. Chỉ riêng việc thắng lớn trong vụ đầu cơ tích trữ này, Thu được lão Hoán chia cho 5 cây vàng và hai trăm ngàn tiền mới.
-------------
5 năm trước khi Thu chân ướt chân ráo được nhận vào HTX mua bán, thấy Thu có vẻ đẹp mặn mà, chính lão Hoán đã phân cho Thu được ngồi quầy rót bia cho khách, không phải làm chân bưng bê rửa chén bát như mấy người mới vào làm. Trong thời gian bán hàng, Thu nhận thấy nhiều mặt hàng đang khan hiếm ngoài thị trường mà không biết bằng cách nào lão Hoán lại mua được. Ngay như việc có sổ được mua không phải một mà vài bom bia của nhà máy bia Hà Nội trên đê Hoàng Hoa Thám cũng đủ biết tài luồn lọt của lão Hoán là đáng nể. Thu mong muốn kiếm tiền từ nguồn hàng đó, nhưng trước hết cô phải có xe đạp để thuận tiện cho giao dịch trước đã. Như thấu hiểu nỗi niềm và ước mơ của Thu, lão Hoán trâu đã gợi ý mua tặng cô chiếc xe đạp. Phía sau món quà đắt tiền đó là gì, Thu quá hiểu rõ. Sau lần phải ngồi đồn 10, Thu đã rút ra được bài học cho chính mình, thân cô thế cô sẽ không làm nên chuyện.
Tỉnh giấc lúc nửa đêm trong một ngôi nhà tại Hải Phòng, Thu định thần một lúc rồi nhớ ra buổi ăn tối cô và lão Hoán cùng nhau uống vài li rượu nhỏ. Nhìn sang bên cạnh, lão Hoán đang ngáy như sấm rền, nước dãi chảy xuống ướt sũng một bên gối khiến Thu bất chợt rùng mình vì kinh tởm. Để được tòm tem với Thu, lão Hoán không chỉ mất cho cô chiếc xe đạp Thống Nhất như đã hứa, bằng sự tỉ tê của mình Thu đã khiến lão Hoán phải nhả ra vài đầu mối để cô tự mua đi bán lại kiếm lãi. Ngày trước Thu đến với Thịnh bằng tình yêu trong sáng của người con gái mới lớn, cô đã tự nguyện dâng hiến sự trong trắng cho người yêu, nhưng đổi lại cô nhận được về bao nhiêu nỗi tủi nhục đắng cay và ê chề. Thu nhớ lại, cô và Thịnh chỉ duy nhất một lần quan hệ với nhau và thằng Liên Xô đã kết quả của lần vượt rào đó. Khi thấy Thu khóc rất nhiều, Thịnh đã vỗ về an ủi; Anh sẽ mãi yêu thương và bên cạnh em, đừng lo sợ điều gì…Lời nói gió bay, Thịnh ra đi để Thu trong nỗi nhớ khắc khoải và chịu đựng mọi điều tiếng. Lần này Thu chấp nhận ngủ với lão Hoán đơn giản chỉ là vấn đề kinh tế, dù cô không hề có chút tình cảm gì với lão dê già này. Sau chuyến đi Hải Phòng khuân về được lô máy khâu cũ nhập lậu, Thu và lão Hoán quyết định làm ăn lớn hơn. Cả hai quyết định tìm thêm nhiều mối hàng từ trong Nam đang rất được ưa chuộng thị trường ngoài Bắc. Dù vướng bận hai con nhỏ, nhưng Thu vẫn tích cực tham gia các phi vụ buôn bán, tiền chảy về như nước chính là động lực để Thu làm giàu.
--------
Nghe Thu báo tin mình mang thai và chắc chắn là con trai, lão Hoán sướng như phát điên. Chính lão đã cùng Thu tìm mua được căn nhà cũ ngay đường Láng với giá rẻ, Thu cho phá dỡ rồi xây lên ngôi nhà khang trang để đón thằng cu ra đời. Lão Hoán lấy vợ từ khi còn trẻ nhưng chỉ sinh được 3 cô con gái, tiếng là kẻ buôn trâu và chưa học hết tiểu học, nhưng hễ giáp mặt với vợ con lão lại nhớ và nhai đi nhai lại câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô - có được một người con trai, cũng được coi là có con, còn có 10 người con gái, thì cũng coi như là không ...” . Biết chồng khát con trai nên thấy lão Hoán dán díu với Thu, vợ lão đành coi như nhắm mắt bịt tai không biết gì. Dù sao lão cũng một tay nuôi cả gia đình, đó là một kì tích với nhiều người. Hồi còn sống bà Dần từng khuyên con gái; Làm việc gì cũng phải từ từ thôi con, mẹ thấy mày kiếm được nhiều tiền quá đâm lại lo. Việc Thu quan hệ với lão Hoán đã có vợ cũng khiến bà thêm buồn phiền và xấu hổ với hàng xóm, chính vì thế nên khi Thu ngỏ ý‎ muốn bán nhà chuyển xuống đường Láng, bà Dần đã vui vẻ gật đầu, tiếc là nhà chưa xây xong thì bà đã về cõi vĩnh hằng sum họp cùng chồng mình.
Ngày Thu sinh thằng cu, lão Hoán đã phi xe về quê tận Hải Hậu nhờ một ông thầy có tiếng là người trong họ xem tử vi cho con mình. Ông thầy đã phán; con anh sinh năm Giáp Tý (1984) mệnh Hải Trung Kim tức là vàng trong biển, sau này sẽ giàu sang phú quí, nó lại hợp mệnh với anh nên việc làm ăn sẽ rất phát. Nghe thầy nói vậy lão Hoán tin ngày, gì chứ vàng trong biển là có thật, mỗi lần xuống Hải Phòng ôm hàng, chính mắt lão tận mắt chứng kiến sự giàu có của đám thủy thủ viễn dương tàu Vosco. Mỗi lần đi biển là khuân về cơ man hàng bãi rác, đống hàng bãi đó sẽ được quy ra chỉ ra cây vàng hết, đó chẳng phải là Hải trung kim thì còn là gì nữa. Hậu tạ cho ông thầy số xong, lão Hoán lại tất tả quay về Hà Nội ngay trong tối hôm đó. Lão Hoán đặt tên cho quí‎ tử của mình là Trần Hải Kim, với mong muốn thằng bé sẽ được như lời thầy phán.

Sáng nay Thu nhờ người trông thằng bé còn cô đưa thằng Liên xô đi học, dạo này cô giáo kêu về nó nhiều quá. Dù đến cổng trường rồi, có hôm nó vẫn trốn học đi chơi, sách vở đang viết nó cũng đem ra gấp máy bay phi lên trời cho thích. Đưa con vào tận lớp giao cho cô giáo, sau khi biếu cô hai bánh xà phòng 72% Thu nói "trăm sự nhờ cô" rồi ra về. Thu đạp xe đến Trung Tự để làm sổ sách và chuẩn bị cho việc nhập lô hàng mới. Khi xe rẽ vào đầu khu tập thể, cô nhìn thấy rất nhiều công an, phòng thuế và cả mấy bác dân phòng đang đứng ngay bên trong cửa hàng, phía ngoài bà con tụ tập khá đông để theo dõi, bàn tán sôi nổi. Thu như chết lặng khi có người đặt tay lên vai và gọi đúng tên mình.
Còn nữa
-----------------
Hà Nội ngày 14/05/2019
Bùi Ngọc Phúc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top