[Funland] Truyện đôrêmon và xã hội Nhật những năm 60-70

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,743 Mã lực
Oke. Cứ coi như thằng anh Cả bảo kê cho em vụ đánh đấm. Thế thằng em phải trả công kiểu gì? Nhật bản đất chật dân thưa, tài nguyên ko có? Ko phải thị trường tiêu thụ như các nước khác.
Viễn cảnh quá khứ cho thấy 1 Phát xít kiệt quệ vì WW1. Cũng bị giải giáp quân đội, bao vây kinh tế? Sau 2 chục năm 1 Đức ra đời. Đức và Nhật có nhiều điểm tương đồng mà cụ
Em đã nói ở trên rồi, thằng Nhật thời WW2 nó vơ vét hết của cải ở Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á... được mớ tướng làm động lực cho phát triển kinh tế.
Nhờ tiền đi ăn cướp mà nó đi mua hết tài nguyên ở bên ngoài, nếu cụ sang Úc sẽ thấy các mỏ than ngon của Úc thì thằng Nhật nó đã mua hết từ mấy chục năm trước rồi.
Theo chính sách của anh Trump em thì sau này các nước sẽ phải trả tiền để Mẽo bảo kê, chứ ko cho free như bây giờ. Nói dại mồm nếu sau này Nam-Bắc Hàn nó thống nhất thì thằng Nhật hàng năm đi cày khéo chỉ đủ tiền đóng cho thằng Mẽo bảo kê thôi ;))
Còn chuyện thằng Đức thì em đã nói ở thớt khác, không phải thớt này, e là cụ cũng chưa thông về lịch sử Đức.
 

huonga4dethuong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-489148
Ngày cấp bằng
16/2/17
Số km
73
Động cơ
191,230 Mã lực
Tuổi
46
hằng ngày vẫn đọc cho các bé nhà em nghe
 
Biển số
OF-513234
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
1,949
Động cơ
199,155 Mã lực
Em đã nói ở trên rồi, thằng Nhật thời WW2 nó vơ vét hết của cải ở Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á... được mớ tướng làm động lực cho phát triển kinh tế.
Nhờ tiền đi ăn cướp mà nó đi mua hết tài nguyên ở bên ngoài, nếu cụ sang Úc sẽ thấy các mỏ than ngon của Úc thì thằng Nhật nó đã mua hết từ mấy chục năm trước rồi.
Theo chính sách của anh Trump em thì sau này các nước sẽ phải trả tiền để Mẽo bảo kê, chứ ko cho free như bây giờ. Nói dại mồm nếu sau này Nam-Bắc Hàn nó thống nhất thì thằng Nhật hàng năm đi cày khéo chỉ đủ tiền đóng cho thằng Mẽo bảo kê thôi ;))
Còn chuyện thằng Đức thì em đã nói ở thớt khác, không phải thớt này, e là cụ cũng chưa thông về lịch sử Đức.
Cụ còm thế này em cũng biết ra nhiều điều mới. Kính cụ 1 ly
 

vietnamcongtru

Xe buýt
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
760
Động cơ
290,717 Mã lực
Mà Doraemon bản in mới bây giờ nhiều cái khác xưa quá. Hay do mình già, lạc hậu, sống bằng hoài niệm là chính?
 

Becgie

Xe điện
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
4,969
Động cơ
484,830 Mã lực
F1 nhà em đọc truyện này thỉnh thoảng lại nằm bò ra cười, y hệt bố nó hồi xưa :D
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,173
Động cơ
517,785 Mã lực
Nobita là người sau này làm ra cỗ máy thời gian đấy bác ơi ^^ tính cách cậu này tốt bụng, có những lúc sẵn sàng hy sinh vì người khác, không phải ai cũng được như vậy.
ờ đúng rồi. Theo tiêu chuẩn xã hội Việt Nam thì cậu này chả có vẹo gì, không học giỏi, không đẹp trai, nhà bình thường. Các nhân vật trong truyện VN toàn gần như siêu nhân, suất chúng như kiểu thánh Gióng 3 tuổi đi đánh giặc. Mà em thấy buồn cười là tại sao cứ truyền bá cái câu truyện giặc đến cả nước chả làm gì may nhờ có ông thánh Gióng 3 tuổi đột biến. Kiểu đánh bạc thua gần hết tiền ăn may gỡ lại được.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Trong nước ko có tài nguyên, lục địa ngăn cách, sao nó phát triển giỏi thế cụ nhỉ?
Con người cụ ơi. Văn hóa trọng danh dự nên ko chịu hèn tụt hậu so với người ta. Đã làm là làm cho bằng được. Sản phẩm phụ là tỷ lệ tự tử cao. Em trích 1 bài trên blog cho cho cụ tìm hiểu thử
https://aikoku2027.wordpress.com/page/2/
Sony – một cậu bé nghèo nàn không tên tuổi lại có thể làm cả ngành công nghiệp điện tử thế giới chạy theo gót mình

4c699c23.jpg

Xin dành cả bài này để nói đến lịch sử của Sony cùng các sản phẩm lẫy lừng của họ.

1. Masaru Ibuka và Akio Morita

Đa số chúng ta chỉ biết Sony do Akio Morita là người thành lập chính, ít ai để ý đến một nhân vật khác cùng ông thành lập Sony, chính là Masaru Ibuka. Thật sự thì Masaru Ibuka mới là người đầu tiên thành lập nên công ty tiền thân của Sony, tên gọi là Tokyo Stushin Kenkyujo vào tháng 10 năm 1945 cùng với các chiến hữu của ông từ tỉnh Nagano lên Tokyo.

Công ty (chính xác phải gọi là phòng nghiên cứu) này được thành lập chủ yếu do các chàng trai đầy nhiệt huyết với việc Nhật vừa kết thúc chiến tranh, nơi nơi đều bị tàn phá, họ muốn làm cái gì đó cho đất nước họ với những kỹ thuật mà họ đang có trong tay, do đó thủ đô Tokyo là nơi họ muốn lập nghiệp. Khi còn trẻ Ibuka đã từng học đại học Waseda tại Tokyo, lúc chiến tranh nổ ra ông phải lánh nạn về lại Nagano, nên ông khá quen thuộc với nơi này. Masaru Ibuka đã nói rằng ông cùng vài người bạn thuê được một văn phòng tàn tạ vì bị dội bom trước đó ở tầng ba của một cửa hàng thương mại tại Nihonbashi (ngay trung tâm Tokyo ngày nay). Lúc đó ai cũng háo hức vì đã có một nơi làm việc, nhưng không ai biết phải bắt đầu làm gì, tạo ra cái gì để giúp mọi người. Rất may, thời điểm này người Nhật rất thiếu thốn về tin tức, thông tin của thế giới bên ngoài ra sao sau khi vừa kết thúc chiến tranh. Những chiếc radio công cộng thì đại đa số đều bị hư do ảnh hưởng bom nổ, còn không nếu ai trong nhà có cũng không thể nghe được do trước đó quân đội của họ đã cắt hết các tầng số ngắn phát sóng radio, nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền của quân địch. Cơ hội cho Ibuka cùng mọi người đã tới, ông nhanh chóng biến công ty sơ sài này thành trạm sửa chữa radio. Họ đã phát triển ra một loại converter hay adapter chuyển đổi tầng số ngắn bị cắt trước đó, gắn vào radio là có thể nghe được bình thường. Tuy nhiên, trong một vài tháng đầu Ibuka phải lấy tiền dành dụm của mình để trả lương nhằm duy trì hoạt động.

Việc làm ăn của Tokyo Tsushin Kenkyujo bỗng trở nên khá lên và được nhiều người biết tới. Nhờ đó, công ty này đã được tờ báo Asahi đề nghị đưa việc sử chữa radio của họ đăng lên column “Aoi Empitsu” của tờ báo. Đây là cái cầu kết nối Masaru Ibuka cùng người bạn Akio Morita lần thứ hai với nhau. Khi đó Morita đang ở tỉnh Aichi đã tình cờ đọc column này viết về công ty của bạn mình. Do Morita có được việc làm trong trường Tokodai (đại học công nghiệp Tokyo), nên ông viết thư cho Ibuka cho biết mình sắp lên Tokyo và được Ibuka trả lời ngay lập tức với nội dung mời Morita tham quan Tokyo Tsushin Kenkyujo. Thế là vận mệnh của hai người hoàn toàn thay đổi sau cái gặp thứ hai này.

Thời gian đầu Tokyo Tsushin Kenkyujo nhận rất nhiều gạo mỗi lần đến nhà nào đó sửa chữa radio coi như là thay cho tiền dịch vụ (chỉ có thể xảy ra ở những công ty nhỏ, ít vốn), điều này khiến Ibuka nghĩ đến việc tạo ra một sản phẩm điện tử hữu ích nào đó liên quan đến gạo. Vậy là sản phẩm đầu tiên của Sony (tên gọi sau này của Tokyo Tsushin Kenkyujo) lại là cái nồi cơm điện. Đây cũng là sản phẩm thất bại đầu tay của Sony mà ít ai biết tới. Khi bạn nhìn vào hình ảnh của cái nồi cơm điện này so với nồi cơm điện do Toshiba sáng chế đầu tiên sẽ có thể hiểu được tại sao nó là sản phẩm thất bại.

1471322797_fcd7a04e3c_o.jpg

Thất bại đầu đời của Sony

Sau khi Morita bị Ibuka thuyết phục cùng ông thành lập một công ty chính thức khi Ibuka đã kiếm được một chút vốn liếng ít ỏi sau vài tháng sửa chữa radio. Ngày 7 tháng 5 năm 1946, Tokyo Tsushin Kenkyujo đổi tên thành Tokyo Tsushin Kougyo (ToTsuKo), với hai mươi nhân viên cùng tiền vốn khoảng ¥190,000 (khoảng $6000). Nếu bạn còn nhớ giá tivi trắng đen đầu tiên của Sharp năm 1953 giá tới ¥175,000, thì có thể thấy được thời điểm năm 1946 với chỉ ¥190,000, Sony “nghèo” như thế nào so với các công ty khác cùng thời điểm. Theo những gì tôi từng học, mệnh giá năm 1946 tại Nhật so với năm 2008 chênh lệch khoảng 35 lần, tức thời điểm năm 2008 là khoảng ¥6,650,000. Con số này đổi ra mệnh giá năm 2008 thì thấy tương đối lớn, nhưng tại thời điểm đó thì chỉ đủ để mua hai chiếc xe Ford của Mỹ thôi. Tuy nhiên, Masaru Ibuka đã nhấn mạnh mục tiêu thành lập công ty này trong bài phát biểu của mình: “Chúng ta không thể nào làm những việc mà các công ty lớn đang làm vì không thể nào đối chọi lại. Tuy nhiên, nói đến kỹ thuật thì chúng ta chắc chắn có nhiều và không thua. Chúng ta sẽ làm những việc mà các công ty lớn không thể làm, dùng sức mạnh kỹ thuật của chúng ta để giúp ích cho việc khôi phục đất nước“.

Với số vốn “không thể nghèo hơn“, vì vậy mỗi người trong ToTsuKo đều hiểu rằng họ chỉ có hai thứ vũ khí trong tay chính là kỹ thuật và trí óc để bắt đầu với công ty nhỏ này. Nơi mở ra một trang mới trong đời họ, nơi mà không ai nghĩ chỉ sau 25 năm tham gia vào ngành công nghiệp điện tử, công ty nhỏ không tên tuổi này trở thành một tượng đài ở Nhật Bản, và sau thêm mười năm, công ty này được xem là đại diện xuất sắc nhất của châu Á trong ngành công nghiệp điện tử của thế giới trong suốt hơn ba thập kỷ.

2. “Nó đây! Đây là thứ chúng ta muốn làm!”

Thời điểm năm 1946, tại Nhật đã có những công ty khổng lồ như Toshiba, Matsushita, JVC, Sharp, NEC, Fujitsu, Hitachi… với kinh phí rộng rãi, nhân lực dồi dào cùng kinh nghiệm phong phú trong nghiên cứu và chế tạo sản phẩm điện tử. Tuy cũng ảnh hưởng do chiến tranh gây ra, nhưng các công ty này vẫn còn đủ vốn liếng để vực dậy các khâu sản xuất của mình. Họ còn hiểu hơn ai hết, đây chính là thời điểm có thể giúp họ vươn lên so với các đối thủ cạnh tranh khác. Anh nào nhanh tay lẹ chân khôi phục lại sản xuất cùng việc tạo ra những thứ mới mẻ khác sẽ là người chiến thắng. Điều này cho thấy ToTsuKo không hề có được sự dễ dàng khi họ bước vào thế giới của công nghiệp điện tử tại Nhật. Quá khó cho một công ty vừa thành lập với chỉ hai mươi người cùng vốn liếng ít ỏi này chen chân vào cạnh tranh với các hãng lớn kia.

Ibuka và Morita là hai người lèo lái chính của công ty non trẻ này trong thời gian đầu, mỗi ngày họ chia ra xem xét những sản phẩm đã tương đối phổ biến và những ý tưởng chưa ai quan tâm nhiều tới. Do lúc đầu chủ yếu sửa radio và làm các bộ converter chuyển sóng là chính, nên hai người cũng chỉ lẩn quẫn quanh các ý tưởng liên quan tới đài phát thanh NHK (sau này vừa phát thanh vừa là đài truyền hình chính của Nhật). Sau vài chuyến thăm NHK, hai người đều muốn làm ra một sản phẩm không chỉ dành cho NHK sử dụng, mà còn phải được phổ biến rộng rãi khắp nơi, không ngờ cả hai cùng có ý tưởng về dây ghi âm (wire recorder). Họ được một người bạn kỹ sư bên phía NEC đem tới một cái máy ghi âm bằng dây ghi âm bị hư đã được quân đội Nhật sử dụng lúc trước sau khi nhờ người này tìm kiếm được. Ngoài ra một bạn người Mỹ của Morita cũng gởi tới máy ghi âm Webster sử dụng dây ghi âm. Vậy là cả công ty chỉ có một việc làm duy nhất lúc đó là chú tâm vào việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo máy cùng cách ghi âm của loại dây này sau khi tháo banh chành ra.

Trong thời gian nghiên cứu dây ghi âm này, do công việc đặc thù mà Ibuka và Morita thường xuyên lui tới tòa nhà NHK gần đó. Vào ngày nọ, một thành viên của chương trình CIE (Civil Information and Education) đã cho hai người xem qua một loại băng ghi âm lạ hoắc. Sau khi nghe thử, Ibuka liền thốt lên: “Nó đây! Đây là thứ chúng ta muốn làm. Đây sẽ là sản phẩm thương mại đầu tiên của chúng ta. Từ giờ chúng ta sẽ làm loại băng tape này“. Bỗng chốc Ibuka bỏ ra khỏi đầu về dây ghi âm (wire recorder) đang nghiên cứu giữa chừng của họ. Tuy nhiên, thời điểm này tape ghi âm mà hai người thấy qua là thứ xa xỉ cực kỳ, ở Mỹ cũng chỉ vừa mới sản xuất ra được, trong nước Nhật thì hầu như chưa ai nghe nói tới và cũng không ai nghĩ sẽ sản xuất nó tại Nhật (tất nhiên trừ những người đang sử dụng ở NHK là tiếp xúc với loại tape này). Tài liệu tham khảo gần như zero. Họ chỉ biết vẻn vẹn một câu được viết trong một quyển sách tại Nhật: năm 1936, công ty AEG của Đức đã phát minh ra được máy ghi âm sử dụng băng tape nhựa được phủ một loại từ tính.

Nhưng chỉ cần khoảng một năm kể từ lúc Ibuka nhận ra sự quan trọng của loại tape này sau khi được NHK cho xem, các kỹ sư của ToTsuKo đã làm điều thần kỳ khi họ chính thức thành công sản xuất ra sản phẩm mẫu vào tháng 9 năm 1949. Đến tháng 1 năm 1950, ToTsuKo chính thức giới thiệu máy ghi âm tape recorder đầu tiên của Nhật (cũng là của châu Á), lấy tên G-type (G viết tắt cho government), mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nhật sau này trở thành nơi đầu đàn cho các phát minh về băng từ, dĩa ghi âm trên thế giới. G-type tuy khá mắc (¥160,000 thời đó) và nặng (34kg) nhưng lại nhận được mọi lời khen ngợi bởi chất lượng âm thanh cùng sự nhỏ gọn của nó (về kích cỡ). Sau khi giới thiệu G-type, Ibuka và Morita đã nhanh chóng đi đăng ký nhãn hiệu “tapecorder“. Từ đó đến lúc loại tape này không còn dùng, bất kỳ hãng nào tại Nhật sản xuất tape này đều phải bắt buộc ghi dòng chữ “tapecorder” trên đó. ToTsuKo đã lấy tên Soni-tape để quảng bá sản phẩm tape recorder của mình. Cũng từ đây, hướng kinh doanh đầu tiên của Sony chính thức được hình thành.

Thời điểm này, ToTsuKo vẫn chỉ là công ty vô danh ít người biết đến, chỉ những ai trong nghề mới để ý tới cái tên lạ lẫm này. Nhưng mà dần dần ToTsuKo cũng thu hút được một số nhân tài gia nhập công ty, nhờ vào sự giới thiệu qua lại giữa bạn bè, người quen. Nhờ có thêm người nên ToTsuKo đã nhanh chóng cho ra đời máy tape recorder thứ hai vào năm 1951, mang tên H-1 (H là viết tắt cho home), được dành cho người dùng trong gia đình với kích thước cùng trong lượng gọn nhẹ hơn G-type.
 
Biển số
OF-572042
Ngày cấp bằng
2/6/18
Số km
86
Động cơ
144,260 Mã lực
Cụ ngày xưa ko học lịch sử rồi. Chính sách của thằng Mẽo là cai trị kiểu mới. Nó chỉ cần đập thằng đứng đầu, sau đó thao túng về chính trị là ok.
Vì thế nó vẫn sử dụng nguồn lực của thằng Nhật, cho dân vẫn có chỗ cày cấy, của cải đi ăn cướp vẫn mang ra sản xuất, hợp tác theo kiểu win - win. Đến khi hết hợp tác được thì buông cho mày rơi, thị trường tự quyết định. Thực tế là Mẽo đã dần buông Nhật để sang chơi với Tung của. Khi kinh tế Nhật đi xuống là kinh tế TQ đi lên.
Còn về chính trị thì thằng Nhật ko bao giờ quay về thời phát xít hoặc tự chủ được. Hoàng gia Nhật bửn từ lúc trước WW2 là chủ của 1 đế chế rộng 2 triệu km thì bây giờ đứng trước nguy cơ xoá sổ. (người thừa kế cuối cùng là 1 thằng nhóc > 10 tuổi, còn đám công chúa thì sẵn sàng từ bỏ tước vị hoàng gia để đi lấy chồng, không duy trì nòi giống cho hàng gia nữa ;)) )
Mẽo thì nó vẫn đóng quân ở Nhật, thi thoảng lính Mẽo vẫn ra ngoài “hấp diêm” gái Nhật theo đúng nghĩa đen.
Nó cai trị kiểu gì mà làm cho cả trăm triệu dân của nó đi đến đâu trên thế giới ai cũng ngưỡng mộ, chất lượng đời sống dân chúng thuộc hàng đầu, xã hội văn minh, hàng tỷ người trên cái quả đất này được hưởng thành quả của họ vậy cụ, cụ thử trả lời em xem.
Xin hỏi cụ cái xe cụ đang đi hàng ngày đấy, cái tivi gia đình cụ xem, cái máy giặt nó giúp gia đình cụ hàng ngày, ....cụ đang dùng nó nhãn hiệu gì đấy. Và bao nhiêu cụ trên này có ước muốn được 1 lần đến Nhật, bản thân em cũng muốn có cơ hội được đến Nhật để xem đất nước họ nó nhiều thế nào.
Internet đầy ra đấy, cụ tự hỏi bản thân mình thử, thế kỉ 21 rồi mà em cứ tưởng cụ dùng cỗ máy thời gian của Doremon từ thế kỉ 20 đến đây.
 

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
11,908
Động cơ
479,848 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu giờ thỉnh thoảng vẫn đọc :D. Nhất là những chuyện dài tập.
 

brick

Xe buýt
Biển số
OF-53148
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
673
Động cơ
457,489 Mã lực
ờ đúng rồi. Theo tiêu chuẩn xã hội Việt Nam thì cậu này chả có vẹo gì, không học giỏi, không đẹp trai, nhà bình thường. Các nhân vật trong truyện VN toàn gần như siêu nhân, suất chúng như kiểu thánh Gióng 3 tuổi đi đánh giặc. Mà em thấy buồn cười là tại sao cứ truyền bá cái câu truyện giặc đến cả nước chả làm gì may nhờ có ông thánh Gióng 3 tuổi đột biến. Kiểu đánh bạc thua gần hết tiền ăn may gỡ lại được.
Truyện đó dân gian truyền miệng thôi cụ ơi. Thực tế ai cũng hiểu 0 phải chỉ mình Ông Gióng ra trận mà là cả 1 đội quân của Nam Việt. Cụ đọc Lĩnh Nam chích quái sẽ thấy 1 chi tiết là từ lúc giặc phát động chiến tranh tới khi Thánh Gióng ra đời là 3 năm. Trong 3 năm đó là cả 1 công sức chuẩn bị của đất nước mình: lương thực, khí giới, quân tráng... thể hiện qua các tình tiết như làng xóm góp gạo nuôi Ông Gióng, nhà nước đúc sắt thép khí tài (kỹ thuật quân sự phát triển), sứ giả đi tìm người tài (tuyển tướng, mộ quân)... Chi tiết đột biến, theo em chỉ là ẩn dụ cho sự lớn mạnh về hậu cần quân sự của nước mình...

Quay lại chủ đề chính về mấy ông Nhật, theo cá nhân em nhận định là họ đã có tư duy cởi mở từ thời phong kiến, 1 trong những điều rất quan trọng là cải cách giáo dục, mở trường ĐH đào tạo quân sự, kinh tế theo mô hình các nước phương Tây. Cái này mới là bàn đạp để đưa họ lên thành đế quốc, đủ lực đi vơ vét các nước xung quanh.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,743 Mã lực
Nó cai trị kiểu gì mà làm cho cả trăm triệu dân của nó đi đến đâu trên thế giới ai cũng ngưỡng mộ, chất lượng đời sống dân chúng thuộc hàng đầu, xã hội văn minh, hàng tỷ người trên cái quả đất này được hưởng thành quả của họ vậy cụ, cụ thử trả lời em xem.
Xin hỏi cụ cái xe cụ đang đi hàng ngày đấy, cái tivi gia đình cụ xem, cái máy giặt nó giúp gia đình cụ hàng ngày, ....cụ đang dùng nó nhãn hiệu gì đấy. Và bao nhiêu cụ trên này có ước muốn được 1 lần đến Nhật, bản thân em cũng muốn có cơ hội được đến Nhật để xem đất nước họ nó nhiều thế nào.
Internet đầy ra đấy, cụ tự hỏi bản thân mình thử, thế kỉ 21 rồi mà em cứ tưởng cụ dùng cỗ máy thời gian của Doremon từ thế kỉ 20 đến đây.
Hĩ hĩ, em nào có chê các idol của cụ, em chỉ làm rõ 2 điều, cụ có tin hay không thì tuỳ:
- Thứ nhất, thằng Nhật bổn không phải phát triển từ con số 0 như vẫn quảng cáo, mà có thể dựa vào rất nhiều của cải đi ăn cướp được từ hồi WW2, 1 phần trong số của cải này có thể đã thuộc về ông bà, cụ kỵ nhà cụ và đáng lẽ nó sẽ thuộc về cụ nếu ko bị ăn cướp (tất nhiên nếu cụ là người VN).
- Thứ hai, vị thế của Nhật bửn hiện giờ tuy là cao so với mặt bằng nhưng mà kém nhiều so với hồi đế quốc. Hồi đế quốc lãnh thổ của nó rộng gấp 5-6 lần bây giờ, đi khắp châu Á muốn cướp là cướp, muốn hiếp là hiếp. Nhưng bây giờ ra đường thì cũng phải biết đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên :D. Trong nước thì thằng Mẽo nó thích là nó hiếp (và nó vẫn hiếp đều), còn thằng Kim Ủn thi thoảng nó ngứa tay, nó quăng cho quả tên lửa qua đầu thì cả nước lại báo động :))
 

Lemica

Xe tăng
Biển số
OF-420747
Ngày cấp bằng
5/5/16
Số km
1,367
Động cơ
232,916 Mã lực
Hĩ hĩ, em nào có chê các idol của cụ, em chỉ làm rõ 2 điều, cụ có tin hay không thì tuỳ:
- Thứ nhất, thằng Nhật bổn không phải phát triển từ con số 0 như vẫn quảng cáo, mà có thể dựa vào rất nhiều của cải đi ăn cướp được từ hồi WW2, 1 phần trong số của cải này có thể đã thuộc về ông bà, cụ kỵ nhà cụ và đáng lẽ nó sẽ thuộc về cụ nếu ko bị ăn cướp (tất nhiên nếu cụ là người VN).
- Thứ hai, vị thế của Nhật bửn hiện giờ tuy là cao so với mặt bằng nhưng mà kém nhiều so với hồi đế quốc. Hồi đế quốc lãnh thổ của nó rộng gấp 5-6 lần bây giờ, đi khắp châu Á muốn cướp là cướp, muốn hiếp là hiếp. Nhưng bây giờ ra đường thì cũng phải biết đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên :D. Trong nước thì thằng Mẽo nó thích là nó hiếp (và nó vẫn hiếp đều), còn thằng Kim Ủn thi thoảng nó ngứa tay, nó quăng cho quả tên lửa qua đầu thì cả nước lại báo động :))
Cụ này nói đúng đấy. Bố em bảo hồi nó về làng nó đóng ngay đình làng. Nó thích hiếp ai thì hiếp, cướp gì thì cướp. Nó còn trói chân bị Pháp vào ụ pháo bắt buộc phải bắn vào máy bay đồng minh. Xem JAV thì thấy bọn Nhật nó cũng bản năng và nhiều trò lắm.

Không phải tự nhiên mà 2 triệu người Việt chết đói đâu, nên nhìn nhận gì cũng phải đa chiều không lại tôn thờ lộn.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,791
Động cơ
1,392,158 Mã lực
Nhà em vừa mua đủ trọn bộ cho hai chị em F1 đọc. Mình cũng vẫn đọc ké lại của chúng nó :)
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,527
Động cơ
567,106 Mã lực
Hĩ hĩ, em nào có chê các idol của cụ, em chỉ làm rõ 2 điều, cụ có tin hay không thì tuỳ:
- Thứ nhất, thằng Nhật bổn không phải phát triển từ con số 0 như vẫn quảng cáo, mà có thể dựa vào rất nhiều của cải đi ăn cướp được từ hồi WW2, 1 phần trong số của cải này có thể đã thuộc về ông bà, cụ kỵ nhà cụ và đáng lẽ nó sẽ thuộc về cụ nếu ko bị ăn cướp (tất nhiên nếu cụ là người VN).
- Thứ hai, vị thế của Nhật bửn hiện giờ tuy là cao so với mặt bằng nhưng mà kém nhiều so với hồi đế quốc. Hồi đế quốc lãnh thổ của nó rộng gấp 5-6 lần bây giờ, đi khắp châu Á muốn cướp là cướp, muốn hiếp là hiếp. Nhưng bây giờ ra đường thì cũng phải biết đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên :D. Trong nước thì thằng Mẽo nó thích là nó hiếp (và nó vẫn hiếp đều), còn thằng Kim Ủn thi thoảng nó ngứa tay, nó quăng cho quả tên lửa qua đầu thì cả nước lại báo động :))
Điểm thư nhất em thấy là nó muốn đi cướp được thời WW2 thì bản thân nó ghế gớm trong khu vực rồi vì chỉ có kẻ mạnh mới đi cướp được.
Điểm thứ hai cá nhân em thấy chuyện phát triển quân đội tuy cần thiết nhưng như ở vị thế của Nhật thì cũng không ai làm gì được vì kinh tế trình độ khoa học của nó quá phát triển.
Ngoài ra thời đại này chiến tranh hay mấy quả tên lửa chỉ là chiêu bài thử nhau thôi, bản thân thằng mẽo nó muốn hiếp ai nó cũng phải nhọc lòng lập kịch bản lắm :)
 

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,536
Động cơ
348,381 Mã lực
E nhớ ngày xưa mua 3k/ quyển thì phải
Mình nhớ hôm đó muốn mua tập 28 hay 30 gì đó có 2800đ còn thiếu 200đ ko biết làm cách nào đành phải xin phụ huynh nhưng ko dám nói là mua truyện (vì ko được phép đọc). Mua về rồi hít hà mùi thơm từng trang truyện, mà cũng chỉ mua Doraemon chứ những truyện khác chỉ thuê đọc, mới đó đã 25 năm rồi!

P/S: đang nói về truyện tranh tự dưng mấy ông tổ lái đi đâu!
 

wtpwt

Xe điện
Biển số
OF-32285
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
2,654
Động cơ
504,018 Mã lực
Vâng. F1 nhà e lớp 4 xem suốt ngày. Thính thoảng e vẫn xem 1 tý, vẫn hay. Chỉ là e hơi giật mình khi truyện đc sáng tác năm 1967, đến giờ xem vẫn thấy hợp thời
Mấy tháng trước em với vợ và f1 vừa đi xem rạp. Vẫn thấy hay. Hihi
 

Bankho

Xe tăng
Biển số
OF-520204
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,437
Động cơ
191,439 Mã lực
Tuổi
38
Mình nhớ hôm đó muốn mua tập 28 hay 30 gì đó có 2800đ còn thiếu 200đ ko biết làm cách nào đành phải xin phụ huynh nhưng ko dám nói là mua truyện (vì ko được phép đọc). Mua về rồi hít hà mùi thơm từng trang truyện, mà cũng chỉ mua Doraemon chứ những truyện khác chỉ thuê đọc, mới đó đã 25 năm rồi!

P/S: đang nói về truyện tranh tự dưng mấy ông tổ lái đi đâu!
E ko nhớ rõ lắm. Mỗi ngày đc 2k ăn sáng, ăn 1k cái bánh mì, dành 1k mua truyện, lúc đầu là đô rê mon, sau là sôn gô ku, hình như 1 tuần phát hành thứ 3 thứ 6 thì phải, hnao ko có thì ra tiệm đọc thuê, truyện cũ thì 500, truyện mới 1k (^^)
Đi qua ao nước đáp viên gạch to xuống, rồi kêu kamejoko, ùm nước lên... ôi tuôi thơ dữ dội vãi ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top