[Funland] Truyện đôrêmon và xã hội Nhật những năm 60-70

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,482
Động cơ
475,467 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,482
Động cơ
475,467 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn

Lemica

Xe tăng
Biển số
OF-420747
Ngày cấp bằng
5/5/16
Số km
1,803
Động cơ
232,916 Mã lực
Mà theo e được biết Nhật bắt đầu dựng lại thể chế từ 1947 mà đến 1967 (20 năm), với cái xh thời đấy mà đã đc như vậy rồi.
Ngẫm lại mình hơn 40 niên vẫn thậm thụt, hay quê em từ năm 2000 đến nay, vẫn vậy. Có chăng thêm đc vài cái nhà cao hơn chút. Chợ đông kinh 20 năm vẫn thế, đường 1A từ năm 98 đến giờ rộng đc thêm 2m nhờ mới trải thảm thêm năm 2018 cộng thêm cái BOT.
Ngẫm nghĩ 1 lúc e đành cười và bảo F1 là con phải học theo đêkhi nhé đừng giống nôbita đã dốt còn hậu đậu, cái gì cũng thích khoe ...
Cụ không xem phim Trân Châu Cảng rồi, trước đó mấy năm máy bay Nhật bay như ruồi còn tàu sân bay đánh võng khắp châu Á. Nền công nghiệp cực kỳ mạnh của Nhật được phát triển cách mốc 1967 của cụ là đúng 100 năm duy tân và mở cửa.

Việt Nam mình bắt đầu hội nhập từ năm 1990 sau khi bình thường hóa với Tàu và chính thức phải từ 1995 sau khi bình thường hóa với Mĩ. Tất nhiên người Nhật họ đặc biệt, ít dân tộc nào giỏi như họ nhưng xuất phát điểm sớm hơn mình cả thế kỷ nên cụ đừng tự ti quá!
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,492
Động cơ
220,797 Mã lực
Đọc sách Nhật thì biết, ngay 1920 xã hội đã cực kỳ tiến bộ rồi cụ.
Hệ thống đường sắt ngang dọc Tokyo, đi làm bằng tàu hoả là chuyện bình thường. Thêm nữa giáo dục cực kỳ phát triển, trẻ em được giáo dục theo kiểu phương Tây từ rất sớm.
Lúc ấy ta đang ở đâu thì cụ cũng biết đấy. Mình đi sau thì thiệt thòi hơn.
Chậm thì phải cố thôi cụ.
 
Biển số
OF-572042
Ngày cấp bằng
2/6/18
Số km
140
Động cơ
144,260 Mã lực
Nói 1 cách khách quan thì nền kinh tế Nhật cất cánh là nhờ của cải vơ vét, cướp bóc ở các nước châu Á thời WW2, chưa kể nguồn lực hàng triệu người phải hi sinh cho nền công nghiệp của Nhật bửn (tỷ như chính sách phá lúa trồng đay ở VN).
Thế nhưng hiện tại Nhật bửn vẫn chưa có lời xin lỗi nào đến các nước châu Á và coi như những hành động đó là việc đương nhiên. Thật sự là bây giờ chỉ có mỗi Tung của là đủ bản lĩnh chửi bới bọn Nhật bửn coi như cố tìm lại chút công bằng nhưng tiếc là dân mình thì lại rồ Nhật, bài Tàu quá cơ :))
Cụ đọc sách sử do mấy ông nhà mình viết nhiều quá đâý, ví dụ như kiểu phá lúa trồng đay dẫn đến chết đói hàng loạt là tội ác của phát xít, đo đó mà các ông nhà mình ra tay độ thế cứu khổ.:P
 

vietnamcongtru

Xe tăng
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,056
Động cơ
290,717 Mã lực
Thời truyện mới đưa vào Vn(nhà xuất bản Kim Đồng) quãng những năm 90, ta phiên âm cho dễ nhớ: Xuka(Shizuka), Chaien(Jaian), Xê kô(Suneo), Đê Khi(Dekisugi), Đôrêmon(Doraemon). Nói thêm, Jaian là viết kiểu Romanji của âm Nhật đọc từ Giant nghĩa là khổng lồ :D
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,338
Động cơ
75,163 Mã lực
Cụ đọc sách sử do mấy ông nhà mình viết nhiều quá đâý, ví dụ như kiểu phá lúa trồng đay dẫn đến chết đói hàng loạt là tội ác của phát xít, đo đó mà các ông nhà mình ra tay độ thế cứu khổ.:P
Sử ta thì auto sai, sử nó thì auto đúng, chỉ có người chết là thật, ở đâu lại có nhẽ thế :P
Thằng Nhật đánh chiếm cả vùng Thái Bình Dương mà có thấy nó phát triển sản xuất cho dân địa phương có miếng ăn, mà toàn thấy vơ vét. Chiến lược vơ vét đã được lên kế hoạch bài bản từ những năm đầu chiếm đóng cơ ạ ;))
Bây giờ vẫn còn lời đồn về kho báu 6.000 tấn vàng của Nhật giấu ở Phil, đấy chỉ là phần rất rất nhỏ của cải ko mang về được do những năm cuối chiến tranh Mẽo nó làm chủ vùng biển thuyền bè ko đi lại được. Còn những năm trước đó thì chắc nó vơ vét, vận chuyển được gấp cả trăm lần cái số 6.000 tấn vàng kia rồi. Động lực cho phát triển kinh tế ở đấy chứ đâu ;))
 

Bankho

Xe tăng
Biển số
OF-520204
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,529
Động cơ
191,439 Mã lực
Tuổi
38
Thời truyện mới đưa vào Vn(nhà xuất bản Kim Đồng) quãng những năm 90, ta phiên âm cho dễ nhớ: Xuka(Shizuka), Chaien(Jaian), Xê kô(Suneo), Đê Khi(Dekisugi), Đôrêmon(Doraemon). Nói thêm, Jaian là viết kiểu Romanji của âm Nhật đọc từ Giant nghĩa là khổng lồ :D
Hờ hờ giờ e đọc tên toàn bị f1 nhà e bắt nọng, bố đọc sai rồi
 

vietnamcongtru

Xe tăng
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,056
Động cơ
290,717 Mã lực
Con em(8 tuổi) thì biết đọc theo cả hai kiểu. Cha con hiếu sự giống nhau :D
 

hungmic

Xe điện
Biển số
OF-166288
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,912
Động cơ
380,969 Mã lực
Nơi ở
Gió mát trăng thanh
Thưa các cụ!
E thuộc 8x nên tuổi thơ những năm 9x cũng đã được đọc truyện này, nên e vẫn luôn đinh ninh là truyện đc sáng tác những năm 90.
Hnay thằng ku nhà e nó bảo bố ơi Nôbita sinh năm 1967 đấy bố ạ! E cười bảo con nhầm rồi, sau đó nó mở wiki cho e xem. E ngớ ng và cũng giật mình:
Thông thường e thấy mỗi tác phẩm nổi tiếng đều phản ánh khá đúng xã hội thời điểm đó--> nên e suy ra xã hội nhật những năm 70 này đã khá là văn minh. Từ quy hoạch thành phố, đường xá cầu cống, cho đến giáo dục tại trường học, xếp hàng mua bán tạp hóa, cho đến các đồ dùng khá là hiện đại trong nhà nobita (hoặc vượt cấp như nhà xê ko) được phản ánh rất rõ và nhiều trong truyện cho thấy đc xã hội nhật bản khá phát triển và văn minh lúc bấy h( tất nhiên là trừ những bảo bối siêu phàm mà ông fujio nghĩ ra).
Mà theo e được biết Nhật bắt đầu dựng lại thể chế từ 1947 mà đến 1967 (20 năm), với cái xh thời đấy mà đã đc như vậy rồi.
Ngẫm lại mình hơn 40 niên vẫn thậm thụt, hay quê em từ năm 2000 đến nay, vẫn vậy. Có chăng thêm đc vài cái nhà cao hơn chút. Chợ đông kinh 20 năm vẫn thế, đường 1A từ năm 98 đến giờ rộng đc thêm 2m nhờ mới trải thảm thêm năm 2018 cộng thêm cái BOT.
Ngẫm nghĩ 1 lúc e đành cười và bảo F1 là con phải học theo đêkhi nhé đừng giống nôbita đã dốt còn hậu đậu, cái gì cũng thích khoe ...





Cháu đang mua trọn bộ cho nhóc nhà cháu
 

Nguyễn Đoàn HP

Xe điện
Biển số
OF-513234
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
2,333
Động cơ
199,155 Mã lực
Bọn Nhật bổn cũng ăn bơ thừa sữa cặn của Mẽo thôi cụ ạ


Sau Thế chiến 2, người Mỹ đã giúp nước Nhật "lột xác" ra sao?
10/07/2015 09:13 AM | THỊ TRƯỜNG
http://cafebiz.vn/news-20150710091309227.chn
http://cafebiz.vn/thi-truong/sau-the-chien-2-nguoi-my-da-giup-nuoc-nhat-lot-xac-ra-sao-20150710091309227.chn

Một nước Nhật dân chủ, hiện đại, cởi mở như hiện tại có sự đóng góp quan trọng của người Mỹ.




Douglas MacArthur, Tư lệnh Tối cao Tổng lực lượng Đồng Minh tại Nhật Bản, người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc cải tổ và xây dựng lại nước Nhật sau chiến tranh.

Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, ngày 02/09/1945, trên Chiến hạm Missuri neo đậu trong vịnh Tokyo, các đại diện có thẩm quyền của Đế quốc Nhật Bản ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của họ trước đại diện toàn quyền các nước đồng minh chống phát xít.

Diễn văn buổi ký kết do tướng Douglas MacArthur đọc có đoạn như sau: “Thế giới đã im tiếng súng. Thảm kịch tồi tệ kết thúc. Chiến thắng vĩ đại đã đến. Bầu trời sẽ không còn những cơn mưa chết chóc, trên đại dương mênh mông sẽ chỉ có những người thương nhân đi lại trao đổi hàng hóa. Hòa bình đến với thế giới. Nhiệm vụ của chúng ta hoàn tất.”

Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, nước Nhật tan hoang bởi bom đạn, phần đông dân số rơi vào cảnh đói ăn trầm trọng. 30% dân số không có nhà ở, 6 triệu người lính và dân thường từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương quay trở về Nhật. 66 thành phố chính bị tàn phá nặng nề, cuộc sống ở khu vực nông thôn chỉ còn tương đương 65% so với trước Chiến tranh. Tại Tokyo, 65% các khu vực dân cư bị phá hủy hoàn toàn, con số này tại các thành phố Osaka, Nagoya (thành phố lớn thứ 2 và thứ 3 tại Nhật ở thời điểm đó) lên đến 57% và 89%.

Với thành tích nổi bật trong 3 cuộc chiến lớn bao gồm Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Chiến tranh Thế giới thứ hai và chiến tranh Triều tiên cũng như khả năng cải cách tuyệt vời khi đảm nhiệm chức vụ Thống tướng Quân đội Philippines, Douglas MacArthur được chọn làm Tư lệnh Tối cao Tổng lực lượng Đồng Minh tại Nhật Bản. Ông chịu trách nhiệm cao nhất trong việc cải tổ và xây dựng lại nước Nhật sau chiến tranh.

Ngay từ ban đầu, bất chấp sự phản đối từ đại diện các nước đồng minh khác, Douglas MacArthur từ chối trừng phạt Nhật hoàng Hirohito. Ông nghiên cứu lịch sử của những người thắng cuộc trước đó bao gồm Alexander, Napoleon và Hitler và đi đến kết luận rằng tất cả hoạt động chiếm đóng của họ đã thất bại bởi họ lấy máu để trả thù máu. Với kinh nghiệm tiếp quản hoạt động cải tổ đất nước ở Philippines và vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa châu Á, ông đã khéo léo đưa Nhật hoàng vào vị trí giúp hỗ trợ tốt nhất cho tham vọng mang dân chủ đến cho nước Nhật.

Người Mỹ tin rằng dân chủ chỉ có thể có được khi họ cải tổ mọi mặt của nước Nhật. Và chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1952, những cải cách mà người Mỹ với đại diện là Douglas MacArthur thực hiện đã mang lại nhiều bước tiến cho nước Nhật. Ảnh hưởng tích cực từ những cải cách đó vẫn tiếp tục diễn ra trong xã hội Nhật hiện đại, ở thời điểm 70 năm sau.

Một nước Nhật mới trong mô hình phát triển kiểu Mỹ

Những thay đổi đầu tiên đến từ lĩnh vực chính trị. Nhật áp dụng hiến pháp mới (nhiều khi người ta gọi đó là hiến pháp MacArthur bởi người Mỹ đóng vai trò chủ chốt trong việc soạn thảo ra nó). Hiến pháp này khác hoàn toàn với hiến pháp thời Thiên hoàng Minh trị năm 1889. Những thay đổi quan trọng nhất trong hiến pháp Nhật năm 1946 bao gồm:

Chủ quyền đất nước thuộc về quốc dân chứ không phải Thiên hoàng.

Thiên hoàng là biểu tượng cho sự đoàn kết và văn hóa Nhật, giống như Nữ hoàng Anh, nhưng không mang quyền lực chính trị thực tế. Thiên hoàng chỉ được tiến hành các hành vi liên quan đến việc nước theo quy định của bản Hiến pháp này và Thiên hoàng không có quyền lực liên quan tới chính phủ.

Quốc hội Nhật là cơ quan chính trị có quyền lực cao nhất, thành viên quốc hội là những người được bầu cử tự do.

Phụ nữ được hưởng thêm nhiều quyền mới, trong đó có quyền bầu cử, bình đẳng giới được nâng lên mức cao nhất so với tất cả các bản hiến pháp trước đó.

Chính quyền các địa phương được củng cố để tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các sinh hoạt chính trị.

Công dân có thêm nhiều quyền dân sự mới, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền lực của cảnh sát được giảm bớt và được kiểm soát chặt chẽ

Cuối cùng, giải tán quân đội theo điều 9 Hiến pháp, Nhật không được phép duy trì quân đội hoặc tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào.

Lĩnh vực kinh tế của Nhật cũng được cải tổ mạnh mẽ. Cấn nhấn mạnh rằng từ trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật đã là cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Phần lớn các tập đoàn nổi tiếng Nhật của Nhật đã được thành lập và phát triển mạnh mẽ từ trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nhưng cải tổ của người Mỹ giúp mang đến môi trường kinh tế linh hoạt, nhạy bén hơn, người nông dân được vươn lên làm chủ tư liệu sản xuất của mình.

Trong lĩnh vực kinh tế, những thay đổi được đưa ra theo hướng tạo ra môi trường kinh tế dân chủ hơn. Trước Chiến tranh Thế giới, người dân phải thuê đất nông nghiệp, nông dân không được làm chủ mảnh đất mà mình canh tác mà phải thuê đất từ địa chủ, họ cũng chỉ được hưởng lợi 50% lợi tức mà họ tạo ra được từ mảnh đất đó. Chính vì điều này mà nhiều nông dân sống trong cảnh đói khổ cùng cực. Cuộc cải cách ruộng đất đã lấy đất từ địa chủ và phân phối lại cho nông dân, người nông dân được sở hữu đất nông nghiệp.

Đồng thời người Mỹ cũng giúp cho những người làm công trong lĩnh vực công nghiệp độc lập hơn bằng cách thay đổi luật pháp để khuyến khích các thành lập các nghiệp đoàn, trước Chiến tranh Thế giới, Nhật chỉ có vài nghiệp đoàn nhưng đến năm 1949, hơn một nửa số công nhân đã tham gia nghiệp đoàn. Để dân chủ hóa môi trường kinh tế và khuyến khích cạnh tranh, người Mỹ còn có ý định chia nhỏ các tập đoàn kinh tế lớn nhưng chính sách này không thể được áp dụng bởi nó không phù hợp với mô hình phát triển kinh tế mà Nhật đã theo đuổi trong khoảng thời gian quá dài.

Trong đời sống xã hội, người Mỹ muốn người Nhật hiểu hơn về dân chủ. Người Mỹ thay đổi cả hệ thống giáo dục và luật pháp áp dụng với gia đình. Chính phủ bị mất quyền quản lý giáo dục và kiểm duyệt sách giáo khoa. Trong gia đình, mọi thành viên đều có quyền tham gia vào việc quản lý gia đình.

Người Mỹ mang đến cuộc cách mạng về bình đẳng giới cho phụ nữ Nhật

Douglas MacArthur được coi như “đấng cứu thế” cho bình đẳng giới của phụ nữ Nhật. Nếu như trong quá khứ, phụ nữ Nhật từng không được đi học, nhiều người không biết đọc biết viết hoặc nếu họ được đi học, họ không được học Hán tự, vốn từng được coi như ngôn ngữ của tầng lớp quý tộc. Douglas MacArthur thay đổi tất cả.


Ngay từ trong hiến pháp, ông quy định phụ nữ được phép đi học. Ông mở thêm 26 trường đại học dành riêng cho phụ nữ. Sau đó, trong Luật Lao động, ông góp phần đưa ra quy định trả lương công bằng cho phụ nữ. Trong Luật Bất động sản, phụ nữ được đứng tên cùng chồng với những tài sản mua sau hôn nhân và tài sản được chia trong trường hợp ly dị. Phụ nữ cũng được đảm bảo toàn bộ quyền giám hộ con cái nếu hai vợ chồng chia tay.

Nhờ những thay đổi đó, vị trí của phụ nữ Nhật trong gia đình và xã hội đã được cải thiện đáng kể. Ngày nay, dù bình đẳng giới ở Nhật chưa thể so sánh với một số nước Bắc Âu nhưng đã có bước tiến dài đối với quá khứ và phần đông các nước châu Á. Phụ nữ Nhật đóng góp nhiều cho thị trường lao động, tham gia vào chính trị, trong gia đình, phụ nữ nắm vai trò quyết định, được hưởng tài sản chung khi ly dị và dù điều kiện tài chính ra sao cũng vẫn được nuôi con chỉ trừ khi người phụ nữ đó từ chối.

Một nước Nhật hùng mạnh với vị thế hàng đầu thế giới như hiện nay là nhờ vào rất nhiều yếu tố. Trước tiên, bản thân người Nhật rất sáng tạo, làm việc có kỷ luật, chính phủ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi giúp các doanh nghiệp. Thế nhưng đóng góp của người Mỹ vào việc cải thiện môi trường pháp lý, xã hội, kinh tế của Nhật là không hề nhỏ. Sau này khi người Mỹ và các lãnh đạo đồng minh rời nước Nhật, về cơ bản gần như tất cả các cải cách đưa ra vẫn được giữ nguyên và nó giúp mang đến một nước Nhật với trình độ phát triển cao, môi trường dân chủ, tự do, bình đẳng và cởi mở như hiện tại.
Cám ơn cụ. Em dốt về chính chị QT nên hỏi ngu cụ cái. Thế trong bối cảnh đó Mẽo chỉ Khai Sáng và Nâng Đỡ Nhật đơn thuần vậy thôi à?
Mục đích của việc làm đó là gì? Có được duy trì mãi mãi. Hay anh Nhật đủ lông đủ cánh rồi 1 ngày đẹp trời anh ấy lại bật như tôm trở về hình thái Phát xít của a ấy
 

Masha123

Xe tăng
Biển số
OF-501628
Ngày cấp bằng
30/3/17
Số km
1,006
Động cơ
192,629 Mã lực
Em không thích chuyện này lắm. Nhân vật chính Nôbita lười biếng và ma lanh.
 

dacootodau

Xe tăng
Biển số
OF-312876
Ngày cấp bằng
22/3/14
Số km
1,431
Động cơ
308,418 Mã lực
cháu cũng 1 thời songoku với , doremon , 7 viên ngọc rồng ....h cũng 34 nhát rồi tóc bắt đầu thấy bạc cơm áo gạo tiền hoa hết cả mắt
 

bodi

Xe tăng
Biển số
OF-81464
Ngày cấp bằng
30/12/10
Số km
1,519
Động cơ
427,017 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
nhật họ có truyền thống và giữ được, chứ không phải mấy ông gia truyền 1 đời nhà mềnh
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,338
Động cơ
75,163 Mã lực
Cám ơn cụ. Em dốt về chính chị QT nên hỏi ngu cụ cái. Thế trong bối cảnh đó Mẽo chỉ Khai Sáng và Nâng Đỡ Nhật đơn thuần vậy thôi à?
Mục đích của việc làm đó là gì? Có được duy trì mãi mãi. Hay anh Nhật đủ lông đủ cánh rồi 1 ngày đẹp trời anh ấy lại bật như tôm trở về hình thái Phát xít của a ấy
Cụ ngày xưa ko học lịch sử rồi. Chính sách của thằng Mẽo là cai trị kiểu mới. Nó chỉ cần đập thằng đứng đầu, sau đó thao túng về chính trị là ok.
Vì thế nó vẫn sử dụng nguồn lực của thằng Nhật, cho dân vẫn có chỗ cày cấy, của cải đi ăn cướp vẫn mang ra sản xuất, hợp tác theo kiểu win - win. Đến khi hết hợp tác được thì buông cho mày rơi, thị trường tự quyết định. Thực tế là Mẽo đã dần buông Nhật để sang chơi với Tung của. Khi kinh tế Nhật đi xuống là kinh tế TQ đi lên.
Còn về chính trị thì thằng Nhật ko bao giờ quay về thời phát xít hoặc tự chủ được. Hoàng gia Nhật bửn từ lúc trước WW2 là chủ của 1 đế chế rộng 2 triệu km thì bây giờ đứng trước nguy cơ xoá sổ. (người thừa kế cuối cùng là 1 thằng nhóc > 10 tuổi, còn đám công chúa thì sẵn sàng từ bỏ tước vị hoàng gia để đi lấy chồng, không duy trì nòi giống cho hàng gia nữa ;)) )
Mẽo thì nó vẫn đóng quân ở Nhật, thi thoảng lính Mẽo vẫn ra ngoài “hấp diêm” gái Nhật theo đúng nghĩa đen.
 

Nguyễn Đoàn HP

Xe điện
Biển số
OF-513234
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
2,333
Động cơ
199,155 Mã lực
Cụ ngày xưa ko học lịch sử rồi. Chính sách của thằng Mẽo là cai trị kiểu mới. Nó chỉ cần đập thằng đứng đầu, sau đó thao túng về chính trị là ok.
Vì thế nó vẫn sử dụng nguồn lực của thằng Nhật, cho dân vẫn có chỗ cày cấy, của cải đi ăn cướp vẫn mang ra sản xuất, hợp tác theo kiểu win - win. Đến khi hết hợp tác được thì buông cho mày rơi, thị trường tự quyết định. Thực tế là Mẽo đã dần buông Nhật để sang chơi với Tung của. Khi kinh tế Nhật đi xuống là kinh tế TQ đi lên.
Còn về chính trị thì thằng Nhật ko bao giờ quay về thời phát xít hoặc tự chủ được. Hoàng gia Nhật bửn từ lúc trước WW2 là chủ của 1 đế chế rộng 2 triệu km thì bây giờ đứng trước nguy cơ xoá sổ. (người thừa kế cuối cùng là 1 thằng nhóc > 10 tuổi, còn đám công chúa thì sẵn sàng từ bỏ tước vị hoàng gia để đi lấy chồng, không duy trì nòi giống cho hàng gia nữa ;)) )
Mẽo thì nó vẫn đóng quân ở Nhật, thi thoảng lính Mẽo vẫn ra ngoài “hấp diêm” gái Nhật theo đúng nghĩa đen.
Có cái gì ấy sai sai cụ ạ. Dạng như Philipin, Thái hay Hàn Xẻng thì em xin phép được gọi hơi thô là Chư hầu của Mẽo. Điển hình khi anh Mẽo gọi đi đánh hôi là các ảnh ấy có mặt. Bởi các nước này phụ thuộc kinh tế về Mẽo nhiều.
Nhưng Nhật là 1 nước có tính tự tôn dân tộc cao, tự lực tự cường liệu có dễ bị sai khiến khi nó đã thành 1 cường quốc.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,338
Động cơ
75,163 Mã lực
Có cái gì ấy sai sai cụ ạ. Dạng như Philipin, Thái hay Hàn Xẻng thì em xin phép được gọi hơi thô là Chư hầu của Mẽo. Điển hình khi anh Mẽo gọi đi đánh hôi là các ảnh ấy có mặt. Bởi các nước này phụ thuộc kinh tế về Mẽo nhiều.
Nhưng Nhật là 1 nước có tính tự tôn dân tộc cao, tự lực tự cường liệu có dễ bị sai khiến khi nó đã thành 1 cường quốc.
Ko có gì là sai cả cụ nhé, vì sau WW2 Nhật bửn không được phép thành lập quân đội nên có gọi đi đánh nhau cũng chả có quân mà mang đi.
Nhật bửn thời đó chỉ có Lực lượng phòng vệ, gần đây mới được nâng cấp lên thành Bộ quốc phòng thôi.
Cụ cứ tưởng tượng, cụ có thằng anh xã hội, nó bảo cụ: “Chú cứ yên tâm đi cày theo định hướng của anh, nhà cửa vợ con thì cũng để anh trông giúp”. Thì cụ thấy thế nào, trong khi cụ deck bật được nó ;))
 

Nguyễn Đoàn HP

Xe điện
Biển số
OF-513234
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
2,333
Động cơ
199,155 Mã lực
Ko có gì là sai cả cụ nhé, vì sau WW2 Nhật bửn không được phép thành lập quân đội nên có gọi đi đánh nhau cũng chả có quân mà mang đi.
Nhật bửn thời đó chỉ có Lực lượng phòng vệ, gần đây mới được nâng cấp lên thành Bộ quốc phòng thôi.
Cụ cứ tưởng tượng, cụ có thằng anh xã hội, nó bảo cụ: “Chú cứ yên tâm đi cày theo định hướng của anh, nhà cửa vợ con thì cũng để anh trông giúp”. Thì cụ thấy thế nào, trong khi cụ deck bật được nó ;))
Oke. Cứ coi như thằng anh Cả bảo kê cho em vụ đánh đấm. Thế thằng em phải trả công kiểu gì? Nhật bản đất chật dân thưa, tài nguyên ko có? Ko phải thị trường tiêu thụ như các nước khác.
Viễn cảnh quá khứ cho thấy 1 Phát xít kiệt quệ vì WW1. Cũng bị giải giáp quân đội, bao vây kinh tế? Sau 2 chục năm 1 Đức ra đời. Đức và Nhật có nhiều điểm tương đồng mà cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top