[CCCĐ] Truyện: Cá thần sông Thiêng

classjcal

Xe tải
Biển số
OF-83399
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
453
Động cơ
416,160 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu em mới nói nhá
Em hộ cụ nhá.

Săn cá thần (Chương 37)
Tú khỉ vỗ vai khiến tôi giật nảy mình và cắt đứt bộ phim mà tôi đang xem mê mải.

- Mày chưa hết phê pha hả em? – Nó nham nhở cười, tháo đôi kính râm tôi đang gắn trên mặt ra – Nếu đang phê thì cứ tiếp tục đi, sau này sẽ chẳng bao giờ còn thấy cảm giác ấy nữa đâu, đến lúc nào đấy chai lì rồi thì hút vào chỉ thấy vui vui buồn buồn man mác thôi, chả xi nhê gì cả.

- Rồi sẽ phải tìm đến đập đá cắn thuốc chứ gì?

- Thì đã sao chứ, cũng nên nếm thử hết mùi đời em ạ, đừng có nghiện ngập là được.

- Tao thèm vào.

- Ờ, rồi xem… - Tú khỉ hờ hững đáp, nó bỏ vào mồm mấy hạt hướng dương và nhai tóp tép, thổi vỏ phì phì vào người tôi. Kỹ thuật nhằn hạt hướng dương của nó phải nói là thượng thừa, nó cứ cho cả nắm vào mồm và phun vỏ ra, khiến ngay cả chuột và sóc cũng phải ghen tị.

- Đồ gặm nhấm, dám phun vỏ vào người tao à? – Tôi gắn lại đôi kính và càu nhàu.

- Thì đã sao? – Tú khỉ phun thêm một đống vỏ nữa vào tôi như một cái máy xát thóc, rồi tiếp tục nói giọng mũi – Tao vẫn theo dõi thái độ của mày đấy nhé cu, mày còn muốn nghe chuyện tao nữa không đấy?

- Chuyện gì?

- Chuyện về con vợ cũ tao ấy.

- À, kể đi!

- Thực ra chả có *** gì mà kể.

- Ừ thế thì thôi, cút đi cho tao nhờ!

Tú khỉ thở dài, đúng hơn là phun một đống vỏ hạt hướng dương lên trời, nó nheo mắt nhìn xa xăm, rồi lúng búng: Đúng là trên đời này tao chỉ còn yêu duy nhất cái con mặt *** ấy thôi, mà đúng ra là tao yêu tất cả những con đàn bà, kể cả lũ phò phạch. Nhưng mà tao yêu vợ tao vì đấy chính là mẹ của đứa con gái của tao, là lựa chọn của tao. Nghe buồn cười nhỉ?

- *** thấy buồn cười gì cả, kể chuyện gì hài hước hơn tí nữa đi!

- Thế à, thế thì tao đành phải thú nhận chuyện này, em giai ạ, tao yêu em Vân.

- Ừ, giờ mới là chuyện hài đấy.

- Tao nói thật đấy.

- Thì tao cũng nói thật mà.

- Em Vân là người thứ hai mà tao cảm thấy yêu thực sự, em làm tao cửng chim suốt thôi, mà em ấy cũng chảy nước vì tao suốt, thề…

- *** quan tâm, nếu như em ấy thích thế.

- Thế đã chén được nhát nào chưa? Nếu rồi thì đến lượt tao nhá?

- ĐM thằng chó, ăn nói thế à?

- Thế đấy, thật lòng đấy, em giai – Tú khỉ nhổ thêm một đống vỏ hạt vào người tôi. Thế này thì quá thể lắm rồi.

Tú khỉ hự lên một tiếng. Bởi vì mặc dù vẫn nằm trên cái ghế bố, nhanh như cắt tôi đạp hai chân xuống đất, lao đầu vào bụng nó trong tư thế bơi ngửa. Hộ pháp như nó cũng không đỡ được đòn hiểm bất ngờ ấy, cả tạ thịt nặng nề rơi phịch xuống đất, rồi cơ thể tôi rơi xuống nó bồi thêm nhát nữa, và kết thúc là tôi đạp chân dướn đầu lên về phía mà tôi biết chính là cái cằm của con lợn đó, tôi gọi cú này là cân móc hàm. Đầu tôi va phải thứ gì đó rất cứng, còn khi tôi lồm cồm bò dậy thì con lợn đó đang phun phì phì vỏ hạt hướng dương ra, lẫn với máu và dãi. Điều ngạc nhiên là nó vẫn nham nhở cười, vẫn tiếp tục thò tay vào túi lấy hạt hướng dương cho vào mồm, ngay cả khi cái tay kia ôm bụng thóp lại, chẳng hiểu do cú húc vào ức của tôi, hay do cơn buồn cười của nó nữa. Tôi thấy khó hiểu, càng điên tiết, chỉ muốn vớ một cây gậy nện cho nó một trận nên thân. Tôi biết nó chỉ cần vả một cái thì tôi lệch mặt đằng trước ra đằng sau, nhưng mà tôi vẫn đinh ninh rằng không bao giờ nó dám làm thế với tôi. Được, cho nó một trận đòn là xứng đáng rồi, tôi ngó quanh tìm một cành củi đủ to để phang nó. Thế rồi đang lia mắt tìm, tôi chết sững nhận ra em đang đứng ngay cạnh đó tự khi nào, em Vân của tôi. Ánh mắt em vừa ngạc nhiên vừa ghê tởm, hết nhìn tôi lại nhìn Tú khỉ. Lại một trò khốn nạn của Tú khỉ đây mà, nó dẫn em đến cạnh tôi, và cố tình đóng màn kịch vừa rồi, để cho tôi phát khùng lên. Tôi không thể tin nổi nó có thể ăn nói những lời xúc phạm như thế đối với em. Và ngay cả tôi nữa, tôi cũng đã ăn nói rất mất dạy, với một cô gái ngoan như em.

Em bưng mặt khóc tức tưởi và bỏ chạy, em vấp ngã dúi dụi, còn tôi thì đứng sững như trời trồng.

- ĐM thằng chó này, tao giết chết mày! – Tôi hét lên lao vào Tú khỉ, vung nắm đấm.

- Giết đi em! – Tú khỉ vẫn kịp cười nham nhở câu ấy, trước khi cả nắm đấm của tôi tương vào mồm nó.

Tôi cảm thấy từng đốt xương khớp ngón tay vỡ vụn, hóa ra trong tích tắc tôi đã nhầm, Tú khỉ kịp cúi mặt thu người lại, và quả đấm của tôi lĩnh trọn cái đầu trọc cứng như đá của nó. Chỉ với một cái gạt tay, Tú khỉ hất văng tôi ra vài mét, ngã dúi dụi, để rồi cả đám đàn em nó túa lại ghim chặt tôi xuống đất, không thể cựa quậy. Tôi đã quên mất Tú khỉ từng theo học Vĩnh Xuân quyền nhiều năm, đệ tử chân truyền của một võ sư nổi tiếng nào đấy qua đời cách đây chưa lâu, sân sau nhà nó có một cái mộc nhân bóng nhẫy mồ hôi. Tôi đã từng cười nhạo nó không biết bao lần về cái trò ngu ngốc vớ vẩn vô nghĩa là cứ loay hoay múa may với cái con bù nhìn gỗ ấy, vậy mà bây giờ tôi mới nếm đòn và hiểu ra là cái môn võ kia chả hề vô nghĩa tí nào. Gần như chỉ cần một cái lắc cổ tay, nó đã khiến tôi văng ra như một nắm giẻ rách.

- Đúng là một thằng đàn bà – Tú khỉ nhổ thêm một đống vỏ hạt hướng dương lẫn máu dãi vào người tôi, rồi sau đó đám đàn em lôi nó đi chỗ khác.

- Đàn ông đánh nhau đập vỡ đầu nhau cũng vì đàn bà… - Một thằng nào đó cất tiếng hát theo giai điệu một bài hát xưa cũ nào đó, mà nhất thời tôi không sao nhớ nổi. Sau này, tôi nhớ ra nó chính là bản nhạc trong phim Bố già, khi Michael Corleone trốn nã ở Sicily và gặp người vợ đầu tiên trên thảo nguyên.

- Câm đi mày, đừng có kích động thêm nữa – Một thằng nào đó can, nhưng nó vẫn không che giấu nổi vẻ thích thú.

- Ừ thì câm – Vẫn cái giọng thằng xuyên tạc kia - thế thì hát bài khác nhé: Cuộc đời anh du côn, suốt đời khổ vì ***… (cái này thì tôi nhận ra giai điệu của nó liền, chính là bài nhạc vàng “Giã từ”, với nguyên bản là: Tuổi gầy chân đơn côi, gót mòn đại lộ buồn…

Chúng nó thả tôi ra. Tôi lồm cồm bò dậy. Nhục nhã, đau đớn. Chẳng biết là những gì nữa. Tôi phủi bụi một cách ngớ ngẩn, phủi những vỏ hạt hướng dương và máu me dây trên quần áo, rồi loạng choạng đi ngược bờ sông. Tôi sẽ không bao giờ gặp lại lũ mất dạy này nữa, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng, cũng như bản thân tôi. Nhân phẩm là cái chó chết gì vậy? Tôi không biết, nhưng có lẽ là cái cuối cùng người ta nghĩ đến khi bị hạ nhục.

Những tiếng cười và xì xào ở lại sau lưng. Nắng rực rỡ, khung cảnh hùng vĩ đẹp vô cùng, nhưng trong mắt tôi tất cả nhòe nhoẹt, như thể tôi đang khóc, như một thằng bé con quen được chiều chuộng, cho đến ngày mà nó nếm phải trận đòn đầu tiên. Có lẽ tôi khóc thật, tôi bỗng nhớ lại thời thơ ấu yếu đuối rất hay khóc nhè khi bị bắt nạt. Có lẽ nào tôi đã quên, hoặc cố quên tất cả những điều đó? Có lẽ nào đã lâu tôi không còn biết khóc, và tôi tưởng như thế nghĩa là tôi đã trưởng thành, đã thực sự là một thằng đàn ông? Tôi cố nhớ lại lần cuối cùng mà tôi khóc, và khóc vì cái gì? Tôi thực sự không nhớ nổi. Nhưng tôi còn nhớ có lần tôi từng ôm một người đàn bà và khóc, một người tình, và điều đó càng khiến tôi thấy xấu hổ hơn, tủi hổ hơn. Mẹ kiếp, khóc vì một con đàn bà nữa cơ đấy. Tôi đã từng khóc cho một ai đó thực sự chưa? Vì yêu thương họ, vì thương thân, hay là vì cái gì nữa?

Tôi cứ loạng choạng đi ngược con đường vành đai, bắt đầu nghĩ đến việc đuổi theo em Vân. Tôi không biết sẽ phải nói gì và làm gì, để em nguôi ngoai, nhưng tôi nghĩ đến việc quỳ xuống xin em tha thứ cho tôi, cho những thằng mất dạy kia, cho cả mớ văn minh thành phố thối tha kia đã theo tôi về chốn đây, nơi mà mọi thứ đều trong sạch và đẹp đẽ đến nhường này. Tôi bắt đầu chạy, tôi chạy nhanh dần, tôi đốt cháy hết mọi năng lượng mà cơ thể tích trữ. Ừ, rất lâu rồi tôi chẳng biết chạy nghĩa là gì nữa, cái cơ thể bạc nhược của tôi vốn không như thế này, tôi nhớ lại xưa kia nó đã từng vô cùng sung sức, thừa năng lượng, luôn phải chạy nhảy để tiêu bớt, để ròng ròng nhễ nhại mồ hôi, đó là những trận bóng, là những cuộc rượt đuổi một chú nhái bén trong vườn khoai, một con chim non tập chuyền cành, như một chú mèo con nhanh nhẹn và nghịch ngợm, tôi rượt đuổi cả những con chuồn chuồn, ôi cái thời săn bắt bướm ấu thơ, tất cả bỗng ập về quanh tôi, và ký ức về trò ú tim những mối tình thời học trò nữa, với trái tim non tơ đập rộn ràng, nỗi xấu hổ giới tính, những e ấp ngượng ngùng…

Tôi đã nhìn thấy em thấp thoáng, đang thoăn thoắt bước đi phía xa, bờ vai vẫn rung lên, đang thút thít và quày quả bước tới phía trước, với dáng dấp uyển chuyển tuyệt đẹp của một con nai rừng. Tôi chạy và chạy mãi. Tiếng động khiến em ngoái lại nhìn, em kêu lên một tiếng gì đó rồi bỏ chạy, khoảng cách lại tăng dần. Một thằng trai cớm nắng thành phố sao có thể đua với gái sơn cước chứ. Tôi hét lên gọi em, tôi hét đến lạc giọng, và tôi kiệt sức, ngã lăn ra trên con đường lổn nhổn đá. Tôi đau đớn đến hết hơi, rất đau, nhưng chỉ có thể há hốc mồm, như một thằng động kinh. Tôi nằm ngửa trên đường, để kệ cho mặt trời thiêu đốt võng mạc, chói lòa. Tuyệt, cảm giác rất tuyệt!

Tôi nhắm mắt lại vì quá chói chang. Mọi thứ chuyển thành một màu đỏ tươi dễ chịu, ấm áp. Tôi sưởi nắng, thây kệ mọi thứ, vì mọi thứ đã quá tệ, quá sức của tôi, kệ đời đến đâu thì đến. Tôi cảm thấy có gì đó che phủ mặt trời, như một đám mây. Tôi mở mắt ra, tôi thấy một bóng đen đang che khuất mặt trời, một ai đó đang đứng nhìn xuống tôi, và khi dụi mắt, tôi biết đó là khuôn mặt em. Tôi dụi mắt lần nữa, thấy bàn tay em đang chìa ra, tôi nắm lấy đôi bàn tay đó đứng dậy, tôi thấy đôi mắt em, vẫn ngân ngấn lệ hoen mi, nhìn tôi đăm đắm. Tôi muốn nói một cái gì đó, nhưng bàn tay kia bỗng đặt lên môi tôi ngăn lại, tôi chỉ biết nhìn vào mắt em. Đôi mắt ấy thật đẹp, sau khi khóc có lẽ nó mới đẹp đến vậy, tôi thấy cả cánh rừng xanh trong đó, cả ánh nắng thiêu đốt rạng rỡ trên cao, cả gió đang thì thào thổi bay mái tóc em.

Chỉ một tích tắc, tôi cảm thấy em đang mụ mẫm đê mê chờ tôi suốt những giây trước đó, và tôi gắn môi tôi vào môi em, mê mải, lưỡi tôi tìm kiếm lưỡi em, cái lưỡi xinh xắn nhỏ nhắn như lưỡi một con mèo con, rụt rè mà háo hức lạ kỳ, cơ thể tuyệt diệu của em dán vào tôi, đôi tay em bấu chặt vào sườn tôi đau điếng mê ly, hoàn toàn phó thác. Tôi đã trở lại là một người đàn ông, với ý nghĩa đầy đủ của từ này.

Chúng tôi dắt tay nhau lững thững đi bộ trên con đường vành đai biên giới đó, thi thoảng tôi xiết chặt lấy tay em, và em cũng vậy, chúng tôi chẳng nói một lời nào, nhưng không thể đừng được thi thoảng hai đứa lại quay sang nhau mỉm cười, và rồi lại hôn nhau cho đến chán chê mê mỏi, rồi sau đấy lại cười phá lên tiếp tục hành trình. Tôi ước gì đường về nhà mãi không bao giờ kết thúc, tôi cũng ước gì có tấm thảm của đèn thần để bay về nhà em ngay tắp lực, và tôi ước gì đêm nay ông Văn sẽ vắng nhà. Tôi ước nhiều lắm, chả nhớ hết nổi đâu. Lòng người lạ lùng, lòng hay mơ ước những điều viển vông và hư không, có ông nhạc sĩ nào đã viết như thế đấy.
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,728
Động cơ
515,841 Mã lực
Bối cảnh diễn ra từ 4 năm trước có khác thảo nào đọc đoạn này thấy đời như tiên cảnh...:D
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
354
Động cơ
427,320 Mã lực
Vãi đ..........ái, hay qúa, Cám ơn chủ thớt, tôi cũng phải đi câu để thấm chữ NHẪN!!!
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
354
Động cơ
427,320 Mã lực
Săn cá thần 38
by Đặng Thiều Quang on Tuesday, January 8, 2013 at 5:10am ·


- Bố em đâu? – Đó là câu hỏi đầu tiên của tôi khi trở về nhà không thấy ông Văn đâu cả.
- Bố em ngược lên Thác Cá vài hôm, đang mùa câu cá sỉnh. Anh có biết câu cá sỉnh không?
- Anh không – Tôi đáp, và không thể kìm được một hơi thở dài khoan khoái.

Đời còn gì đẹp hơn những gì sẽ đến nữa chứ. Tôi đã thoát ra khỏi đám tâm thần kia, giờ thì tôi đang ở bên một cô gái đẹp nhất trên đời. Tôi cứ ngây ra ngắm nàng, chiếc áo bông sẫm màu tuềnh toàng càng tôn lên vẻ đẹp hoang dã nguyên sơ ấy, chiếc áo khoác dày vẫn không che nổi bộ ngực cao bồng bềnh dập dồn những hơi thở thanh xuân, bởi cảm xúc ngây ngất vẫn còn đọng lại, bởi quãng đường xa lắc. Trái tim non tơ của nàng hẳn là đang đập thùm thụp, giống như tôi vậy. Sau những gì trải qua trên quãng đường đó, và nhất là lúc này, khi mà chính tôi cứ vụng về loay hoay trên ghế ngồi nhìn nàng, nỗi xấu hổ của nàng cộng hưởng với sự nhút nhát của tôi, khiến cho cả hai chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. Nàng quay đi nói cái gì đó vu vơ về bữa tối, hỏi tôi muốn ăn gì. Ăn gì cũng được, hình như tôi nói thế, ăn cùng nàng thì cơm hẩm cháo hiu cũng là đại tiệc. Ừ, nàng là người mà tôi vẫn mơ được ăn cùng ngủ với. Tôi véo nhẹ vào tay để tin nó là thật, giấc mơ này. Nàng bước ra sân nhìn về phía dòng sông. Tôi bước theo ngắm cái cổ cao cùng mái tóc vấn của nàng, kẹp bởi một chiếc kẹp tóc bọc nhựa rẻ tiền phố huyện, màu sắc sặc sỡ, nhưng ngọc ngà châu báu cũng chẳng sánh được với nó. Trời đã ngả về chiều, phía tây bầu trời xanh lơ ngăn ngắt thoáng những áng mây ánh lên một màu vàng mật, và những tán lá xanh mướt mát đang tắm mình trong ánh nắng xiên khoai đó. Không khí ấm áp trong gió lạnh nhẹ thổi tới từ phía đông bắc, hanh hao tuyệt vời. Không sao cưỡng được, tôi tiến lại gần ôm nàng từ phía sau, hôn lên cái gáy thanh tú ấy. Một dòng điện chạy dọc sống lưng tôi truyền lên da thịt nàng thơm tho, truyền đi khắp cơ thể nàng, tôi thấy đôi bàn tay run lẩy bẩy của nàng cấu chặt lấy cổ tay tôi đau đớn, tôi thấy cơn rùng mình của nàng, rồi toàn thân nàng run rẩy chực khuỵu xuống. Trước khi ngã gục chịu chết, con nai rừng của tôi kịp vùng lên lần cuối cùng, nó chạy vào bếp, để lại tôi cũng run rẩy đứng đó giữa sân, mặt nóng bừng. Tôi chẳng biết phải làm sao, tôi hệt như một cậu học trò lớp tám lần đầu cầm tay bạn gái. Tôi bỗng nhớ ra điều này, cái cảm giác này, lâu lắm đã ngủ quên, đã chìm sâu trong bụi bặm thời gian. Ừ, đó là khi tôi lên tám, tôi cầm tay một cô bạn học, hình như lúc ấy cũng là mùa đông, hai đứa giật bắn mình bởi cái dòng điện chạy qua người, tạo thành một tia sét nhỏ. Người ta gọi là tiếng sét ái tình hẳn là rất có lý. Tôi cố nhớ lại khuôn mặt thiên thần của cô bé ấy, mối tình đầu của tôi, nhưng tất cả chỉ còn là một ảo ảnh. Ký ức của chúng ta, nó sẽ mải chỉ là những ảo ảnh xa vời, đã mất, đẹp một cách vô vọng. Tôi cố lục lọi trí nhớ suy tàn của mình, và tôi thấy một góc sân trường hoang vắng, sau cây bàng đổ, một cây bàng già nua dễ đến cả trăm năm tuổi, một phần thân nó mục nát và lũ chim làm tổ trong hốc cây đó. Nhưng sự sống thật lạ kỳ, ngay gốc cây gục đổ đó, gần sát đất, giữa đống gỗ mục lại vươn ra một thân cây mới cao sững tán lá sum xuê um tùm sau xuân về. Vào mùa đông, những chiếc cành của nó ôm lấy cái thân cây già nua kia tạo thành một hang động kỳ bí muôn hình. Tôi khám phá ra nó, say mê nó, và tôi muốn chia sẻ cho cô bé mà tôi thích nhất thế gian khi đó. Hãy tin tôi đi, khi người ta tám tuổi, người ta nghĩ mình là người đàn ông trưởng thành và chín chắn lắm rồi, thậm chí người đàn ông tám tuổi đó còn nghĩ rằng theo thời gian, mọi thứ sẽ chỉ tàn lụi và trở nên non yếu dần, khờ dại, thơ ngây. Sự minh triết của tuổi lên tám là thế đấy. Sự thực thì quả đúng như thế, hiện tại, trước tình yêu, tôi vẫn khờ dại như xưa, và có lẽ còn hơn cả thế nữa. Hồi đó, ít nhất là với sự uyên bác và trực giác tuyệt vời dẫn dắt, một cách vô thức, tôi đã bày trò khám phá bí mật, để đưa cô bé vào thế giới kỳ ảo của cảm xúc, khi mà mỗi bước chân dấn sâu vào trong cái hang động cây kia cảnh vật lại thay đổi không ngừng, giống như khi ta quan sát sự biến hình của những đám mây trắng vậy, kìa là hình thù một con ngựa, kia là một con voi, còn đây lại là… Chúng tôi đứng sững ở trung tâm của vòm cuốn những cành bàng kỳ lạ đó, cảm thấy một cơn rùng mình lây lan. Chưa bao giờ người ta tự hỏi vì sao cái cây bàng này lại có sức sống dai dẳng và hình dáng lạ lùng như thế, chưa bao giờ, nhưng họ luôn tránh xa nó ra như một điềm gở. Mãi sau này tôi mới biết, vào thời kháng chiến chống Pháp, nơi đây từng là bãi tha ma chôn xác người tập thể. Không có tài liệu nào chứng minh, nhưng một vài cụ già sống sót đã kể lại, trước năm 1945 nơi đây từng là một cái chợ, vẫn còn dấu tích đâu đó vài khoảnh nền chợ, những viên gạch lát. Vào năm 1945, khi nạn đói tràn lan, không đâu chết nhiều người như chốn kẻ chợ, và họ đã không còn đủ sức để mà chôn nhau nữa. Trong những trận đánh ác liệt sau này, xác người cả hai bên được hốt xuống chiến hào, vùi lấp sơ sài. Sau hòa bình lập lại, người ta xây dựng một ngôi trường trên đó. Bọn học sinh thi thoảng lại nhặt được những cái răng người lẫn trong đất. Những câu chuyện đồn thổi về ma xó cô hồn thì vô khối, ngày nào cũng có, thi thoảng một số đứa trẻ học ở đây bỗng dưng phát điên. Nhiều năm sau tôi vẫn bị ám ảnh có lẽ chính mình cũng bị vong ám, cho dù cả khi đã học xong đại học.

Vào cái lúc dẫn cô bạn gái vào đứng giữa vòm hang dưới những cành bàng khô đó, tôi bỗng có một liên tưởng kỳ lạ, rằng chúng tôi đang đứng giữa một rừng xương khô, tôi sợ đến nỗi cứng cả hàm lại, đang thao thao bất tuyệt thì sững lại, và có lẽ chả cần nói câu gì, cô bé kia cũng đã cảm nhận được điều tôi muốn nói. Cả hai bất chợt tóm lấy tay nhau. Cùng lúc, bằng trí óc non thơ của mình, chúng tôi đều cảm nhận được sự chết chóc, nỗi sợ hãi cái chết, cũng như nỗi ham sống. Và người ta phải tìm đến nhau vào cái khoảnh khắc đó, như thể ý niệm về cái chết khiến bản năng sinh tồn trỗi dậy, cùng tình yêu manh nha cựa quậy, ngay cả khi người ta mới lên tám tuổi và chưa hề biết đến thứ gì giống như thế…

Ngay khi cầm lấy tay nhau, hai đứa chúng tôi thậm chí còn nghe thấy cả một tiếng xẹt của dòng điện, tiếng sét ái tình tí xíu ấy, vội buông tay nhau ra, vô cùng sợ hãi, để rồi sau đấy lại rụt rè thử chạm vào nhau lần nữa…

Lần này thì dòng điện êm ái đê mê đó chạy suốt hai cơ thể non dại, khiến chúng ngây ngất, trong nỗi sợ hãi lớn lao chưa từng thấy, dường như quanh chúng đang có những đứa trẻ chưa được sinh ra bay lượn như những thiên thần, mãi sinh sôi nảy nở không ngừng, và một trong số đó, hẳn rồi, đang tinh nghịch cầm một cái cung tên.

Dòng ký ức miên man của tôi bị ngắt bởi hiện tại, khi nàng từ căn bếp trở ra, với hai chiếc cần câu trúc thon nhỏ tuyệt đẹp. Em sẽ dạy anh câu cá sỉnh, nàng nói. Tôi còn biết làm gì khác ngoài đi theo lối mòn sau lưng nàng cơ chứ, tha hồ mà ngắm cái thân hình mỹ miều đó, những cử động uyển chuyển khéo léo. Cầm cần câu đi giữa rừng núi rậm rạp không hề dễ dàng chút nào đâu nhé, dây cước luôn có nguy cơ mắc vào cơ man cành lá. Vậy mà nàng thoăn thoắt luồn lách qua khu rừng nhiệt đới đó, đầu cần câu hướng về phía trước vạch lá cho tôi đi, tôi chỉ việc tóm lấy đốc cần câu mà đi theo nàng. Bờ sông hiện ra, một cái ghềnh nhỏ với những tảng đá lớn la liệt. Nàng dặn tôi đợi trên bờ, rồi xắn quần lội xuống làn nước giá lạnh đó, lật từng viên đá để bắt sâu đá, những con vật trông hơi giống những con nhện nhỏ chân ngắn li ti bám vào đá, chúng có một cái đuôi dài như những con sam biển tí hon vậy. Nàng quay trở lên khéo léo mắc chúng vào những chiếc lưỡi câu tí xíu, được uống bằng dây phanh, mà có lẽ chính ông Văn đã gọt giũa tỉ mẩn những lúc nhàn rỗi. Dây cước mảnh như tơ, gần lưỡi câu quấn chì lá bé xíu, chiếc phao được gọt bằng bọt xốp trắng, nhỏ bằng ngón út, bôi một lớp nhựa cây trong suốt. Tất cả được gắn vào chiếc cần trúc thanh mảnh dài dễ chừng đến năm mét hơn. Chính xác và nhẹ nhàng tuyệt vời, nàng vẩy đầu cần, mồi câu đã văng ra chân ghềnh nước sau tảng đá, chiếc phao bập bềnh trôi xuôi dòng nước xoáy. Nàng chỉ cho tôi thấy phía bên dưới làn nước trong vắt, một đàn cá sỉnh đang liệng trắng đáy sông hóng mồi. Khi chiếc phao trôi đến gần đàn cá, những con cá sung sức và trẻ trung nhất láu táu lao lên như tên bắn, ánh bạc từ bụng chúng lấp lóa, chiếc phao nháy nháy rồi biến mất. Chỉ một cái lắc cổ tay, chiếc cần câu trong tay nàng cong veo, sợi cước căng chạy loằng ngoằng dưới đó, có thể nghe thấy cả tiếng nước xé cước rin rít, con cá đang vùng vẫy cố gắng thoát thân, nó chạy tới chạy lui để rồi dần dần bị kéo ngược nước, và rồi nàng nhẹ nhàng nhấc nó lên, một ánh bạc loang loáng ngũ sắc lấp lánh bay lên dưới ánh mặt trời, hầu như cùng lúc tay trái nàng bắt lấy con cá đang bay về trong nháy mắt. Bàn tay phải vẫn cầm cần câu, nàng dùng những ngón tay thon trắng đó gỡ lưỡi câu, và con cá được gọn gàng bỏ vào trong chiếc giỏ tre ngang cái eo lưng dẻo dai thon chắc của nàng. Không thể hoàn hảo hơn!

Nàng cầm tay tôi hướng dẫn từng chút một, thật kỳ lạ, như thôi miên vậy, hai bàn tay vụng về của tôi ngoan ngoãn tuân theo, và háo hức học hỏi từng ly từng tí, ngay cả khi sự cọ xát ngọt ngào ấy chi phối và cảm giác ham muốn nàng vẫn không ngừng. Rất ít những lời nói, nàng chỉ cần mỉm cười thôi là tôi cũng có thể biến thành một gã chài lưới thực thụ. Tôi cố gắng bám sát nàng trong cuộc rượt đuổi tỉ số, nàng câu được hai con thì tôi chỉ được một, và cách biệt bàn thắng cứ tăng dần đều, cho tới khi hết sạch đàn cá. Tôi câu được năm con cá thì nàng đã hơn chục con, nhưng may mắn là chính tôi đã câu được con cá cuối cùng, con đầu đàn tinh quái nhất, to nhất, một con cá đẹp đẽ chưa từng thấy. Nó chỉ to hơn bàn tay một chút, nhưng dài đến hơn ba mươi xăng ti mét, với những cái vảy bạc đều đặn lấp lánh, óng ánh hai dải màu ánh xanh lam chạy dọc sườn lưng, và khi nhìn kỹ, ta thấy ánh nắng mặt trời khúc xạ đủ bảy sắc cầu vồng ở chỗ đó. Một tạo vật hoàn hảo của Chúa! Giống như cái tạo vật còn lại kia, người phụ nữ của tôi. Vâng, tôi nghĩ nàng là của tôi từ khi nào chẳng rõ nữa.

Chỉ một đàn cá sỉnh cũng đã quá thừa cho một bữa ăn hai người, chúng tôi quay trở về nhà, với cái giỏ chật ních. Tôi bỗng nghĩ bụng nếu như con cá thần là một thứ quái vật xấu xí gớm ghiếc kinh tởm do Chúa đã tạo ra, trong một cơn điên giận, thì hẳn là ngài đã rất công bằng, khi tạo ra những thứ đẹp đẽ xinh xắn như loài cá sỉnh, đề bù lấp lại những khinh suất đáng tiếc.

Bên bếp lửa ấm áp chiều tối hôm đó, nàng giải thích tại sao chỉ cần một mùa câu cá sỉnh, cha con nàng có thể kiếm đủ ăn cho một thời gian rất dài sau đó, thậm chí cho đến tận mùa cá sỉnh năm sau.

Cá sỉnh - theo sách đỏ Việt Nam, tên đầy đủ là cá sỉnh gai, ưa sống ở nơi nước xiết, mình thon dài, đầu nhỏ, vẩy trắng, lăn tăn như hoa bạc, hai bên lườn ánh xanh. Con to thì bằng bàn tay, còn thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay, thịt chắc và ngọt đậm, thơm, xương ít và mềm. Người Thái gọi cá sỉnh là pa khính (cá khính).

Ẩm thực của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc xưa nay vốn nổi tiếng với những món ăn được chế biến khéo léo và tinh tế, trong đó các món ăn từ cá sỉnh thuộc loại đầu bảng. Không chỉ người Thái, mà nói chung hầu hết các dân tộc miền núi phía Tây Bắc cũng đều yêu thích món ăn từ cá sỉnh, họ vẫn đánh bắt cá sỉnh ở sông suối đem sấy gác bếp làm thức ăn dự trữ và đãi khách quý. Từ cá sỉnh, người Thái chế biến thành rất nhiều món ăn nổi tiếng, ví dụ như món pa chen: Cá rán hai lần, chấm với nước chấm trộn chanh, gừng, ớt, hạt cây rừng (sử dụng một trong ba loại hạt là: hạt sẻn, hạt dổi, hoặc hạt mắc khén, hơi giống hạt tiêu, rất thơm, người miền núi và trung du ưa dùng trong các món ăn, nhất là món nướng và đồ chấm). Món pa pỉnh tộp lại là một nghệ thuật tinh tế và khá cầu kỳ: Cá sỉnh ướp gừng, sả, hành, ớt, hạt cây rừng, gia vị, gập đôi kẹp các loại rau thơm ở giữa rồi cặp tre nướng than, ăn nóng với cơm gạo mới hoặc xôi nếp là hợp vị nhất. Ngoài ra còn có món pa mọ, pa sủm, pa giảng, pa pho, pa lạp (gỏi), pa lam... Ngày nay đến một số địa điểm du lịch, du khách vẫn có thể mua ở phiên chợ những kẹp cá sỉnh hun khói mang về làm quà, cá sỉnh trở thành niềm tự hào của những người dân bản địa. Ở nhiều nơi, loài cá này hầu như đã bị tuyệt diệt, do bị đánh bắt bừa bãi bằng cách chích điện, thả lá độc, bẫy lồng. Sở dĩ chúng còn tồn tại ở nơi đây, là vì khúc sông này quá hiểm trở hẻo lánh, và bởi sức sống mãnh liệt của chúng. Hầu như ngoài cách câu cá sỉnh ra, người ta không thể đánh bắt bằng chài lưới. Chúng chỉ sống ở vùng nước trong, với đôi mắt tinh tường, chúng không bao giờ cho phép người ta kịp quăng chài khi lại gần. Đó là lý do tạo sao những chiếc cần trúc kia dài một cách lạ thường như thế. Những thợ câu lành nghề luôn chậm rãi âm thầm men bờ hoặc lội xuôi dòng câu từng đàn cá một, tránh đánh động chúng. Chỉ cần câu sểnh một con, cả đàn cá lập tức trốn đâu mất, chúng sẽ đi tìm một khúc sông khác yên ả hơn để kiếm mồi. Cá sỉnh luôn tìm đến chân thác ghềnh, nơi nước tung bọt trắng và giàu oxy nhất, nhiều côn trùng phù du trôi dạt, nguồn thức ăn dồi dào này cung cấp cho chúng đủ năng lượng để liên tục bơi như tên bắn vượt cả thác cao. Câu cá sỉnh thực sự là một nghệ thuật tao nhã và tinh tế, tôi không hiểu sao lại phải mất công đi câu con cá thần kinh khủng kia làm chi cho mệt mỏi và nguy hiểm. Chậc, quên nó đi thôi, những vận rủi đó với tôi đã qua rồi.

Nàng làm cho tôi những món ăn tuyệt ngon, tôi chỉ việc loanh quanh phụ giúp, và tha hồ ngắm nàng. Bếp lửa hồng rực sáng, khuôn mặt nàng cũng bừng sáng. Bếp lửa mời gọi, bập bùng khao khát, đánh thức bản năng, như thể đây là thuở hồng hoang khi tôi và nàng như loài vượn người vừa mới bắt đầu kỷ nguyên mới, tìm ra lửa, tìm ra cách dùng lửa để nấu chín thức ăn, để chống lại giá lạnh đêm đông giữa rừng già, để chống lại thú dữ và hiểm nguy rình rập, chống lại cả bóng tối đang bao phủ mênh mông, và hơn hết, là chống lại nỗi cô đơn, nỗi sợ hãi. Có lẽ, từ khi loài vượn người ý thức được sự nhỏ bé, cô đơn, và sự mong manh ngắn ngủi tồn tại của mình, chính là khi họ thực sự trở thành con người.

Và rồi, bên bếp than hồng đang lụi dần, họ sẽ tìm đến hơi ấm của cơ thể nhau. Dù tha hồ ăn uống no nê và trì hoãn, bù lại những năng lượng đã mất đi suốt từ buổi trưa, rồi cũng đến lúc kết thúc bữa ăn, sau khi đã dọn dẹp hết mọi thứ. Đó là khi mà tiếng nước sông rì rầm phía xa vọng lại không ngăn nổi sự tĩnh lặng của bóng đêm núi rừng, với tiếng thú ăn đêm thảng thốt đâu đó. Tôi và nàng đều uống rượu, chỉ một chút thôi, đủ để cảm thấy nóng ấm lan tỏa trong cơ thể. Ngọn đèn nhỏ nhập nhoạng cũng không ngăn được tôi thấy khuôn mặt nàng đỏ bừng, chúng tôi ngồi bên nhau sưởi ấm cạnh chậu than nhỏ, chẳng biết nói gì, chỉ huơ tay ra sưởi. Tôi chạm vào tay, nàng rụt lại, tôi cầm cả bàn tay nàng, tay kia vòng qua eo lưng nàng. Có thể nghe thấy cả tiếng tim đập thùm thụp của cả hai đứa. Nàng ngoảnh mặt đi xấu hổ, mớ tóc mai lưa thưa lòa xòa che khuất gò má, đôi tai xinh xắn, tôi đánh liều hôn lên chỗ đó, phả hơi thở ấm vào đôi tai nàng, chờ đợi một phản ứng như ban chiều, nàng vũng vẫy thoát ra, chạy tọt vào buồng đóng cửa chốt then lại, để cho tôi chưng hửng, và giấc mơ một lần nữa lại tan thành mây khói. Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra.

Dòng điện lại chạy qua chúng tôi, người nàng run lên, tôi kéo khuôn mặt nàng quay lại, và gắn lên môi nàng nụ hôn. Tiếng gió bỗng xào xạc lá rừng đâu đó, mặt đất như xoay chuyển, và chúng tôi bị cuốn vào một cơn lốc. Tôi bế thốc nàng lên, hai cơ thể quấn chặt lấy nhau, cơn lốc đưa chúng tôi tới chiếc giường, vùi sâu vào đống chăn, với sức nóng tỏa ra từ tâm lốc xoáy đó, đủ để thiêu cháy tất cả. Mọi thứ đều sinh ra từ lửa.

Tôi cắn vào tai nàng, cắn vào vai, vào cổ, vào gáy, cắn vào khắp cơ thể nàng, từ từ chiếm đoạt nàng, và nàng vò dứt tóc tôi, cào lên người tôi, để lại trên da thịt những dòng nhạc đỏ tươi. Nàng thực sự là một con thú hoang chưa được thuần dưỡng, thậm chí hoàn toàn không ý thức được hiểm nguy, chỉ khi trải nghiệm nỗi sợ hãi bị chiếm đoạt, cùng sự đau đớn, thèm khát, bản năng mới lên tiếng đủ đầy, nàng rên lên tiếng âm thanh kỳ lạ, chất chứa cả đau đớn lẫn khoái cảm, những tiếng kêu bị kìm nén bấy lâu, giờ bật ra nức nở và hoan hỉ. Từ cơ thể nàng có những đợt sóng trào lan tỏa, như một cơn địa chấn, mà tôi chính là tâm chấn đã gây ra, cộng hưởng tất cả. Những khoái cảm từ đó đi khắp hai cơ thể, như dâng đầy bán cầu não, ngất ngư mãi không thôi, ngay cả khi cả hai thiếp đi trong vô cùng tận một cõi mơ hồ nào đó xa lắc xa lơ của cơn thỏa mãn kéo dài, rã rời êm ái, vô cùng dễ chịu. Tôi có cảm giác như người tôi nhẹ bẫng, không trọng lượng, chúng tôi như tan loãng ra cùng nhau, rồi thăng hoa, như ảo ảnh của một làn sương, một mùi hương, tan biến vào hư vô…

Giấc ngủ sâu êm ái đến liền sau đó, cho đến khi nửa đêm về sáng, chẳng biết bao lâu sau, tôi mơ màng hôn nàng và yêu nàng lần nữa, rồi lần nữa, mê mải và mơ màng, hư ảo…

(còn nữa)
 

UAZ đời mới

Xe đạp
Biển số
OF-21409
Ngày cấp bằng
20/9/08
Số km
20
Động cơ
497,700 Mã lực
Nơi ở
Trên đường

Săn cá thần 39





Khi tôi tỉnh ngủ, trời đã sáng bảnh. Mặc dù đã khá muộn, nhưng qua khe liếp tôi thấy sương khói ngoài rừng vẫn bảng lảng, ánh sáng nhợt nhạt lọt qua khe cửa. Nàng dậy sớm và đang lúi húi đun nấu nước nóng, sửa soạn bữa sáng cho tôi. Trong gian nhà vẫn tối om, tôi mỉm cười nhớ lại đêm vừa trải qua, tận hưởng hơi ấm của nàng vẫn còn lưu lại trong chăn.

Trông nàng còn rạng rỡ hơn cả hôm trước, ngượng ngùng đỏ bừng mặt khi thấy tôi mỉm cười nhìn nàng lúc bước vào bếp, tôi hôn âu yếm lên cái gáy của nàng, vòng tay ôm lấy nàng, vuốt ve đôi bàn tay ấm áp của nàng. Cảm ơn em, tôi nói thầm vào tai nàng. Mùi gỗ cháy thơm nồng, mùi tóc nàng, mùi da thịt, và lửa cháy tí tách reo vui.

Sau khi tắm rửa, chúng tôi ăn sáng. Bữa sáng và tối của người miền núi luôn là cơm nóng, bữa trưa có thể là cơm nắm hoặc xôi. Chúng tôi chỉ ăn hết vài con trong đàn cá tối hôm trước, chỗ cá hôm còn lại đã được nàng kẹp tre hun khói cả đêm, ngon tuyệt vời với cơm nóng canh ngọt, một loại canh cải nấu với xương cá và gừng. Con cá sỉnh hầu như chẳng phải bỏ đi chút nào, bộ lòng ruột và gan mật cá được gọi là pịa, chưng với hành khô phi, cùng với một số gia vị rừng trộn lẫn, cho ra một thứ nước chấm sền sệt nhằng nhặng đắng, thơm ngon và béo ngậy, có thể chấm cho bất cứ thức ăn gì, thậm chí rưới lên cơm nóng ăn thôi cũng khá là tốn cơm rồi. Vào lúc đó, với khung cảnh đó và bên người phụ nữ đó, tôi đã được nếm một thứ mà chẳng sơn hào hải vị nào có thể sánh nổi. Dường như tôi đã hiểu ra cái lẽ tự nhiên, lý do vì sao mà cha con họ có thể ung dung tự tại sống ở cái nơi heo hút này, bởi họ đã hoàn toàn hòa nhập với thiên nhiên, đã học được cách sinh tồn nhờ những thứ tối thiểu nhỏ bé, cân bằng tuyệt đối. Bầu không khí trong lành, nguồn nước trong lành, nguồn thức ăn vô tận đến từ ngay cả những con sâu cái kiến và cây trái xung quanh, cá nước chim trời, ngũ cốc rau củ quả tự trồng hái thu hoạch, điện tự sản xuất, chẳng thiếu thứ gì, trừ thế giới văn minh xô bồ ô nhiễm tít xa xôi kia. Nơi đây, thời gian như ngừng trôi, họ dường như trẻ mãi, cho đến lúc lìa xa cõi tạm này.
Tôi hít sâu bầu không khí lạnh trong lành buổi sáng đó, lững thững đi dạo trong sân. Nàng lúi húi dọn dẹp. Vẫn chưa thấy mặt trời đâu cả, nhưng một quầng sáng trên cao đang tỏa xuống, báo hiệu một ngày nắng đẹp sẽ đến. Lát sau nàng cắp một cái thúng nhỏ đậy nắp và dắt tay tôi đi về phía bờ sông. Cứ đi theo em, nàng nói, em muốn anh biết một điều này.

Chúng tôi dừng lại ngay ở bãi đá lấn ra sông, gần vực xoáy khúc quanh. Nàng lật ngửa cái nắp thúng thành mâm rồi bày ra bát cơm nóng, vài con cá sấy nướng, bát canh, và rồi thêm một ống tre đựng gạo để cắm hương. Nàng châm hương chắp tay quỳ lạy, khấn về phía dòng sông. Nàng bảo tôi làm theo, tôi lặng lẽ làm theo, không thắc mắc gì.

- Mẹ em bị lũ cuốn đúng ở chỗ này, nàng nói, em nghe bố kể lại, bố đã chứng kiến mẹ bị lũ cuốn mà không làm gì được, lúc ấy ông ấy đang tìm cách bắt con cá thần kia đấy.
- Vì thế mà bố em luôn nghĩ chính con cá đem lại tai họa?
- Không hẳn là thế, nhưng nhiều năm sau ông ấy vẫn săn lùng con cá, cho đến khi bị cụt hai ngón tay.
- Sao hôm nay lại thắp hương ở đây? Ngày giỗ mẹ em à? – Tôi thắc mắc.
- Không phải, từ khi lớn lên, em đã thầm hứa với mẹ bao giờ em yêu ai sẽ dẫn đến đây cho mẹ biết. Thế thôi, đừng sợ, mẹ em thực ra hiền lắm, không như người ta nghĩ đâu?
- Không như người ta nghĩ là sao? – Tôi kinh ngạc nhìn nàng dò hỏi, thoáng rùng mình cảm thấy có gì đó khuất tất trong chuyện này.
- Em nhỡ mồm thôi, mà anh không cần biết thì hơn.
- Mẹ em còn sống à? – Tôi hỏi thẳng.
- Mẹ em vẫn hiện hồn về à?
- Không, không phải như thế.
- Đừng có nói là trước khi chết, mẹ em là người không tốt và độc ác đấy nhé, anh không tin bố em lấy một người phụ nữ như thế. Nhất là, một người phụ nữ xấu xa thì sẽ không thể sinh ra một người con gái đẹp như em được.
- Đúng, mẹ em rất đẹp, anh xem ảnh thờ mẹ em thì biết rồi đấy.
- Ảnh trên cao, bé tí, lại khuất sau bát hương nên anh chưa kịp nhìn rõ bao giờ. Thế sao người ta lại nghĩ xấu về mẹ em? Người ta là những ai? Hay là…
- Hay là cái gì?
- Hay là bà vẫn chưa chết? Hay là bà bị tật nguyền sau tai nạn rồi lánh xa bố con em? Bà ấy tái giá với ai đó?
- Thôi anh đừng hỏi, mẹ em chết rồi – Nàng quay về phía bờ sông chắp tay khấn.
- Cầu cho vong hồn cô siêu thoát! – Tôi chắp tay lẩm nhẩm khấn theo nàng.
Tôi ôm lấy vai nàng vỗ về, trông nàng có vẻ buồn, khiến tôi bỗng tự dưng thấy mình có lỗi và vụng về hết sức, chẳng biết phải làm gì để nàng vui lên nữa. Tôi hôn nhẹ vào má nàng, gò má nàng thoáng ửng hồng giữa buổi sáng vắng lạnh ấy.
- Anh có biết tại sao bố em lại bị cụt hai ngón tay không?
- Anh biết, con cá kia cắn cụt chứ gì?
- Đúng vậy, nhưng không phải vậy.
- Nghĩa là sao?
- Chính con cá ấy đã cứu bố em, nó cắn hai ngón tay thì ông ấy mới thoát khỏi bị kẹt dưới đáy sông.
- Chuyện là thế nào, kể rõ cho anh nghe đi!
- Lúc ấy ông ấy đang săn đuổi nó, ông ấy phóng ngọn lao có ngạnh sắc cắm sâu vào thân nó, cán lao buộc sợi thừng dài nối vào cổ tay. Ông ấy quyết sống chết bắt bằng được con cá, nó kéo ông ấy vào tận trong cái hang kia. Anh hình dung nổi không, nó kéo ông ấy từ đây vào tận trong cái hang kia đấy.
- Không thể tin nổi, lẽ ra ông ấy phải chết ngạt rồi chứ?
- Em cũng không thể tin nổi, nhưng con cá ấy, anh biết không, nó lôi ông ấy từ từ, nên ông ấy vẫn ngoi lên thở được, cho đến khi nó chui vào hang. Gần vào trong hang thì ông ấy mắc kẹt vào tảng đá ngầm dòng nước xiết, con cá vào hang rồi quay đầu lại tiến đến gần, ông ấy giãy dụa làm rối hết dây thừng, lại thêm nước xiết, cuối cùng gần như bị buộc chặt vào tảng đá ấy. Bình thường bố em luôn giắt một con dao nhỏ ở ngang lưng, nhưng trong lúc vật lộn bị con cá kéo đi dao rơi mất lúc nào, ông ấy không thể cắt được sợi dây thừng. Anh biết không, con cá quay lại cắn vào tay ông ấy. Ông ấy tưởng nó ăn thịt mình, nhưng hóa ra không phải, nó cắn đứt sợi thừng, đứt luôn hai ngón tay, rồi ngậm ông ấy trong hàm răng lởm chởm ấy, nó bơi ngược ra, đặt ông ấy xuống đúng cái chỗ bãi cát gần chỗ anh nằm trưa hôm qua ấy, dưới bóng cây. Ông ấy ngất đi một lúc, nhưng rồi tỉnh lại được, tự cầm máu rồi đi được về đến đồn biên phòng, bác sĩ quân y sơ cứu thuốc men rồi đưa về nhà. Một tháng liền ông ấy lầm lì chẳng nói một câu nào, làm em sợ chết khiếp. Mãi đến một hôm ông ấy mới kể lại với em, ngoài ra không một ai biết bí mật này. Có nói ra cũng sẽ chẳng ai tin. Anh có tin không?
- Anh á? Anh không biết nữa… – Tôi bất ngờ, một phần choáng váng bởi câu chuyện của nàng – Anh không biết nữa, nhưng anh chắc chắn một điều, là anh luôn tin em.
- Bố em kể, khi con cá tiến lại gần, bố em nghĩ đến mẹ em, ông ấy nói là ông thấy mẹ em hiện lên, chính bà đã cứu ông, mặc dù dưới đấy tối om. Bố em thề là sẽ không bao giờ săn nó nữa, sẽ ngăn cản bất cứ ai định bắt con cá ấy.
- Bố em nghĩ con cá ấy chính là mẹ em? – Tôi dựng tóc gáy hỏi lại thảng thốt.
- Vâng, bố em nghĩ thế đấy.
- Còn em?
- Cũng có lúc em đã nghĩ thế. Từ nhiều đời nay những người dân tộc sống ở quanh đây vẫn nghĩ con cá là vong hồn của những người chết trôi tụ lại mà thành. Con cá phù hộ độ trì cho những người thân, và nó sẽ trừng trị những kẻ xấu hoặc kẻ thù…
Tôi cảm thấy lạnh hết sống lưng, vậy chúng tôi đều là những kẻ xấu, và đã bi trừng phạt nhiều lần, cách này hay cách khác. Mà có thể đó mới chỉ là những lời cảnh cáo nhẹ nhàng thôi đấy. Tôi vừa có một đêm ân ái tuyệt vời với nàng, nếu như tôi bỏ đi vì bất cứ lý do gì, khiến nàng đau khổ, thì cầm chắc một tai họa khủng khiếp nào đó sẽ đến với tôi, thậm chí là cái chết. Tôi vốn không phải người duy tâm. Nhưng sau những gì đã xảy ra, tôi bắt đầu tin vào những chuyện phi lý nhất, hoang đường nhất.
- Anh có biết bố em đang ở đâu không? – Nàng hỏi.
- Tưởng ông ấy đang câu cá sỉnh ở Thác Cá? – Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Không phải – nàng lắc đầu – Ông ấy đang ở chỗ cái hang cá ấy.
- Để làm gì? – Tôi hỏi, nhưng đã biết trước câu trả lời.
- Để… - nàng ngập ngừng nói, nhưng chưa kịp nói hết thì đã có chuyện khác ập đến.

Ngay lúc đó, chúng tôi bỗng nghe thấy tiếng động cơ đang vọng lại mỗi lúc một gần, một trong hai thằng chạy xe ba bánh xuất hiện trên con đường trải đá. Từ xa, nhìn vẻ mặt và kiểu chạy xe gấp gáp của cái thằng xăm trổ đầy mặt ấy, tôi đã thấy có chuyện chẳng lành. Nó phanh gấp xe trên bãi cát, và hối hả giục chúng tôi lên xe. Nhanh lên, nó nói, cả ông già lẫn Tú khỉ với thằng Hà trọc đang bị quây, nó giải thích bằng những câu lộn xộn gì nữa, nhưng tóm lại là đang gặp nguy hiểm.

Chả kịp nghĩ ngợi gì, tôi và nàng hoảng hốt nhảy vội lên xe, chiếc xe chồm lên lao về hướng cái hang chết dẫm ấy. Trên đường đi, thằng kia kể lại sự tình. Ông già em bị điên à, nó nói, ông ấy lặn xuống cắt lưới bọn anh, tí thì lão Toàn gạch bắn, may mà có anh Tú khỉ đỡ cho chứ không thì tèo mẹ nó rồi.
- Sao, bắn thật à? Tú khỉ lĩnh đạn à?
- Ở đây không nghe thấy tiếng súng à? Lão Toàn gạch nhằm ông già bắn, anh Tú khỉ kịp gạt nòng súng nên bắn lên giời. Buồn cười, đạn ghém trút vào tán cây, thế quái nào một viên chì trúng mẹ con chim rừng rơi xuống…
- Buồn cười *** gì, nói tao nghe tại sao ông già lại cắt lưới? – Tôi sốt ruột cắt ngang. Mặc dù tôi đã lờ mờ đoán ra lý do thực sự rồi.
- Em cũng *** biết, ông ấy điên mẹ nó rồi! Hay là ông ấy muốn con cá sổng ra để tự ông ấy bắt. Bám chắc vào nhá! – Thằng xăm mặt lắc đầu nói và bỗng hô to, nó đánh tay lái thực hiện một vòng cua tay áo ngoạn mục, sau đấy nghiêng xe nhấc cả một bánh bên kia lên để tránh một tảng đá bất ngờ xuất hiện sau vòng cua. Chiếc xe chỉ chạy bằng hai bánh một quãng khá dài. Tôi ôm lấy vai em Vân đang nép sát ngang hông tôi ở ghế phụ, chắc em đang lo lắng bồn chồn quên cả sợ hãi, chẳng thấy em nói gì cả.
- Á à! – Tôi thốt lên khi nó cho cái bánh lơ lửng kia tiếp đất – Mày giỏi đấy, làm anh dựng hết cả tóc gáy.
- Ăn thua gì anh, trò trẻ con ấy mà. Thằng ôn kia bạn em còn lái siêu hơn cơ, nó chơi hơi bị thân với anh Hiển ba bánh ấy, anh biết ông Hiển ba bánh không? Đại gia chơi ba bánh nổi tiếng đấy…
- *** biết, tôi cắt ngang lần nữa. Nói tao nghe sao Toàn gạch lại bắn? Chả nhẽ mỗi thế thôi mà bắn người à?
- Thì ông già làm lão ấy mất toi mấy tỉ còn gì.
- Tao tưởng bắt con cá lên thì mới mất tiền cá độ chứ?
- Hơ hơ, anh trên giời rơi xuống à? Mà đúng rồi, tối hôm ấy anh phê cỏ quá chả biết gì. Chuyện độ tiền xong ngay từ tối hôm ấy rồi, anh Tú khỉ ăn độ rồi, 2 tỉ đã chuyển vào tài khoản, chả quay được phim về con cá ấy chán rồi còn gì, post cả lên mạng nữa. Vụ này là khác, lão Toàn gạch định bắt sống con cá cẩu lên xe cứu hộ mang về bán lại, vụ này ầm ĩ trên mạng từ hôm qua, thấy bảo có mấy đại gia xem xong clip trên mạng đã đăng ký mua đứt con cá rồi, nhiều người gọi điện cho lão Toàn gạch, giá cứ cao dần, lên đến trên 5 tỉ rồi, kể cả cá chết cũng mua, lấy bộ xương trưng bày. Mẹ, mang thế đếch nào được chứ, con cá chả chết nghẻo giữa đường. Lão ấy cũng điên nốt, cứ nhất định phải bắt bằng được, rồi kêu bắt được sẽ bọc nilon đổ nước sục ô xy vào mồm con cá. Hoang đường! Bọn lắm tiền nhiều của toàn thằng điên! Tiền ấy mà để mua xít đờ ca thì cứ gọi là…
- Ừ, cứ mơ đi, bắt thế đếch nào được con cá ấy chứ! – Tôi nhìn sang em Vân nói, để trấn an em.
- Bắt được rồi mà anh! – Thằng kia nói.
- Sao? Sao? – Cả tôi và nàng cùng thốt lên.
- Bắt được rồi, nó đã nằm trong lưới rồi.
- Trời ạ! – Tôi chỉ biết kêu lên như vậy. Quay sang nhìn nàng, tôi thấy nàng như chực khóc, mắt ngân ngấn nước.
- Nhưng mà ông già ấy tự dưng ở đâu lặn xuống cắt dây nên nó sổng, chui tọt vào hang rồi.
- À à ra thế! – Tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Chỉ khổ thằng bạn em thôi.
- Thằng nào? Sao mà khổ?
- Thằng đi cùng em ấy. Nó đang ở trong hang ấy, ngã gãy chân, lúc sắp xuống đến nơi, cách đáy hang có chục mét.
- Sao mày lại ở đây?
- Đúng ra em phải ở đỉnh núi cảnh giới, thằng kia có nhiệm vụ chui xuống quăng thuốc nổ dùng sức ép đánh cho con cá chết hoặc ngất đi rồi móc câu liêm dùng tời xe cứu hộ kéo ra. Em ở trên dùng tời quay tay kéo thằng bạn lên rồi hai thằng nhảy dù lượn xuống, kế hoạch là thế. Ai dè gần xuống đến nơi thì đứt dây, bị cứa vào đá thì phải, mà cũng chả hiểu làm sao nữa. Thằng kia vẫn nằm trong đấy, gãy chân lòi cả xương, mà hết sạch dây, chả cách nào kéo lên được, cả đêm qua em nằm trên đỉnh núi, lạnh suýt chết, sáng nay đành đánh liều nhảy dù xuống núi, cũng tí tèo vì không có luồng gió nóng, có lúc em cách mỏm đá sườn núi vài ba mét tưởng đi luôn rồi ấy, may mà cô vẫn thương. Chúng nó định kêu thằng bạn em lấy bạt trùm đầu để thở, rồi túm vào tời lôi ra, nhưng giờ thì không xong rồi. Nhảy xuống nước con cá nó thịt ngay, nó đang đói lồng lộn lên rồi ấy, nó đang cáu tiết vì vừa bị dính lưới nữa chứ. Mẹ kiếp, khéo thằng bạn em chết mất xác rồi cũng nên…
- Chuyện xảy ra lúc nào?
- Chiều tối qua, sau lúc anh bỏ về. Con cá dính bẫy lưới quẫy thùm thùm cả đêm, sáng nay định tời vào thì ông già cắt mẹ chão, loạn hết cả lên, mấy ông em bênh lão Tú khỉ cũng giơ súng, Hà trọc ấy, tí thì bắn nhau to. Mà chả thấy mấy ông biên phòng đâu cả, chắc ăn ngập tiền rồi nên thấy súng nổ cũng ngó lơ đi, mẹ mấy thằng ăn bẩn!
- To chuyện, phức tạp rồi đây! – Tôi thở dài, chưa biết sẽ phải làm gì chốc lát nữa. Nhưng tôi vẫn xoa nhẹ bờ vai em Vân, ôm lấy cái đầu em nép vào bên đùi tôi, Được rồi, tôi sẽ nghĩ cách gì đấy để một lần nữa thoát ra khỏi mớ bùng nhùng này. Tôi không còn bận tâm đến số tiền mà Tú khỉ hứa chia cho tôi, tất cả những gì lúc này tôi cần chỉ là người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần bên cạnh, tôi sẽ làm mọi thứ vì nàng.

copy từ facebook tác giả:
https://www.facebook.com/notes/đặng-thiều-quang/săn-cá-thần-39/10151692715759465
 
Chỉnh sửa cuối:

UAZ đời mới

Xe đạp
Biển số
OF-21409
Ngày cấp bằng
20/9/08
Số km
20
Động cơ
497,700 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Tác giả mở quán cafe, PR hộ tác giả này:



Mời tham dự khai trương quán Cafe Quang







Thời gian vừa qua mình bận bịu dành thời gian để mở cái quán cà phê nho nhỏ ở 101 - B11 Khuất Duy Tiến, nên chưa kịp viết tiếp Săn cá thần hầu chuyện các bạn. Nay quán đã xong xuôi, và tối 20/11/2012 lúc 19h15 Cafe Quang chính thức khai trương, chương trình có bia, rượu, cà phê, đồ nướng, salat & ăn nhẹ phục vụ bà con, tất cả đều miễn phí. Mấy bạn chơi nhạc ghi ta điện & ghi ta gỗ cũng đến ngẫu hứng góp vui. Quán có một cái sân vườn rất rộng cây cối xanh tươi nên số lượng khách mời không hạn chế, các bạn đến càng đông mình càng vui.

Thông báo này thay cho giấy mời.

Trân trọng
Đặng Thiều Quang

PS: Đây là ảnh địa chỉ & sơ đồ nhé các bạn



http://yume.vn/dangthieuquang/article/moi-tham-du-khai-truong-quan-cafe-quang.35DA9B96.html
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
354
Động cơ
427,320 Mã lực
Thôi chuyện này là kết thúc có hậu roài :) Cám ơn bác Đặng Thiều Quang!!! Cám ơn anh em đã post đoạn đầu câu chuyện lên đây để tôi đọc, tìm, đọc :)
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
354
Động cơ
427,320 Mã lực
Tác giả mở quán cafe, PR hộ tác giả này:



Mời tham dự khai trương quán Cafe Quang









Thời gian vừa qua mình bận bịu dành thời gian để mở cái quán cà phê nho nhỏ ở 101 - B11 Khuất Duy Tiến, nên chưa kịp viết tiếp Săn cá thần hầu chuyện các bạn. Nay quán đã xong xuôi, và tối 20/11/2012 lúc 19h15 Cafe Quang chính thức khai trương, chương trình có bia, rượu, cà phê, đồ nướng, salat & ăn nhẹ phục vụ bà con, tất cả đều miễn phí. Mấy bạn chơi nhạc ghi ta điện & ghi ta gỗ cũng đến ngẫu hứng góp vui. Quán có một cái sân vườn rất rộng cây cối xanh tươi nên số lượng khách mời không hạn chế, các bạn đến càng đông mình càng vui.

Thông báo này thay cho giấy mời.

Trân trọng
Đặng Thiều Quang

PS: Đây là ảnh địa chỉ & sơ đồ nhé các bạn



http://yume.vn/dangthieuquang/article/moi-tham-du-khai-truong-quan-cafe-quang.35DA9B96.html
Giờ mới biết, ủng hộ nhiệt tình.....
 

Subaru Legacy2

Xe máy
Biển số
OF-175555
Ngày cấp bằng
7/1/13
Số km
77
Động cơ
341,239 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vào thớt này mới biết đây ông bạn thủa hàn vi toàn lang thang khu thanh xuân bắc nhóm 5 thằng, học cùng trường...viết văn vẫn hay và giờ lại quay lại mở quán cafe như cách đây gần 15 năm quán của ô cũng khá nổi khu Nam Đồng! hôm nào gặp lại thằng này mới đc...
 

Inox75

Xe tăng
Biển số
OF-6790
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
1,560
Động cơ
557,080 Mã lực
Nơi ở
Trên quả đất này thôi
Úi giời, chờ mãi con 36 mới ra, bg đang đợi con 40. Cụ QcQ ơi đừng về làm CEO Apple nhá
 

Inox75

Xe tăng
Biển số
OF-6790
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
1,560
Động cơ
557,080 Mã lực
Nơi ở
Trên quả đất này thôi
Vẫn chưa thấy 40 nhể. Cụ QcQ ơi tiếp đi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top