[CCCĐ] Trường Sa, vài góc nhìn sau một chuyến đi

Honglongthanh

Xe máy
Biển số
OF-313841
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
57
Động cơ
296,470 Mã lực
...Theo Báo Tuổi trẻ ..
" Hôm nay (18-4), theo kế hoạch, đoàn các kiều bào lên đường đi thăm quần đảo Trường Sa và tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người Việt Nam đã hi sinh thân mình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và đồng bào ta, bạn bè quốc tế tử nạn trên biển. "
-------------
... Báo ngày 23/4 đã nêu chiều Ngày 22/4 đã tổ chức buổi lễ trên vùng biển Gạc Ma "
Buổi lễ còn có đông đảo kiều bào tham dự.
Đại tá Vũ Huy Lễ - người anh hùng trong trận hải chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988 cùng một số đại biểu và thân nhân những người lính Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ở Hoàng Sa… là những người đầu tiên cùng nhau thực hiện nghi thức thả hoa và thắp hương tưởng niệm những người lính hy sinh bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988.
Tại lễ tưởng niệm - ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhắc lại trận chiến bi hùng bảo vệ chủ quyền trước sự xâm lấn của Trung Quốc trên vùng biển Gạc Ma năm 1988.
Chia sẻ với đoàn kiều bào từ hơn 20 nước ra thăm Trường Sa - ông Sơn khẳng định ****, nhà nước và quân đội Việt Nam đã đang và sẽ kiên quyết giữ vững chủ quyền đất nước. Trong đó sự đồng thuận, góp sức của kiều bào là nguồn lực quan trọng để đất nước phát triển và giữ vững chủ quyền. Với sự quyết tâm, đồng lòng của những người Việt Nam, chủ quyền của những vùng biển đảo Việt Nam đang bị chiếm giữ trái phép có lúc sẽ trở về với người VN.
Lúc 18g30, các vòng hoa và hơn 1.000 ngọn hoa đăng đã được các thành viên trong đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa thả xuống biển. Tất cả đều nối đuôi nhau, theo gió và sóng biển trôi về phía Gạc Ma. " ..
 

yeuxe_tn

Xe tải
Biển số
OF-310162
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
226
Động cơ
300,850 Mã lực
có chuyến du lịch ra ngoài này thì hay các cụ nhỉ
 

Biglazycat

Xe hơi
Biển số
OF-39666
Ngày cấp bằng
1/7/09
Số km
172
Động cơ
470,410 Mã lực
hẹn các bác mai viết tiếp về con người Trường Sa, hôm nay tạm thế đã

@bác AQQ2: theo em biết thì không phải vì chiến sỹ đảo chìm thích ăn thịt chó, mà là ở đấy không thể nuôi nổi con gì khác mà sống được, chứ cả năm ăn cá và thịt hộp, chịu được mới lạ.
Em xin lỗi. Đọc đến chỗ này thì em mất đi một chút hứng...Cái lí do cụ đưa ra em thấy k đúng với cải nghị lực của những con người dám hy sinh thân mình để đứng ở cái đất đầu sóng ngọn gió này và bảo vệ 1 đât nước. Dù em cũng thích và vẫn ăn thịt chó nhưng chắc chắn nếu em là người lính ngoài đó sẽ em k đành lòng ăn con chó mà do tay em nuôi và nó lại sống cùng em ở cái chỗ như nơi cụ đã đến. Chưa nói đến là ngoài đó còn có cả cá và có cả "thịt hộp". Em k sinh ra và lớn lên trong thời chiến nhưng cũng đã sống trong thời bao cấp, 1 năm được ăn thịt 1 lần vào dịp Tết là đã vui rồi. Thiếu rau, thiếu nước thì có thể k chịu được, chứ thiếu thịt thiếu chất tươi mà các cụ ngoài đó làm thịt cả chó do mình nuôi thì em cũng k biết nên hiểu và cảm thế nào? Hay là vì ngoài đó nhiều vodka quá???? Nếu thế thì có thể sẽ mất đảo vì vodka đó.
 

nhalauxehoi

Xe hơi
Biển số
OF-63511
Ngày cấp bằng
6/5/10
Số km
191
Động cơ
440,000 Mã lực
Nơi ở
Những Bác Cần Em Là Em Có Mặt
em cũng chưa một lần ra thăm TRƯỜNG SA chỉ nhìn ảnh các bác ở TRƯỜNG SA mà em đã dâng trào cảm xúc,yêu lắm TS ơi,chúc các Anh chắc tay súng bảo vệ TS thân yêu của Tổ Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

tieu_tang

Xe hơi
Biển số
OF-66156
Ngày cấp bằng
12/6/10
Số km
146
Động cơ
435,840 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ Hoangminhtnvn! Hình ảnh của cụ như tiếp thêm lòng quyết tâm của em khi 15/6 tới em sẽ đến Trường Sa!
 

bactai_nhaque

Xe đạp
Biển số
OF-314661
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
15
Động cơ
295,450 Mã lực
Mình chưa được đặt chân ra đảo Trường Sa của Tổ quốc,đẹp quá,mong được 1 lần đặt chân ra miền biển đảo của Tổ quốc.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,034
Động cơ
874,308 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Cảm ơn cụ chủ.
Em được biết thêm nhiều về TS
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,100
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
3 năm đã trôi qua thật nhanh, và dự định quay lại Trường Sa, nơi đã ghi dấu những cảm xúc thật khó quên của cuộc đời làm báo vẫn còn dang dở. Nhất định mình sẽ trở lại, để thấy Trường Sa đã có nhiều đổi khác...

Đây là bài viét đăng trên báo em hôm qua, hơi nhiều chữ, các bác chịu khó đọc nhé

Nơi ấy, Trường Sa...

Chỉ còn đêm nay nữa thôi, ngày mai (29/3/2011), chúng tôi sẽ rời Trường Sa. Sẽ không còn cảm giác háo hức của hôm ra đảo trên con tàu có trọng lượng giãn nước hơn 1.000 tấn, trở về đất liền lần này lòng chúng tôi trĩu nặng tình cảm với những “người con của Mẹ Âu Cơ” đang hiên ngang sống trên đảo chìm, đảo nổi giữa trùng khơi. Biết bao giờ mới được sống những giây phút tình biển, tình người mênh mang đến vậy? Những giây phút xoáy vào chúng tôi cảm nhận, giữa trùng dương lớp lớp, những người lính đảo chính là tai, là mắt, là hồn của đảo thân yêu, là sức mạnh nơi tiền đồn của đất nước...

Đảo Sinh tồn, ngày 21/3…

Buổi giao lưu văn nghệ giữa các đoàn công tác và lính đảo diễn ra đúng như kế hoạch, những món quà tinh thần từ đất liền đang được các ca sỹ cả chuyên nghiệp và không chuyên thể hiện say sưa trong tiếng vỗ tay của những khán giả mặc quân phục hòa trong tiếng sóng biển ầm ào. Và rồi, gây bất ngờ và xúc động nhất, lại là “tiết mục” của tốp “ca sỹ nhí” - những cư dân của đảo Sinh Tồn - đứng trên sân khấu mà vẫn mặc áo may ô, quần đùi. “Chúng tôi đứng đây, gìn giữ biển đảo quê hương…”, “mãi mãi Trường Sa, mãi mãi bài ca, người lính đảo biên cương…”.

Ngay giây phút đó, tôi đã hiểu rằng, hình ảnh những “người lính nhỏ” trên đảo Sinh Tồn sẽ là sợi dây rung cảm ngân vang trong tôi cảm xúc thiêng liêng trong chuyến ra đảo lần đầu tiên này. Chính các em sẽ là những người tiếp bước cha anh vững vàng nơi biên cương sóng gió điệp trùng, tiếp nối ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước. Sẽ là hơi quá nếu nói rằng, từ trong câu hát, những cậu bé, cô bé 7 - 8 tuổi đã ý thức được trách nhiệm tương lai của mình. Nhưng tôi tin rằng, từ những gương mặt trẻ thơ sớm rắn rỏi vì nắng gió Trường Sa ấy, đã sớm hiểu được rằng “Đảo này là của ta, biển này là của ta, ta đứng đây canh giữ nước non nhà…”.

Đảo Cô Lin, ngày 22/3…

Sau một đêm thức khuya câu cá, mọi người tỉnh ngủ khi nghe Trưởng đoàn thông báo qua loa: Sáng nay, đoàn sẽ lên đảo Cô Lin. Là một đảo chìm, nằm trong trọng điểm phòng thủ chiến lược nên Cô Lin như một pháo đài nhỏ giữa biển khơi. Do hạn chế về diện tích nên đoàn công tác lên đảo Cô Lin chỉ có 20 người. Từ xa, chúng tôi đã thấy lính đảo quân phục xanh trắng đứng thành hàng dài, vẫy vẫy tay chào. Lính đảo chìm ai nấy đều đen sạm, rắn rỏi, to cao. Đảo chìm thật xứng là nơi thử thách sức chịu đựng của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước hiểm nguy luôn rình rập bốn bề, trước khó khăn thường nhật: nước ngọt, thực phẩm, rau xanh, nỗi cô đơn…

Trên hòn đảo rộng mấy trăm mét vuông ấy, nước ngọt chủ yếu “đợi” những con mưa hiếm hoi; gạo và thực phẩm đóng hộp; còn rau được trồng đan xen mọi nơi có thể nhưng cũng chỉ đủ cho các anh bớt đi cái cảm giác thèm ăn món “đặc sản” này. “Cô đơn” là từ mà đoàn công tác không ai bảo ai nhưng đều cố tránh trong khi chuyện trò, thăm hỏi lính đảo. Dẫu biết rằng các anh vẫn hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày, hằng đêm… gan góc đối chọi, nhưng chúng tôi không thể không chạnh lòng.

Thời gian trôi đi, đã có hiệu lệnh hồi tàu khi câu chuyện với lính đảo vẫn còn dang dở. Đoàn công tác bịn rịn xuống xuồng về tàu mẹ; lính đảo lưu luyến ra tận cầu cảng tiễn đưa. Bỗng một ai đó cất lên “Vì nhân dân quên mình”, lập tức, cả đoàn công tác cùng anh em lính đảo, người dưới xuồng, người trên đảo, đồng thanh hát, hát rất to, hát rất xúc động, hát cho đến khi tiếng sóng biển ngăn cách hai bên, chỉ còn lại hình ảnh những cánh tay vẫy chào tạm biệt qua những đôi mắt nhòe lệ.

Lần đầu tiên trong đời phóng viên, tôi giương máy ảnh mà mắt nhòe ướt.

Nhà giàn DK 1, ngày 26/3…

Nhà giàn DK 1, cái tên nghe thật “lành”, nhưng đã đến đây rồi thì không thể nói như thế. Ai đã từng một thời mặc áo lính hẳn sẽ hiểu đơn vị trong tình trạng báo động chiến đấu cao là như thế nào. Đối với lính bộ binh, nâng cấp sẵn sàng chiến đấu cũng chỉ trong vài ngày, cùng lắm là 1 tuần... rồi hạ cấp dần. Nhưng với người lính DK 1 thì khác, họ trực chiến trong suốt cả năm. Vâng, đứng gác trên nhà giàn DK 1 vỏn vẹn hơn 100m2, chông chênh lắm giữa biển khơi vô tận, những người lính nơi đây lại không được phép “chông chênh”, dù trong một phút trước sự nhòm ngó, rình rập, bất thần xuất hiện của “tàu lạ”...

Hôm chúng tôi đến DK 1, biển động. “Cái đuôi” của cơn gió mùa đông bắc tháng 3 làm cho biển ngả màu ghi sẫm, sóng cuộn lên không ngừng. Dù đã neo tàu cả một đêm chờ đợi nhưng thời tiết mỗi lúc mỗi xấu đi, việc “tăng bo” cả đoàn công tác từ tàu lên nhà giàn trở nên bất khả thi. Trưởng tàu thông báo: “Sóng cấp 8, không thể lên nhà giàn, cách duy nhất để thăm hỏi cán bộ chiến sỹ là qua bộ đàm”. Khoang chỉ huy chật ních người, yên lặng đứng bên máy bộ đàm chờ trưởng tàu kết nối máy để giao lưu cùng chiến sỹ. Một buổi “giao lưu đặc biệt” nhất trong chuyến công tác và cũng chỉ có ở nhà giàn. Không có những cái bắt tay thật chặt, không có những món quà ấm áp trao tay từ đất liền, không được nhìn thấy mặt nhau. Chỉ có những lời chia sẻ chân tình và tiếng hát lào xào qua máy bộ đàm cầm tay. Và tất cả chúng tôi đều hát, hát tự đáy lòng, hát trong tâm trạng chưa bao giờ xúc động đến thế bài hát: “Nơi ấy là Trường Sa”.

“Phía xa xa chân trời nghìn trùng sóng gió, có những con người thay chúng ta đang vượt qua ngọn sóng…”
“Ngoài kia không có ngọc lan, không tiếng chim hót ngày nắng hồng. Không hẹn hò và không đón đưa, những trưa chiều về không tiếng hát
Chỉ có gió sương trên cánh tay những người tuổi trẻ đang kề bên nhau vì non sông mãi yên bình…”.

Những câu hát thay cho ngàn lời muốn nói của chúng tôi vang lên lướt sóng gửi tới nhà giàn DK1. Những giọt nước mắt lăn trên đôi má của anh ca sỹ trẻ tuổi đang hát và cả trên khuôn mặt đồi mồi nhăn nheo của bác Thái, cựu chiến binh Quân đoàn I. Ông Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, đứng cầm bộ đàm đã mở, vì quá xúc động nên mãi mới nói nên lời: “Từ quê hương Phú Thọ, thay mặt những người con đất Tổ, xin được gửi tới các anh, những người đang đứng nơi đầu sóng ngọn gió, những lời tri ân. Trước chuyến đi, chúng tôi nghĩ rằng đến đây là để thăm hỏi, tặng quà và động viên các anh. Nhưng hôm nay đứng đây, giữa biển khơi mênh mông, chúng tôi mới hiểu rằng, chúng tôi ra đây là để được “soi mình”, để sống cho tốt hơn, sống có ý nghĩa hơn…”.

… Và chúng tôi đã lên tàu rời Trường Sa với muôn vàn cảm xúc dâng trào. Tàu rẽ sóng lao đi, biển cuộn mình đưa tiễn, phủ lên mặt boong những con sóng bạc đầu. Đêm đầu tiên xa Trường Sa, xa những người lính đảo, mở trang nhật ký, không thể nào khác được, tôi ghi: “Nơi ấy, giữa mịt mù sóng gió, có những con người suốt một thời trai trẻ đang sống vì Trường Sa. Ơi Trường Sa!..”/.
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,100
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
Em xin lỗi. Đọc đến chỗ này thì em mất đi một chút hứng...Cái lí do cụ đưa ra em thấy k đúng với cải nghị lực của những con người dám hy sinh thân mình để đứng ở cái đất đầu sóng ngọn gió này và bảo vệ 1 đât nước. Dù em cũng thích và vẫn ăn thịt chó nhưng chắc chắn nếu em là người lính ngoài đó sẽ em k đành lòng ăn con chó mà do tay em nuôi và nó lại sống cùng em ở cái chỗ như nơi cụ đã đến. Chưa nói đến là ngoài đó còn có cả cá và có cả "thịt hộp". Em k sinh ra và lớn lên trong thời chiến nhưng cũng đã sống trong thời bao cấp, 1 năm được ăn thịt 1 lần vào dịp Tết là đã vui rồi. Thiếu rau, thiếu nước thì có thể k chịu được, chứ thiếu thịt thiếu chất tươi mà các cụ ngoài đó làm thịt cả chó do mình nuôi thì em cũng k biết nên hiểu và cảm thế nào? Hay là vì ngoài đó nhiều vodka quá???? Nếu thế thì có thể sẽ mất đảo vì vodka đó.
Có thể cụ hơi nhậy cảm quá, làm người, nhất là ở nơi trận tiền, cũng cần phải thực tế một chút. Giống như kỹ sỹ năm xưa, ai cũng yêu con ngựa mà mình cưỡi hàng ngày, không ai lại nghĩ đến việc ăn thịt ngựa cả. Nhưng ở trận tiền, việc giữ được mạng sống của mình không chỉ đơn giản là vì lý do sinh tồn, mà còn bởi vì nếu người lính còn sống, thì đất nước vẫn còn. Mọi sự hy sinh đều mang giá trị riêng mà không gì sánh được. Điều kiện tại TS trước đây rất khó khăn và khắc nghiệt, nên điều em nói cũng chỉ là trong tình huống bất khả kháng thôi. Thực tế giờ đã tốt hơn rất nhiều nên việc nuôi chó ngoài để cho vui thì cũng còn có tác dụng cảnh giới đấy ạ.
 

muadulich

Xe điện
Biển số
OF-110642
Ngày cấp bằng
28/8/11
Số km
2,022
Động cơ
405,278 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.muadulich.com
Em nghe tin săp có tuyến du lich HCM - Trường Sa. Em đọc lại bài của Cụ mà nước mắt lưng tròng. Cảm ơn Cụ thêm lần nữa.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Cụ có chuyến đi hay quá.
 

bunnyk15a

Xe tải
Biển số
OF-38630
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
365
Động cơ
473,999 Mã lực
HÔm qua xem VTV thấy bảo chuẩn bị có tuýen dul ịch trừong Sa, thấy hay quá các cụ ạ. Hy vọng nhờ du lịch mà đời sống ngoài đó bớt kham khổ
 

minhmilano

Xe tải
Biển số
OF-359851
Ngày cấp bằng
24/3/15
Số km
224
Động cơ
261,710 Mã lực
Website
www.facebook.com
cụ ơi, bò ăn bìa các tông là như thế nào ạ??
chuyến đi của cụ thú vị nhỉ
 

TECHN

Xe tải
Biển số
OF-125138
Ngày cấp bằng
22/12/11
Số km
213
Động cơ
380,708 Mã lực
Cám ơn cụ nhiều ....................
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,034
Động cơ
874,308 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Lão [@hoangminhtnvn;14439] có chương trình chuyến đi mới chưa?
 

khanh huy

Xe hơi
Biển số
OF-343940
Ngày cấp bằng
23/11/14
Số km
131
Động cơ
273,170 Mã lực
Mơ ước lớn nhất của em là được 1 lần ra thăm Trường Sa, sắp thành hiêbj thực rồi các cụ ạ, UBND TP HCM đang cho khảo sát tuyến du lịch này, dự kiến 22/6 chuyến đi đầu tiien. Có cụ nào xung phong không ạ?
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,100
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
Ra Trường Sa, mấy anh em định lên Gạc Ma đòi tiền thuê đất nhưng bọn khựa láo quá, không những không trả mà còn điều tàu hộ vệ tên lửa ra lòe. Mấy anh em khiếp quá lên tàu về luôn. Sẵn tiện, kéo mấy cái bồn xay san hô mà chúng dùng để làm cát phun lên bồi đắp đảo Gạc Ma , xây nhà cao 8-9 tầng ( ảnh) về đảo Sinh Tồn để anh em công nhân tận dụng thi công âu tránh bão cho tàu thuyền của ngư dân mình luôn.


Mới có mấy năm quay lại mà cái đảo chìm bé tí lần trước ngó qua giờ nó xây to như thành phố, đêm đi ngang qua nhìn vào đèn đuốc sáng như Phú Mỹ Hưng. Bực...




 
Thông tin thớt
Đang tải
Top