[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,250
Động cơ
490,348 Mã lực
- Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?[/I] [/QUOTE] Đọc bài này em ghét mỗi câu hỏi này? Sao không hỏi là "Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những kế hoạch, hành động gì để lấy lại vùng đất của ta vừa bị chiếm?"
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Đọc bài này em ghét mỗi câu hỏi này? Sao không hỏi là "Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những kế hoạch, hành động gì để lấy lại vùng đất của ta vừa bị chiếm?"
K nói hết đc cụ ơi. Đã dự nó chiếm thì đã pải đề phòng, nhưng phòng thằng ngay phòng sao đc thằng gian. Hải quân ngày ấy của khựa mạnh gấp trăm lần ta. Cụ đọc báo nên đọc hết, mới đc 1 bài đã bình.
Bên ta đã chuyển bị cả không quân khi đó hiện đại nhất là Su22-M di chuyển từ Thọ Xuân vào Phan Rang, chuyển bị hải quân nhưng hải quân ta quá yếu biết dùng với khựa chỉ tổ làm bia nên k dám dùng.
Trước khi đánh vài hôm nó dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ và toàn bộ hoa kiều trên TG rêu rao là ta đánh trước và giết hại cả tàu chở nhân viên của LHQ, nên việc nổ súng sau đó là để bảo vệ hòa bình TG đấy cụ ạ.
Tại sao mình k lấy đc đảo Gạc Ma là cũng có lý do của nó đấy. Trc khi cho quân công binh định xây công trình trên đảo thì mình chưa có gì để khẳng định chủ quyền trên đó nên khi nó chiếm rồi k làm gì đc. Ta giữ đc Len Đao vì ta cắm đc cờ và tập kết đc vật liệu xây dựng ở đó và đòi đc Cô Lin do tàu húc lên đó. Gạc Ma mất như đã nói ở trên.
 

sonsodaco

Xe buýt
Biển số
OF-120301
Ngày cấp bằng
12/11/11
Số km
672
Động cơ
389,273 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Em có 2 cái tiếc với khựa bẩn
Giá như tháng 3 năm 1979 chúng rút quân, ta cứ nện thẳng thừng thì khéo bây giờ có khi nói đến Việt Nam thì bố con nhà nó vẫn tim đập chân run, hết dám phách lối hung hăng.
Năm 1988 ta cho không quân đánh chìm vài tàu của khựa mới phải, trả thù cho các chiến sĩ của ta và cũng làm cho bọn nó kinh sợ không càn bửa trên khu vực Trường Sa, nơi mà không quân của chúng không với tới.

Tuy nhiên các cụ ở trên có cái nhìn tổng thể hơn:
- Năm 1979 thì ngoài các tự aq là ta nhân đạo, không muốn quy mô cuộc chiến mở rộng thì em chẳng tự tìm thấy lý do nào xác đáng cả
- Năm 1988 là thời kỳ Đất nước ta gặp vô vàn khó khăn, Liên Xô đang cải tổ và không còn đủ lực để hỗ trợ ta nữa. Chính ta cũng cần xích lại với khựa để thêm bạn bớt thù.
2 lần tha địch thật tiếc quá
Vâng em cũng tiếc, tiếc nhất là năm 79. Năm 79 mình thừa thắng xông lên thì nó sợ như trận hoàng đế Quang Trung đập nó, nó có cay quay lại cắn thì thời ấy vừa giải phóngMn xong đang thừa lực,, hơn nữa năm đó Liên xô còn mạnh còn giúp được. Đồng thời rửa cái hận năm 72 khựa bẩn nó bắt tay với mỹ. Tiếc quá!
Còn năm 88 thì cụ Nguyễn văn Linh làm tổn bí thư, đang mở cửa, kinh tế qs khó khăn nên có muốn đập nó trả hận cũng là quá khó. Aida
 

crazyfanBentley

Xe tải
Biển số
OF-43820
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
422
Động cơ
468,420 Mã lực
Có kụ nào biết trận giành lại đảo Len Đao không, cho cháu biết v[si để khoan khoái khi mình đánh thắng lũ CHÓ ấy
 

hainguyenhanoi

Xe buýt
Biển số
OF-104400
Ngày cấp bằng
28/6/11
Số km
658
Động cơ
402,970 Mã lực

hainguyenhanoi

Xe buýt
Biển số
OF-104400
Ngày cấp bằng
28/6/11
Số km
658
Động cơ
402,970 Mã lực
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/ky-uc-ve-tran-chien-gac-ma-nam-1988/

Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, siết chặt vòng vây.
> Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988/ Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa/ Tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trên biển


Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.
Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125 Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.
20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.
2h sáng ngày 12/3, thấy diễn biến có chiều hướng xấu, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo ở Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm trực tại Trường Sa cũng nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.
Sau hai ngày đêm cưỡi sóng lớn, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo qua bộ đàm quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận nhiệm vụ vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại.
Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ hải quân tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút. Phía xa, 3 tàu Trung Quốc tiến đến nhưng chưa có động thái gì. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu cũng được lính công binh chuyển lên đảo.
Anh Lanh (bên trái) ôn lại ký ức trận chiến Gạc Ma với ông Hoàng Hoan. Ảnh: Nguyễn Đông 6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc tiến lại gần, thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Lính Trung Quốc có 49 tên mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc có cán dài", trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.
Theo trung sĩ Thảo, sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần không được, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên. Ngay sau đó, nòng súng của tên này chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Trúng đạn, anh Phương ngã xuống, tay vẫn cầm cờ thì bị sĩ quan Trung Quốc bắn tiếp vào đầu. Ngoài xa, 3 tàu chiến Trung Quốc tiến gần lại đảo, cách tàu HQ 604 chỉ chừng 300 mét.
Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh đỡ lấy lá cờ trên tay trung úy Phương, dùng chân đá văng khẩu súng lục trên tay viên sĩ quan Trung Quốc xuống nước. Một tên khác đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh tiếp tục bị trúng đạn vào vai, nằm gục xuống đảo, tay vẫn ghì chặt cờ. Liền sau đó, tiếng đạn rền vang, lính Trung Quốc dùng AK bắn vào chiến sĩ trên đảo. Trung sĩ Thảo bị rơi xuống nước, cố hụp lặn những làn đạn đang hướng về phía mình.
Cùng lúc này, những tàu chiến Trung Quốc ná pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch, đến khi hi sinh.
Khi thấy HQ 604 và sau đó là HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505 khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và 604.
Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma lên các tàu chiến. Nhiều chiến sĩ hải quân Việt Nam vẫn trôi dạt trên biển. Trung sĩ Thảo kể, anh bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng để tát nước, dùng báng súng làm mái chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.
Tàu HQ 931 đưa các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma về đất liền. Ảnh tư liệu 12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, khi đó ông đứng dưới loa phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: "Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", mắt người cha già ngấn lệ.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân chia sẻ.
Nguyễn Đông
E quan tâm 9 bộ đội ta bị bắt giữ sau đó thì sao. Tìm trên web (link bên dưới)thì thấy đã được trả lại tự do về Việt nam 1991, các bác có ai xác nhận được thông tin này? TÌnh hình các anh hiện tại ra sao ạ?
http://en.wikipedia.org/wiki/Johnson_South_Reef_Skirmish
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Có kụ nào biết trận giành lại đảo Len Đao không, cho cháu biết v[si để khoan khoái khi mình đánh thắng lũ CHÓ ấy
Bài về "Giành lại Len Đao"

Một tháng sau, các anh đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.

“Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử”. Anh Toại kể lại.

Từ 2h sáng, các anh bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao, tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo. Các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền.

“Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”, anh Toại cho biết.

Trước đó, các anh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.

Sau khi xây xong nhà tại Len Đao, nhóm anh Toại tiếp tục di chuyển xây nhà tại đảo Đá Nam rồi gặp bão. Tàu của các anh bị xô dạt, chìm nổi trong bão 25 ngày mới quay lại được đất liền. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trên tàu được Ban chỉ huy Vùng 4 Hải quân khen thưởng.

Từ 1988 đến nay, Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
Đặt cột mốc Trường Sa trước cửa nhà

LÊ VĂN THƠM | 17/03/2013 07:42 (GMT + 7)
TT - Một cựu chiến binh Trường Sa từ tay trắng vượt khó vươn lên, trở thành người sản xuất - kinh doanh giỏi hàng đầu ở làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng).

Anh đã dựng trước nhà mình một cột mốc chủ quyền mô phỏng cột mốc chủ quyền ở đảo Trường Sa Đông.

Đó là cựu chiến binh Trần Văn Xuất ở tổ 95, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Anh nhập ngũ đầu năm 1984 và đóng tại đảo Trường Sa Đông, thuộc Lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.
Sau khi xuất ngũ, anh Xuất theo học nghề điêu khắc đá rồi đi làm công cho một cơ sở đá mỹ nghệ. Anh chắt chiu, dành dụm từng đồng, bền bỉ vượt khó vươn lên. Đầu năm 1999, anh mở cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ (rộng hơn 5.000m²) trên đường Huyền Trân Công Chúa. Năm 2008, anh mua tiếp 7.000m² đất, xây dựng cơ sở 2 trên đường Trường Sa.
Năm 2009, anh Xuất đã cất công đi nhiều nơi để tìm lại đủ 30 đồng đội cùng đơn vị với anh trong những năm làm nhiệm vụ tại đảo Trường Sa Đông. Ai gặp khó khăn, hoạn nạn đều được anh tận tình giúp đỡ tiền bạc để sửa chữa nhà hoặc phát triển kinh tế gia đình.
30 chiến sĩ Trường Sa ngày ấy hiện đang sinh sống tại tám tỉnh, thành trong nước, hằng năm gặp mặt một lần cũng nhờ anh Xuất “bao trọn gói” mọi chi phí.
Ngay trước cơ sở 2 ở đường Trường Sa, anh Xuất đã dựng cột mốc đảo Trường Sa Đông (cao 6m) mà theo anh là để “khuây khỏa nỗi nhớ Trường Sa”. Ông Phạm Viết Sơn, chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hòa Hải, cho biết những năm qua, cột mốc đảo Trường Sa Đông của anh Xuất trở thành một mô hình tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh và thanh thiếu niên địa phương ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Một cán bộ Trung ương Hội cựu chiến binh VN nói: Đây là người đầu tiên và duy nhất hiện nay trong cả nước dựng cột mốc chủ quyền quốc gia trong khuôn viên nhà mình. tổ quốc mãi mãi trong trái tim con dân nước việt
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,994
Động cơ
48,465 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Lịch sử cuối cùng cũng sẽ trả lại tên cho các anh.
 

soledad88

Xe buýt
Biển số
OF-27504
Ngày cấp bằng
15/1/09
Số km
746
Động cơ
491,348 Mã lực
Nơi ở
quê
Bố em cũng làm sỹ quan quân y phục vụ ở đảo Song Tử Tây năm 89. em sinh ra trong lúc bố còn đang ở đảo. nghe lại những người trực tiếp đi làm nv ở Trường Sa về mới thấy tổ quốc thiêng liêng thế nào.
thế mà giờ ls bị xxx xóa nhòa hết...
thời gian rảnh em lại ngồi đọc lại những bài về Trường Sa của các cụ, rồi liên tưởng đến nhưng câu ch của bố em, thực sự nghẹn ngào lắm...
 

BoomDs.

Xe máy
Biển số
OF-36230
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
81
Động cơ
473,310 Mã lực
Nơi ở
China
Xin kể chuyện cũ

Tầu chúng em thả neo gần Cô Lin. Phía mạn trái, ánh đèn lấp lóe từ Gạc Ma như trêu ngươi.

Mười một người xuống xuồng, đem theo hàng hóa và quân dụng nhằm bờ đảo thẳng tiến, quyết vượt qua sóng cả dập dồn và màn đêm đang buông xuống. Liên lạc với đảo và tàu thông qua chiếc bộ đàm để trong túi nilon tránh nước mặn.

Ở giữa biển, bóng tối bao trùm và sóng ngày càng lớn, tàu mẹ cũng đã xa, bỗng nhiên tiếng máy xuồng tắt lịm. Nhiều nỗ lực khởi động vẫn không thành. Bộ đàm liên lạc mãi không được. Sóng đẩy xuồng trôi về phía Nam trong màn mưa, đến gần Gạc Ma.

Không ai nói với ai câu gì, nhưng lòng người như thắp lửa. Lửa lo lắng, lửa căm thù cộng hưởng bùng cháy. Nhưng em chắc chắn là không ai sợ. Nếu cần, sẽ cùng quyết đấu. Nhắn nhủ người thương ở đất liền mọi sự như mong.

Bằng thứ giọng gằn lại, nhưng rõ ràng từng từ một, người sĩ quan có cấp bậc cao nhất trên xuồng lúc đó nói: "Các đồng chí, hãy sẵn sàng, nếu rơi vào tay giặc, chúng ta quyết giữ khí tiết của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhất định không đớn hèn...".

Sẽ không bao giờ, không bao giờ em quên Trường Sa.

Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các Anh hùng liệt sĩ.

Thằng em các cụ, ở Len Đao, gần Gạc Ma-Trường Sa, Việt Nam năm 2001

cho em hỏi có phải a Lâm khoa học công nghệ không ạ? nghe chuyện của anh e cũng hồi hộp mong 1 lần ra đảo công tác 1 chuyến ạ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
cho em hỏi có phải a Lâm khoa học công nghệ không ạ? nghe chuyện của anh e cũng hồi hộp mong 1 lần ra đảo công tác 1 chuyến ạ
Lão ấy ra với nhõn nhiệm vụ là nghiên cứu cải tiến lưới điện chống trộmX_X
 

Kute_lakhe

Xe hơi
Biển số
OF-181238
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
150
Động cơ
337,610 Mã lực
Xin gửi lời tri ân các vong hồn các anh. Càng ngày càng ghét bon Khựa
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân nói về sự kiện 14-3-1988, về CQ88

Sao Trung Quốc không đánh chiếm Len Đao?
Theo tôi nghĩ, Trung Quốc không đánh vì mình đã cắm cờ ở Len Đao, và tàu HQ-605 chìm ngay bên cạnh. Nhưng quan trọng nhất là 614 thả neo bên cạnh, nên nó không thể đánh nữa. Ở Cô Lin cũng vậy, mình có HQ-505 trên đó rồi.
Nhưng mình đã lên Gạc Ma, nó vẫn đánh? Gạc Ma, mờ sáng ngày 14 mình lên, triển khai cắm chốt trên đó thì nó đánh ngay, phủ đầu luôn. Nó đánh cho mình không dựng được nhà luôn, đánh cả tàu HQ-604, hơn 100 người trên đó chìm luôn. Nó rất hung hăng. Nếu mình triển khai được trước một ngày, đưa được cái nhà cao chân lên thì chưa chắc đã xảy ra chuyện này. Nhưng tôi tin rằng, trong ý đồ Trung Quốc nó cố gắng chiếm Gạc Ma. Gạc Ma là bãi chìm ở Tây Nam đảo Sinh Tồn, lớn hơn Cô Lin. Cụm đảo Sinh Tồn rất rộng, đến hàng trăm cây số vuông, Trung Quốc nó chiếm Huy Ghơ ở Đông Bắc, Gạc Ma ở Tây Nam, để sau đòi tranh chấp chủ quyền.
Dịp 14-3-1988, Không quân có ra Trường Sa? Hôm 14-3, máy bay AN26 của mình có bay ra, lượn mấy vòng ở Cô Lin, Sinh Tồn rồi về, rất kìm chế. Sau đó máy bay Trung Quốc cũng bay ra, loại lớn hơn. Những ngày 15, 16, 17 là căng thẳng nhất, mình đã cắm cờ cứu hộ cứu nạn đi tìm anh em mình, nhưng Trung Quốc vẫn cản trở. Không những họ tấn công, giết nhiều anh em mình, mà còn không cho mình đi tìm kiếm.
Tại sao ở Gạc Ma, mình không đánh lại?
Nói chung, chủ trương của ta hồi đó là không đưa tàu chiến ra. Mình khẳng định chủ quyền là của mình, đưa các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Nếu có đưa tàu chiến ra Trường Sa, chỉ là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ, chứ không phải để đối đầu, gây chiến. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ.

Xây dựng đảo chìm, sau 14-3-1988
Người ta cứ thắc mắc, sao mình không nổ súng? Thực ra mà nói, mình không có vũ khí để đánh. Như cái HQ-605, chỉ có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ, cũ rồi. Tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo 76, pháo 100 và lớn hơn bắn vào mình. Biển lúc đó lặng như cái ao, cho nên nó bắn mình như tập bắn bia. Mình chỉ có thể đứng nhìn nó bắn, chứ bắn tới nó sao được. Chỉ có, nếu hôm đó nó đổ bộ lên Gạc Ma, chắc nó sẽ bị chết một số, vì bộ đội mình mang AK Tiệp. Trung Quốc nói là đã lên cắm cờ ở Gạc Ma rồi, mình lên đuổi nó nên nó mới bắn, là hoàn toàn sai. Vì cụm đảo Sinh Tồn gồm Sinh Tồn Lớn, Sinh Tồn Đông, rồi một vòng bãi chìm là Đá Hốc, Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao… là một cụm gắn với nhau. Cả một vòng san hô gắn với nhau, là một đảo, mình đã đóng mà Trung Quốc ngang nhiên lên đó. Họ nói thế là chính họ thừa nhận họ làm sai.
Nói thêm chỗ quân ta ở Sinh Tồn. Từ Sinh Tồn ra đến Gạc Ma mấy chục cây số, sao mà nổ súng tới.
Liên Xô không can thiệp gì?
Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ cung cấp cho mình các phương tiện giúp mình xác định tọa độ, báo cho mình về tình hình di chuyển lực lượng của địch. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô tham gia, tình hình khu vực còn trở nên phức tạp hơn nữa.

Qua CQ88, tôi rút ra mấy cái.
Một là, chủ quyền bây giờ ta có được là do đánh giá đúng âm mưu, ý đồ, thái độ của các bên đối phương đối với các điểm đảo Trường Sa. Chủ trương đúng, có quyết tâm kịp thời, khắc phục khó khăn để giữ được các đảo. Khi mình chủ trương làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng giữ”, vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình. Chúng tôi đúc cột bê tông rồi đưa người ra, chỉ đóng 8 cái cột rồi làm chòi trên đó, che cót, che tôn để anh em ở. Nói chung dịp 1988, các đảo ta chủ định đóng giữ đều đóng giữ được, trừ Huy Ghơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven.

Hai là, mặc dù có khó khăn về phương tiện, nhưng mỗi người tham gia bảo vệ Trường Sa đều có quyết tâm, nỗ lực rất lớn. Lúc bấy giờ, có những cái rất căng thẳng, có những thời điểm quá khắc nghiệt. Có lúc chúng tôi hết cả cái ăn, nước uống, quần đùi may ô suốt, may có tàu Mỹ Á ra tiếp tế… Cái lòng bền bỉ, sự kiên quyết của anh em rất là lớn. Ở nhà, lúc đầu tưởng tôi đã hy sinh, vì tàu bị mất liên mạc, tưởng Trung Quốc bắn rồi. Danh sách hy sinh không ghi tên tôi, nhưng ở quê cứ đồn tôi hy sinh rồi…Vợ tôi ốm mấy tháng là vì thế.
Ba là, trước các tình huống khi đó, chỉ huy trực tiếp gián tiếp đều rất linh hoạt, kịp thời. Hồi đó, phương tiện thiếu thốn, nhưng lên chỗ nào để tìm địa điểm làm nhà, đưa quân đóng giữ, thấy có điều kiện là làm ngay. Đồng thời, đối sách hết sức khéo léo, không để dẫn đến nổ súng, ví dụ như tình hình ở Len Đao, tôi đã kể. Hoặc tình hình căng thẳng hồi tháng Tư, khi tàu cứu hộ Mỹ Á ra thay cho tàu Đại Lãnh, Trung Quốc cho 5 tàu chiến vây ép hai tàu này và HQ-614. Đối phương cho rằng mình lợi dụng cứu hộ để mang tên lửa ra, nó gây căng thẳng lắm. Thái độ họ hung hăng, nhưng mình bình tĩnh, việc ai người ấy làm, chủ quyền mình mình giữ.
Nay, vẫn có nhiều người nói năm 1988 mình để Trung Quốc chiếm đảo?
Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình hết sức cố gắng đóng giữ với khả năng của mình. Mặc dù lúc đó tàu mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra tìm đúng đảo rất khó khăn, phải nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài qua lại. Có những chuyến tàu ra 3 - 4 ngày, không tìm được đảo lại phải quay về đất liền để xác định lại, vì đảo là đảo chìm, mênh mang. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau. Như Chữ Thập, nó rất nhỏ, lại nằm trong cùng phía Tây này, nên không nghĩ rằng Trung Quốc nó sẽ lên đó. Nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên làm xong nhà ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện sẽ giải quyết nốt Chữ Thập... Nhưng có những điểm, khi mình đến đóng giữ thì Trung Quốc gây sự, không phải là vì mình không đóng nên Trung Quốc đến đóng đâu. Mà Trung Quốc cố tình đưa phương tiện, lực lượng vũ trang hiện đại đến, chiếm đảo bằng sức mạnh. Tôi nói điển hình như vụ Gạc Ma. Mình đưa bộ đội lên giữ đảo, để thể hiện chủ quyền của mình. Nếu Trung Quốc có thiện chí, họ sẽ thể hiện thái độ bằng con đường này con đường khác. Nhưng khi bộ đội Việt Nam tay không lên đảo, họ dùng hoả lực tàu chiến, dùng pháo bắn tới tấp lên tàu, bắn anh em tay không trên đảo.

Về chủ quyền biển đảo, các thế hệ của mình đã có mặt ở Trường Sa từ xưa đến giờ. Không những sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng, mà từ trước đó, chế độ Sài Gòn, họ là con người Việt Nam, đã đưa người Việt Nam ra giữ biển đảo của mình, chủ quyền của mình. Đó là cái ý nghĩa cơ bản, lâu dài của việc giữ chủ quyền. Còn về bản chất phía Trung Quốc, họ đã có ý đồ từ lâu. Họ kiếm cớ để chiếm đảo của mình bằng hành động trái phép. Năm 1988, xác định được đối phương như thế nên mình đã phản ứng nhanh chóng, chính xác.Từ nhận định cho đến xử tình huống là kịp thời, không gây quá nhiều tổn thất đối với lực lượng mình, không để xảy ra chiến tranh, nhưng thể hiện quyết tâm giữ chủ quyền.
Nếu năm 1988 hoặc năm nào đó, các lực lượng đối phương đụng đến các đảo ta đã đóng quân, như Sơn Ca, như Song Tử Tây, sự việc không dừng lại như ở Gạc Ma…
 
Biển số
OF-20639
Ngày cấp bằng
31/8/08
Số km
201
Động cơ
501,331 Mã lực
Tổ quốc và nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn các chiến sỹ đã hy sinh vì tấc đất tấc vàng của Việt Nam!
Cũng tùy từng người cụ ạ! E, cụ và nhiều người dân nữa..., nhưng cũng có những người quên đấy cụ ạ!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
[video=youtube;OfRuJ-w7WsA]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=OfRuJ-w7WsA[/video]
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top