[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Bọn Tàu ngông cuồng thật, nó xuống tận sát Malaixia rồi tuyên bố chủ quyền của nó
 

kito80

Xe hơi
Biển số
OF-154191
Ngày cấp bằng
27/8/12
Số km
163
Động cơ
355,510 Mã lực
Kính các cụ 1 tấm cháu chụp với đồng chí HQ trên nhà giàn DK1 Phúc Tần C năm 2011 ạ. Có đi ra đó càng thấy 2 từ Tổ quốc nó thiêng liêng thế nào, cháu có tí vinh dự 2 năm 2010 và 2011 liên tiếp được công tác Trường Sa- DK1.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tuyệt quá, cụ tí to!
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Cụ còn nhiều ảnh không đưa lên cho anh em xem về biển đảo Tổ quốc đi ! Em cũng mong một lần được ra thăm Trường Sa lắm nhưng chắc chỉ là...ước mơ thôi ạ.
 

hainguyenhanoi

Xe buýt
Biển số
OF-104400
Ngày cấp bằng
28/6/11
Số km
658
Động cơ
402,970 Mã lực
Kính các cụ 1 tấm cháu chụp với đồng chí HQ trên nhà giàn DK1 Phúc Tần C năm 2011 ạ. Có đi ra đó càng thấy 2 từ Tổ quốc nó thiêng liêng thế nào, cháu có tí vinh dự 2 năm 2010 và 2011 liên tiếp được công tác Trường Sa- DK1.
Cụ quá tuyệt, kể cả cái áo của cụ!
 

otokute

Xe đạp
Biển số
OF-163963
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
21
Động cơ
347,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ ơi, Nhà cháu có anh họ cũng tham gia trận 14/3/88 này ạ. Anh ấy trên tàu HQ 505. Theo lời kể thì hôm đó tàu bị trúng đạn, chìm rất nhanh, anh ấy nghe tiếng báo động rồi tàu chìm và ngất xỉu giữa biển khơi. Tự xác định là chết nhưng khi mở mắt ra thì anh thấy mình đang trong bệnh viện. Anh hỏi lại mới biết sau khi tàu chìm, ta cho máy bay ra quăng lưới, còn ai thì vớt. Và anh ấy còn được sống đến bây h để thỉnh thoảng ngồi uống rượu kể lại.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Các cụ ơi, Nhà cháu có anh họ cũng tham gia trận 14/3/88 này ạ. Anh ấy trên tàu HQ 505. Theo lời kể thì hôm đó tàu bị trúng đạn, chìm rất nhanh, anh ấy nghe tiếng báo động rồi tàu chìm và ngất xỉu giữa biển khơi. Tự xác định là chết nhưng khi mở mắt ra thì anh thấy mình đang trong bệnh viện. Anh hỏi lại mới biết sau khi tàu chìm, ta cho máy bay ra quăng lưới, còn ai thì vớt. Và anh ấy còn được sống đến bây h để thỉnh thoảng ngồi uống rượu kể lại.
Vụ này hay à nha, có 1 0 2 trên thế giới
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Vụ này hay à nha, có 1 0 2 trên thế giới
Cái trò dùng trực thăng quăng lưới bắt du kích, giao liên đi lẻ Mẽo chơi hoài trong chiến tranh VN.
Vấn đề là lúc đó, mềnh làm giề có trực thăng nào bay một mạch từ trong bờ ra, đi tìm rồi quăng lưới... ???
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Cái trò dùng trực thăng quăng lưới bắt du kích, giao liên đi lẻ Mẽo chơi hoài trong chiến tranh VN.
Vấn đề là lúc đó, mềnh làm giề có trực thăng nào bay một mạch từ trong bờ ra, đi tìm rồi quăng lưới... ???
Như đã đc bác pain nhắc nhở, báo chí chỉ mang tính thông tấn, việc không quân sau đó hỗ trợ có lẽ là có, nhưng việc đang tranh chấp căng thẳng bằng vũ lực mà có trực thăng dân sự bay ra quăng lưới vớt lính mình giữa biển khơi thì chỉ Hollywood mới dàn dựng dc!
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Như đã đc bác pain nhắc nhở, báo chí chỉ mang tính thông tấn, việc không quân sau đó hỗ trợ có lẽ là có, nhưng việc đang tranh chấp căng thẳng bằng vũ lực mà có trực thăng dân sự bay ra quăng lưới vớt lính mình giữa biển khơi thì chỉ Hollywood mới dàn dựng dc!
Việc không quân dùng Su 22 ra thị uy và yểm trợ Hải quân trong việc cứu hộ và tiếp tục cắm cờ khẳng địng chủ quyền là có thật. Còn sự việc quăng lưới thì có thể do các kể của người cứu hộ ( ta có thể hiểu như sau: KQ bay thị uy để tàu cứu hộ vớt anh em còn trôi dạt trên biển) với anh của cụ otokute - đấy chỉ là phán đoán cá nhân của em thôi ạ.
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
886
Động cơ
356,050 Mã lực
Các tấm ghép đang dần dần làm rõ bức tranh rồi.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/nhung-chuyen-bay-tuan-tieu-truong-sa/

Thứ ba, 2/4/2013, 16:20 GMT+7


Những chuyến bay tuần tiễu Trường Sa

Sau lần bay đầu tiên ra Trường Sa năm 1988, các chiến đấu cơ Su-22, Su-27, Su-30 của không quân Việt Nam thường xuyên tuần tra, quan sát quần đảo. Mỗi lần thấy máy bay lượn trên đầu, người dân đảo lại ùa ra vẫy chào.
> Chiến đấu cơ SU-27 bay canh gác Trường Sa / Phi công 27 tuổi lái Su-30


Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng. Thực hiện nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao phó, ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 của Trung đoàn 923 vào sân bay Phan Rang (Ninh Thuận) để huấn luyện làm quen với địa hình, hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân sẵn sàng chiến đấu, đánh địch trên biển.
Trung tá Hoàng Đình Dũng, Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 923 cho biết, đơn vị đã lựa chọn phi công có trình độ khá để huấn luyện bay biển xa. Những chuyến bay biển đầu tiên được tổ chức tới các đảo gần bờ. Cự ly được đẩy dần ở các chuyến sau, lúc đầu là 100 km, 200 km và nâng dần lên 500 km...
Máy bay từng tham gia bảo vệ quần đảo Trường Sa và khu vực kinh tế biển. Ảnh: Hoàng Hà. Đầu tháng 2/1988, trung đoàn tổ chức chuyến bay đầu tiên ra quần đảo Trường Sa. Phi đội trưởng Phi đội cơ động Vũ Xuân Cương lái chiếc Su-22 số hiệu 8502 (được lắp thêm 4 thùng dầu phụ) thực hiện chuyến bay này.
Chiếc Su-22 do phi công Vũ Xuân Cương và một phi công chuyên gia điều khiển được lệnh cất cánh lúc 8h sáng 10/2/1988. Cách hơn 30 km, các phi công đã nhìn thấy đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa. Hạ thấp độ cao, phi công bay qua đảo rồi trở về căn cứ an toàn.
Chuyến bay đầu tiên thành công, trung đoàn tổ chức rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những chuyến ra đảo làm nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát và bay ứng dụng chiến đấu bảo vệ khu vực quần đảo và vùng kinh tế biển.
Từng có mặt ở Phan Rang để làm nhiệm vụ bay quan sát, trinh sát khu vực nhà giàn DK1 và quần đảo Trường Sa, phi công Phạm Như Xuân vẫn nhớ lần đầu anh lái Su-22 cất cánh ở sân bay Thành Sơn. Dù chỉ được giao nhiệm vụ bay một vòng quanh đảo, nhưng biên đội đã xuống rất thấp và vòng hai lần bởi người dân, bộ đội trên đảo nghe tiếng máy bay đã ùa ra đón.
"Tôi thấy bộ đội và nhân dân rất vui và rất yên tâm khi những cánh bay của Trung đoàn đã vươn tới Trường Sa. Đó là lời khẳng định bất cứ khi nào quần đảo cần thì đất liền sẽ kịp thời có mặt", anh Xuân nói.
Trong những chuyến bay tuần tiễu, trinh sát ra Trường Sa, phi công Xuân nhớ nhất một chuyến có điều kiện khí tượng phức tạp. Khi ra gần quần đảo thì có một cột mây dựng cao không thể vượt qua, bắt buộc phải vòng tránh, sau đó bay ngược lại để đi đến Trường Sa.
Thời điểm đó phương tiện dẫn dắt và quản lý máy bay chỉ trong vòng 300 km nên sau đó phi công phải tự đi. Giữa mênh mông biển nước, việc xác định vị trí càng khó. Thế nhưng anh Xuân vẫn tính toán đến đúng các đảo theo yêu cầu. Khi hạ cánh trên đất liền, lượng dầu còn lại là 700 kg, tức chỉ bay được khoảng 10 phút nữa.
Đại tá Phạm Như Xuân có gần 30 năm gắn với nghiệp lái máy bay, từng có hai năm bay tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Ảnh: Hoàng Hà. Là phi công trẻ của Trung đoàn 923 nhưng thượng úy Đỗ Trung Dũng đã nhiều lần bay ra Trường Sa khi còn lái Su-22 ở Trung đoàn 937 (Sư đoàn 370). Theo anh Dũng, bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của mình với khu vực cần đến. Nếu dựa vào thiết bị dẫn đường trên máy bay thì đòi hỏi phải giữ số liệu chính xác.
Chuyến đầu tiên ra Trường Sa năm 2011 khi mới 28 tuổi, anh Dũng bay cùng giáo viên trên chiếc Su-22. "Mọi người trên đảo chạy ùa ra vẫy chào chúng tôi, dù không nói được với nhau nhưng chúng tôi cảm thấy yên tâm vì ngoài đó vẫn yên bình tốt đẹp", thượng úy phi công nhớ lại.
Từng bay trinh sát, tuần tiễu ở các đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Đá Đông, kết hợp quan sát được nhiều đảo khác, anh Dũng chia sẻ, bên cạnh khó khăn về thời tiết, địa tiêu, phi công còn phải đối mặt với các tình huống như gặp máy bay quân sự nước ngoài trên bầu trời khu vực quần đảo Trường Sa...
Nếu như phi công lái Su-22 chỉ biết hướng và cự ly đi đến Trường Sa, trung thành với hướng bay đến đó thì với Su-30 hiện đại, việc bay ra Trường Sa được thực hiện dễ dàng hơn bởi loại máy bay này có thời gian bay dài, định vị vệ tinh, cài đặt tọa độ, tính được thời gian còn lại đến mục tiêu.
"Với Su-30 và nghệ thuật tác chiến trên không, chúng tôi tự tin đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển Tổ quốc", phi công Đỗ Trung Dũng nói.
Hoàng Thùy
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
157
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Được mật báo cụ Pain đang đi TS, em đào cái thớt mong các cụ chém tiếp
 

Canon_s3is

Xe điện
Biển số
OF-30009
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
2,132
Động cơ
501,659 Mã lực
Được mật báo cụ Pain đang đi TS, em đào cái thớt mong các cụ chém tiếp
Cháu cũng mới có chuyến hải trình khởi hành ngày 3/5/2013 tại cảng Cát Lái, ngày 14/5 về lại Cát Lái. Đoàn ghé qua 10 điểm đảo và 2 nhà dàn.
Cháu đang lựa ảnh để góp chuyện cùng các cụ.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cháu cũng mới có chuyến hải trình khởi hành ngày 3/5/2013 tại cảng Cát Lái, ngày 14/5 về lại Cát Lái. Đoàn ghé qua 10 điểm đảo và 2 nhà dàn.
Cháu đang lựa ảnh để góp chuyện cùng các cụ.
Cụ nhanh cho lên hình đi không vài ngày nữa em đưa lên cả tá thì cụ đừng kêu.. :))
 

Canon_s3is

Xe điện
Biển số
OF-30009
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
2,132
Động cơ
501,659 Mã lực
Cụ nhanh cho lên hình đi không vài ngày nữa em đưa lên cả tá thì cụ đừng kêu.. :))
Ảnh em có nhiều lắm. Trước tiên, em up ảnh 02 buổi lễ tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh vì biển đảo của Tổ quốc. hai buổi lễ này đều được thực hiện trên tàu, giữa bốn bề sóng nước (dĩ nhiên là ở trong khu vực các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh).








Photo: T.T.Q
 
Chỉnh sửa cuối:

Canon_s3is

Xe điện
Biển số
OF-30009
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
2,132
Động cơ
501,659 Mã lực





Photo: T.T.Q
 
Chỉnh sửa cuối:

qaz123

Xe tải
Biển số
OF-53330
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
259
Động cơ
454,350 Mã lực
Báo cáo các cụ là hiện nay chúng ta vẫn phải bảo vệ đảo bằng Máu.

Hôm nọ ngồi ăn cơm với con em là giảng viên một trường ĐH ở HN, nó kể trường em đang có phong trào thù Khựa, chả là một giáo viên tiếng Khựa (thế mới cú) quê HP có cậu em trai mới tốt nghiệp HVQY, tuổi trẻ máu lửa xin ra TS và được phục vụ ở đảo Phan Vinh B, đảo bé quá chỉ có 6~7 chiến sĩ thôi, được mấy tháng thì Hy Sinh (bị nó bắn tỉa trúng đầu). Cô giáo phải nghỉ dạy một thời gian vì thương em cứ ngất lên ngất xuống.
Em chảy cả nước mắt mỗi khi nghĩ đến chuyện này.

Theo thông tin trà đá vỉa hè thì chuyện các bên tỉa nhau xảy ra như cơm bữa, Khựa cũng bị tỉa nhiều các cụ ạ.

P/S: Chuyện em chả biết có vi phạm nội quy không, nếu vi phạm thì Mod từ từ hẵng xóa nhá
Có thật như thế ko bác?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top