[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Các a bộ đội cụ hồ xưa toàn thế,chả tiếc gì cả xương cả máu cả tính mạng,còn các a bộ đội bị giờ thì thế nào các cụ nhể?Sợ các a uống bia nhiều quá nặng bụng không biết có chiến được không hay là lại đợi các phó thường dân cứu cứu...tất nhiên là không phải a bộ đội nào cũng thế vẫn còn rất nhiều a chả bia .
Cụ ợ.
Bộ đội giờ hay phết. Beer vưỡn beer. Mờ chẳng phải là beer nữa, diệu lun. Ái vưỡn Ái. Còn CHIẾN vươn cứ CHIẾN nha.
Tự dưng bi giờ em lại muốn ... ĐI LÍNH :))
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,671
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Em xem đoạn phim trên youtube thấy chúng nó bắn vãi đạn kinh thật đấy...Không hề có điểm nấp tránh - cứ phơi mình trước làn đạn như thế chứ...Híc
cụ có link không ạ? cho em xem với
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

mr-justin

Xe tải
Biển số
OF-159262
Ngày cấp bằng
4/10/12
Số km
388
Động cơ
353,950 Mã lực
Nơi ở
hầ nội
hay quá, e đánh dấu đọc dần :)
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
1 tháng sau sự kiện thảm sát tàn bạo tại đảo Gạc Ma, Hải quân VN đã xốc lại đội hình, tập hợp binh sĩ, vũ khí, tàu chiến quyết tâm giành lại 2 đảo đã mất, tuy nhiên ta chỉ giành lại được đảo Len Đao,còn Gạc Ma thì vẫn bị TQ chiếm giữ cho đến tận bây giờ.

Trở lại với sự biến ngày 14/3/1988. Trước đó, ngày 11/3, nhiều chiến sĩ Trung đoàn E83 được lệnh khẩn lên tàu. Trung đội trưởng Đinh Xuân Toại (Đơn vị C7 – D3 – E83) lẽ ra cũng lên tàu HQ-604, nhưng đến giờ cuối, anh cùng một số chiến sĩ khác được điều chuyển sang tàu không số nhỏ hơn, chuyển hướng đến đảo Tốc Tan.

Khi đang xây dựng mốc chủ quyền và nhà trên đảo này, các anh nghe tin đồng đội bên Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao bị tấn công. Cả ngày đó, cùng với lực lượng từ đảo Sinh Tồn và cụm đảo xung quanh đó, các anh đã cố gắng tiếp cận Gạc Ma tiếp cứu đồng đội, nhưng bị tàu Trung Quốc ngăn chặn nên không thể vào được.

Ngày hôm sau, khi đã đưa được những chiến sĩ thương vong về Sinh Tồn, đơn vị anh Toại được đưa về đất liền, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.

Một tháng sau, các anh đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.​

“Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử”. Anh Toại kể lại.

Từ 2h sáng, các anh bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao, tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo. Các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền.

“Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”, anh Toại cho biết.

Trước đó, các anh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.


Đảo Len Đao​

Sau khi xây xong nhà tại Len Đao, nhóm anh Toại tiếp tục di chuyển xây nhà tại đảo Đá Nam rồi gặp bão. Tàu của các anh bị xô dạt, chìm nổi trong bão 25 ngày mới quay lại được đất liền. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trên tàu được Ban chỉ huy Vùng 4 Hải quân khen thưởng.

Từ 1988 đến nay, Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao.
 
Chỉnh sửa cuối:

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Muốn chiến thắng thì chính sách xây dựng hậu phương vững vàng là tiền đề, là điều kiện cần.
Đấy là vấn đề cốt tử.
Xem thế thì nếu chiến bây giờ Việt Nam ta chỉ thua thiệt to mà thôi!
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Em thấy có cái này hay hay :P
Copy from tathy
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Không biết cụ nào đã đưa bài của bác Baoleo này lên chưa ! Em đưua nếu trùng thì nhờ Mod xóa hộ. Kể ra cũng đáng suy ngẫm !

[FONT=&amp]Những ngày này, các báo, phần nhiều là lá cải, luôn lợi dụng sự kiện Gạc-Ma, hay còn gọi là chiến dịch CQ-88 để hò hét, yêu nước bằng mồm và bằng bàn phím.[FONT=&amp]

Các báo ấy, đâu có biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, còn bạt ngàn các chiến sỹ Hải quân, đang làm những việc chẳng kém gì CQ-88.
Không kể gì đến các chiến sỹ ở các đảo của Trường Sa, các nhà dàn DK nhé.
Các báo ấy, có bao giờ nghe nói về 1 đơn vị Hải quân, phiên hiệu số là Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, mà lữ bộ (hay gọi là trụ sở Công ty cho nó dân sự), nằm trên đường ra khu CN Đình Vũ Hải Phòng không.
Các báo ấy, các anh hùng bàn phím ấy, có bao giờ biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, đang liên tục vây - đuổi - đánh tầu Trung quốc trên biển Đông không.
Không nói, không có nghĩa là không có nhé.[/FONT]


[FONT=&amp]Tung hoành trên Biển Đông hôm nay, bảo vệ ngư dân, ‘đâm-đuổi-va-chèn’ tầu Trung Quốc, chủ công là các lữ đoàn 125, lữ đoàn 128. Chứ các cụ 'Trần Hưng Đạo' hay 'Lê Thái Tổ', chỉ để 'giữ giá làm dưa' thui.[/FONT]

[FONT=&amp]Lữ 125 là lữ vận tải. Các bạn hôm nay, có ra Trường Sa cùng các đoàn công tác, đi trên các HQ-996 hay vân vân, chính là tầu của lữ 125, hay còn đc biết đến với cái tên: lữ 'tầu không số' đấy. [/FONT]
[FONT=&amp]Lữ 125 ngoài bề nổi là đưa đón quân dân ra Trường Sa, còn là lực lượng chủ công để vận chuyển nguyên vật liệu ra xây dựng Trường Sa.[/FONT]
[FONT=&amp]Chương trình ‘Góp đá xây dựng Trường Sa’, không thể thiếu công của lữ 125, làm nhiệm vụ vận tải các vật chất đó.[/FONT]
[FONT=&amp]Còn 1 việc nữa của 125, mà ít người biết đến, ấy là cứu hộ bà con ngư dân. Trong con bão Chan Chu hồi năm 2006, chính tầu của lữ 125, đã ra tận vùng biển của Đài Loan, để kéo tầu của ngư dân gập nạn, trở về.[/FONT]

[FONT=&amp]Còn Lữ 128, hay công ty Vạn Hoa, trước đây là lữ đánh cá, nay thì không đánh cá nữa, mà làm nhiệm vụ còn quan trọng hơn: là bảo vệ nguồn cá, cho ngư dân đánh bắt. Họ làm bằng cách: đâm-va-chèn với tụi tầu Trung Quốc đấy.[/FONT]
[FONT=&amp]Lữ 128, còn làm nhiệm vụ bảo vệ tầu Bình Minh, các dàn khoan của ta.[/FONT]
[FONT=&amp]Các clip về tầu của ta ‘đâm-đuổi’ tầu ‘Hải giám’ hay ‘cắt cáp’ của Trung Quốc, chính là các con tầu của lữ 128, hay còn gọi là công ty Vạn Hoa đấy.[/FONT]
[FONT=&amp]
Các báo anh hùng bàn phím ấy,, nên biết điều trên.

Xin các báo ấy, bớt hò hét nhăng cuội.
Hãy làm 1 việc thực sự: góp tý kinh phí cho Biển -Đảo. Hay đơn giản nhất, chí ít cũng đi đúng luật giao thông, cho dân Việt ta nhờ.


[/FONT]
[/FONT]
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Có những điều làm nhưng chưa cần nói, cụ ạ. Như ở trên vẫn chưa hết đâu. Gạc Ma vẫn cứ phải nhắc, và sẽ còn nhắc nhiều nữa.

Mang cái này đập nào mặt những đứa ra rả ngồi kêu la "hèn, bán nước, tiếp tay..." ấy.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Vâng ! em cũng nghĩ như cụ . Những cái nhắc vẫn phải nhắc để mọi thế hệ về sau biết được gương chiến đâu hi sinh của cha ông ngày trước để gìn giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc và bộ mặt của kẻ thù . Còn nhiều việc thì không nên xuyên tạc theo chiều hướng nói xấu hay bôi nhọ theo kiểu chém gió như bọn mà cụ nói !
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Không biết cụ nào đã đưa bài của bác Baoleo này lên chưa ! Em đưua nếu trùng thì nhờ Mod xóa hộ. Kể ra cũng đáng suy ngẫm !

[FONT=&amp]Những ngày này, các báo, phần nhiều là lá cải, luôn lợi dụng sự kiện Gạc-Ma, hay còn gọi là chiến dịch CQ-88 để hò hét, yêu nước bằng mồm và bằng bàn phím.[FONT=&amp]

Các báo ấy, đâu có biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, còn bạt ngàn các chiến sỹ Hải quân, đang làm những việc chẳng kém gì CQ-88.
Không kể gì đến các chiến sỹ ở các đảo của Trường Sa, các nhà dàn DK nhé.
Các báo ấy, có bao giờ nghe nói về 1 đơn vị Hải quân, phiên hiệu số là Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, mà lữ bộ (hay gọi là trụ sở Công ty cho nó dân sự), nằm trên đường ra khu CN Đình Vũ Hải Phòng không.
Các báo ấy, các anh hùng bàn phím ấy, có bao giờ biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, đang liên tục vây - đuổi - đánh tầu Trung quốc trên biển Đông không.
Không nói, không có nghĩa là không có nhé.[/FONT]


[FONT=&amp]Tung hoành trên Biển Đông hôm nay, bảo vệ ngư dân, ‘đâm-đuổi-va-chèn’ tầu Trung Quốc, chủ công là các lữ đoàn 125, lữ đoàn 128. Chứ các cụ 'Trần Hưng Đạo' hay 'Lê Thái Tổ', chỉ để 'giữ giá làm dưa' thui.[/FONT]

[FONT=&amp]Lữ 125 là lữ vận tải. Các bạn hôm nay, có ra Trường Sa cùng các đoàn công tác, đi trên các HQ-996 hay vân vân, chính là tầu của lữ 125, hay còn đc biết đến với cái tên: lữ 'tầu không số' đấy. [/FONT]
[FONT=&amp]Lữ 125 ngoài bề nổi là đưa đón quân dân ra Trường Sa, còn là lực lượng chủ công để vận chuyển nguyên vật liệu ra xây dựng Trường Sa.[/FONT]
[FONT=&amp]Chương trình ‘Góp đá xây dựng Trường Sa’, không thể thiếu công của lữ 125, làm nhiệm vụ vận tải các vật chất đó.[/FONT]
[FONT=&amp]Còn 1 việc nữa của 125, mà ít người biết đến, ấy là cứu hộ bà con ngư dân. Trong con bão Chan Chu hồi năm 2006, chính tầu của lữ 125, đã ra tận vùng biển của Đài Loan, để kéo tầu của ngư dân gập nạn, trở về.[/FONT]

[FONT=&amp]Còn Lữ 128, hay công ty Vạn Hoa, trước đây là lữ đánh cá, nay thì không đánh cá nữa, mà làm nhiệm vụ còn quan trọng hơn: là bảo vệ nguồn cá, cho ngư dân đánh bắt. Họ làm bằng cách: đâm-va-chèn với tụi tầu Trung Quốc đấy.[/FONT]
[FONT=&amp]Lữ 128, còn làm nhiệm vụ bảo vệ tầu Bình Minh, các dàn khoan của ta.[/FONT]
[FONT=&amp]Các clip về tầu của ta ‘đâm-đuổi’ tầu ‘Hải giám’ hay ‘cắt cáp’ của Trung Quốc, chính là các con tầu của lữ 128, hay còn gọi là công ty Vạn Hoa đấy.[/FONT]
[FONT=&amp]
Các báo anh hùng bàn phím ấy,, nên biết điều trên.

Xin các báo ấy, bớt hò hét nhăng cuội.
Hãy làm 1 việc thực sự: góp tý kinh phí cho Biển -Đảo. Hay đơn giản nhất, chí ít cũng đi đúng luật giao thông, cho dân Việt ta nhờ.


[/FONT]
[/FONT]
Đọc bài này hay quá, công sức hàng vạn con em VN ngày đêm tranh đấu vì quyền lợi quốc gia to lớn không thể nào đo đếm được.
Những ai trót vì thiếu hiểu biết về hiện thực cũng như lịch sử, trót a dua kích động hằn học về biển đảo thì nên ngẫm nghĩ lại và dừng lại, đừng để mình bị mắc mưu của bọn luôn mang hận thù ( và có thể cả bọn Tàu ) . Những kẻ có mưu đồ xấu muôn đời sẽ bị phỉ nhổ vì bỉ ổi nhân cách.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Em xin lỗi vì lại hô khẩu hiệu mất rồi, xin các cụ lượng thứ nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các cụ có khoái làm buổi ọp với cụ baoleo và vi xuyên không? Em làm bữa nhá;))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Không biết cụ nào đã đưa bài của bác Baoleo này lên chưa ! Em đưua nếu trùng thì nhờ Mod xóa hộ. Kể ra cũng đáng suy ngẫm !

[FONT=&amp]Những ngày này, các báo, phần nhiều là lá cải, luôn lợi dụng sự kiện Gạc-Ma, hay còn gọi là chiến dịch CQ-88 để hò hét, yêu nước bằng mồm và bằng bàn phím.[FONT=&amp]

Các báo ấy, đâu có biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, còn bạt ngàn các chiến sỹ Hải quân, đang làm những việc chẳng kém gì CQ-88.
Không kể gì đến các chiến sỹ ở các đảo của Trường Sa, các nhà dàn DK nhé.
Các báo ấy, có bao giờ nghe nói về 1 đơn vị Hải quân, phiên hiệu số là Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, mà lữ bộ (hay gọi là trụ sở Công ty cho nó dân sự), nằm trên đường ra khu CN Đình Vũ Hải Phòng không.
Các báo ấy, các anh hùng bàn phím ấy, có bao giờ biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, đang liên tục vây - đuổi - đánh tầu Trung quốc trên biển Đông không.
Không nói, không có nghĩa là không có nhé.[/FONT]


[FONT=&amp]Tung hoành trên Biển Đông hôm nay, bảo vệ ngư dân, ‘đâm-đuổi-va-chèn’ tầu Trung Quốc, chủ công là các lữ đoàn 125, lữ đoàn 128. Chứ các cụ 'Trần Hưng Đạo' hay 'Lê Thái Tổ', chỉ để 'giữ giá làm dưa' thui.[/FONT]

[FONT=&amp]Lữ 125 là lữ vận tải. Các bạn hôm nay, có ra Trường Sa cùng các đoàn công tác, đi trên các HQ-996 hay vân vân, chính là tầu của lữ 125, hay còn đc biết đến với cái tên: lữ 'tầu không số' đấy. [/FONT]
[FONT=&amp]Lữ 125 ngoài bề nổi là đưa đón quân dân ra Trường Sa, còn là lực lượng chủ công để vận chuyển nguyên vật liệu ra xây dựng Trường Sa.[/FONT]
[FONT=&amp]Chương trình ‘Góp đá xây dựng Trường Sa’, không thể thiếu công của lữ 125, làm nhiệm vụ vận tải các vật chất đó.[/FONT]
[FONT=&amp]Còn 1 việc nữa của 125, mà ít người biết đến, ấy là cứu hộ bà con ngư dân. Trong con bão Chan Chu hồi năm 2006, chính tầu của lữ 125, đã ra tận vùng biển của Đài Loan, để kéo tầu của ngư dân gập nạn, trở về.[/FONT]

[FONT=&amp]Còn Lữ 128, hay công ty Vạn Hoa, trước đây là lữ đánh cá, nay thì không đánh cá nữa, mà làm nhiệm vụ còn quan trọng hơn: là bảo vệ nguồn cá, cho ngư dân đánh bắt. Họ làm bằng cách: đâm-va-chèn với tụi tầu Trung Quốc đấy.[/FONT]
[FONT=&amp]Lữ 128, còn làm nhiệm vụ bảo vệ tầu Bình Minh, các dàn khoan của ta.[/FONT]
[FONT=&amp]Các clip về tầu của ta ‘đâm-đuổi’ tầu ‘Hải giám’ hay ‘cắt cáp’ của Trung Quốc, chính là các con tầu của lữ 128, hay còn gọi là công ty Vạn Hoa đấy.[/FONT]

[FONT=&amp]
Các báo anh hùng bàn phím ấy,, nên biết điều trên.

Xin các báo ấy, bớt hò hét nhăng cuội.
Hãy làm 1 việc thực sự: góp tý kinh phí cho Biển -Đảo. Hay đơn giản nhất, chí ít cũng đi đúng luật giao thông, cho dân Việt ta nhờ.


[/FONT]
[/FONT]
Bên ngoại nhà em có ông chú trước làm giám đốc cái Công ty 128 thực chất là lữ 128 Hải quân. 1 thằng con ông í cũng theo nghề bố, học hải quân bên Nga. Về nước xong, dính Kilo vừa rồi nó cũng phải đi suốt.
1 thằng em họ nữa cũng mới bò từ dưới nước, cũng 128 lên bờ đi học. Thằng này làm thông tin vệ tinh trên tàu. Nó bít ối thứ hay ho :D
 
Chỉnh sửa cuối:

DuhocNhatBan

Xe tăng
Biển số
OF-184882
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,137
Động cơ
256,839 Mã lực
Có những điều làm nhưng chưa cần nói, cụ ạ. Như ở trên vẫn chưa hết đâu. Gạc Ma vẫn cứ phải nhắc, và sẽ còn nhắc nhiều nữa.

Mang cái này đập nào mặt những đứa ra rả ngồi kêu la "hèn, bán nước, tiếp tay..." ấy.
Tiếc thay ngay ở OF cũng còn những cụ a dua, cố tình nhắm mắt chẳng thèm nhìn thấy gì cả :(
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
861
Động cơ
355,310 Mã lực
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/chung-ta-da-de-phong-trung-quoc-chiem-gac-ma/

Thứ sáu, 15/3/2013, 11:56 GMT+7


'Chúng ta đã đề phòng Trung Quốc chiếm Gạc Ma'

"Sau chiến tranh biên giới năm 1979, khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang và quán triệt phải chiến đấu để giữ đảo", thượng tá Hoàng Hoan kể lại.
> Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988/ 'Sẵn sàng để máu mình tô thắm cờ tổ quốc'


Thượng tá Hoàng Hoan từng giữ chức Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 (Quân chủng Hải quân) giai đoạn 1988 - 1997 và là người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn khi lính Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 trao đổi với VnExpress.net xung quanh trận đụng độ này.
Thượng tá Hoàng Hoan mô tả lại thời khắc xảy ra trận đụng độ 14/3/1988 trên tấm bản đồ. Ảnh: Nguyễn Đông. - Bối cảnh tình hình tại quần đảo Trường Sa như thế nào vào giai đoạn xảy ra trận đụng độ Gạc Ma năm 1988 thưa ông?
- Năm 1976, Quân chủng Hải quân chỉ đạo chiến sĩ đi kiểm tra các đảo chìm, cắm mốc chủ quyền. Tháng 10/1987 tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cuối năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, trong đó gồm cả việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Nhiệm vụ cấp bách nên sau Tết Nhâm Thìn, các chiến sĩ vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận lệnh xuất phát từ Cam Ranh chở theo 70 bộ đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi bộ đội đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin.
Trước khi xảy ra xung đột vũ trang tại Gạc Ma, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp ở đảo Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa). Hai tàu của Hải quân Việt Nam chuẩn bị vào đảo thì phía Trung Quốc đã kéo nhiều tàu đến, buộc quân ta phải rút về Đá Đông.
- Trong tình hình đó Việt Nam đã có những chuẩn bị gì trước thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma?
- Do có kinh nghiệm từ chiến tranh biên giới năm 1979 nên khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang. Lãnh đạo Quân chủng quán triệt nhiệm vụ với chiến sĩ tham gia nhiệm vụ là nếu có biến cố thì bằng mọi giá phải chiến đấu để giữ đảo.
Lúc này, lực lượng công binh ra Trường Sa có nhiệm vụ xây dựng nhà chòi cho bộ đội ở, tạo thành thế trận vững chắc trên biển. Tâm thế của hải quân Việt Nam lúc đó là làm nhiệm vụ xây dựng trên đảo thuộc chủ quyền của mình. Tàu HQ 604 và HQ 605 là những tàu vận tải, vũ khí trang bị chỉ có AK và súng trường. Chủ trương của trung ương khi đó là không để chiến sự xảy ra ở Trường Sa.
Chiến sĩ ở đảo chìm Len Đao làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền. Ảnh: Nguyễn Đông - Khi xảy ra chiến sự ở Gạc Ma, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã có những động thái như thế nào thưa ông?
- Sở chỉ huy Quân chủng lúc đó ở Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), trực tiếp chỉ huy các lực lượng. Còn Trung đoàn 83 đóng quân cách Sở chỉ huy gần 1 km. Khoảng 8 - 9h sáng 14/3, đất liền nghe đài phát thanh (lấy lại tin của Bộ Quốc phòng) thông báo xảy ra chiến sự ở Gạc Ma.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo bằng mọi giá phải kiên quyết giữ được chủ quyền tại 3 cụm đảo này. Thượng tướng Giáp Văn Cương (chỉ huy trực tiếp Vùng 4 Hải quân và là Đô đốc đầu tiên của Hải quân Việt Nam) điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa có trách nhiệm cấp cứu thương binh đưa về đảo Sinh Tồn. Ông điện cho Bộ Quốc phòng yêu cầu điều thêm tàu cứu hộ cấp cứu chiến sĩ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc nước này xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là gây xung đột vũ trang tại đảo Gạc Ma.
- Khi đó các lực lượng trên quần đảo Trường Sa đã hiệp đồng ra sao thưa ông?
- Trận xung đột đã gây cho quân ta thiệt hại rất lớn, hai tàu chìm, một tàu hư hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Lúc đó, phía ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.
Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định đấu tranh bằng pháp lý để bảo vệ chủ quyền.
Chiến sĩ hải quân của Trung đoàn công binh 83 làm nhiệm vụ xây dựng các đảo ở Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu Trung đoàn 83 - Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?
- Dù gây tổn thất lớn cho binh đoàn nhưng tình hình lúc này phải bình tĩnh để xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ. Đêm 16/4/1988, Trung đoàn công binh 83 lại đưa bộ đội ra xây dựng đảo và riêng năm đó Trung đoàn lập kỷ lục với 20 khung đi đảo, có chiến sĩ đi đảo tới 5 lần.
Ở hai đảo chìm Cô Lin và Len Đao được xây dựng hai nhà sắt (sà lan), mỗi nhà 25 tấn thép chuyển vượt gần 500 km từ đất liền ra vô cùng vất vả và chỉ kịp sơn chống gỉ. Việc xây dựng này theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân để xem động thái của Trung Quốc. Các lực lượng bảo vệ đảo được tăng cường giữ chủ quyền.
Chính phủ cũng tổ chức phát động phong trào Hướng về Trường Sa với khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" về cả tinh thần lẫn vật chất. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quyết định giao nhiệm vụ cho 6 tỉnh Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Bình Định và Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Côn Đảo, TP HCM, Phú Khánh (Khánh Hòa và Phú Yên), mỗi địa phương phải có trách nhiệm làm một nhà cấp một lâu bền cho một đảo bằng kinh phí và cả lực lượng tàu vận tải. Tỉnh Nghĩa Bình huy động đến 5 tàu chở vật liệu và 100 công nhân ra đảo Đá Lớn.
Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm đóng bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ và cuộc chiến nổ ra ngày 14/3/1988. Phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Từ đó, Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, còn Việt Nam vẫn giữ được đảo Cô Lin và Len Đao.
Nguyễn Đông thực hiện
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top